Yêu Du Học Sinh / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Acevn.edu.vn

Du Học Sinh Yêu Xa

Yêu xa thường khó khăn. Khoảng cách thường là thử thách khó khăn nhất đối với những người yêu nhau. Tâm sự hôm nay cũng là một câu chuyện như thế…

Năm 15 tuổi: Chúng ta học cùng trường cấp 2, lần đầu nhắn tin qua zing me lúc đó tớ không để ý mấy tới cậu còn cậu thì không có một chút ấn tượng tốt đẹp gì về tớ.

Năm 16 tuổi: Chúng ta vẫn ngày ngày nhắn tin nhau trên máy tính và điện thoại. Ngày nhắn hết cả trăm tin ) Nói gì mà nhiều quá trời đi ấy.

Năm 17 tuổi: Vì những sai lầm của tớ, tớ lạc mất cậu, tớ mất liên lạc hoàn toàn với cậu… vì một cô gái khác.

Năm 18 tuổi: Giữa những bộn bề sự cô đơn lẻ loi một mình trong trường đại học, áp lực nặng nề của một sinh viên y khoa với đó là rớt môn liên miên và sự tan vỡ của cuộc tình trước, cậu lại trở về bên cạnh tớ. Cậu lại chấp nhận nắm lấy tay tớ một lần nữa vì chúng ta còn yêu nhau rất nhiều. Nhưng lần này cậu từ Buôn Ma Thuột chuyển vào Sài Gòn học.

Chúng ta chấp nhận yêu xa, yêu xa theo cách thế hệ 8x. Ngày ngày sau giờ học cậu gọi về cho tớ bằng cái điện thoại công cộng bỏ xu. Còn tớ thì sau giờ thực hành cận lâm sàn, chiều chiều chơi tennis luôn trực chờ điện thoại của cậu. Ngày ngày cũng những câu nói đó, những câu hỏi đó … Lúc nào mình cũng nhớ cậu…

Năm 19 tuổi: Một ngày tớ lướt instagram của cậu thấy phần giới thiệu có để chiếc lá phong đỏ tớ hỏi về nó… thì cậu nói cậu dự định đi du học. Rồi đến một tối nọ cậu gọi cho tớ từ khu nội trú: “Em đậu visa rồi..” sau đó là khoảng lặng… nghẹn ngào… Đầu dây bên kia cậu cứ liên tục bỏ xu… cho tới khi hết thì chỉ còn lại tiếng tút tút…

Năm 20 tuổi: Vài ngày trước khi cậu bay, vẫn là một ngày như bao ngày. Sáng mình đi thực hành cận lâm sàn, chiều học ở giảng đường, nhận được tin nhắn “em về r…”. Mình bỏ hết tất cả ở lại chỉ mang theo cây violin rồi đón xe bus từ trường về nhà, hẹn gặp cậu ở quảng trường. Hai đứa mình đi loanh quanh nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Tới lúc gần về mình lấy violin ra đứng giữa mọi người đàn tặng cậu bản “Kiss the rain”của Yiruma và mình hôn cậu…

Ngày cậu lên đường đến Canada, tớ không dám ra tiễn cậu. Tớ không dám gặp cậu. Càng không dám nói lời tạm biệt cậu ..tớ sợ nếu tớ gặp cậu .. Tớ sẽ khóc mất .. Tớ sẽ đau lòng lắm .. Tớ sợ tớ nói ra điều gì thì lại khiến cậu đau ..Tớ sợ thấy cậu khóc …Tớ chỉ muốn cậu ở lại đừng đi đâu hết… Nhưng tớ sợ tớ sẽ cản bước tương lai của cậu mất .. Tớ chỉ biết lẳng lặng nghĩ đến cậu đang dần dần xa tớ.

Trong cái thế giới đôi khi buồn ơi là buồn này, ai mà biết rồi ngày mai sẽ ra sao nhỉ. Tớ luôn tự nhủ rằng, rồi sẽ có người sẵn sàng chờ tớ ở nhà với một bữa cơm, một người khiến tớ thấy bình yên mà quên hết mệt mỏi, một người có thể nhẹ nhàng giúp tớ trút hết âu lo tớ mang theo mỗi ngày, và một người luôn ôm chặt tớ mỗi khi giật mình trong đêm khi tưởng có điện thoại hay tiếng chuông cấp cứu…

Nguồn: Du Học Sinh Confession

Du Học Sinh Yêu Xa Như Thế Nào?

Du học với các bạn alone là nỗi nhớ nhà khi phải xa gia đình, bạn bè còn với những ai đã có một nửa kia rồi thì sao? Câu chuyện yêu xa cũng không còn xa lạ gì cả nhưng hôm nay tôi sẽ nói cụ thể hơn về việc yêu xa của du học sinh. Những cuộc tình đẹp và “độc” chỉ có ở du học sinh mà thôi. Yêu xa, chất chồng những khó khăn, vất vả

Những sinh viên đi du hoc như chúng tôi thi thoảng vẫn nghe câu nói : “Yêu xa khó lắm” hay “yêu xa mệt mỏi lắm, 90% là chia tay thôi”.

Bên cạnh việc học là nhiệm vụ chính, chúng tôi cũng cần những giây phút vui vẻ bên bạn bè, những lúc cà phê “chém gió” hay những lúc buồn, cô đơn cũng cần lắm một bàn tay nắm lấy khi đông về, một bờ vai tựa vào khi học hành căng thẳng… Đôi khi nghĩ yêu xa để làm cái gì cơ chứ? Yêu gần có phải sướng hơn không?

Những sinh viên đi du hoc nhat ban như chúng tôi thi thoảng vẫn nghe câu nói : “Yêu xa khó lắm” hay “yêu xa mệt mỏi lắm, 90% là chia tay thôi”.

Bên cạnh việc học là nhiệm vụ chính, chúng tôi cũng cần những giây phút vui vẻ bên bạn bè, những lúc cà phê “chém gió” hay những lúc buồn, cô đơn cũng cần lắm một bàn tay nắm lấy khi đông về, một bờ vai tựa vào khi học hành căng thẳng… Đôi khi nghĩ yêu xa để làm cái gì cơ chứ? Yêu gần có phải sướng hơn không?

Yêu xa – xa mặt nhưng không cách lòng

Những cô cậu du học sinh mang theo hành trang đến xứ người với mục đích là để gây dựng tương lai đẹp cho mình sau này, bởi thế áp lực học tập là điều không thể tránh khỏi.

Ở xa nhà, những lời hỏi thăm, động viên cũng làm cho mình thêm gần nhau hơn, cố gắng hơn trong cuộc sống để hẹn ngày tái ngộ.

Yêu xa làm cho con người ta học cách tin tưởng nhau hơn

Đôi khi chỉ một vài tin nhắn hỏi thăm, những lời yêu ngắn ngủi cũng đủ khiến người yêu xa cảm thấy ấm lòng.

Đi du học xa nhà, không có người yêu bên cạnh thì đi chơi với bạn bè cũng phải thôi, đôi khi bạn vô tình đăng một bức ảnh chụp chung với người bạn khác giới nào đó lên Facebook, người yêu ở nhà rất dễ nghi ngờ này nọ.

Nhưng nếu đã yêu người ấy thì bạn cần phải đặt niềm tin cho nhau, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của “nửa kia” đôi khi mình cũng đi chơi với bạn bè, vô tình được cậu bạn cùng lớp chở xe đạp đi chơi chẳng hạn…

Khi yêu xa, bạn sẽ quen dần bởi sự thấu hiểu và bạn sẽ học cách tin tưởng vào người ấy. Đôi khi đợi chờ là sự hạnh phúc, tin tưởng.

Yêu xa – những bất ngờ ngọt ngào đầy thú vị

Xa người yêu, bạn không được bên người yêu những ngày lễ, không được đi “trà chanh, chém gió” với người ấy trong tiết trời nóng ran của mùa hè, cũng không được đi chọn quà cho “nửa kia” trong một dịp nào đó…

Yêu xa hay yêu gần không quan trọng mà quan trọng là sự chân thành từ hai phía.

Tuy vậy, đối với sinh viên yêu xa, họ có thời gian rảnh thay vào đó sẽ làm một món quà lưu niệm hay những ứng dụng trên internet để làm một clip chúc mừng người yêu, những suy nghĩ sáng tạo, dí dỏm của sinh viên luôn luôn là món quà cho người ấy những điều bất ngờ, thú vị hơn bao giờ hết.

Với những người yêu xa, họ không mang thứ gọi là “tình yêu vật chất” vào trong tình cảm, tình yêu của sinh viên du học Nhật giống như tình yêu thời cấp ba vậy, nghĩa là không so đo, vụ lợi, luôn tinh khôi và trong sáng.

Ngọt Ngào Tình Yêu Du Học Sinh

Đi học xa nhà, mẹ vẫn thường xuyên gọi điện hỏi con gái: “Đã nhắm được anh nào chưa? Đã có anh nào thích chưa?” Con gái ngượng ngùng trêu lại mẹ: “Con sẽ yêu một anh ở xa tít mù tắp, cho mẹ không được bế cháu ngoại nữa”. Rồi lại thủ thỉ tâm sự với mẹ về những anh chàng xung quanh. Họ nói gì với mình, họ đối xử với mình thế nào, hôm nay họ rủ mình đi đâu,… Lắm lúc mẹ cũng thấy như mình đang được trẻ lại vì có con gái đang ở tuổi yêu.

Sinh sống ở một đất nước hoàn toàn xa lạ, việc được nghe một câu tiếng Việt thật đáng quý. Và đôi khi cũng chính điều đó đã khiến cho hai con người hoàn toàn xa lạ đến gần với nhau hơn. Mai Trang (du học sinh Singapore) đã gần như phát khóc khi trong tuần đầu tiên nhập học được nghe thấy giọng Việt Nam của một anh chàng tên Huy, cao lều nghều với cặp kính cận dày cộp.

Còn Huy lại bỗng dưng bị vướng vào một cô nàng lần đầu xa nhà, cái gì cũng ngơ ngác, cái gì cũng không biết, tính tình lanh chanh, hiếu thắng. Thế rồi nửa năm sau, không biết từ khi nào, cái dáng cao gầy của Huy đã trở thành bờ vai duy nhất cho Mai Trang, còn cái tính trẻ con, ngây thơ của Mai Trang lại dễ thương đến thế trong mắt Huy. Thế rồi họ yêu nhau lúc nào không biết. Thỉnh thoảng, hai người vẫn nhắc đến ngày đầu tiên gặp mặt như một kỉ niệm đẹp của tình yêu.

Thu Thủy (dhs Pháp) vẫn luôn vững tin vào tình yêu của mình

Học tiếng Pháp từ nhỏ, Thu Thủy (du học sinh Pháp) vẫn được nghe cô giáo mình nhắc một cách tự hào về con trai cô, hiện đang du học ở Pháp. Trước khi lên máy bay đi du học, Thu Thủy đã được cô giáo cho số điện thoại và địa chỉ của anh, và cô cũng đã nhờ con trai mình chăm sóc cho cô học trò cưng.

Cùng dắt tay nhau vinh qui bái tổ

Cùng được học bổng toàn phần du học LB Nga, đến cùng một thành phố, học cùng một trường, cùng một ngành, một lớp, ở cùng một ký túc xá, có lẽ tình yêu của hai anh chị nghiên cứu sinh Trương Xuân Nam và Nguyễn Thị Lệ Huyền đã trở thành “kim chỉ nam” cho không ít cặp đôi của các du học sinh đang theo học tại thành phố Irkutsk (LB Nga).

Sau 3 năm yêu nhau, kết thúc khóa học ở LB Nga, năm 2009, chàng trai Trương Xuân Nam đã đón cô gái Nguyễn Thị Lệ Huyền về làm dâu thành phố Cần Thơ. Cũng vào năm đó, 2 vợ chồng đã cùng nhau quay trở lại nước Nga, nơi bắt đầu tình yêu của họ, để học tiến sĩ. Và năm nay, họ sẽ cùng nhau bảo vệ luận văn tốt nghiệp vào tháng 11 tới, cùng trở thành hai tiến sĩ khi mới 28 tuổi.

Tình yêu đã giúp 2 người cố gắng học tập, và cùng trở thành tiến sĩ khi mới 28 tuổi

Yêu Tây, nên hay không?

Thế nhưng, cũng có không ít những “Oxford thương yêu” ngoài đời thực. Hoàng Hà (du học sinh Anh) quen bạn trai của mình trong một câu lạc bộ tình nguyện viên. Anh là người Anh chính gốc, rất vui vẻ, hòa đồng, và đặc biệt chú ý tới cô gái châu Á nhỏ nhắn với đôi mắt màu nâu kia. Rồi lấy lí do “kèm thêm tiếng Anh”, giới thiệu văn hóa, chỉ đường, những buổi gặp mặt của cả hai tăng dần lên, cho đến một ngày anh thổ lộ đã lỡ yêu cô mất rồi.

Chưa biết bố mẹ ở Việt Nam sẽ phản ứng thế nào trước tình yêu của mình, nhưng hiện giờ, Hoàng Hà vẫn đang tin tưởng và hạnh phúc với tình cảm của mình. Hóa ra, yêu “Tây” cũng không khó khăn đến thế.

Tình yêu du học sinh: thật đẹp và ngọt ngào

Chúng ta vẫn thường nghe nói về tình yêu du học như: vì cô đơn nên phải yêu, đi du học yêu xả láng, tình du học thường không bền, các nữ du học sinh dù khó tính thế nào cũng không thể không yêu, vá víu như tình du học,…Tác giả mong rằng qua bài viết này, chúng ta hãy có một cái nhìn khác, tích cực hơn về tình yêu của các du học sinh.

Sự cô đơn và trống trải nơi đất khách luôn khiến cho cũng những bạn trẻ, và đặc biệt là các bạn gái, cần một chỗ dựa, cần một điểm tựa tinh thần là sự thực. Nhưng không phải vì thế mà tình yêu du học sinh chỉ có sống chung, lợi dụng lẫn nhau, dùng tình yêu và thể xác để lấp chỗ trống,…

Những khó khăn trong cuộc sống, sự thấu hiểu lẫn nhau, hoàn cảnh sống tương tự, … đã khiến hai trái tim tìm đến nhau. Và chính những tình yêu đó đã giúp họ cùng nhau trong học tập, vượt qua khó khăn, chống chọi được với những cô đơn nơi xứ người. Dù những chuyện tình đó có đi được tới bước cuối cùng hay không, thì tình cảm của họ cũng là chân thật, cũng ngọt ngào, lãng mạn, đẹp và đáng được trân trọng như bất cứ một tình yêu nào.

Được Mất Khi Du Học Sinh Yêu “Tây”

Bình đẳng trong tình yêu

Có một điều phải công nhận rằng đa số giới trẻ nước ngoài không chỉ bình đẳng trong cuộc sống mà còn cả trong tình yêu nữa. Họ không đòi hỏi một cuộc tình ai là người chủ động, ngày kỷ niệm ai mua hoa tặng quà.

Sòng phẳng tiền nong

Sòng phẳng không hề có nghĩa là chi li tiết kiệm, hóa đơn cho bữa ăn nào hay món đồ chung cũng phải cộng gộp chia đôi chính xác từng đồng. Sòng phẳng đôi khi là anh ấy chủ động trả tiền bữa này, bữa sau bạn hãy chủ động thanh toán nhé.

Lúc nào cũng như ngày mới yêu

Có lẽ do ảnh hưởng từ văn hóa và lối suy nghĩ của Đông Á, tình yêu đôi lứa ở Việt Nam đôi khi còn bao hàm cả “tình” – “nghĩa”. Trong đó với lối sống phóng khoáng và suy nghĩ cởi mở của phương Tây, tình yêu dựa trên tình cảm, và đôi khi bao gồm cả tình dục.

Nhưng trên hết, với họ một mối quan hệ được duy trì bởi hạnh phúc của hai bên nên những quyết định được đưa ra một cách dứt khoát. Một khi đã bước vào một mối quan hệ nghiêm túc, họ sẽ hết lòng vì tình yêu và đặc biệt cố gắng hết mình để cả hai cảm thấy vui vẻ và sung sướng nhất.

Ngôn ngữ tưởng chừng như không phải là vấn đề trong tình yêu, nhưng khi những bất đồng quan điểm giữa hai người xuất hiện, đó là lúc bạn nhận ra thật khó để giãi bày hết tâm tư bằng một thứ ngôn ngữ khác. Rào cản về ngôn ngữ đặc biệt được đẩy lên tới cao trào khi ngôn ngữ chung của hai người đều không phải là tiếng mẹ đẻ.

Thời gian đầu yêu nhau, sự khác biệt về văn hóa đôi khi là lại có sức hút mãnh liệt như hai thỏi nam châm ngược dấu vậy. Nhưng thời gian bên nhau càng dài, bạn và nửa kia sẽ ngày càng nhận ra những điểm khác nhau đến khó hiểu trong hành động, thái độ cũng như suy nghĩ của đối phương. Đây cũng là một trong những thử thách lớn nhất dành cho các cặp đôi này, quyết định chuyện hai người trong tương lai nên tiếp tục hay dừng lại.

Sự tham gia từ phía gia đình

Không phải gia đình nào ở Việt Nam cũng có lối suy nghĩ cởi mở để chấp thuận việc con cái có người yêu là người nước ngoài. Không hiếm những câu chuyện “dở khóc dở cười” khi cậu con trai đưa cô người yêu Tây ra mắt gia đình, kết cục lại nhận được sự phản đối và ánh mắt không hài lòng của phụ huynh. Những tình huống như vậy vô tình đẩy các bạn trẻ vào tình huống khó xử khi phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc gia đình hoặc người yêu.

Nguồn: Kênh 14

Du Học Sinh Việt Và Tình Yêu Nơi Nhà Trọ

“Hồi mới sang Úc học, tôi ở cùng nhà với các sinh viên khác, trong đó có Linh. Mới đầu không có ấn tượng gì về nhau lắm nhưng rồi do sống cùng nhà lâu ngày nên chúng tôi dần phát sinh tình cảm và tôi bị ‘lừa’ cho đến tận bây giờ. Hoàn cảnh xô đẩy mà!”, Hoàng, một sinh viên quản lý dự án tại Đại học Victoria, thành phố Melbourne dí dỏm chia sẻ về tình yêu của mình.

Hoàng cũng cho biết, việc yêu người cùng nhà trọ khá phổ biến trong cộng đồng du học sinh Việt. Xa nhà, thiếu thốn tình cảm cộng với những áp lực của học hành, công việc là những yếu tố khiến họ dễ dàng tìm được sự đồng cảm với nhau. Và yêu là ‘một phần tất yếu của cuộc sống’.

Cặp đôi Mai-Hải học ở trường RMIT trước đây cũng từng sống chung trong một căn nhà trọ ở Footscray rồi yêu nhau sau đó không lâu. Quấn quýt bên nhau trong thời gian đầu, cuối cùng hai bạn chọn giải pháp… dọn về ở chung để cho tiết kiệm và tiện bề ‘chăm sóc và động viên nhau’ (theo lời Hải). Tình yêu sinh viên của họ rất lãng mạn, buổi sáng, cả hai đi học hoặc đi làm thêm, chiều về hẹn nhau đi xem phim, ăn uống, dạo phố… “Hàng tuần ríu rít rủ nhau đi chợ, mua sắm, nấu nướng, đến thăm bạn bè… em có cảm giác như mình đang được sống trong một gia đình đúng nghĩa. Hơn nữa, em cũng học được cách chi tiêu hợp lí hơn cũng như nâng cao khả năng ‘tề gia nội trợ’ của mình”, Mai phấn khởi chia sẻ.

Tuy nhiên, Mai cũng cho biết, những lần bố mẹ hai bên sang thăm con thì hai bạn phải ‘tùy nghi di tản’. “Lần trước, khi mẹ em sang chơi hai tuần thì Hải cũng phải đến nhà bạn ngủ nhờ để tránh cho em khỏi rắc rối”, Mai cho biết.

Cặp đôi Lâm-Ngọc, sinh viên trường Swinburne lại có chiêu sử dụng ‘một phòng làm phòng ngủ, còn phòng còn lại làm… phòng khách’ để ‘khỏi mang tiếng’ và che mắt phụ huynh bởi các bậc cha mẹ ở Việt Nam không thể kiểm soát được con gái hàng ngày nên thường có tâm lý an tâm hơn khi biết con mình vẫn ở một phòng riêng.

Tuy nhiên, họ gặp không ít rắc rối khi ‘bí mật tình yêu’ này đến tai gia đình. “Mẹ em lập tức nhờ một người quen ở Úc đến kiểm tra em nhưng may là bọn em đều đã nhờ thêm một người bạn đến ở cùng trong vài ngày để tránh bị ‘nghĩa lộ’, Ngọc kể về một lần ‘chết hụt’.

Đã có nhiều cuộc tình nơi nhà trọ của du học sinh Việt đi đến được kết thúc tốt đẹp. Cặp đôi Hoàng – Linh hiện đang sống hạnh phúc với một cậu con trai hai tuổi. Còn Mai-Hải cũng đã mơ về ‘một mái nhà và những đứa trẻ’ nên đã đính hôn và chờ ngày tốt nghiệp để về Việt Nam làm đám cưới.

Tuy nhiên, không phải chuyện tình sinh viên nào cũng ‘thuận buồm xuôi mái’. Điều này đặc biệt phổ biến khi du học sinh Việt yêu người nước ngoài và sau khi khóa học kết thúc thì việc ‘đường ai nấy đi’ là điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, do các đôi thường xuyên gần gũi nhau nên sex là điều khó tránh khỏi. “Một nam, một nữ độc thân, yêu nhau, sống cùng nhà, xa gia đình, thiếu thốn tình cảm… thì chả nhẽ lại để ‘mỡ treo miệng mèo’?”, một nam sinh thẳng thắn chia sẻ. Tuy nhiên, sau những giây phút thăng hoa của tình yêu là những nỗi buồn, thậm chí là nỗi đau không biết đến bao giờ mới nguôi ngoai.

Cặp Nga-Việt sống cùng một nhà trọ, sau đó yêu nhau và quyết định đi đến đám cưới. Tuy nhiên, gia đình Việt nhất định không chấp nhận Nga với lí do trước đó cô cũng đã từng chung sống với một thanh niên khác và họ biết được điều này thông qua một người họ hàng ở Úc. Cho dù thanh minh đến mức nào thì Nga cũng không thể xóa tan được ấn tượng xấu của gia đình người yêu dành cho mình. Và mặc dù đã đến tuổi lập gia đình nhưng với Nga, một đám cưới để hợp pháp hóa mối quan hệ dường như vẫn còn xa vời.

Ngoài ra, một trong những vấn đề có ảnh hưởng lớn nhất tới du học sinh là nạn phá thai. Theo một nghiên cứu của trường Đại học Adelaide, Úc, tỉ lệ phá thai của sinh viên quốc tế chiếm 1/3 trong tổng số các ca tại Bệnh viện Phụ sản và Nhi đồng Úc. Tiến sĩ Adrienne Burchard – tác giả nghiên cứu cho biết, sinh viên quốc tế thường có hiểu biết hạn chế về giới tính cũng như các biện pháp phòng tránh thai trong khi đó lại được tự do hơn và không chịu sự quản lí của gia đình nên việc mang thai ngoài ý muốn là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, mặc dù họ đều có bảo hiểm y tế nhưng rất ít người tìm đến các trung tâm y tế để xin tư vấn về giới tính trong trường hợp cần thiết.

Cặp Lâm-Ngọc kể trên đã vài lần đưa nhau đến bệnh viện để ‘giải quyết’ hậu quả và trong lần ‘dính’ bầu gần đây nhất, Ngọc đã quyết định sinh con mặc dù gia đình hai bên phản đối vì cả hai vẫn còn đang đi học. Tuy nhiên, cuộc sống thời kì ‘hậu trăng mật’ của họ không ngọt ngào như ý muốn và thường xuyên xảy ra cãi vã, xung đột, thậm chí là đánh nhau. Sự việc lại càng trở nên trầm trọng hơn khi một lần Ngọc phải gọi cảnh sát để cầu cứu do bị Lâm đánh. Kết cục, Lâm phải hầu tòa và có nguy cơ bị trục xuất về nước nếu sự việc tiếp tục tái diễn, còn hai mẹ con Ngọc cũng bị một phen lao đao. Hiện nay, họ đã li dị và Lâm dọn sang sống ở một căn nhà trọ khác.

Ngọc bảo vì bênh con trai nên gia đình Lâm đã hoàn toàn đoạn tuyệt với hai mẹ con cô, còn bố mẹ cô ở Việt Nam cũng đang gặp khó khăn về tài chính nên Ngọc phải vừa học, vừa ‘cày’ cật lực để nuôi con vì tiền gửi trẻ quá đắt. “Kì vừa rồi do suy nghĩ và đi làm quá nhiều nên em bị trượt mất hai môn. Em sẽ cố gắng để hoàn thành khóa học và mang cháu về tạ tội với cha mẹ. Em thấy mình đang phải trả cái giá quá đắt…”, Ngọc chua xót nói trong nước mắt.