Tuyển Sinh Đầu Cấp Tại Hà Nội: Vẫn Yêu Cầu “Tấm Vé” Hộ Khẩu

Mỗi học sinh sẽ được đăng ký nguyện vọng dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập. Ảnh: ĐH

Hộ khẩu để điều tiết học sinh

Theo kế hoạch tuyển sinh đầu cấp UBND TP Hà Nội phê duyệt, công tác tuyển sinh đầu cấp (mầm non, lớp 1 và lớp 6) năm học 2023 – 2023 của các trường trên địa bàn TP Hà Nội tiếp tục duy trì phương thức xét tuyển theo tuyến. Tương tự, phương án tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2023-2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (GD&ĐT) công bố, có một số điểm mới về khu vực tuyển sinh. Theo đó, thí sinh phải đăng ký nguyện vọng thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định. Trường hợp thí sinh muốn thay đổi nguyện vọng tuyển sinh đổi khu vực tuyển sinh khác với hộ khẩu thường trú phải có xác nhận của địa phương nơi cư trú hoặc phải chấp nhận giảm bớt nguyện vọng.

Theo ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, quy định học sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển theo hộ khẩu thường trú nhằm bảo đảm việc thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn, đảm bảo quy hoạch mạng lưới trường học của thành phố, giảm bớt áp lực đồng thời tránh những xáo trộn không cần thiết trong công tác tuyển sinh. Quy định này được xây dựng trên căn cứ thực tế khảo sát ở kỳ tuyển sinh của các năm học trước. Trên địa bàn TP Hà Nội có hiện tượng học sinh đăng ký hộ khẩu một nơi nhưng cư trú thực tế tại nơi khác, số lượng học sinh xin đổi khu vực tuyển sinh ở những năm học trước là không nhiều.

Theo giải thích của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, quy định tuyển sinh theo hộ khẩu nhằm “điều tiết” số lượng học sinh giữa các quận, huyện. Thầy Nguyễn Quốc Bình, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho biết, những năm trước, tuyển sinh lớp 10 vẫn có quy định về khu vực tuyển sinh, học sinh hộ khẩu ở đâu sẽ đăng ký ở đó, nhưng các em vẫn có thể điều chỉnh khu vực tuyển sinh theo mong muốn để thuận tiện cho việc đi lại và nhu cầu học tập. Ví dụ, thí sinh có hộ khẩu tại quận Hoàn Kiếm, nhưng nhà lại ở quận Nam Từ Liêm thì vẫn có thể đăng ký vào trường ở quận Nam Từ Liêm. Hay những thí sinh ở khu vực giáp ranh giữa 2 quận, thì sẽ được chọn trường ở quận nào thuận tiện hơn. Thầy Nguyễn Quốc Bình cũng thông tin, những năm trước, nhiều phụ huynh vẫn dựa vào quy định này để chọn trường cho con, gây mất cân đối giữa các khu vực tuyển sinh.

“Nhiều phụ huynh có tâm lý quận này quận kia có trường tốt hơn, nhưng thực tế chất lượng các trường gần như tương đương nhau về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Đương nhiên cũng có những trường có thương hiệu hơn, cha mẹ nào cũng muốn con vào. Quy định mới của Sở GD&ĐT Hà Nội được đưa ra để cân đối giữa các khu vực, tránh tình trạng nơi quá tải, chỗ thiếu thí sinh”, thầy Bình cho biết.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cũng cho rằng, chọn trường tốt cho con là mong muốn chính đáng của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, cũng cần những chính sách để điều phối, tránh trường hợp một lượng lớn học sinh đổ dồn về các trường được cho là có chất lượng tốt hơn, ngược lại, có trường lại thiếu học sinh.

Quy định hộ khẩu có còn phù hợp?

Hơn nữa, theo Luật Cư trú 2023, từ ngày 1/7/2023, chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú, thay vào đó, người dân khi thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú sẽ được cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi cư trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú thay vì cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan về vấn đề này, thầy T.M.T- giáo viên dạy Toán ở Hà Nội đặt câu hỏi, sổ hộ khẩu giấy chính thức bị xóa bỏ theo Luật Cư trú 2023 vào ngày 1/7 tới đây, thì quy định tuyển sinh theo hộ khẩu có thực sự cần thiết.

Nhiều ý kiến cho rằng quy định hộ khẩu trong tuyển sinh nhằm mục đích điều tiết học sinh giữa các trường và các quận huyện. Thầy T.M.T cũng cho rằng, việc lấy học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục là phản khoa học, bởi nhà giáo mới chính là người quyết định chất lượng giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và từng khu vực tuyển sinh thì các trường phải đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học… “Nếu áp dụng quy định cơ học là phương án hộ khẩu để điều tiết học sinh thì chất lượng giáo dục sẽ chỉ “cùn đi”, thầy T.M.T đánh giá. Theo thầy T.M.T, hiện nhiều trường đang đào tạo và xây dựng học sinh thành “công dân toàn cầu” thì quy định học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 theo hộ khẩu lại đang trói buộc các trường vào cái sổ hộ khẩu.

Một số phụ huynh cho rằng, những trường THPT ở nội thành được đầu tư về cơ sở vật chất và con người hơn những trường ở ngoại thành. Trong khi đó, học sinh có nguyện vọng được lựa chọn môi trường học tập chất lượng là chính đáng. Do đó, những quy định về hộ khẩu trong tuyển sinh sẽ kéo theo một “làn sóng” mua nhà, chuyển hộ khẩu… vào các quận nội thành. Chưa kể có thể nảy sinh hàng loạt tiêu cực, gian dối trong việc xin xác nhận ở việc nhập khẩu, chuyển khẩu, tiêu cực ở khâu nộp đơn, xem xét đơn đổi khu vực tuyển sinh…

Các Giấy Tờ Được Yêu Cầu

Đương đơn có trách nhiệm đảm bảo nộp đầy đủ tất cả các giấy tờ được yêu cầu tại buổi phỏng vấn. Vui lòng kiểm tra kỹ để đảm bảo hồ sơ của đương đơn có đủ tất cả các giấy tờ cần thiết, tránh tình trạng phải quay lại Lãnh sự quán nhiều lần.

LƯU Ý: Riêng với các hồ sơ được xử lý qua Hệ thống Nộp hồ sơ Điện tử (CEAC), nếu đương đơn trước đó được yêu cầu phải tải đầy đủ tất cả các giấy tờ theo yêu cầu và mẫu đơn bảo trợ tài chính lên hệ thống CEAC trước buổi phỏng vấn và đương đơn đã hoàn tất yêu cầu này, đương đơn chỉ cần đem các giấy tờ bản chính đến Lãnh sự quán để chúng tôi đối chiếu với các giấy tờ đương đơn tải lên hệ thống CEAC. Đương đơn không cần đem theo giấy tờ bản sao. Tuy nhiên, xin đảm bảo đương đơn đã tải đầy đủ tất cả các giấy tờ theo yêu cầu lên hệ thống CEAC trước buổi phỏng vấn. Nếu không tải đầy đủ toàn bộ giấy tờ theo yêu cầu lên hệ thống CEAC trước ngày phỏng vấn, việc cấp thị thực có thể bị trì hoãn.

1. Đăng ký Địa chỉ: Vui lòng truy cập trang web ustraveldocs NGAY BÂY GIỜ để tạo tài khoản đăng ký địa chỉ và in Trang Xác nhận Đăng ký địa chỉ. Đương đơn PHẢI đem theo Trang Xác nhận Đăng ký Địa chỉ này khi đến phỏng vấn và mỗi lần quay lại Lãnh sự quán sau buổi phỏng vấn. Việc xử lý hồ sơ và chuyển phát thị thực có thể bị trì hoãn nếu đương đơn không nộp Trang Xác nhận này cho chúng tôi. Xin lưu ý mỗi đương đơn có số hồ sơ khác nhau đều phải làm theo hướng dẫn để tạo hồ sơ riêng và đăng ký địa chỉ. Yêu cầu này không áp dụng cho đương đơn thị thực diện K, diện tỵ nạn, và diện trẻ lai.

2. Bản sao Thư mời phỏng vấn.

3. Trang xác nhận in khi hoàn tất (đối với diện định cư) hoặc(đối với diện K).

5. Chứng minh nhân dân: bản chính và bản sao.

6. Hộ chiếu: Bản chính và bản sao. Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 60 ngày tính từ ngày thị thực Hoa Kỳ hết hạn. Chúng tôi yêu cầu mỗi đương đơn đều phải nộp trang thông tin hộ chiếu riêng, kể cả trẻ em đi chung hộ chiếu với cha mẹ.

7. Hộ khẩu: bản chính và bản sao.

8. Giấy khai sinh: Bản chính và bản sao giấy khai sinh của người bảo lãnh, của mỗi đương đơn có tên trên hồ sơ, và của tất cả các con của đương đơn chính ( ngay cả khi người con đó không đi cùng). Trong trường hợp không có giấy khai sinh của người bảo lãnh, viên chức lãnh sự sẽ xem xét và hướng dẫn thêm cho đương đơn khi phỏng vấn. Nếu đương đơn là con nuôi hoặc đương đơn có nhận con nuôi, đương đơn phải nộp thêm giấy cho nhận con nuôi hợp pháp.

9. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( không yêu cầu nếu chưa bao giờ kết hôn): * Bản chính và bản sao: Giấy đăng ký kết hôn nếu đương đơn đã kết hôn (bản chính và bản sao.) * Bằng chứng hợp pháp về việc chấm dứt hôn nhân trước đây của người bảo lãnh và của các đương đơn(Bản chính và bản sao Giấy ly hôn hoặc Giấy chứng tử của vợ/ chồng cũ, nếu có).

10. Bản chính Phiếu Lý Lịch Tư Pháp số 2: Lý lịch tư pháp số 2 được cấp trong vòng một năm bởi Sở Tư Pháp tỉnh/ thành phố nơi đương đơn đang sinh sống hoặc nơi đương đơn cư trú hợp pháp theo Hộ khẩu, được yêu cầu đối với mỗi đương đơn từ 16 trở lên. Để biết thêm thông tin về Giấy lý lịch tư pháp Việt Nam, vui lòng nhấp vào đây.

11. Bản chính Lý lịch Tư pháp nước ngoài (nếu có):

* Đối với đương đơn xin thị thực định cư: Nộp bản chính lý lịch tư pháp được cấp bởi tất cả các quốc gia nơi đương đơn đã cư trú ít nhất một năm kể từ khi đủ 16 tuổi. Để biết thêm thông tin, vui lòng nhấp vào đây.

* Đối với đương đơn xin thị thực diện K: Nộp bản chính lý lịch tư pháp được cấp bởi tất cả các quốc gia nơi đương đơn đã cư trú ít nhất sáu tháng kể từ khi đủ 16 tuổi. Để biết thêm thông tin, vui lòng nhấp vào đây.

13. Hồ sơ quân đội (nếu có): Bản sao. Các đương đơn đã từng phục vụ trong quân đội ở bất kỳ quốc gia nào đều phải nộp 1 bản sao hồ sơ quân đội của mình. Để biết thêm thông tin, vui lòng nhấp vào đây.

14. Kết quả kiểm tra sức khỏe:

Đơn vị khám sức khỏe do Lãnh sự quán chỉ định sẽ thông báo cho quý vị biết khi có kết quả. Thông thường quý vị sẽ nhận được kết quả khám sức khỏe trong vòng 3 đến 10 ngày. Một số trường hợp sẽ mất nhiều thời gian hơn và đơn vị khám sức khỏe có thể sẽ gửi thẳng kết quả khám sức khỏe của quý vị đến Lãnh sự quán. Bác sĩ phụ trách khám cho đương đơn sẽ trao đổi với đương đơn về kết quả khám sức khoẻ và các yêu cầu điều trị cần thiết. Đương đơn phải tiến hành điều trị tại các đơn vị do Lãnh sự quán chỉ định nếu được yêu cầu. Để biết thêm thông tin, vui lòng nhấp vào đây.

17. Bằng chứng về mối quan hệ: Đương đơn cần chuẩn bị toàn bộ bằng chứng để chứng minh mối quan hệ của đương đơn với người bảo lãnh và với các thành viên phụ thuộc trong gia đình đi cùng (nếu có).

* Nếu đương đơn là con kế của người bảo lãnh: Giấy chứng nhận kết hôn bản chính của người bảo lãnh và cha mẹ ruột của đương đơn và một bản sao cùng giấy tờ ly hôn với tất cả vợ hoặc chồng trước đây của cả hai người.

* Diện bảo lãnh đi làm việc: Người sử dụng lao động của đương đơn tại Hoa Kỳ phải cung cấp bằng văn bản giấy xác nhận cho thấy vị trí công việc họ đã đề nghị cho đương đơn vẫn còn hiệu lực. Giấy xác nhận phải được in trên giấy có tiêu đề / biểu tượng của doanh nghiệp, có chữ ký gốc của người sử dụng lao động và phải được công chứng.

* Diện bảo lãnh khác: Đương đơn cần chuẩn bị sổ đăng ký hộ khẩu cũ, học bạ cũ, hình ảnh cũ, giấy chứng sinh của bệnh viện, sổ gia đình công giáo… để chứng minh mối quan hệ với người bảo lãnh.

Tuyển Sinh Văn Bằng 2 Sư Phạm Mầm Non Cần Những Yêu Cầu Gì?

Hiện nay, ngành sư phạm đang dần trở thành một ngành hot thu hút các bạn trẻ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về tuyển sinh văn bằng 2 sư phạm mầm non cũng như chương trình đào tạo của ngành sư phạm mầm non.

Tuyển sinh văn bằng 2 sư phạm mầm non hiện nay

Có rất nhiều cách thức tuyển sính sư phạm mầm non văn bằng 2 hiện nay. Cụ thể các trường tạo điều kiện cho tất cả những giáo viên có thể học từ xa và đăng kí online. Những người đã đi làm có thể vừa học vừa làm mà không cần phải lên lớp học tập trung.

Có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đang tuyển sinh văn bằng 2 mầm non như:

Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh

Cao Đằng Vĩnh Phúc

Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nam

Cao Đẳng Cộng Đồng Hậu Giang

Cao Đẳng Hải Dương Khối

Cao đẳng Sư phạm Hà Nội

Đại học Sư phạm Hà Nội

Đại học Thủ đô Hà Nội

Đặc biệt các tỉnh như chúng tôi Huế, Vinh có rất nhiều trường đại học đào tạo văn bằng 2 sư phạm mầm non cho bạn có thể lựa chọn một cách dễ dàng nhất. Đối với đối tượng tuyển sinh là những người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm mầm non.

Với một khoảng thời gian ngắn hạn bạn có thể trau dồi cho bản thân rất nhiều kiến thức cũng như kĩ năng giảng dạy. Với những gì bạn được học trong một năng của khóa học này có thể giúp bạn tìm kiếm việc làm một cách dễ dàng nhất.

Với cách thức tuyển sinh văn bằng 2 sư phạm mầm non như hiện nay bạn có thể đăng kí một cách dễ dàng, nhà trường luôn tạo những điểu kiện thuận lợi nhất để sinh viên có thể học tập một cách tốt nhất.

Việc học văn bằng 2 sư phạm mầm non giúp cho sinh viên có thể vừa học vừa làm. Vừa tiết kiệm được chi phí học tập vừa có thể thêm thu nhập cho bản thân. Đảm bảo được cho sinh viên một việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp.

Những yêu cầu của ngành sư phạm mầm non

Tuyển sinh văn bằng 2 sư phạm mầm non không quá khắt khe. Ngành nghề này yêu cầu bạn có một tình yêu đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Là một ngành nghề không quá khắt khe tuy nhiên không phải ai cũng có năng khiếu với ngành nghề này.

Nếu bạn là một người kiên trì, nhiệt tình có đam mê với nghề giáo viên thì việc lựa chọn này là vô cùng đúng đắn. Ngoài ra bạn cần phải có năng khiếu khả năng truyền đạt các câu chuyện, bài hát , điệu múa tới trẻ nhỏ.

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi luôn nhận được sự quan tâm của nhà nước vì vậy bạn cần trau dồi cho bản thân những kiến thức cũng như kĩ năng tốt nhất để có thể nuôi dạy những lứa mầm non của đất nước. Đặc biệt ngành sư phạm mầm non yêu cầu bạn cần có một tinh thần trách nhiệm cao để có thể giảng dạy những lứa trẻ em.

Nếu bạn đang băn khoăn, thắc mắc về những thông tin tuyển sinh văn bằng 2 sư phạm mầm non hãy liên hệ tới VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC EDUWORK để được đội ngũ nhân viên tư vấn về chương trình học cũng như ngành học này.

Yêu Cầu Visa Du Học Mỹ

Đôi khi, việc làm thủ tục Visa được xem là một qui trình khá phức tạp. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên tư vấn của IDP luôn sẵn sàng bên bạn và đảm bảo rằng bạn sẽ luôn được tiếp cận với nguồn thông tin chính xác nhất về các thủ tục xin Visa.

Để xin Visa du học thành công, bạn phải trải qua rất nhiều bước. Ngoài ra, tùy thuộc vào quốc gia mà bạn chọn du học sẽ có những quy định xin Visa và các bước mà bạn thực hiện những yêu cầu của việc xin visa là rất khác nhau.

Những chính sách xin Visa có thể bị thay đổi bất kì lúc nào. Thế nhưng IDP bảo đảm rằng bạn sẽ được kết nối với những trang web chính thức và cập nhật đầy đủ hồ sơ với đơn đăng ký mới nhất.

Hơn thế nữa, nhằm giúp quá trình xin Visa trở nên đơn giản hơn, IDP chúng tôi cũng có thể hỗ trợ dịch thuật và chuyển phát tài liệu của bạn đến tận nơi.

Chính phủ Mỹ cấp ba loại visa du học khác nhau:

Visa Du học F: dành cho sinh viên học tại một trường đại học hoặc cao đẳng được công nhận tại Mỹ hoặc để học tiếng Anh tại một viện ngôn ngữ tiếng Anh

Visa Trao đổi J: để tham gia vào một chương trình trao đổi, bao gồm các chương trình học tập ở trường trung học và đại học

Visa Du học M: dành cho các chương trình học tập hoặc đào tạo không mang tính học thuật hoặc dạy nghề ở Mỹ

Trước tiên, bạn phải nộp đơn và được một trường tại Mỹ chấp nhận, trường này phải được Chương trình Du học và Trao đổi Sinh viên (SEVP) xác nhận. Khi đã được chấp nhận, bạn sẽ nhận được một Mẫu I-20 từ văn phòng sinh viên quốc tế của trường, mẫu đơn này là văn bản có thông tin của bạn lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu được gọi là Hệ thống thông tin du học và Trao đổi Sinh viên (SEVIS).

Bạn sẽ cần nộp các tài liệu sau kèm đơn xin visa của bạn:

Hộ chiếu hợp lệ có giá trị ít nhất 6 tháng kể từ thời điểm bạn lưu trú tại Mỹ (trừ khi được miễn trừ theo các thỏa thuận cụ thể của quốc gia)

Thư chấp nhận học tại một trường được SEVP chấp thuận kèm Mẫu I-20 của bạn

Thanh toán phí nộp hồ sơ cho Hệ thống Thông tin Du học và Trao đổi Sinh viên

Đơn xin visa không định cư và trang xác nhận Mẫu DS-160

Một hoặc hai bức ảnh theo định dạng yêu cầu

Thanh toán lệ phí phỏng vấn với lãnh sự Mỹ tại Việt Nam

Thanh toán lệ phí an ninh cho Hệ thống thông tin du học & Trao đổi sinh viên (không phải phí nộp hồ sơ)

Đơn Xác nhận cuộc hẹn với lãnh sự Mỹ

Một số hồ sơ bổ sung cũng có thể được yêu cầu phải nộp:

1. Các hồ sơ chuẩn bị học tập như bảng điểm, văn bằng, bằng cấp hoặc chứng chỉ

2. Bằng chứng rằng bạn có đủ tiền để duy trì các khoản chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian lưu trú tại Mỹ. Hồ sơ này có thể bao gồm:

Các bản sao kê ngân hàng

Chương trình học bổng

3. Bằng chứng chứng minh bạn sẽ rời khỏi Mỹ sau khi bạn đã hoàn thành việc học. Những hồ sơ có thể ở hình thức một vé máy bay bay từ Mỹ về nước bạn

Bạn cũng có thể phải đến tham dự một buổi phỏng vấn cá nhân tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Mỹ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về từng loại visa trên trang web của Bộ Ngoại giao của Chính phủ Mỹ.

Khi đến Mỹ, bạn cần lưu ý

Không được phép nhập cảnh vào Mỹ sớm hơn 30 ngày so với ngày chương trình học của bạn bắt đầu

Liên hệ với nhân viên được bổ nhiệm bởi nhà trường khi bạn nhập cảnh vào Mỹ lần đầu tiên

Liên lạc với nhân viên được bổ nhiệm bởi nhà trường một lần nữa, không trễ hơn ngày bắt đầu chương trình được ghi trong Mẫu I-20

Đảm bảo visa của bạn vẫn còn hiệu lực

Hoàn thành mục đích vì sao Bộ Ngoại giao Mỹ đã cấp visa

Trong thời gian học tập tại Mỹ, bạn cần tuân thủ các quy định sau đây:

Bạn phải tham dự và thi đậu tất cả các lớp học của bạn. Nếu bạn thấy việc học quá khó, bạn nên nói chuyện với nhân viên được bổ nhiệm bởi nhà trường (DSO) ngay lập tức

Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ không thể hoàn thành chương trình vào ngày kết thúc được ghi trong Mẫu I-20, bạn phải trao đổi với DSO để xin gia hạn thêm chương trình

Bạn phải học một khóa học đầy đủ trong mỗi học kỳ. Nếu bạn không thể theo học toàn thời gian, hãy liên hệ ngay với DSO của bạn

Bạn không thể bỏ học một khóa học đầy đủ mà không tham khảo ý kiến của DSO.

NHỮNG HỖ TRỢ MIỄN PHÍ TỪ IDP

IDP hiểu được những khó khăn của học sinh và phụ huynh khi chuẩn bị hồ sơ du học và rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp.

Có những kỳ hạn bạn cần ghi nhớ để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nộp đơn vào trường. Nếu bạn đang ấp ủ dự định du học Mỹ trong thời gian tới, hãy liên hệ ngay với chuyên viên tư vấn của chúng tôi để được giải đáp.

Tại IDP, các chuyên gia tư vấn du học Mỹ sẽ giúp bạn chọn trường, chọn ngành và khóa học phù hợp với khả năng và sở thích của bạn. Trong quá trình tư vấn, IDP sẽ chủ động giới thiệu các suất học bổng du học Mỹ tiềm năng, cũng như giúp bạn làm hồ sơ săn học bổng thành công.

Các tư vấn viên IDP cũng sẽ hỗ trợ bạn nộp đơn xin nhập học, theo dõi tiến độ và nhận thư xác nhận từ trường. Đặc biệt, bạn sẽ được thực hành phỏng vấn, hoàn tất hồ sơ xin visa du học Mỹ miễn phí với tỷ lệ thành công trên 95%, cũng như tư vấn chỗ ở, kế hoạch tài chính, đặt vé máy bay và trang bị kỹ năng trước khi lên đường (Pre-departure session)

Liên hệ IDP để bắt đầu tư vấn du học Mỹ của bạn ngay hôm nay!

Tìm hiểu thêm Học tập tại các thành phố khác ở Mỹ: Giáo dục đại học và sau đại học tại Mỹ:

Yêu Cầu Về Visa Du Học Canada

Đôi khi, việc xin giấy phép hay làm thủ tục visa du học Canada được xem là một quy trình khá phức tạp nếu bạn không rành về thủ tục.

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ và hướng đi đúng đắn từ chuyên gia IDP, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng đạt được mục tiêu này.

Giấy phép tại Canada có nhiều loại khác nhau:

2. Yêu cầu về giấy phép du học Canada

Để chứng minh bạn có đủ khả năng tài chính để lo liệu cho bản thân, bạn có thể được yêu cầu phải cung cấp:

✅ Giấy tờ tài khoản ngân hàng ở Canada do bạn đứng tên, nếu bạn đã chuyển tiền sang Canada

✅ Giấy tờ khoản vay sinh viên/ vay du học của một tổ chức tài chính

✅ Sao kê tài khoản ngân hàng

✅ Hối phiếu ngân hàng theo đơn vị tiền tệ có thể chuyển đổi được

✅ Giấy tờ chứng minh đã thanh toán học phí và chi phí nhà ở

Bạn có thể truy cập website của Chính phủ Canada để biết thêm thông tin chi tiết về việc nộp đơn xin giấy phép du học như điều kiện, lệ phí và thời gian xét duyệt.

3. CƠ HỘI VÀNG DU HỌC CANADA 2023 – 2023

Bạn có biết, du học Canada đang có nhiều chính sách thuận lợi cho sinh viên Việt Nam? Cụ thể, Chính phủ Canada mở cửa chào đón hơn 1 triệu nhân lực có trình độ cao đến học tập, làm việc và sinh sống tại Canada từ 2023-2023. Với chính sách này, SV-HS Việt Nam được hưởng lợi:

✅ Du học Canada diện SDS – miễn chứng minh tài chính

✅ Thời gian xét visa nhanh chóng – chỉ từ 4-6 tuần

✅ Cơ hội ở lại làm việc lên đến 3 năm sau tốt nghiệp với bằng cao đẳng trở lên

✅ Triển vọng nghề nghiệp ổn định và lâu dài tại Xứ sở lá phong sau tốt nghiệp

✅ Bấy nhiêu cũng đủ để bạn nắm chắt lợi thế khi du học Canada rồi. Về mặt chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ cần thiết, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì đã có IDP đồng hành cùng bạn.

NHỮNG HỖ TRỢ MIỄN PHÍ TỪ IDP

IDP hiểu được những khó khăn của học sinh và phụ huynh khi chuẩn bị hồ sơ du học và rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Có những kỳ hạn bạn cần ghi nhớ để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nộp đơn vào trường.

Nếu bạn đang ấp ủ dự định du học Canada trong thời gian tới, liên hệ chuyên viên tư vấn của IDP sẽ tận tâm giải đáp mọi thắc mắc.

Tại IDP, các tư vấn viên sẽ giúp bạn chọn trường, chọn ngành và khóa học phù hợp, tham gia các buổi hội thảo du học Canada miễn phí do IDP tổ chức.

Trong quá trình tư vấn, các tư vấn viên IDP cũng sẽ hỗ trợ bạn nộp đơn xin nhập học, theo dõi tiến độ và nhận thư xác nhận từ trường.

Các bước chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Canada, tư vấn chỗ ở, lên kế hoạch tài chính, đặt vé máy bay và trang bị kỹ năng trước khi lên đường (Pre-departure session) cũng được IDP hỗ trợ miễn phí.

Liên hệ IDP để bắt đầu tư vấn du học Canada của bạn ngay hôm nay!

Tìm hiểu thêm Học tập tại các thành phố khác ở Canada: Giáo dục đại học và sau đại học tại Canada: