Xin Visa Du Học Mỹ Có Khó Không / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Xin Visa Du Học Mỹ Có Khó Không

“Xin Visa du học Mỹ có khó không?” là câu hỏi của rất đông bạn học sinh – sinh viên có ý định du học tại cường quốc đứng hàng đầu thế giới này. Phải thừa nhận rằng, năm 2019-2020 có lẽ sẽ tiếp tục là một năm nhiều thách thức với những thắt chặt trong chính sách visa nhưng cũng không thiếu cơ hội đối với các bạn du học sinh Việt Nam đang ấp ủ cho mình một “giấc mơ Mỹ”.

Các loại Visa du học Mỹ cơ bản

Chính phủ Mỹ cấp ba loại visa du học khác nhau để phù hợp với từng đối tượng và mục đích du học của sinh viên quốc tế, bao gồm:

Visa Du học F: dành cho sinh viên học tại một trường đại học hoặc cao đẳng được công nhận tại Mỹ hoặc để học tiếng Anh tại một viện ngôn ngữ tiếng Anh

Visa Trao đổi J: để tham gia vào một chương trình trao đổi, bao gồm các chương trình học tập ở trường trung học và đại học

Visa Du học M: dành cho các chương trình học tập hoặc đào tạo không mang tính học thuật hoặc dạy nghề ở Mỹ

Thủ tục xin Visa du học Mỹ

Bước 1: Xác định mục tiêu và chuẩn bị kiến thức du học Mỹ

Mỹ là một đất nước có hệ thống giáo dục đa dạng và linh hoạt, cho phép du học sinh quốc tế lựa chọn bất kỳ ngành nghề yêu thích với cấp bậc phù hợp để khám phá và phát triển bản thân. Vậy nên, tìm được ngành nghề phù hợp với nguyện vọng và khả năng của mình là điều dễ dàng khi du học tại Mỹ.

Ngoài ra, bản thân mỗi sinh viên nên tìm hiểu rõ thông tin về trường học và cuộc sống tại nước Mỹ thông qua bạn bè, người thân, mạng xã hội hay các để có được hành trang vững chắc hơn.

Bước 2: Xin và nhận I-20 từ trường học tại Mỹ

Sinh viên sẽ phải nộp đơn xin nhập học và được một trường tại Mỹ chấp nhận (trường này phải được Chương trình Du học và Trao đổi Sinh viên (SEVP) xác nhận). Nếu trường chấp nhận, họ sẽ gửi một Mẫu I-20(*) và sinh viên sẽ hoàn thành mẫu đơn này để gửi lại cho họ. Và bạn sẽ nhận được “Giấy xác Nhận Sinh Viên I-20”.

Bước 3: Hoàn thành mẫu đơn xin visa du học Mỹ DS-160, đặt lịch hẹn phỏng vấn và đóng phí xin visa

Mẫu đơn xin Visa gọi tắt là DS-160 được điền trực tuyến. Sau khi hoàn thành đơn này, bạn sẽ nhận được 1 mã số DS-160 và đơn xác nhận DS-160. Tiếp theo, sinh viên thanh toán lệ phí phỏng vấn thông qua đường bưu điện. Cuối cùng, đặt một cuộc hẹn phỏng vấn xin Visa tại đại sứ quán Mỹ qua website. Khi cuộc hẹn đã được xếp để phỏng vấn, sinh viên sẽ nhận được Thư xác nhận lịch hẹn. Hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết kèm với Thư xác nhận lịch hẹn để mang đến buổi phỏng vấn.

Tham dự phỏng vấn, ngoài việc chuẩn bị bộ hồ sơ rõ ràng, bản thân sinh viên cần trình bày đầy đủ mục đích, lý do chọn du học Mỹ. Trung thực và thể hiện được bản sắc cá nhân là những yếu tố quan trọng giúp sinh viên có cơ hội nhận được Visa du học Mỹ cao hơn.

Không giống với các quốc gia khác, trong phỏng vấn visa Mỹ, bạn sẽ nhận được kết quả ngay sau khi phỏng vấn. Trong trường hợp sinh viên bị từ chối visa – hộ chiếu sẽ được các viên chức trao trả lại. Đối với trường hợp được cấp Visa – hộ chiếu sẽ được giữ lại tại văn phòng đại sứ quán và được hoàn trả lại 1 tuần sau đó.

(*) Mẫu đơn I-20 là mẫu đơn chính thức của Chính phủ Hoa Kỳ do các trường đã được chứng nhận cấp. Mẫu đơn I-20 có tác dụng như bằng chứng chấp thuận và có chứa thông tin cần thiết để thanh toán lệ phí SEVIS I-901, xin thị thực hoặc thay đổi tình trạng thị thực và để được nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Các giấy tờ cần thiết khi nộp đơn xin Visa du học Mỹ

Hộ chiếu hợp lệ có giá trị ít nhất sáu tháng kể từ thời điểm bạn lưu trú tại Mỹ (trừ khi được miễn trừ theo các thỏa thuận cụ thể của quốc gia)

Thư chấp nhận học tại một trường được SEVP chấp thuận kèm Mẫu I-20 của bạn

Thanh toán phí nộp hồ sơ cho Hệ thống Thông tin Du học và Trao đổi Sinh viên (SEVIS)

Đơn xin visa không định cư và trang xác nhận Mẫu DS-160

Một hoặc hai bức ảnh theo định dạng yêu cầu

Thanh toán lệ phí phỏng vấn với lãnh sự Mỹ tại Việt Nam

Thanh toán lệ phí an ninh cho Hệ thống thông tin du học & Trao đổi sinh viên (không phải phí nộp hồ sơ)

Đơn Xác nhận cuộc hẹn với lãnh sự Mỹ

Để nhận được visa du học Mỹ một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp, hãy liên hệ công ty tư vấn Du Học Đồng Thịnh. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn.

Xin Visa Du Học Đức Có Khó Không ?

Xin visa Đức là thủ tục quan trọng nhất khi bạn muốn du học Đức. Đức là một quốc gia đem đến cho sinh viên du học nhiều hứa hẹn về việc học tập trong một môi trường chuyên nghiệp, cơ hội việc làm cao và được miễn phí hoàn toàn học phí với hầu hết các trường đại học.

Vậy xin visa Đức có khó không? Xin visa Đức mất bao lâu? Với những yếu tố trên thì chắc chắn nước Đức sẽ là một quốc gia du học đáng mơ ước. Nhưng để du học Đức bạn cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về học vấn, thủ tục du học Đức.

Visa Đức là một trong số những yêu cầu cơ bản mà bạn cần có để có thể du học Đức. Vậy xin Visa Đức có khó không và mất bao lâu để lấy được? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều học sinh, sinh viên tại Việt Nam khi muốn du học Đức.

Hồ sơ xin visa đi Đức gồm những gì?

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc xin visa đi Đức có khó không đó là bạn cần phải hoàn thiện được hồ sơ xin visa. Những học viên muốn du học Đức nộp hồ sơ tới APS và sau khi xin được chứng chỉ APS bạn cần chuẩn bị những hồ sơ sau để xin visa du học Đức:

Giấy xin cấp thị lực dài hạn

Bạn cần chuẩn bị 2 bản tờ khai xin cấp thị lực, bản tờ khai này sẽ được lấy từ website của Đại Sứ Quán. Trong tờ khai bạn có thể khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh.

Ảnh chân dung

2 ảnh chân dung 3×4 với phông nền trắng, hãy chụp trực diện khuôn mặt của mình, chụp chuẩn theo yêu cầu.

– Hộ chiếu: Cần kiểm tra lại hộ chiếu của mình xem chúng đang còn giá trị hay không.

– Bảng liệt kê quá trình học tập từ lúc tốt nghiệp trung học phổ thông, ghi đầy đủ thời gian không đi học hay không đi làm cho đến thời điểm nộp hồ sơ.

Chứng minh tài chính

Bạn cần chứng minh được khả năng của mình cho thời gian lưu trú tại Đức bằng cách nộp những giấy tờ sau:

+ Giấy cam kết bảo lãnh: Điều này chỉ sử dụng với những trường hợp có người thân bảo lãnh tại Đức. Người thân của bạn sẽ phải đến Sở ngoại Kiều để hoàn thiện những thủ tục này theo hướng dẫn.

+ Giấy chứng nhận về tài khoản phong tỏa của bạn: Bạn sẽ thực hiện ở ngân hàng của Đức tại Việt Nam hoặc cũng có thể là những ngân hàng được nước Đức chấp nhận như Vietinbank, Vietcombank,….Số tiền tối thiểu bạn cần có trong tài khoản của mình đó là 8.040 – Euro. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc khi xin visa Đứ c. Và tài khoản của bạn là tài khoản được phong tỏa, mỗi tháng bạn chỉ được sử dụng số tiền quy định đó là 670 Euro.

+ Giấy chứng nhận có bảo lãnh: giấy chứng nhận này được cung cấp của ngân hàng Đức với số tiền mỗi năm là 8.040 Euro.

+ Giấy chứng nhận học bổng: giấy chứng nhận học bổng từ trường đại học tại Đức, đơn vị cấp học bổng cho bạn. Điều này áp dụng cho những bạn nhận được học bổng bởi các trường đại học tại Đức.

+ Chứng chỉ APS: Trong trường hợp không cần nộp loại chứng chỉ này đó là du học sinh du học tại Master, nước Đức. Bạn có thể hiểu đơn giản là những trường hợp đã tốt nghiệp trường đại học tại Việt Nam.

– Một số giấy tờ khác: Giấy thông báo nhập học của trường đại học tại Đức mà bạn đã nhận được và có điều kiện kèm theo hoặc cũng có thể là giấy chứng nhận đăng ký trước suất học tại trường cao đẳng hay đại học tại Đức. Ngoài ra, bạn cũng có thể nộp giấy chứng nhận của cơ quan thẩm định hồ sơ và trong trường hợp cần thiết đó là:

+ Chứng nhận đăng ký về một khóa học tiếng Đức

Để xin visa thì đây cũng là một trong những điều kiện cần. Ngoài hồ ơ gốc thì bạn cần nộp thêm hai bản hồ sơ phô tô. Bộ hồ sơ gốc sẽ được trả lại cho bạn sau khi có quyết định ở hồ sơ xin cấp thị lực.

Với những trường hợp cụ thể có thể bạn sẽ phải nộp thêm một số những tờ khác, việc này bạn sẽ được thông báo bằng văn bản.

Nộp hồ sơ để xin visa đi Đức

Bộ hồ sơ bạn nộp xin visa Đức phải được làm thành 3 bộ trong đó có 1 bộ gốc và 1 bộ phô tô. Với mỗi bộ cho vào túi riêng và hãy sắp xếp theo trình tự để người làm thủ tục có thể dễ dàng kiểm tra được bộ hồ sơ của bạn. Bộ hồ sơ gốc được sử dụng để đối chiếu và nhân viên làm thủ tục xin visa sẽ thu hai bộ hồ sơ phô tô cùng với hộ chiếu bản gốc. Để thực hiện, bạn nộp lệ phí đó là 60 Euro, hãy giữ lại biên lai nộp tiền khi nhân viên đưa cho bạn.

Xin visa Đức có khó không?

Xin visa Đức có khó không sẽ phụ thuộc vào việc bạn có hoàn thành những thủ tục giấy tờ bên trên hay không. Khi có đầy đủ giấy tờ thì xin visa sẽ rất đơn giản, vì vậy mà bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ của mình đầy đủ và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nộp để tránh nhầm lẫn phải làm lại, sẽ khiến bạn tốn kém về thời gian và chi phí.

Mất khoảng bao lâu thì được lấy?

Thời gian xét hồ sơ visa du học Đức khoảng 4 tuần nếu bạn có một bộ hồ sơ đầy đủ. Điều này nhân viên đại sứ quán sẽ thông báo thời gian để bạn tới lấy visa của mình. Đến lấy visa hãy nhớ mang theo biên lai thu tiền 60 Euro mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên.

Quá trình xin visa Đức đòi hỏi bạn cần phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian của mình. Bởi vậy hãy kiên trì và chuẩn bị đầy đủ những thủ tục cần thiết để quá trình xin visa không làm ảnh hưởng đến việc đi du học Đức của bạn.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về xin visa Đức, hãy liên hệ trực tiếp với Trung tâm XKLĐ và Du học Văn Minh để được tư vấn và hoàn thành thủ tục một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Xin Visa Du Học Úc Có Khó Không?

Lộ trình học tập không phù hợp

Không hoàn chỉnh hồ sơ và yêu cầu làm Visa

Giả mạo hoặc che giấu thông tin

Hồ sơ tài chính không tốt

Cuộc phỏng vấn của bạn với Đại sứ quán không tốt

Không có động lực rõ ràng

Và có một số tỉnh/thành thuộc diện xin Visa du học khó….

Đó là những lí do nổi bật nhất khiến bạn bị trượt Visa du học Úc, ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân khác nữa khiến bạn không thể nhận được Visa du học như hồ sơ của bạn mập mờ, bạn bị bệnh…Theo như các cuộc khảo sát, đa số các lí do thất bại của du học sinh khi xin visa là do không chuẩn bị tốt trong vòng phỏng vấn xin visa Úc. Khi phỏng vấn sinh viên Việt Nam có rất nhiều bạn thật sự mù mờ hoặc không nói được lý do tại sao bạn chọn ngành đó. Trường thì không muốn đánh trượt học sinh những khi nếu trường biết hồ sơ này chắc chắn không đạt visa thì họ sẽ đánh trượt luôn vì mỗi học sinh bị trượt visa sẽ ảnh hưởng đến rating của trường. Điều đó đã lấy đi cơ hội được đi du học của rất nhiều người.

Tuy nhiên, nếu nhân viên xét duyệt visa cảm thấy còn nhiều điểm cần làm rõ ở hồ sơ của bạn, họ sẽ gọi điện để thẩm định. Trong trường hợp này, nếu bạn trả lời tốt, thể hiện được mục đích du học chính đáng, chứng minh được khả năng tài chính của mình bằng giấy tờ xác thực,.. thì hồ sơ của bạn sẽ được thông qua. Còn không, bạn không thuyết phục được lãnh sự, không cung cấp đủ giấy tờ thì hồ sơ của bạn có nguy cơ rớt cực cao. Câu trả lời “Xin Visa du học Úc có khó không? ” được rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên tự hỏi và điều đó phụ thuộc 80% vào chính bản thân bạn.

Kinh nghiệm xin Visa du học Úc – Hãy thành thật

Không làm bất cứ giấy tờ giả nào. Điểm của bạn chỉ 5.5? Không lo, vì có trường nhận học sinh 5.5 vào học, bạn tuyệt đối không làm hồ sơ giả, vì như vậy là tự đẩy bạn vào ngõ cụt. Một khi hồ sơ của bạn bị nhận diện là giả, bạn hầu như không có cơ hội khác. Không chỉ Úc mà ở Anh, nếu bạn bị phát hiện là làm hồ sơ giả, bạn bị cấm 10 năm- không được nộp hồ sơ vào Anh;

Cần phải có khả năng chứng minh được năng lực tài chính theo cách nào đó: sổ tiết kiệm, bất động sản, thu nhập…

Đừng đi du học khi mục đích không phải là du học. Khi bạn bỏ học hay trốn học là khi bạn bắt đầu cuộc sống bất hợp pháp ở nước ngoài. Ở Việt Nam, những người sống bất hợp pháp sống thế nào? Chui nhủi: không dám làm việc/ ăn/ chơi/ yêu… công khai. Ở nước ngoài, một người sống bất hợp pháp cũng vậy. Với chính sách nhập cư ngày càng chặt chẽ, hơp lý, các bạn một khi đã phạm luật sẽ không thể xin định cư. Nếu các bạn bị bắt quả tang đang sống bất hợp pháp, các bạn sẽ bị trục xuất về nước, bị thu tiền nong, bị ghi sổ đen- không được quay lại Úc trong một thời gian và bố mẹ, anh chị em của bạn hay con của bạn sau này muốn vào Úc, sẽ rất khó khăn, do gia đình đã có người có lịch sử vi phạm luật nước Úc;

Tìm đến các công ty tư vấn du học nghiêm túc, nếu các bạn cần hỗ trợ về kiến thức, thủ tục du học, du học… Có thể bạn vẫn nghĩ họ là ‘cò’ du học, nhưng trên thực tế các công ty này được đào tạo bài bản, làm việc có trách nhiệm, có lương tâm và vì học sinh. Họ cũng là những người có kinh nghiệm, có thể giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn… một cách hợp pháp. New Ocean là một trong những Công ty tư vấn du học có kinh nghiệm du học trên 12 năm, New Ocean đã đưa hàng trăm các bạn học sinh, sinh viên thực hiện ước mơ du học của mình dễ dàng cùng với đó là liên kết với các trường Đại học uy tín ở Úc hàng đầu. Với mong muốn đem lại cho du học sinh tương lai một chặng đường du học tốt nhất, New Ocean không ngừng học hỏi, sáng tạo và tìm hiểu những lộ trình tốt dành cho các bạn.

Có một thông tin du học Úc rất tốt cho các bạn du học sinh tương là học sinh hoàn toàn có thể du học Úc mà không cần phải có chứng chỉ IELTS. Vì thế nếu bạn chưa có thời gian để học tiếng Anh lấy chứng chỉ hay chưa đủ khả năng để lấy chứng chỉ này thì vẫn có thể yên tâm để chuẩn bị các bước tiếp theo trong quá trình xin visa của mình.

Trong trường hợp có phỏng vấn thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị thật tốt cả về tâm lý và những thông tin cần ghi nhớ có trong hồ sơ xin visa và thông tin về khóa học (thời gian học, học phí, cấu trúc khóa học, tên các môn học…)

Bạn cần chọn đúng loại visa du học Úc: Một nguồn thông tin hữu ích khác cần biết là trang web của Bộ Nhập Cư và Quốc Tịch Australia (DIAC). Ở đây, bạn có thể vào mục Thanh Công Cụ Hướng Dẫn về Visa để tìm hiểu về loại visa tương thích với hồ sơ của bạn.

Một số thuật ngữ cần chú ý khi làm hồ sơ du học Úc: Trong quá trình làm hồ sơ du học Úc, có rất nhiều khái niệm khiến các bậc huynh và các bạn sinh viên khá lúng túng khi tiếp cận, chẳng hạn như:

Các thông tin du học Úc bổ sung khác khi làm hồ sơ

– Visa du học: Đó là thị thực được Bộ di trú của một quốc gia cấp để du học sinh phép nhập cảnh và theo học một hay nhiều chương trình ở nước đó. – Letter of offer: Đó là thư chấp nhận học với các thông tin đầy đủ về khóa học, học phí cũng như thời gian học.

Sau Tuổi 25, Xin Visa Du Học Mỹ Liệu Có Khó Không?

Vì sao không giới hạn tuổi khi du học Mỹ

Ngày nay vẫn còn rất nhiều người vừa du học vừa đi làm và họ đã bước qua ngưỡng tuổi 25. Thậm chí, có người trên 30 tuổi hay 40 tuổi vẫn đi du học Mỹ như thường. Những con người ấy sẽ học cấp bâc thạc sỹ, tiến sỹ nhằm nâng cao học hàm, học vị của mình. Họ là những còn người từng phải dừng lại việc học để bôn ba kiếm sống hay vì thiên chức làm cha làm mẹ.

Nhưng dù vì bất cứ lý do nào đi nữa, thì họ chắc chắn luôn mang trong mình lòng hiếu học không bị giới hạn bởi tuổi tác. Các trường đại học Mỹ luôn mở rộng cánh cửa chào đón. Các sinh viên du học Mỹ qua tuổi 25 luôn mang trên mình những gánh nặng vô hình như tài chính, cá nhân, gia đình, con cái, cha mẹ thậm chí là thời gian.

Lợi thế khi bạn du học Mỹ ở độ tuổi ngoài 25

Nếu bạn luôn cảm giác tự ti và chạnh lòng về tuổi tác khi nghĩ đến con đường du học Mỹ thì hãy nhớ những ưu điểm sau đây của người qua tuổi 25:

Bạn sẽ luôn có những trải nghiệm thực tế mà sách vở lý thuyết không thể nào mang lại cho bạn được.

Điều kiện tuyển sinh của các chương trình đào tạo Thạc sỹ (MBA là phổ biến nhất) thường ưu cầu sinh viên có kinh nghiệm 2 năm trước khi đi du học Mỹ.

Bạn có nhiều quan điểm độc đáo, sắc sảo, góc cạnh, bao quát và không bị gò bó trong từng hoạt động như làm bài tập, thuyết trình,…

Bạn học tập có chọn lọc, không ôm đồm cũng như ít bị xao nhãng bởi các cuộc vui thời sinh viên hơn.

Bạn hiểu rõ giá trị của thời gian, tiền bạc và công sức cũng như biết cách phân chia thời gian học lý khi ôn tập và học hành trên lớp.

Hãy ghi nhớ những điểm mạnh của mình để trong quá trình thuyết phục người phỏng vấn, bạn thể hiện ra quyết tâm và lòng ham học hỏi của mình. Bên cạnh đó, bạn phải luôn nhấn mạnh việc bạn sẽ quay về để phục vụ quê hương đất nước hay vì bạn còn các mối bận tâm ở nhà như gia đình, ông bà, tài sản thừa kế,…

Những tiêu chuẩn khi xin visa du học Mỹ của người qua 25 tuổi

Những điều kiện du học Mỹ của người qua 25 tuổi không có gì quá khác so với người trước 25 tuổi cả. Nhưng bạn luôn cần ghi nhớ điều kiện nhập học của bạn với IELTS tối thiểu trên 6.0 để dự bị thạc sỹ, hay có bằng đại học hoặc chứng chỉ PG CET/Dip (sau đại học) và điểm IELTS trên 6.5 để lên thạc sỹ, …

Mỗi một cấp bậc, thì luôn có những yêu cầu riêng. Bất kể bạn lấy thạc sỹ chuyên ngành như MSc, Med, MA, LLM hay thạc sỹ nghiên cứu như Mphill, Mres,… thì luôn phải chú ý yêu cầu riêng biệt của nó. Thông thường một chương trình thạc sỹ hay tiến sỹ kéo dài 2 đến 4 năm tùy vào năng lực từng người.