Xin Zulassung Du Học Đức / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Zulassung Là Gì: Kinh Nghiệm Và Cách Xin Zu Ở Đức

Zulassung là gì ?

Zulassung (gọi tắt là Zu) là giấy báo cho phép bạn tham dự kì thi đầu vào (Aufnahmetest) của một trường đại học tại Đức. Zulassung thường đi kèm với ngày, giờ, địa điểm thi Aufnahmetest.

Với Zulassung này bạn mới có thể xin được Visa sang Đức.

Zulassung bao gồm 2 loại :

Zulassung dành cho du học sinh sang Đức học đại học.

Zulassung dành cho du học sinh sang Đức học cao học(master).

Bài viết này chỉ giới thiệu kinh nghiệm xin Zulassung dành cho các bạn muốn sang Đức học đại học. Nếu bạn chỉ quna tâm đến chương trình học nghề ở Đức thì hoàn toàn không cần thiết.

Với các bạn muốn sang Đức học master, bạn cần có chứng chỉ DSH nếu bạn muốn học bằng tiếng Đức.

Hồ sơ xin Zulassung

Hồ sơ xin Zulassung bao gồm:

Bằng tốt nghiệp đại học.

Bảng điểm đại học.

Chứng chỉ APS.

Bằng tốt nghiệp cấp 3.

Học bạ cấp 3: tùy trường yêu cầu.

Giấy báo nhập học đại học (có điểm thi đại học 3 môn).

Chứng chỉ tiếng Đức: ít nhất là B1. Có trường đòi hỏi B2 tùy theo yêu cầu của trường.

Ảnh thẻ.

Đơn xin học (Antrag zum Zulassung).

Một số trường có yêu cầu khác. Bạn có thể xem trực tiếp trên trang web của trường.

Chú ý: Các giấy tờ trên đều phải dịch sang tiếng Đức và công chứng đầy đủ.

Cách xin Zulassung

Thông trường trước khi học đại học thì bạn sẽ phải học ở trường dự bị đại học (hay còn gọi là STK) ở Đức. Việc xin Zulassung thường được xin trực tiếp ở các trường STK.

Hiện tại có 2 cách để xin Zulassung, đó là xin Zulassung ở các trường không qua Uni Assist và xin Zulassung qua Uni-Assist.

Uni Assist là gì ?

Uni Assist nôm na có thể hiểu là một nơi trung gian kiểm tra giúp hồ sơ của bạn rồi mới gửi cho các trường đại học.

Uni Assist được thành lập giữa các trường đại học và DAAD để đơn giản hóa việc nộp hồ sơ du học Đức. Hiện tại đã có hơn 160 trường đại học ở Đức chỉ nhận đơn qua Uni Assist.

Bạn chỉ phải nộp hồ sơ một lần duy nhất cho tất cả các trường bạn đăng kí. Sau đó Uni Assist sẽ thẩm định xem hồ sơ của bạn đã phù hợp hay chưa.

Phí thẩm định là 75 Euro cho trường đầu tiên và 15 Euro cho các trường tiếp theo. Phí thẩm định được tính theo trường chứ không phải theo ngành. Ví dụ bạn nộp đơn vào 2 ngành của Hamburg thì phí thẩm định của bạn là 75 Euro nếu Hamburg là trường đầu tiên.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin Uni Assist tại https://www.daad-vietnam.vn/vi/hoc-tap-va-nghien-cuu-tai-duc/hoc-tap-tai-duc/thong-tin-ve-uni-assist/

Xin Zulassung qua Uni-Assist.

Trang web chúng tôi đã đưa ra một hướng dẫn rất chi tiết dành cho các bạn muốn xin Zu qua Uni Assist tại http://hotrosv.de/du-hoc-duc-huong-dan-apply-qua-uni-assist-tu-a-den-x/

Do vậy, ở đây mình không nói cụ thể vào các bước nữa. Các bạn có thể xem bài viết và thực hiện theo hướng dẫn. Mình chỉ nói thêm một số kinh nghiệm như sau:

Phải nộp cả 2 bản hồ sơ: hồ sơ online và hồ sơ qua đường bưu điện tới Đức. Việc làm hồ sơ online sẽ giúp Uni Assist tiện quản lý và gửi phản hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn vẫn phải gửi hồ sơ trực tiếp qua đương bưu điện theo địa chỉ sau

Nếu Uni Assist duyệt hồ sơ của bạn, họ sẽ chuyển cho trường xét. Đủ điều kiện thì trường sẽ gửi Zulassung cho bạn.

Bạn nên liên hệ với trường trước để trường có sự chuẩn bị với Uni Assist.

Thực tế theo kinh nghiệm tư vấn thì 95% các bạn nộp qua Uni Assist đều bị trả lại hồ sơ. Nhiều lúc Uni Assist kiểm tra một cách máy móc – thiếu sự linh động theo từng trường. Do vậy, bạn cần chủ động liên hệ với trường để tìm hiểu hơn các trường hợp linh động.

Các trường không qua Uni Assist

Đối với các trường không thông qua Uni Assist thì các bạn cũng làm 2 bộ hồ sơ: một cho online và một gửi qua bưu điện. Cách điền tương tự như trong đơn Uni Assist. Việc nộp Uni – Assist không mất lệ phí.

Lưu ý khi điền hồ sơ:

Ở Đức có 4 khối chính là T – Kỹ thuật, W: Kinh tế, G: Xã hội nhân văn và S: Ngôn ngữ học.

Ngành học trong hồ sơ sẽ xác định khối bạn học ở dự bị đại học. Và sau này khi học Uni bạn sẽ chỉ chọn được khối đó để học.

Tuy nhiên bạn nên chọn ngành gần với chuyên ngành định học của bạn ở Việt Nam để hồ sơ dễ dàng được chấp nhận hơn.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn nên gửi hồ sơ bằng DHL. Tuy giá cả có hơi đắt nhưng nhanh và đảm bảo.

Quá trình nhận hồ sơ

Thông thường thời gian bạn nhận được Zulassung là 1 tuần qua email.

Đối với những trường không gửi Zulassung qua email thì bạn cần một địa chỉ để nhận. Nếu bạn có người quen ở Đức thì có thể nhờ địa chỉ của họ cho thuận tiện và nhanh chóng. Nếu bạn ở Việt Nam thì bạn nên tìm địa chỉ nào dễ nhận thư từ, đề phòng thất lạc.

So sánh ưu nhược điểm giữa 2 cách xin Zulassung

Ưu điểm

– Chỉ nộp một bộ hồ sơ duy nhất cho nhiều trường. – Quá trình kiếm tra hồ sơ nhanh hơn.

– Hồ sơ có thể linh động hơn. Ví dụ hồ sơ có thể bổ sung B1 sau. – Khả năng có Zulassung cao hơn.

Nhược điểm

– Chi phí: Tốn 75 Euro cho trường đầu tiên, 15 Euro cho các trường tiếp theo. – Yêu cầu cao về hồ sơ: 95% hồ sơ không đạt yêu cầu.

– Không mất chi phí xét duyệt hồ sơ. – Tốn nhiều thời gian hơn vì làm theo yêu cầu từng trường.

Những trường dễ xin Zulassung

Để giúp các bạn dễ dàng hơn, mình xin liệt kê ra đây các trường dễ xin Zulassung. Các trường này được đánh giá dựa trên 2 yếu tố là tỉ lệ xin được Zulassung cao và điều kiện xin Zulassung dễ hơn các trường khác.

Chú ý: các tiêu chí đánh giá độ khó dễ trong việc xin Zulassung này chỉ mang tính tương đối. Vì việc xin Zulassung còn phụ thuộc vào số lượng người thi theo từng năm. Vì vậy, các bạn chỉ xem các danh sách như một lời khuyên để tham khảo.

Wuppertal

– Xin Zulassung khóa tiếng Đức & thi Dự bị cực dễ (Bachelor & Master) – Chi phí: 55 Euro phí xét hồ sơ – Nộp hồ sơ trực tiếp tại Uni.

Uni Jena

– Xin Zulassung khóa tiếng Đức & thi Dự bị cực dễ (Bachelor & Master). – Thủ tục cấp Zulassung nhanh. – Nộp hồ sơ trực tiếp tại Uni. – Có rất nhiều bạn Việt Nam lựa chọn.

Uni Duisburg-Essen

– Có chương trình quốc tế bằng tiếng Anh & Đức nên điều kiện xin Zu dễ. – Không bị giới hạn về số lượng Zulassung. – Học đại học chỉ cần tiếng Đức A2 + tiếng Anh IELTS 4.0. – Các chuyên ngành : Automation and Control Engineering, Computer Engineering, Computer Science and Communications Engineering, Electrical and Electronic Engineering, Mechanical Engineering , Metallurgy and Metal Forming

Zittau

– Dễ cấp Zulassung. – Có thể gia hạn 2 năm du tài khoản dưới 8000 Euro.

Leipzig

– Dễ xin Zulassung và dễ sống. – Học dự bị đại học thường gia hạn được 2 năm visa. Nếu có Zulassung của Leipzig thì sẽ gia hạn được 4 năm – Hội SV và cộng đông người Việt đông vui nhộn nhịp.

Cách xin Zu trái ngành

Xin Zulassung trái ngành có nghĩa là gì ? Nghĩa là bạn đang học ở Việt Nam ngành kinh tế nhưng bạn lại muốn học ngành kỹ thuật tại Đức. Điều này không phải đơn giản nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được. Bạn cần chú ý như sau:

Không được xin Zulassung thông qua Uni Assist. Khả năng là 99% hồ sơ của bạn sẽ không được chấp nhận. Lí do là trong giấy chứng nhận APS đã ghi rõ bạn đã học với ngành nào. Khi nộp đơn sang ngành khác, họ xét vào mục đích không rõ ràng. Và tất nhiên hồ sơ của bạn sẽ không được gửi đi.

Cách xin Zu nhanh nhất:

Bạn xin vào học một trường Privat Studienkolleg. Ví dụ như trường Leipzig Privat Studienkolleg. Trường này bạn thích học ngành nào khối nào cũng được.

Sau khi học 10 tháng bạn có thể xin Zu bất kỳ một trường FH nào với chuyên ngành bạn đã chọn ở Leipzig.

Tuy nhiên bạn phải trả tiền học là 2800 Euro cho 2 kỳ học ở Studienkolleg.

Thông tin chi tiết bạn có thể xem ở http://pskl-studyandtraining.isp-vhost02.domservice.de/startseite.html

Cách xin Zulassung khác kinh tế hơn

Giả sử bạn đang học ngành kỹ thuật ở Việt Nam nhưng lại muốn sang Đức học ngành kinh tế. Quy trình như sau:

Bạn tìm một trường mà có chuyên ngành kinh tế là Zulassungfrei. Zulassungfrei tức là bạn xin Zulassung thoải mái không cần điều kiện gì. Ví dụ TU- Clausthal.

Bạn nộp đơn xin Zulassung của TU Clausthal bình thường là khối kỹ thuật – tức là khối T. Sau một thời gian bạn có thể làm đơn đổi ngành sang W ở trường này.

Bạn học tiếp ngành W đó và sau đó có thể xin kinh tế ở bất kỳ trường nào ở bậc đại học sau này.

Ngoài ra, một số ngành hiếm sinh viên như Chemie thì xin đâu cũng có Zulassung.

P.S: Mình luôn cố gắng cập nhật bài viết. Rất mong góp ý của các bạn để bài viết có chất lượng tốt hơn.

Xin Zulassung Qua Uni Assist Diện Sau 4 Kỳ

Quá trình xin Zulassung

A- Giai đoạn đầu

Với ai bước khởi đầu cũng vậy, luôn đầy những khó khăn còn bản thân mình vẫn lơ ngơ như bò đeo nơ. Từ việc bắt đầu lân la tìm hiểu thông tin qua bạn bè, tham gia vào các group sinh viên Đức, hotrosv vv.., chọn nơi học tiếng rồi ti tỉ thủ tục khác cũng khá vất vả. Gia đình mình cũng định đi theo trung tâm để mình để giấy tờ nhanh gọn hơn và để mình yên chí học hành tuy nhiên sau khi đi tham khảo (nói không ngoa) gần chục các tt du học Đức thì mình đã quyết định tự làm hồ sơ. Lý do thì mình xin nêu cảm nhận phía dưới. Đúng là tự làm hồ sơ chỉ cần mày mò chăm chỉ 1 chút thì ai cũng có thể tự làm được, bản thân mình cũng thấy sau thời gian ấy có kinh nghiệm hơn rất nhiều, ít ra cũng là bước đầu để về sau sang Đức đỡ bỡ ngỡ trong thủ tục giấy tờ. Mình cũng chỉ nghĩ đơn giản: người khác cố gắng được, làm đc tại sao mình không thử? Lý do thì:

Thứ nhất: chi phí đắt đỏ. Dĩ nhiên

họ sẽ không cho mình nhiều sự lựa chọn về các trường mình mong muốn Bewerbung mà chỉ nộp hồ sơ tới những trường họ quen hoặc từng làm hồ sơ nhiều trước đó mà chất lượng thì không phải ở đâu khả năng bản thân cũng phù hợp.

Thứ ba: Chủ yếu trung tâm sẽ lo cho mình để mình cầm được visa trên tay. VÀ đến đó coi như hoàn thành trách nhiệm, sang đấy rồi cũng chỉ có mình mình mà thôi!!

(Đây chỉ là quan điểm cá nhân của mình, không phải đánh đồng tất cả nha).

B.Giai đoạn xin Zulassung:

Mình xin được gói gọn trong vài từ: “Vô cùng vất vả”, “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” đúng nghĩa luôn.

Ngay từ đầu mình đã quyết định chỉ nộp hồ sơ qua Uni assist (cái này hơi ngớ ngẩn). Sau khoảng 2 tuần tìm hiểu về trang Uni assist và tìm trường qua đó, mình đã chọn được 5 trường: 2 Uni và 3 Hochschule. Mình đăng ký kỳ hè với hạn cuối nộp hồ sơ là 15/1/2017.

có 1 lưu ý là với những bạn học hết 4 kỳ đh như mình thì Zulassung chỉ là Bedingte Zulassung, và khi họ gửi Zu cho mình thì họ sẽ cho thời gian nộp hồ sơ chính thức sau khi đã có đầy đủ các giấy tờ và chứng nhận tiếng như Testdaf hoặc DSH-2 chúng tôi đó các bạn phải học tiếng và thi DSH nữa. Của mình hạn cuối nộp hồ sơ là tháng 7/2018.

Trở lại vấn đề chính, sau khi tìm hiểu về hồ sơ cần nộp mình đã chuẩn bị khá kỹ càng (thông tin về các thủ tục, giấy tờ mình xem trên web và vô cùng đầy đủ và hữu ích) và gửi hồ sơ đi vào khoảng 20/12/2016. Sau đó đến ngày 12/01/2017 (tức là trước ngày hết hạn nộp Hồ sơ kỳ hè được 4 ngày) đùng 1 cái mình nhận được Mail của Uni-assist với nội dung là bên đó không thể gửi hồ sơ của mình đến cả 6 trường mình nộp. Lý do: họ không hiểu bảng điểm đại học của mình vì thế bảng điểm đó không được chấp nhận (vì ở các trường Đh ở Vn đa phần theo hệ điểm 4, 10, và hệ chữ). Uni-assist yêu cầu: gửi cho họ link trường đại học của mình, cái mà họ có thể dễ dàng xem được hệ thống điểm của trường, hoặc mình có thể gửi file PDF với hệ thống bảng điểm của trường qua Email cho họ.

Sau 1 vài tiếng vô cùng hoảng loạn và lo lắng cùng việc hỏi han kinh nghiệm khắp nơi, đặc biết là sự giúp đỡ vô cùng nhiệt tình và tâm huyết của chị Admin page chúng tôi mình đã tìm được giải pháp và gửi mail lại cho Uni-assist vào ngày hạn cuối nộp hồ sơ)

Mail của mình bao gồm:

1.Thư giải thích:

Đại loại đơn giản trước tiên “xin lỗi ngài vì hệ thống bảng điểm của trường t đã gây sự khó hiểu, tôi xin phép được gửi lại bảng điểm kèm” bla bla.. không cần dài dòng, chỉ ngắn gọn và thể hiện sự cố gắng của mình là đủ.

2.Quan trọng: link của Notensystem Ihre Hochschule.

Cái này mỗi trường 1 kiểu rơi vào 2 trường hợp:

– Trường có hệ thống quy định điểm riêng: cái này thì dễ rồi, bạn chỉ việc đến trường đại học xin Bảng hệ thống quy định điểm đó kèm con dấu, sau đó đi dịch chứng thực sang tiếng Đức rồi gửi bản scan cho họ ( kèm link trường). – Trường FTU, NEU có sẵn bảng giải thích.

– Trường không có hệ thống quy định điểm ( như trường hợp của mình) mà phần điểm nằm trong bản “Quy định dành cho học sinh sinh viên” siêu siêu dài!! Mình không thể xin dấu được nên đành copy y nguyên cả bản đó, bôi đỏ phần quy đổi điểm và gửi kèm link trường (dù mình biết họ không thể hiểu…)

3.Bản scan bảng điểm cũ (bằng tiếng đức)

4.Bảng TỰ QUY ĐỔI HỆ ĐIỂM

cái này mình dựa vào cách tính toán trên trang Hotrosv và chúng tôi Chẳng có cách nào khác ngoài tự đổi vì không hàng dịch thuật công chứng nào nhận làm cho bạn đâu. Mình sẽ làm 1 bảng điểm như bản gốc, chỉ thêm 1 cột điểm quy đổi sang hệ điểm Đức thôi.

Chuyển đổi điểm Việt Nam sang điểm Đức

5. Đường Link từ Daad- Việt Nam

Mục hướng dẫn quy đổi điểm để chứng minh mình đổi có cơ sở.

Vậy thôi, sau khi gửi mình chờ đợi hơn 1 tuần mà không thấy bên Uni-assist phản hồi lại nên mình đã mail cho họ hỏi xem đã nhận được mail giải thích của mình chưa, vài tiếng sau họ trả lời thư cùng lúc đó họ nói đã gửi hồ sơ của mình được 3 trường rồi. Lúc đó mình mới có thể thở phào nhẹ nhõm 1 chút.

Và tầm 2 tuần sau thì Zulassung đã về tới tay mình qua đường bưu điện. Thực sự cảm giác lúc đấy mới vỡ òa (. Đến bây giờ thì mình đã cầm được visa ở trên tay và chuẩn bị bay sang Đức để đón chờ bao sự thú vị và thử thách mới.

3.Kinh nghiệm của mình đó là:

3.1.Khi tìm trường để xin Zulassung hãy cân nhắc kỹ và chọn cả trường qua Uni-assist lẫn trường không qua. Vì những trường mình nộp hồ sơ trực tiếp có thể sẽ gửi Zulassung cho bạn nhanh hơn.

3.2.Nếu không chắc chắn hay còn vướng mắc về hồ sơ của mình thì hãy đi hỏi han mọi người thật nhiều: từ các bạn, anh chị đi trước, cô giáo, chú ở phòng tư vấn của Daad vv.. vì chắc chắn những vấn đề này không chỉ mình bạn gặp phải.

3.3. Nếu không biết liệu hồ sơ hay những giấy tờ kèm theo của mình đã được tiếp nhận chưa thì hãy không ngần ngại mail hỏi thẳng cho Uni-assist vì họ chắc chắn sẽ trả lời lại! Biết đâu họ đánh giá cao sự nỗ lực của bạn và giải quyết hồ sơ nhanh hơn J)

Tác giả bài viết: Thảo Vi

(Khi nào có thời gian Thảo Vi update các form mẫu thư và mẫu làm bảng điểm. Còn giờ thì chúc thượng lộ bình an – Minda)

Thư của Uni Assist gửi

Quá Trình Xin Visa Du Học Đức

Xin Visa du học Đức

Để xin Visa du học Đức, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ trình lên ĐSQ Đức, quá trình ấy bao gồm những lưu ý sau…

Xin Visa du học Đức cần những gì?

1. Hồ sơ xin Visa du học Đức bao gồm những gì?

++ Tờ khai xin cấp Visa dài hạn

Cần khai đầy đủ 02 bản (có thể khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh).

++ 02 ảnh 3×4 mới chụp

Ảnh được chụp trực diện khuôn mặt, không trải qua photoshop, phông nền trắng.

++ Hộ chiếu

++ Bảng tổng hợp quá trình học tập và công tác của các bạn (Tính từ thời điểm tốt nghiệp THPT đến khi nộp hồ sơ).

++ Chứng minh tài chính

** Trường hợp du học tự túc

Mang theo giấy chứng nhận có tài khoản tại một ngân hàng Đức với số tiền tối thiểu là 7.020 Euro. Tài khoản này phải là tài khoản phong tỏa (Sperrkonto), mỗi tháng chỉ được rút tối đa 670 Euro phục vụ cho cá nhân.

** Trường hợp có người quen bảo lãnh bên Đức

Người bảo lãnh phải cam kết với Sở Ngoại kiều chịu tất cả các phí tổn cho người đặt đơn trong suốt thời gian du học.

Giấy cam kết này có 2 loại: Theo mẫu thống nhất toàn Liên bang và được Sở Ngoại kiều xác minh về khả năng tài chính hoặc cam kết bảo lãnh không theo mẫu có chứng thực chữ ký, chứng nhận thu nhập của 3 tháng gần nhất và hợp đồng thuê nhà của người bảo lãnh.

++ Chứng nhận được cấp học bổng từ trường đại học ở Đức, đơn vị cấp học bổng cho các bạn (nếu có).

++ Bản chính chứng chỉ APS

Chứng chỉ này không cần thiết đối với trường hợp bạn đi du học Master tại Đức hay đã tốt nghiệp một trường đại học ở Việt Nam và đi du học cao học tại Đức.

++ Một trong những giấy tờ:

+ Giấy báo nhập học ngành đăng ký tại một trường ở Đức đã nhận các ban, có điều kiện kèm theo (bedingter Zulassungsbescheid).

+ Giấy chứng nhận đăng ký trước một suất học tại một trường đại học/cao đẳng Đức (Studienplatzvormerkung).

+ Giấy chứng nhận (thông báo cuối cùng) của Cơ quan thẩm định hồ sơ xin học đại học/ cao đẳng (ASSIST-Bescheinigung – endgültige Mitteilung).

++ Tùy theo từng trường hợp sẽ phải nộp chứng nhận đã đăng ký khóa học tiếng Đức bổ sung (3 tháng) trước khi vào học đại học kèm theo chứng nhận đã trả tiền học phí cho khóa học tiếng này.

2. Những lưu ý quan trọng trong quá trình xin Visa du học Đức

++ Khi đi phỏng vấn xin Visa du học Đức, bạn nên đến sớm để có thời gian chuẩn bị và ổn định tâm lý (tốt nhất là nên đến sớm tầm 10 – 15 phút). Ăn mặc gọn gàng, lịch sự và chuẩn bị đủ những giấy tờ cần thiết.

++ Nên chuẩn bị thật kỹ những câu hỏi phỏng vấn xin Visa du học Đức để trả lời lưu loát nhất có thể, gây thiện cảm tốt cho người phỏng vấn của bạn.

Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn xin Visa, nếu bạn là người có chút khiếu hài hước, biết tạo không khí vui vẻ thì cũng là điểm cộng rất lớn giúp bạn được cấp Visa du học.

++ Nên có bằng tiếng Đức B1 với các kỹ năng trên 70 để khả năng đỗ Visa cao hơn. (Có nhiều trường hợp bị từ chối Visa vì không có B1 hoặc các kỹ năng B1 không đủ 70).

++ Thời điểm thích hợp nhất để du học Đức là vừa thi xong đại học hoặc khi bạn đã học từ 2 đến 3 học kỳ hoặc đã tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi ở Việt Nam (Trường hợp chuyển ngành học sẽ khó xin Visa hơn vì sẽ phải viết đơn giải trình với ĐSQ).

++ Thông thường, thời gian chờ xét Visa là từ 4 – 6 tuần. ĐSQ Đức sẽ liên lạc với bạn trực tiếp qua điện thoại nên các bạn chú ý để ý đến điện thoại của mình.

[Góc bạn đọc tham khảo]

1. Du học Đức cần điều kiện gì?

2. Tổng hợp tất cả các chi phí du học Đức

Bảo Hiểm Xin Visa Du Học Đức

Bảo hiểm du học bảo hiểm bắt buộc đối với du học sinh tại Đức

Học tập ở một môi trường quốc tế năng động là hành trang vững chắc cho tương lai tươi sáng mà bất cứ bạn trẻ nào cũng đều mơ ước. Nhưng hành trình đó có thể bị ảnh hưởng bởi những rủi ro không lường trước:

Ốm đau làm gián đoạn quá trình học tập 

Tai nạn khi đang chơi thể thao.

Trách nhiệm pháp lý công cộng có thể làm cản trở việc học tập

Theo yêu cầu của đại sứ quán các quốc gia tiếp nhận du học, học sinh phải thỏa mãn nhiều điều kiện khắt khe. Để đáp ứng nhu cầu học tập chính đáng và ngày càng đông đảo, các thủ tục đăng ký du học thường được các công ty tư vấn du học hướng dẫn và hoàn thiện. Ngoài các điều kiện đăng ký đặc thù của từng trường quốc tế, các học sinh tại Việt Nam đều cần phải tham gia Bảo hiểm y tế du học trước khi làm thủ tục xin cấp Visa với mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu 30.000 Euro đối với các trường thuộc Châu Âu và 50.000 USD đối với các trường đại học không thuộc Châu Âu. Thời hạn tối thiểu cho một đơn bảo hiểm du học phải từ 6 tháng. Sau khi hết hạn bảo hiểm, học sinh sẽ được yêu cầu tiếp tục mua bảo hiểm cho khoảng thời gian học tập còn lại.

Nếu bạn muốn học tập tại Đức thì bắt buộc bạn phải có bảo hiểm y tế cho dù bạn nhận trợ cấp du học, có học bổng hoặc có hợp đồng lao động. Bạn phải có bảo hiểm ngay từ đầu bạn đặt chân đến Đức. 

Bất kỳ ai muốn học tại Đức, đều phải có bảo hiểm. Nếu bạn không có chứng nhận, rằng bạn đã đóng bảo hiểm, không trường đại học nào tại Đức nhận bạn vào học. Nếu bạn đã tham gia bảo hiểm du học Châu Âu (Schengen) của Bảo Minh tại Việt Nam, bạn chắc chắn sẽ được bảo hiểm cả ở Đức. Vì Đức là thành viên của liên minh Châu Âu và thuộc khối Schengen.

BIỂU PHÍ BẢO HIỂM DU HỌC NƯỚC NGOÀI PHẠM VI TOÀN CẦU

Đơn vị tính: USD

Ghi chú:

– Toàn bộ số tiền được nêu tại Quy tắc bảo hiểm đều là khoản tiền bằng đô la Mỹ và ghi bằng tiền Việt Nam đồng theo tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước vào thời điểm thanh toán hoặc nộp phí bảo hiểm

– Biểu phí gia đình áp dụng cho một gia đình bao gồm vợ, chồng và một người con dưới 18 tuổi. Biểu phí cá nhân sẽ áp dụng cho những người con còn lại.

THỦ TỤC MUA BẢO HIỂM DU HỌC TOÀN CẦU

1. Khách hàng tải về Giấy yêu cầu bảo hiểm du học toàn cầu

2. Điền thông tin đầy đủ vào Giấy yêu cầu và gửi vào hòm mail: baominhtructuyen@gmail.com (trong mail để lại số điện thoại và địa chỉ nhận hợp đồng bảo hiểm/giấy chứng nhận bảo hiểm)

3. Trường hợp cần gấp, Quý khách vui lòng liên hệ số:  ngay sau khi gửi Giấy yêu cầu để được xử lý kịp thời. Thời gian thông thường để hoàn thiện hợp đồng không quá 4 tiếng.

BẢNG QUYỀN LỢI BẢO HIỂM DU HỌC TOÀN CẦU

MỤC A: TAI NẠN CÁ NHÂN Đơn vị tính: USD

Phổ thông 50.000 Cao cấp 100.000 Thượng hạng 150.000

Quyền lợi 1: Tử vong do tai nạn 50.000 100.000 150.000

Quyền lợi 2: Thương tật toàn bộ vĩnh viễn và thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn 50.000 100.000 150.000

Quyền lợi 3: Gấp đôi số tiền Bảo hiểm khi sử dụng phương tiện vận tải công cộng. Số tiền BH sẽ gấp đôi nếu người được BH bị tai nạn khi đang sử dụng phương tiện vận tải công cộng với lịch trình cụ thể (quyền lợi này không áp dụng đối với trẻ em dưới 18 tuổi và người lớn trên 70 tuổi) không có 200.000 300.000

Quyền lợi 4: Trợ cấp học phí cho trẻ phụ thuộc Là số tiền sẽ được trả cho mỗi người con hợp pháp (còn phụ thuộc, dưới 23 tuổi, đang còn theo học tại một trường chính thức) khi người được bảo hiểm chính chết do tai nạn (tối đa 4 người con). 500 500 2.500

MỤC B: CHI PHÍ Y TẾ Phổ thông Cao cấp Thượng hạng

Quyền lợi 5: Chi phí y tế cho tai nạn và ốm đau, chi phí nha khoa do tai nạn

5.1 Chi phí điều trị nội trú: Giới hạn chính áp dụng đối với các chi phí điều trị nội trú, phẫu thuật, xe cứu thương và nhân viên y tế đi kèm, xét nghiệm…Đây là giới hạn cho tất cả các chi phí phát sinh theo phần này. 50.000 70.000 100.000

5.2 Chi phí điều trị ngoại trú: Chi phí điều trị ngoại trú, bao gồm chi phí khám bệnh, thuốc kê theo đơn của bác sĩ điều trị, chụp X-quang, xét nghiệm theo chỉ định. Mức miễn thường 50USD cho một lần điều trị. 2.500 3.500 5.000

5.000 7.000 10.000

5.4 Chi phí điều trị tiếp theo: Chi phí y tế phát sinh trong lãnh thổ Nước xuất hành trong vòng 90 ngày kể từ khi trở về Nước xuất hành 8.000 10.000 12.000

Quyền lợi 6: Trợ cấp nằm viện Trả phụ cấp 50USD cho một ngày nằm viện ở nước ngoài. 500 700 1.000

Quyền lợi 7: Chi phí cho thân nhân đi thăm Chi phí đi lại (vé máy bay khứ hồi) cho một người thân trong gia đình đi thăm khi Người được bảo hiểm phải nằm viện trên 5 ngày hay ở trong tình trạng không thể qua khỏi hay bị chết. 3.500 5.000 7.000

Quyền lợi 8: Đưa trẻ em hồi hương Chi phí đi lại và ăn ở cần thiết phát sinh thêm cho một trẻ em dưới 14 tuổi để đưa trẻ em đó về Việt Nam hoặc Quê hương. 3.500 5.000 7.000

MỤC C: TRỢ CỨU Y TẾ Phổ thông Cao cấp Thượng hạng

Quyền lợi 9: Vận chuyển khẩn cấp Vận chuyển khẩn cấp Người được bảo hiểm tới cơ sở y tế gần nhất có khả năng cung cấp dịch vụ y tế thích hợp. 50.000 70.000 100.000

Quyền lợi 10: Hồi hương Chi phí đưa Người được bảo hiểm về Việt Nam hoặc Quê hương (bao gồm cả chi phí cho thiết bị y tế di động và nhân viên y tế đi kèm). 50.000 70.000 100.000

Quyền lợi 11: Vận chuyển hài cốt/mai táng Vận chuyển hài cốt của Người được bảo biểm về Việt Nam hoặc Quê hương hoặc mai táng ngay tại địa phương. 50.000 70.000 100.000

Quyền lợi 12: Bảo lãnh thanh toán viện phí Bảo lãnh thanh toán viện phí trực tiếp cho bệnh viện trong trường hợp nhập viện. bao gồm bao gồm bao gồm

MỤC D: HỖ TRỢ DU LỊCH Phổ thông Cao cấp Thượng hạng

Quyền lợi 13: Thiệt hại hành lý và tư trang: Mất mát hay hỏng hành lý và tư trang do bị tai nạn, cướp, trộm cắp hay do vận chuyển nhầm. Giới hạn cho một hạng mục là 250USD . 1.000 1.500 2.500

Quyền lợi 14: Hỗ trợ du lịch a. Thông tin trước chuyến đi b. Thông tin về đại sứ quán c. Những vấn đề dịch thuật d. Những vấn đề về pháp luật e. Thông tin về người cung cấp dịch vụ y tế bao gồm bao gồm bao gồm

Quyền lợi 15: Hành lý bị trì hoãn: Thanh toán chi phí mua các vật dụng thiết yếu cho vệ sinh cá nhân thiết và quần áo vì lý do hành lý bị trì hoãn 400 550 800

Quyền lợi 16: Mất giấy tờ thông hành: Chi phí xin cấp lại hộ chiếu, visa đã bị mất cùng chi phí đi lại và ăn ở phát sinh do việc xin cấp lại các giấy tờ đó. Giới hạn bồi thường tối đa một ngày là 10% của mức giới hạn cho của quyền lợi này. 1.500 2.000 3.000

Quyền lợi 17: Cắt ngắn hay hủy bỏ chuyến đi Tiền đặt cọc không được hoàn lại cho chuyến đi và chi phí đi lại tăng lên vì cắt ngắn hay hủy chuyến do Người được bảo hiểm bị chết, ốm đau thương tật nghiêm trọng, phải ra làm chứng hay hầu toà hoặc được cách ly để kiểm dịch. 4.500 6.000 9.500

Quyền lợi 18: Lỡ nối chuyến Thanh toán 100 USD cho mỗi 6 tiếng liên tục bị lỡ nối chuyến 200 200 200

Quyền lợi 19: Trách nhiệm cá nhân Bảo hiệm trách nhiệm pháp lý của Người Được Bảo Hiểm đối với thiệt hại thân thể hay tài sản của bên thứ ba gây ra do lỗi bất cẩn của Người Được Bảo Hiểm (quyền lợi bảo hiểm này không áp dụng cho việc sử dụng hay thuê xe cộ có động cơ). 50.000 70.000 100.000

Quyền lợi 20: Bắt cóc và con tin Thanh toán 150 USD cho mỗi 24 tiếng Người được bảo hiểm bị bắt cóc làm con tin xảy ra trong chuyến đi nước ngoài 2.000 3.000 5.000

Quyền lợi 21: Hỗ trợ tổn thất tư gia vì hoả hoạn Thanh toán cho các tổn thất hoặc thiệt hại đối với tài sản trong gia đình gây ra bởi hoả hoạn xảy ra trong thời hạn bảo hiểm 1.000 3.000 5.000

Quyền lợi 22: Bảo hiểm trong trường hợp bị khủng bố Toàn bộ các quyền lợi từ 1 – 20 của chương trình bảo hiểm đều được áp dụng khi chúng xảy ra bởi các hành động khủng bố khi người được bảo hiểm ở nước ngoài bao gồm bao gồm bao gồm

TẢI VỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢO HIỂM DU HỌC NƯỚC NGOÀI: