Bạn đang xem bài viết Xôn Xao Câu Chuyện Trả 60.000 Usd Để Kết Hôn Giả Của Du Học Sinh Việt được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày xưa cái giá cho việc kết hôn giả là 30.000 USD, nhưng bây giờ có du học sinh Việt Nam đồng ý trả đến 60.000 USD nhưng vẫn tìm không ra “đối tác”.Ngày xưa cái giá cho việc kết hôn giả là 30.000 USD, nhưng bây giờ có du học sinh Việt Nam đồng ý trả đến 60.000 USD nhưng vẫn tìm không ra “đối tác”.
Thật khó để ước lượng được mức độ phổ biến của hôn nhân giả là thế nào. Tuy nhiên, năm 2006, Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE) ước tính 135.000 cuộc hôn nhân “thẻ xanh” là giả.
Trong số những trường hợp kết hôn giả có không ít du học sinh Việt Nam.
Mỹ Vân (tên nhân vật đã thay đổi) – 30 tuổi, cựu du học sinh hiện đang sống ở quận Cam, California – đồng ý chia sẻ với Tuổi Trẻ về hành trình kết hôn giả của mình cách đây hơn 10 năm.
Vân nói ngày xưa cô trả 30.000 USD để kết hôn giả, nhưng bây giờ có nhiều du học sinh Việt Nam đồng ý trả đến 60.000 USD/trường hợp nhưng vẫn tìm đỏ mắt không ra “đối tác” chịu giúp, vì phía Mỹ đã cảnh giác khi rất nhiều du học sinh Việt Nam hết hạn visa nhưng vẫn tìm cách ở lại Mỹ bằng con đường kết hôn.
Khi nhân viên sở di trú hỏi anh ấy rằng anh ấy quen tôi ở đâu, trong hoàn cảnh như thế nào, ba má vợ làm nghề gì, anh ấy có hơi run nhưng vẫn trả lời tốt những câu hỏi mà cả hai đều đã chuẩn bị kỹ lưỡng.
Vân kể và cho biết con đường kết hôn giả của cô rất thuận lợi.
Đơn giản… đến không ngờ
Khác với nhiều người kết hôn thông qua các đường dây môi giới, Vân kết hôn giả thông qua sự giới thiệu của bạn bè.
Vân kể năm 2008, cô sang Mỹ theo diện du học sinh. Thấy trường đại học mà cô theo học ở Mỹ dành nhiều ưu đãi tài chính cho sinh viên quốc tế có thẻ xanh (green card – thường trú nhân) cũng như những sinh viên đã kết hôn, Vân cũng muốn đi theo con đường này.
Nếu có thẻ xanh và kết hôn, Vân sẽ dễ dàng nộp đơn xin trợ cấp tài chính như Chương trình trợ cấp sinh viên liên bang (FAFSA). Theo trang Vice, kết hôn là cách dễ nhất để tuyên bố bạn “độc lập” khi nộp đơn FAFSA, nghĩa là trợ cấp tài chính dành cho bạn sẽ được căn cứ vào thu nhập của bạn, chứ không “phụ thuộc” cha mẹ bạn.
Và sự khác biệt giữa “độc lập” và “phụ thuộc” có thể giúp sinh viên nhận trợ cấp lên đến 13.000 USD/năm.
Bạn bè của Vân ở trường đại học cho biết kết hôn giả là con đường nhanh nhất và dễ dàng nhất để lấy thẻ xanh, Vân quyết định xin ý kiến gia đình về chuyện hệ trọng này.
Sau khi nhận được sự đồng ý của gia đình ở chúng tôi Vân bắt đầu công cuộc tìm “chồng”. Thông qua mai mối của bạn bè, cô gặp một người Mỹ gốc Trung Quốc và anh chàng này đồng ý làm “chồng” cô với giá hữu nghị 30.000 USD vì có quen biết và không thông qua môi giới.
Sau khi chuẩn bị xong các thủ tục giấy tờ bao gồm chụp ảnh cưới, Vân cùng chồng nộp hồ sơ lên Sở Di trú và nhập tịch Hoa Kỳ rồi hồi hộp chờ đợi kết quả.
Đến tháng 9-2009, chỉ 4 tháng sau khi nộp hồ sơ, Vân nhận được thẻ xanh. Khoảng 3 năm sau, cô có quốc tịch Mỹ.
“Sau khi phỏng vấn ở sở di trú, tôi trả cho anh ấy trước 50%. 50% còn lại, tôi trả sau khi chính thức nhận được thẻ xanh – cô nói – Sau khi trở thành công dân Mỹ và bảo lãnh ba má sang Mỹ cuối năm 2012 đầu năm 2013, tôi viết đơn ly hôn gửi tòa án và được giải quyết nhanh gọn”.
Con số 70%
Vân cho biết thế hệ du học sinh Việt Nam cùng thời của cô có đến 70% nữ sinh không về nước khi hết hạn visa. Nhiều người chọn con đường kết hôn với công dân Mỹ để tìm cách ở lại Mỹ. Do đó, giới chức Mỹ nhận ra thực tế này và bắt đầu siết chặt những hồ sơ kết hôn với công dân Mỹ.
Chuyện cô vợ Mỹ lấy chồng Việt
Mùa xuân năm 2016, Tiffany (người Mỹ, tên nhân vật đã được đổi), cô gái 29 tuổi vào thời điểm ấy đang háo hức chờ ngày… ly hôn. Đó là thời điểm người chồng trên giấy tờ của cô đủ điều kiện nhận tấm thẻ xanh 10 năm.
Tiffany cưới Steve từ hai năm rưỡi trước. Khi ấy anh đã có vợ và các con ở Việt Nam, nơi chôn nhau cắt rốn của anh, Tiffany cũng đã có bạn trai nhiều năm. Nhưng muốn có thêm khoản tiền tiết kiệm, vì vậy Tiffany gọi điện cho một người bạn Việt Nam và hỏi có biết ai đang muốn lấy vợ trên giấy tờ không. Người bạn giới thiệu cô với Steve và họ quyết định sẽ “kết hôn” ngay trong cuộc hẹn đầu tiên.
Steve đã ly hôn với người vợ thật trên giấy tờ, dù anh có ý định sẽ đoàn tụ với gia đình sau khi cuộc hôn nhân với Tiffany giúp anh có được vị thế bền vững hơn. Họ đăng ký kết hôn vài tuần sau lần gặp đó. “Công việc của tôi rất đơn giản – Tiffany nói – Tôi không phải làm gì nhiều. Chỉ giống như kết bạn vậy”.
Steve đã phải trả cho Tiffany 10.000 USD khi họ nhận được giấy chứng nhận kết hôn. Cô đã dùng số tiền này mua một căn nhà cho mình và người bạn trai thật. Sau đó, khi “chồng” cô nhận được thẻ xanh 2 năm, anh trả tiếp cho cô 15.000 USD. Steve sẽ còn trả cho Tiffany một khoản cuối cùng là 5.000 USD khi tấm thẻ xanh 10 năm của anh được phê duyệt, và họ sẽ ly hôn.
Suốt khoảng thời gian “hợp đồng hôn nhân” này, Tiffany sẽ cẩn trọng không đăng các bức ảnh thân mật của cô và người tình thực lên mạng. “Không hề có kế hoạch định kỳ cho những cuộc gặp gỡ. Không gì cả… Chúng tôi chưa bao giờ phải hôn, thậm chí ngay trong lễ cưới – chỉ chụp hình với nhau” – cô nói.
“Theo văn hóa Việt Nam, chúng tôi không thể hiện sự thân mật nơi công cộng, vậy nên chẳng ai chất vấn chúng tôi cả” – Tiffany cho biết.
Tuy nhiên, cặp vợ chồng này cũng có một tuần trăng mật tại Las Vegas, chỉ khác là ở đó Tiffany mang theo bạn trai của cô và họ được tận hưởng một kỳ nghỉ miễn phí.
Tiffany cho rằng cô và Steve chưa từng gặp rắc rối với các nhà chức trách của cơ quan di trú, vì họ đều là những người có học và có công ăn việc làm. “Tôi chẳng làm gì sai trái cả – cô nói – Lý do chúng tôi vượt qua được các cuộc phỏng vấn của cơ quan di trú là cả hai chúng tôi đều đang làm việc và đều đóng thuế. Chúng tôi có trách nhiệm và hỗ trợ cộng đồng”.
Du học để kết hôn giả làm méo mó nhân cách
Y. là cô bé xinh đẹp, con nhà giàu có ở quận 3 (TP.HCM). Tháng 8-2016, sau khi tốt nghiệp THPT, Y. đến Mỹ học tiếng Anh, thực tế để kiếm “mối” hôn nhân giả nhằm định cư ở Mỹ. Rồi Y. được giới thiệu quen một thanh niên Mỹ gốc Việt. Giá của cuộc hôn nhân giả này là 40.000 USD.
Nhưng chưa đến 1 năm sau khi bắt đầu tiến hành các thủ tục hôn nhân, giao kèo đổ bể. Y. cho biết lý do: “Mẹ tôi đưa anh ấy tiền, còn tôi ăn ở với anh ta. Thực tế chúng tôi cũng thích nhau, thậm chí có kế hoạch cưới thật. Nhưng anh ấy nói với tôi dù cưới thật anh vẫn lấy tiền của em. Chúng tôi chia tay vì khác biệt tính cách”.
Ít lâu sau, Y. bỏ học và trở về VN. Cô tiếp tục tìm kiếm một cuộc hôn nhân giả khác.
Một Việt kiều cho biết những cuộc hôn nhân giả khiến các bạn trẻ méo mó nhân cách. “Nhiều bạn trẻ ra nước ngoài học với mục đích kết hôn giả. Họ không học được gì, không phát triển được bản thân. Nhân cách của họ bị méo mó vì tiền vì phải che đậy sự giả dối. Có những bạn trẻ đã tìm cách trả thù đời sau cuộc hôn nhân giả” – anh Việt kiều nói.
Video: Ảnh hưởng covid 19 Gần một triệu người Úc bị mất việc làm
Kết Hôn Giả Để Định Cư Úc
Vậy kết hôn giả để định cư Úc sẽ như thế nào?
Thông thường đây là một thõa thuận giữa hai cá nhân: một bên là công dân/thường trú nhân Úc và một bên là công dân Việt Nam có ước mơ định cư tại Úc.
Sau khi thõa thuận thành công, cả hai sẽ tiến hành xây dựng các bằng chứng giả nhằm đánh lừa các viên chức chính phủ Úc.
Khi đương đơn đến Úc thành công, cả hai sẽ ly hôn sau khi người được bảo lãnh có được tình trạng thường trú nhân.
Những nguy cơ từ việc kết hôn giả:
Nguy cơ bị mất tiền nhưng không đạt được mục đích. Hiện nay mỗi một hợp đồng kết hôn giả có thể có giá từ 80.000 – 100.000 AU Dollar
Bị trục xuất khỏi nước Úc khi bị phát hiện
Bị các đối tượng xấu lợi dụng về mặt thể xác hoặc tiền bạc
Những hậu quả đễ dàng nhận thấy từ việc kết hôn giả gây ra là:
Đương đơn Việt Nam có thể sang đến Úcthành công nhưng lại không thể ly hôn với người bảo lãnh vì người bảo lãnh đã “cao bay xa chạy”, và không thể gặp lại người bảo lãnh.
Nếu những người đã từng kết hôn, sau đó ly hôn để kết hôn giả và tiến hành hồ sơ bảo lãnh đi Úc. Những đương đơn này có thể gian dối để qua mắt viên chức chính phủ nhưng người vợ/chồng thật của họ rất khó để tiến hành thêm một hồ sơ giả thứ hai để đến Úc hợp pháp. Do đó, cơ hội để “vợ chồng thật” đoàn tụ tại Úc là khá xa vời.
Văn phòng Toàn Cầu Visa luôn luôn nói KHÔNG với hồ sơ giả, bởi vì chúng tôi thừa hiểu rằng mình không thể giúp đỡ được gì nếu như mối quan hệ của họ không xuất phát từ tình yêu đích thực.
Và lời khuyên chân thành của chúng tôi dành cho những cá nhân có ý định kết hôn giả để đi Úc là hãy dừng ngay tức khắc việc này để tránh các hậu quả đáng tiếc trong tương lai.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT CHO HỒ SƠ CỦA BẠN
Toàn Cầu Visa không phải là cơ quan ủy quyền hay đại diện của Đại sứ quán/Lãnh sự quán. Chi phí khách hàng tự nộp đơn xin visa tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán sẽ thấp hơn chi phí khi sử dụng dịch vụ của Toàn Cầu Visa.
Toàn Cầu Visa là đơn vị độc lập, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn nhằm tăng xác suất đạt visa của khách hàng.
Toàn Cầu Visa
Tầng 7, Tòa Nhà Sunshine, 21K Nguyễn Văn Trỗi
P. 12, Q. Phú Nhuận , TP. HCM
ĐT: 08 – 399 00 887
Hotline
Ông. Huy – 0906 818 318
Cô. Thi – 0903 912 212
Mr.Vinh – 0909 616 303
lỗi,,en,Nội dung được bảo vệ,,en: Content is protected !!
Di Dân Tq Kết Hôn Giả Để Sang Costa Rica
Nhiều dân di cư Trung Quốc trả tiền để kết hôn giả với người Costa Rica nhằm tìm cách sinh sống tại châu Mỹ, như Tamara Gil của BBC Mundo tường thuật:
‘Ai muốn kiếm tiền?’
Đó chỉ là một câu hỏi đơn giản, nhưng đủ để thuyết phục María (không phải tên thật) bước vào một thỏa thuận đơn giản.
Một người môi giới ra giá 100.000 Colon (175 đô la Mỹ) trả cho một phụ nữ 46 tuổi người Costa Rica để bà này kết hôn với một người đàn ông Trung Quốc, nhờ thế ông ta có thể được quyền cư trú ở đất nước Trung Mỹ.
Vào thời điểm đó, María sống tại một trong những khu vực nghèo nhất của thủ đô Costa Rica, San José, và tuyệt vọng trông chờ giúp đỡ để nuôi sống gia đình.
“Chúng tôi không có gì để ăn,” María nói về quyết định ‘đồng ý’.
‘Tìm con mồi’
Khu phố của María không phải là một nơi an toàn. “Xung quanh đây, bạn càng biết ít, bạn càng sống lâu”, một người dân cảnh báo.
Điều xảy ra với María không phải hiếm ở đây. Một luật sư hoặc người trung gian đến đây tìm kiếm những người tuyệt vọng nhất và thuyết phục họ kết hôn với một người nước ngoài mà họ thậm chí chưa từng gặp.
“Họ tìm kiếm con mồi … Người dân ở đây đang rất cần. Dù họ có trả ít như thế nào, thì mọi người chấp nhận mà không nghĩ gì thêm,” một người khác giải thích.
María đã kết hôn mà không rời khỏi khu phố của mình. Bà vừa mới bước vào một chiếc xe hơi, nơi bà ký một giấy chứng nhận kết hôn và nhận 100.000 đồng Colon đổi lại biết rằng là bà sẽ ly hôn càng sớm càng tốt.
Bà nói đó là tất cả những lời giải thích mà bà nhận được. “Họ chỉ cho tôi xem một bức ảnh của người đàn ông Trung Quốc và nói với tôi: “Bà María, bà kết hôn với người đàn ông Trung Quốc này.”
Trong trường hợp của María, người trung gian sẽ tiếp tục quay trở lại với giấy tờ ly hôn một thời gian sau đó.
Một vài năm sau, bà lại kết hôn với một người Trung Quốc khác để kiếm tiền. Các con gái bà cũng làm vậy. Và cả người yêu của bà.
Chợ đen
Chính phủ nói rằng trường hợp của María là một phần của một vấn đề nghiêm trọng, khó để kiểm soát.
Công tố viên Guillermo Fernández cho biết văn phòng của ông hiện đang điều tra hơn 1.000 trường hợp nghi ngờ hôn nhân giả.
Ông Fernández lo ngại con số này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.
Giám đốc văn phòng di dân của Costa Rica, Gisela Yockchen, nói về một “chợ đen” cho các cuộc hôn nhân giả mạo do các mạng lưới tội phạm Costa Rica điều hành.
Bà nói những “mafia” hoạt động theo những cách khác nhau, một số thậm chí ăn cắp danh tính của người dân để kết hôn họ với người nước ngoài tìm kiếm cư trú hợp pháp hoặc thậm chí quốc tịch thông qua hôn nhân.
Đầu tiên nạn nhân của trò lừa đảo này sốc khi biết tình trạng hôn nhân của họ đã bị thay đổi từ “độc thân” thành “kết hôn” mà họ không biết hoặc không đồng ý.
Trong những trường hợp khác, những người chấp nhận một cuộc hôn nhân giả để đổi lấy tiền phát hiện ra lời hứa về việc ly hôn không được thực hiện, khiến họ bị bỏ lại trong cuộc hôn nhân với đối tác mà họ chưa từng và thậm chí không biết cách nào để tìm hiểu.
Một tài liệu chính thức mà BBC được xem cho thấy một người Trung Quốc – người không hề nói chút tiếng Tây Ban Nha nào – đã ký vào một văn bản mà ông nghĩ là một đơn xin cư trú trong khi đó thực tế là giấy chứng nhận kết hôn.
Luật chặt chẽ hơn
Kể từ đó, thường trú nhân không còn được cấp tự động cho người nước ngoài chỉ vì đã kết hôn với một công dân Costa Rica.
Công dân nước ngoài vẫn có thể nộp đơn xin giấy phép cư trú sau khi kết hôn với một người Costa Rica và đã có giấy đăng ký kết hôn tại Cơ quan đăng ký dân sự, nhưng giấy phép này chỉ giới hạn trong một năm.
Nó có thể được gia hạn hàng năm nếu cặp đôi cung cấp bằng chứng họ đang sống chung với nhau như vợ chồng. Sau ba năm, đối tác nước ngoài có thể nộp đơn xin thường trú.
‘Cửa vào Hoa Kỳ’
Hầu hết người Trung Quốc di cư đến Costa Rica đến từ Quảng Đông, nhà nghiên cứu Alonso Rodríguez nói.
Nhiều người chọn Costa Rica vì chính sách nhập cư thân thiện và nổi tiếng là một quốc gia tương đối an toàn.
Ngoài ra Costa Rica còn có một lịch sử nhập cư lâu dài, với người Trung Quốc đầu tiên đến đây năm 1855 để làm việc thuê ở nông trại.
Nhưng điểm đến cuối cùng của người di cư Trung Quốc ngày nay không nhất thiết là Costa Rica.
“Đối với nhiều người, đó là một cánh cửa để vào Mỹ,” ông Rodríguez giải thích.
Nếu họ ở Costa Rica, họ thường mở và điều hành các doanh nghiệp nhỏ. “Họ thích nghi rất tốt với lối sống ở đây,” ông nói.
Li Zhong là một trong những người định cư ở Costa Rica. Bà điều hành một cửa hàng tiện lợi ở San José.
Khi được hỏi về cách bà đến Costa Rica, bà nói rằng bà “đã mua đường vào Panama”.
Sau khi có “vấn đề” với chính quyền ở Panama, bà chuyển đến Costa Rica. Con trai chuyển đến cùng bà và mở cửa hàng của riêng mình.
Giống như nhiều người Trung Quốc, bà Li có một người Costa Rica trong gia đình. Chỉ khác là trong trường hợp của bà, đó không phải là người chồng mà bà kết hôn để có thể có được nơi cư trú mà là cháu trai của bà, sinh ra ở đất nước Trung Mỹ này.
Nhức Nhối Kết Hôn Giả Ở Úc
Đã sắp xếp hẹn từ trước, tôi gặp Hương ở một nhà hàng Việt tại Cabramatta. Không khó nhận ra đây là một khu người Việt vì có rất nhiều bảng hiệu bằng tiếng Việt và nhiều người dùng tiếng Việt trao đổi rôm rả với nhau. Hương đang làm nghề nail ở trung tâm Sydney.
Chuyện từ người trong cuộc
Hương đặt chân đến nước Úc theo diện du học sinh cách đây 8 năm và xác định ngay từ đầu là tìm cách trở thành công dân Úc để có cuộc sống ổn định và nhận được những phúc lợi của Chính phủ Úc, sau đó tìm cách bảo lãnh người thân ở Việt Nam sang.
Ở quê nhà, bạn trai cô vẫn đợi cô.
Thông qua sự giới thiệu của bạn bè ở Úc, Hương tìm được mối làm “chồng”, đó là một người Úc bản xứ với cái giá 60.000 đôla Úc (AUD). Hương nhờ các luật sư gốc Việt tư vấn hồ sơ nộp cho cơ quan di trú của Úc.
“Ở đây có luật bất thành văn là nếu anh nhờ luật sư tư vấn làm hồ sơ di dân theo diện kết hôn, tuyệt đối không được nói kết hôn giả vì luật sư lo ngại có thể bị lộ và bị điều tra” – cô nói.
Để chuẩn bị hồ sơ, Hương và “chồng” đã đi chụp ảnh cưới nhiều nơi, thuê hẳn một công ty dịch vụ tổ chức tiệc cưới chuyên nghiệp cùng khách mời dự đám cưới là người Việt và người Úc.
Hương cho biết theo quy định ở Úc, nộp hồ sơ di trú theo diện kết hôn không cần phải đi phỏng vấn trực tiếp, chỉ cần viết một bản tường trình thật đầy đủ, tức là một hồ sơ đẹp để qua mắt cơ quan di trú.
Chẳng hạn, trong bản tường trình, hai người sẽ nói rõ quen nhau khi nào, cầu hôn ra sao, mối quan hệ chung với bạn bè hai bên, thư từ qua lại, những hình ảnh hẹn hò, đồ đạc chung trong nhà, tài khoản ngân hàng chung, những giấy tờ, hóa đơn…
Nếu hồ sơ không đủ sức thuyết phục, lúc đó cơ quan di trú sẽ phỏng vấn qua điện thoại hoặc đến địa chỉ nhà mà cả hai đăng ký để kiểm tra đột xuất.
Hồ sơ của Hương được duyệt nhanh chóng. Cô lần lượt được cấp thẻ tạm trú, thường trú, và cách đây hơn 4 năm đã trở thành công dân Úc.
Cách đây hơn 2 năm, sau khi ly dị “chồng”, Hương đã về Việt Nam kết hôn với bạn trai lâu năm. Người bạn trai này cũng đã sang Úc đoàn tụ với cô theo diện kết hôn thật.
Úc trừng phạt tội kết hôn giả thế nào?
Theo trang Visa Solutions, nếu nhà chức trách phát hiện một cuộc hôn nhân là giả, cả chồng và vợ đều đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng. Người nhập cư sẽ bị trục xuất về nước và bị tịch thu visa.
Họ cũng bị liệt vào danh sách “đen” và không còn cơ hội trở lại Úc sau đó. Họ cũng có thể đối mặt với các hình phạt và khoản tiền phạt hình sự lên tới 300.000 AUD cùng một thời hạn tù nhất định.
Nhân viên cơ quan di trú có thể tiến hành kiểm tra đột xuất bất cứ lúc nào và có một loạt biện pháp khác nhau để phát hiện hôn nhân giả.
Vào bất cứ giai đoạn nào họ cũng có thể yêu cầu nộp bổ sung giấy tờ và tiến hành thẩm vấn sâu hai vợ chồng. Họ cũng có thể tới nhà, nói chuyện với bạn bè hay người chủ nơi làm việc của cặp vợ chồng đó.
Xét duyệt gắt gao hơn
Theo Hương, gần đây các cơ quan chức năng Úc đã siết chặt quy định di trú và cẩn trọng hơn trong việc xét duyệt hồ sơ để tránh trường hợp kết hôn giả nhằm trục lợi những chính sách an sinh xã hội rất tốt của nước này.
“Bây giờ họ kéo dài thời gian xét duyệt hồ sơ. Ví dụ như họ thường ngâm hồ sơ di trú theo diện kết hôn đến 1 năm, 2 năm. Trong thời gian đó, nếu những cặp đôi này không có con, họ có thể đặt nghi vấn kết hôn giả và kiểm tra” – Hương chia sẻ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Xôn Xao Câu Chuyện Trả 60.000 Usd Để Kết Hôn Giả Của Du Học Sinh Việt trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!