Xin Visa Du Học Úc Lần 2 / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Xin Visa Du Học Úc Lần 2

Theo thống kê của Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới Australia (DIBP), từ tháng 7/2014 – tháng 6/2015 đã có 11.000 hồ sơ xin visa du học Úc bị từ chối, tăng 30% so với cùng kỳ trước đó và cao nhất trong vài năm trở lại đây. Trong số đó du học sinh Việt đứng vị trí thứ 4 trong danh sách này, vậy nên con số những bạn trẻ nước ta phải xin visa du học Úc lần 2 là rất lớn.

Theo kinh nghiệm của ThinkEdu, xin visa du học Úc lần 2 dù không có những thay đổi về hồ sơ nhưng khả năng được cấp visa khó hơn lần đầu tiên rất nhiều, vì giống như các bạn đã bị đánh dấu vào hồ sơ lưu trữ vậy. Do đó các bạn nếu không muốn bị đánh trượt lần nữa thì cần phải rút kinh nghiệm từ thất bại trước và có những chuẩn bị kỹ càng nhất.

Biết rõ lý do vì sao hồ sơ lần một bị từ chối

Có rất nhiều lý do khiến bạn bị trượt visa, ví dụ như: không vượt qua được vòng phỏng vấn, lộ trình học tập không phù hợp, hồ sơ chưa đủ các giấy tờ cần thiết, những thông tin khai báo không chính xác, không đủ điều kiện tài chính…. Chỉ cần gặp phải một trong số những vấn đề trên thì không được cấp visa là điều hiển nhiên.

Vậy tại sao lại cần phải biết nguyên nhân khiến hồ sơ xin visa du học Úc của bạn bị từ chối? Đó là bởi vì hiểu rõ vấn đề nằm ở đâu sẽ giúp bạn có thể tránh gặp phải lỗi đó trong lần xin visa thứ 2.

Thông thường Đại sứ quán sẽ có thông báo vì sao hồ sơ của bạn bị từ chối, tuy nhiên thông tin lại khá chung chung không chi tiết. Vậy nên với những bạn tự làm thủ tục xin visa sẽ khá khó khăn để biết rõ ngọn ngành của vấn đề. Chính vì vậy nên ThinkEdu khuyên các bạn nên tìm đến những người đã có kinh nghiệm xin visa du học Úc hoặc các đơn vị tư vấn du học chuyên nghiệp để nâng cao tỉ lệ đỗ visa. Đồng thời còn giúp tiết kiệm tối đa chi phí chuẩn bị hồ sơ và tránh lãng phí thời gian.

Chuẩn bị hồ sơ xin visa lần 2 như thế nào?

Như đã nói ở trên thủ tục xin visa lần 2 không có gì khác so với lần đầu tiên. Tuy nhiên quy trình xem xét sẽ khắt khe hơn rất nhiều, vậy nên nếu bạn muốn sang Úc du học thì cần phải lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất: Tìm một người có kinh nghiệm hỗ trợ xin visa

Trong lần thứ 2, tất cả các loại giấy tờ trong hồ sơ nộp lên Đại sứ quán sẽ phải xin lại hoàn toàn. Vậy nên ThinkEdu khuyên các bạn nên tìm một người đã có kinh nghiệm xin visa du học Úc thành công để hỗ trợ. Họ không chỉ biết được cần phải chuẩn các loại giấy tờ gì, mà còn biết phải chuẩn bị như thế nào để có thể qua cửa xét duyệt hồ sơ, hơn thế nữa mối quan hệ với Đại sứ quán có thể giúp quá trình xét duyệt hồ sơ đơn giản và rút ngắn hơn rất nhiều.

Thứ hai: Nghiêm túc chuẩn bị cho kế hoạch du học

Nghiêm túc mà ThinkEdu nhắc đến ở đây không phải là chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết để được cấp visa. Nghiêm túc ở đây có nghĩa là các bạn cần phải lên kế hoạch du học rõ ràng, chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết, có lộ trình học tập và chuẩn bị cho tương lai cụ thể…. Điều này không chỉ giúp các bạn nâng cao tỉ lệ đậu visa mà còn giúp các bạn định hướng cho tương lai của mình, cố gắng để có được cuộc sống tốt đẹp hơn so với khi theo học trong nước.

Xin Visa Du Học Úc Lần 2 Làm Sao Để Khả Năng Qua Cao Nhất?

Thông thường, khi đã trượt visa Úc lần 1, bạn sẽ khó khăn hơn để xin visa Úc lần 2 bởi những yếu tố sai sót đã được ghi lại trong quá trình xét duyệt xin visa. Nếu những yếu tố này không được làm rõ ràng thì cơ may xin lại visa sẽ vô cùng thấp.

1. Nguyên nhân trượt visa du học Úc

Chuẩn bị hồ sơ sơ sài, không rõ ràng

Hồ sơ xin visa không chỉ có hồ sơ học tập mà bao gồm hồ sơ tài chính, nhân thân. Khi lãnh sự phỏng vấn và yêu cầu bổ sung, bạn không hiểu rõ mình nên và cần bổ sung như thế nào, bởi nhiều hồ sơ giấy tờ phải cần thời gian chuẩn bị.

Lộ trình học tập không rõ ràng, hợp lí

Lộ trình học tập được hiểu là trước đây + hiện nay + sắp tới bạn đã, đang và sẽ học gì? Lộ trình này có logic không? Có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn không? Có khả thi so với học lực của bạn không? Có lãng phí thời gian không? Có thể hiện bạn có mục tiêu rõ ràng và định hướng rõ ràng không?…

Không có chứng chỉ tiếng Anh

Luật của Úc quy định, bạn không cần bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế mới có thể xin visa giống như một số nước Châu Âu. Có thể một số trường vẫn chấp nhận cho bạn học khóa tiếng Anh trước khi nhập học. Tuy nhiên trình độ tiếng Anh chi phối lớn đến lộ trình học tập. Không có lý do gì khi bạn chuẩn bị sống và học tập trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh mà lại không có sự chuẩn bị gì về ngôn ngữ, điều đó thể hiện sự không nghiêm túc.

Xin visa du học Úc lần 2 làm sao để khả năng qua cao nhất Xem các kinh nghiệm du lịch, du học Úc, thủ tục làm visa đi Úc dễ đậu và các thông tin mua bán nhà đất Australia trên tin tức úc châu mới nhất. Động cơ du học và hồ sơ không trung thực

Nhiều học sinh vì không đáp ứng đủ các yêu cầu về hồ sơ (như không đủ điểm GPA, IELTS,…) hay lịch sử gia đình có những nhân thân (hoặc bản thân) có tiền án tiền sự, hoạt động không tốt,… và vì thế, nhiều trường hợp đã làm giả các giấy tờ cá nhân hoặc che giấu các sự thật của mình. Hay đi du học nhưng bạn không có ý định học tập thực sự mà định đi làm, hay kết hôn giả để định cư. Đây là lí do quan trọng khiến Lãnh sự từ chối hồ sơ visa của bạn.

2. Cách xin visa du học Úc lần 2

Bạn không thể xin phúc khảo lại mà phải làm lại hồ sơ từ đầu và xin phỏng vấn lại. Địa điểm và các thủ tục làm visa không thay đổi. Tuy nhiên lệ phí nộp visa lần 1 của bạn sẽ không đươc hoàn lại và ở lần 2 này. Bạn sẽ phải đóng lại một khoản như vậy nữa.

Thông thường khi visa bị từ chối đương đơn sẽ có thư của viên lãnh sự vì lý do gì hồ sơ bị từ chối, không đạt ở chỗ nào. Tuy nhiên, lý do thường mang tính chất chung chung, không nêu rõ khía cạnh lỗi hoặc thiếu sót cụ thể.

Với trường hợp lý do bị từ chối visa bạn cảm thấy không thỏa đáng, trong hồ sơ làm lại bạn nộp kèm lá thư giải trình vì sao bạn thấy lý do bị từ chối visa lần trước là không thỏa đáng.

Với trường hợp lý do bị từ chối visa bạn cảm thấy thỏa đáng hoặc viên chức lãnh sự đã khẳng định rõ trong thư từ chối là họ không bằng lòng về vấn đề gì của hồ sơ dẫn đến quyết định từ chối là điều đúng đắn bạn không nên xin visa du học Úc lần 2 ngay mà đợi cho đến khi có đủ những yếu tố giải quyết lý do bị từ chối thì hãy nộp hồ sơ xin visa du học Úc lần 2.

3. Những lưu ý khi xin visa Úc lần 2

Nếu bạn bị loại ở quá trình phỏng vấn. Thì nên chuẩn bị tốt hơn ở bước này. Luyện tập nhiều lần và đặc biệt là tâm lí vững vàng.

Xin visa úc lần 2 chưa chắc những yếu tố khác của bạn đã đủ yêu cầu như lần 1 vì cơ quan xét duyệt sẽ xét duyệt gắt gao hơn trong lần 2. Các giấy tờ của bạn cần phải xác minh hơn nhiều so với lần 1. Với việc trượt 1 lần. Coi như bạn đã bị phết một con dấu vào danh sách những trường hợp bị nghi ngờ. Dẫn đến phải xin visa lại lần thứ 2.

Với trường hợp bạn thấy lý do bị từ chối visa không thỏa đáng, bạn có thể làm hồ sơ lại từ đầu và nộp kèm theo lá thư giải trình vì sao bạn thấy lý do bị từ chối visa lần trước là không thỏa đáng.

Rớt Visa Du Học Úc Nhiều Lần Có Xin Lại Được Không?

Đối với những trường hợp rớt nhiều lần, trước hết đừng vội làm lại hồ sơ, hãy bình tĩnh xác định lại nguyên nhân, sau đó đề xuất hướng đi để khắc phục. Nếu bạn cứ vội vã, hấp tấp thì sẽ như những lần trước, vẫn rớt visa du học Úc. Bởi vì không tìm được nguyên nhân trượt visa, thì những lần sau bạn vẫn sẽ lặp lại những lỗi cũ mà thôi.

Những nguyên nhân bị đánh rớt visa du học Úc

Trả lời phỏng vấn qua điện thoại ấp úng, không rõ ràng, thiếu sự chuẩn bị kỹ càng. Đặc biệt đối với những hồ sơ ở các tỉnh, đều sẽ bị phỏng vấn qua điện thoại. Đây sẽ là một sự bất ngờ, nếu bạn chưa chuẩn bị kỹ về những câu hỏi khi phỏng vấn thì chắc chắn 100% hồ sơ của bạn sẽ bị đánh rớt.

Không chứng minh được hoặc chứng minh không đủ thuyết phục lãnh sự quán về khả năng tài chính, công việc, mức thu nhập… Không nên thể hiện rằng bản thân sẽ làm thêm hoặc có người bảo trợ tài chính, điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả của bạn.

Visa úc bị từ chối nhiều lần sẽ khó xin lại

Lộ trình học tập không phù hợp. Điều này thể hiện bạn không có động cơ du học rõ ràng, mục tiêu, hướng đi không cụ thể.

Khu vực sống tại Úc của bạn nằm trong danh sách cấm của Đại sứ quán Úc.

Passport trắng. Sẽ rất bất lợi cho bạn nếu bạn chưa từng đi du lịch vài nơi trên thế giới. Nên nếu có cơ hội hãy đi du lịch các nước như Canada, Mỹ… tỷ lệ đậu visa sẽ cao hơn.

Thời gian nộp lại hồ sơ xin visa hợp lý

Trường hợp xin visa du học Úc tạm thời

Nếu lúc nhận được thư từ chối visa mà bạn thấy không thỏa đáng thì bạn có thể xin nộp hồ sơ lại từ đầu và thư giải trình… Nhưng ngược lại, nếu như bạn chấp nhận những lý do đó, thì thay vì tái nộp lại, hãy đợi đến khi có cơ hội làm thay đổi quyết định của viên chức Lãnh Sự, như vậy bạn vừa có thời gian tự khắc phục lỗi sai của bản thân và chuẩn bị đầy đủ hơn cho bộ hồ sơ mình.

Nếu bạn du học Úc theo diện định cư

Bạn không cần làm hồ sơ lại. Thay vào đó người thân ở nước ngoài sẽ nộp đơn khiếu nại lên tòa án, về quyết định của Viên chức Lãnh Sự tại Việt Nam. Sau khi xem xét nếu kết quả đủ điều kiện, bạn sẽ được cấp visa du học Úc theo diện định cư.

Nên làm gì sau khi rớt visa du học Úc

Nên làm gì sau khi rớt visa du học Úc

Lập kế hoạch học tập chi tiết, cụ thể như tiếng anh, trình độ học vấn.

Tìm mọi cách để chứng minh được bản thân đủ khả năng tài chính khi du học tại Úc.

Chứng minh bạn khao khát được học hỏi, tiếp xúc kiến thức quốc tế, trau dồi kinh nghiệm khi du học Úc.

Chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn visa du học Úc thường gặp, luyện tập trước ở nhà.

Chọn đúng ngành học phù hợp với bản thân.

Phỏng Vấn Visa Du Học Mỹ Lần 2 Có Nên Hay Không?

Những câu trả lời chung chung như “Mỹ là một cường quốc hiện đại nên em muốn đi du học để trải nghiệm lối sống Mỹ” thường Thể hiện dự định học vấn nghiêm túc; Hãy thành thật và nói “không” với những quyền trợ giúp gian lận; Trả lời thật lưu loát và tự nhiên… là những yếu tố quan trọng bạn cần chú ý khi phỏng vấn xin visa du học Mỹ.

Nhiều trường hợp sinh viên có được I-20 (giấy chứng nhận của trường ĐH chứng nhận ứng viên đã được chấp thuận vào học) nhưng lại biết ít thông tin về trường mình đã chọn ở Mỹ. Những câu trả lời chung chung như “Mỹ là một cường quốc hiện đại nên em muốn đi du học để trải nghiệm lối sống Mỹ” thường sẽ không giúp bạn gây ấn tượng được với viên chức vì nó không chứng minh được việc xin visa du học nhằm phục vụ mục đích học tập nghiêm túc của sinh viên.

2. Thể hiện mong muốn được cống hiện tại nước nhà sau khi kết thúc quá trình học tập ở nước ngoài:

Ngoài việc hoạch định rõ kế hoạch học tập, ứng viên phải thể hiện được mong muốn trở về VN để làm việc và sinh sống sau khi hoàn tất khóa học tại Mỹ. Bên cạnh việc ràng buộc về gia đình tại VN, việc định hướng được kế hoạch làm việc hoặc học tập tiếp theo sau khi về nước của sinh viên sẽ khiến viên chức tin tưởng hơn trong việc cấp visa.

3. Hãy thành thật và nói “không” với những quyền trợ giúp gian lận:

phỏng vấn visa du học Mỹ

4. Trả lời thật lưu loát và tự nhiên:

Với phương châm “Hãy biến buổi phỏng vấn thành một cuộc đối thoại”, ông David khuyến khích các bạn, đặc biệt là các bạn có trình độ tiếng Anh tốt, đừng cố gắng thực tập trước hay viết sẵn câu trả lời và học thuộc lòng vì các viên chức sẽ cảm thấy ấn tượng hơn với những đối tượng trả lời phỏng vấn một cách tự nhiên, không gò bó gượng gạo và theo kịch bản.

5. Không nên quá phụ thuộc vào giấy tờ:

Khi đi phỏng vấn, việc đem nhiều giấy tờ chỉ hữu ích khi các viên chức cần hồ sơ để kiểm chứng, nhưng không phải là điều kiện quyết định giúp bạn được cấp visa hay không. Nếu bạn không thuyết phục được viên chức trong khi trả lời phỏng vấn, thì việc có đủ giấy tờ cũng không thể giúp bạn lấy thêm điểm cộng nào cả.

6. Đừng nản chí:

Đừng ngần ngại thử sức lại sau khi thất bại vào lần đầu tiên, vì bạn sẽ được gặp một viên chức mới để phỏng vấn và có cơ hội thể hiện bản thân mình một cách tốt hơn sau kinh nghiệm lần đầu tiên. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo rằng trong hồ sơ lần thử sức sau này phải có những điểm khác, cải thiện hơn so với lần phỏng vấn trước, nếu không thì khả năng viên chức sẽ có quyết định tương tự như lần đầu là rất cao.

giấc mơ du học của mình vì không xin được visa. Vậy đâu là những lí do dẫn đến việc bị đánh trượt visa?

Lý do khiến bạn bị đánh trượt visa du hoc là gì?

Theo nghiên cứu, cứ 1000 sinh viên nộp hồ sơ thì có đến 300 bạn phải hoãn lại giấc mơ du học của mình vì không xin được visa. Vậy đâu là những lí do dẫn đến việc bị đánh trượt visa?

Chọn trường học không phù hợp?: Môi trường học tập tại Việt Nam có ít điều kiện cho bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chọn trường và ngành học không phù hợp. Dù có năng lực và bảng điểm hoàn hảo đến cỡ nào, nếu không chứng minh được bản thân phù hợp với ngành đăng ký, bạn khó được cấp visa. Hãy nghiên cứu thật kỹ về ngành học mà bạn đăng ký, lực chọn và cân nhắc với những gì bạn thích và những gì bạn có thể làm được. Ngoài ra khi nộp hồ sơ xin visa, bạn nên tìm hiểu kĩ yêu cầu đầu vào của trường bạn đăng ký. Khi du học, ai cũng mong muốn học tập tại những ngôi trường hàng đầu nhưng không phải hồ sơ học tập nào cũng đạt tiêu chuẩn đó.

“Lỗi kỹ thuật” khi trả lời phỏng vấn?: Kết quả phỏng vấn là một điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến việc xin visa du học của bạn. Những địa điểm phỏng vấn visa du học sẽ luôn cấp chứng nhận sau mỗi lần phỏng vấn. Tuy nhiên điều này không nói lên kết quả phỏng vấn của bạn có tốt hay không và dễ khiến bạn nhầm lẫn bạn đã phỏng vấn tốt.

Trong lúc phỏng vấn luôn có vô vàn những tình huống xảy đến với bạn. Bạn lo lắng đến nỗi không thể trả lời trôi chảy, phân vân không biết nên trả lời bằng tiếng Anh hay tiếng Việt hoặc tệ hơn là rút nhầm giấy tờ cần thiết?

Không chứng minh được tài chính?: Các lỗi bạn có thể gặp phải khi chứng minh tài chính như: không chứng minh được mối quan hệ nhân thân giữa người đi du học và người chi trả tài chính, sổ tiết kiệm không đủ. Bạn phải lưu ý theo dõi tỷ giá của tiền tệ tại thời điểm đó, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến số tài khoản trong sổ tiết kiệm của bạn. Có thể bạn đã tính đủ bằng Việt Nam đồng nhưng khi quy đổi sang ngoại tệ, tiền sụt giá có thể làm sổ tiết kiệm của bạn bị thiếu hụt.

“Gốc rễ” ngoại ngữ chưa ổn?: Mỗi quốc gia có một yêu cầu đầu vào ngoại ngữ khác nhau khi xin visa du học. Thông thường để đạt điều kiện đi du học ở các nước nói tiếng Anh, bạn cần ít nhất Ielts 5.0 cho các khóa học A level, dự bị đại học và 6.0 hệ sau đại học.

Đối với du học Pháp, bạn cần có tối thiểu 350-400 TCF (hoặc DELF B2), với sinh viên học bằng tiếng Anh tại Pháp, yêu cầu tối thiểu 200đ TCF (DELF A2).

Đối với du học Nhật Bản, bạn cần chứng chỉ tiếng Nhật cấp N5 hoặc tương đương.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác