Xin Visa Đi Du Học Pháp / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Xin Visa Đi Pháp Du Học Có Khó Không

Xin visa đi Pháp du học phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Nếu so sánh giữa việc xin visa đi Pháp du lịch, công tác hay thăm thân nhân thì có lẽ xin visa đi du học sẽ gặp nhiều trở ngại hơn. Bởi ngoài việc thực hiện theo đúng các thủ tục xin visa Pháp cần thiết thì đầu tiên các đối tượng này phải vượt qua vòng phỏng vấn tại Campus France – Cơ quan hành chính quản lý hồ sơ du học Pháp. Lãnh sự quán Pháp sẽ dựa vào các nhận xét đánh giá từ cuộc phỏng vấn này để đưa ra quyết định cấp visa.

– Các giấy tờ, thông tin được khai báo trong hồ sơ phải đảm bảo tính trung thực và minh bạch.

– Đương đơn phải chứng minh được mục đích chuyến đi rõ ràng, tránh sự nghi ngờ sang Pháp nhập cảnh trái phép sau khi hết hạn visa và không quay về nước.

– Đảm bảo đủ điều kiện tài chính cho suốt thời gian lưu trú học tập tại Pháp (Lãnh sự quán không chấp nhận những trường hợp có khả năng nghỉ học để đi làm).

– Bạn càng chứng minh được với Lãnh sự quán bạn là người văn minh, đủ nhận thức để không làm sai các quy định cũng như gây ra các thiệt hại xấu cho đất nước họ thì việc xin visa đi Pháp du học sẽ dễ dàng hơn.

Một vài lưu ý giúp xin visa đi Pháp du học thành công Trang bị kỹ năng phỏng vấn Campus France

Các đối tượng công dân Việt Nam có mong muốn đến Pháp học tập và nghiên cứu đều phải vượt qua vòng phỏng vấn này. Ngoài việc chuẩn bị hồ sơ, bạn cũng cần có kỹ năng phỏng vấn tốt. Vì kết quả phỏng vấn tốt sẽ tạo được ấn tượng với Lãnh sự quán Pháp. Do đó, càng tăng khả năng đậu visa hơn.

Mặc dù nhận được đánh giá tốt hay xấu thì khi tham gia phỏng vấn Campus, bạn cũng được cấp chứng nhận. Cho nên, không ít ứng viên chủ quan cho rằng cuộc phỏng vấn này không quan trọng nên không có sự đầu tư chuẩn bị kỹ lưỡng.

Visa Pháp du học được chia thành nhiều loại tùy vào thời gian mà bạn có ý định lưu trú học tập, nghiên cứu. Và đương nhiên hồ sơ của bạn cũng được xét duyệt nhanh chóng hơn nếu lựa chọn xin visa đúng loại theo yêu cầu. Cụ thể

– Khóa học ngắn hạn dưới 3 tháng thì nên xin visa Schengen (Court séjour pour etude). Với loại visa này bạn còn được phép đến một số nước trong khu vực Schengen nhưng không thể xin gia hạn khi hết thời gian lưu trú cho phép.

– Khóa học dài hạn khoảng 6 tháng thì nên xin loại visa dài hạn tạm thời (Visa de long séjour temporaire pour études).

– Khóa họa kéo dài lâu hơn 6 tháng thì nên xin visa dài hạn (Visa de long séjour pour études). Loại visa này sẽ có thời gian chuẩn bị hồ sơ và xét duyệt lâu hơn.

– Đặc biệt, với những trường có yêu cầu dự thi đánh giá thì bạn cần phải xin visa thi đầu vào (Visa de court séjour étudiant concours). Nếu có kết quả tốt ở kỳ thi này thời hạn lưu trú tối đa khi nộp hồ sơ là một năm.

Ngoài việc lựa chọn đúng trường phù hợp và nộp hồ sơ xin nhập học đúng lúc thì trình độ ngoại ngữ cũng có tính quyết định đến khả năng có đậu visa du học Pháp không. Theo quy định, Đại sứ quán Pháp yêu cầu ứng viên phải có ít nhất 1 trình độ ngoại ngữ tiếng Anh (IELTS 6.0) hoặc tiếng Pháp (tối thiểu 400 điểm TCF hoặc DELF B2)

Do đó, để xin visa đi Pháp du học thành công bạn cũng cần có sự đầu tư ngoại ngữ đúng cách. Cần tìm hiểu cụ thể về những yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ để lựa chọn khóa học phù hợp.

Tham khảo bài viết: Visa Pháp và toàn bộ quy trình thủ tục cần biết

Chuẩn bị hồ sơ khoa học

Bên cạnh những lưu ý kể trên thì tình trạng hồ sơ là yếu tố có tính quyết định đến khả năng đậu hay rớt visa nhất. Cho nên, bạn cần chú tâm trong việc chuẩn bị các giấy tờ cần thiết. Đặc biệt là viết CV và thư xin học khi nộp đơn phỏng vấn Campus. Việc sắp xếp trình bày hồ sơ khoa học cũng là điểm cộng lớn để Đại sứ quán Pháp đánh giá trình độ cũng như nhận thức của bạn. Với những người được đánh giá cao về sự trung thực, kỹ lưỡng và nghiêm túc khi xin visa đi Pháp du học sẽ dễ đậu hơn

Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục cần thiết, vui lòng liên hệ chúng tôi

Trụ sở chính: ĐC: 251/1 Nguyễn Văn Trỗi – Phường 10 – Q. Phú Nhuận – Tp. Hồ Chí Minh Tòa nhà NK Office Tel: 0914 977 234 – 08 3997 4168

Địa chỉ liên hệ tại Đà Nẵng ĐC: 31 Trần Phú, P.Phước Ninh, Q. Hải Châu – Tp. Đà Nẵng Tòa nhà DNC Office Tel: 0914 977 234 – 05116290888

Địa chỉ liên hệ tại Hà NộiĐC: Phòng 204, tầng 2 -số 18 Yên Ninh – Ba Đình – Hà Nội Tel: 0914 977 234

Hướng Dẫn Xin Visa Du Học Pháp

Việc cấp visa cho một người nước ngoài du học tại Pháp không hề dễ dàng. Kinh nghiệm xin visa du học cho thấy, nếu bạn đã từng để trượt visa một lần thì sẽ rất khó khăn trong việc xin visa cho những lần tiếp theo. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là cần tìm hiểu kỹ mọi thủ tục và nên được tư vấn trước khi xin visa du học, tránh trường hợp để trượt visa vì những lý do không đáng.

Để xin visa du học Pháp, trước hết bạn cần có một bộ hồ sơ đầu đủ. Việc chuẩn bị hồ sơ tốt sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm từ Đại sứ quán Pháp. Thông qua hồ sơ, họ sẽ thấy được trình độ kiến thức, mức độ am hiểu về trường học, ngành học và kế hoạch học tập cụ thể của bạn. Đồng thời họ sẽ đánh giá năng lực và quyết định xem bạn có đủ tiêu chuẩn để phỏng vấn visa hay không.

Kèm theo hồ sơ xin visa, bạn sẽ phải nộp thêm lệ phí xin visa: 50 euro, tương đương 1.300.000 VNĐ. Đối với những bạn được cấp học bổng từ Pháp, bạn sẽ không cần nộp khoản lệ phí này. Để tránh những rủi ro và không được trả lệ phí, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

02 tờ khai xin visa dài hạn;

03 ảnh mới nhất (nền trắng; 3,5×4,5)

Hộ khẩu gia đình đã được dịch và công chứng;

Bản sao hộ chiếu (còn hiệu lực nhiều hơn 6 tháng so với hiệu lực của visa;

Giấy khai sinh (công chứng dịch sang tiếng Pháp);

Giấy chứng nhận đã qua vòng phỏng vấn tại CampusFrance;

Giấy bảo lãnh đối với những bạn du học sinh khi đặt chân tới Pháp chưa đủ 18 tuổi (theo mẫu của Đại Sứ Quán, hợp đồng điện nước và thẻ cư trú “Titre de sejour” của người bảo lãnh;

Các giấy tờ chứng minh trình độ học vấn của bạn (chứng chỉ nhập học, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông bản sao hay thẻ sinh viên…);

Giấy chứng nhận đăng ký học hoặc đã được chấp nhận tại một trường đại học của Pháp;

Chứng chỉ trình độ tiếng Pháp (TCF…);

Giấy tờ chứng minh tài chính;

Chứng nhận chỗ ở tại Pháp;

Điền giấy OFII để Đại sứ quán Pháp đóng dấu khi được cấp visa.

Sau khi đã được duyệt hồ sơ và bước vào vòng phỏng vấn thì việc còn lại của bạn là cố gắng luyện tập phỏng vấn thật tốt và tự tin giải quyết các vấn đề phát sinh. Đại sứ quán có thể sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi khác nhau nhằm xem xét bạn có đủ tiêu chuẩn để du học tại Pháp hay không.

Cách chuẩn bị hồ sơ: Để hồ sơ của bạn gấy được ấn tượng với nhà tuyển sinh, bạn cần chú ý đến cách viết và cách trình bày hồ sơ, đặc biệt là CV và thư xin học, bởi đây là hai loại giấy tờ do chính bạn viết và thể hiện được năng lực, tính cách của bạn. Thực tế là đã có nhiều hồ sơ có bảng điểm đẹp nhưng vì cách viết thiếu sự trau chuốt nên không được chấp thuận.

Thời hạn làm hồ sơ: Bạn sẽ phải làm hồ sơ du học trước tháng 3 hàng năm. Điều này có nghĩa là nếu muốn học đại học tại Pháp thì bạn phải làm hồ sơ từ năm lớp 11 THPT chứ đừng chờ đến năm cuối THPT vì như vậy sẽ không kịp để hoàn thành hồ sơ du học.

Chọn trường gửi hồ sơ: Việc chọn trường rất quan trọng bởi nếu ngành học của bạn không tương thích với hồ sơ thì hồ sơ của bạn sẽ không được chấp thuận. Ví dụ bạn đã học xong đại học tiếng Anh thương mại và muốn nộp hồ sơ học chuyên ngành Master thương mại tại Pháp thì hồ sơ sẽ bị loại bởi chuyên ngành ngôn ngữ không được chuyển tiếp sang học thạc sĩ kinh tế.

Về tác giả

Xin Visa Du Học Pháp Dễ Hay Khó?

Việc cấp visa cho một người sang Pháp học không đơn giản như “dán tem lên một chiếc phong thư” – ông Eric Marsault (Tổng phụ trách bộ phận visa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) khẳng định khi đối thoại với những bạn trẻ có nhu cầu sang Pháp du học.

Điều này cũng dễ hiểu khi một người được cấp visa vào Pháp thì có thể nhập cảnh 26 quốc gia châu Âu nằm trong khối Schengen.

Các bậc phụ huynh và các em học sinh được tư vấn trực tiếp trong Ngày hội giáo dục đại học Pháp.

Các bước nộp đơn xin visa sinh viên và visa trao đổi du học Pháp

Nộp hồ sơ xin visa học sinh, sinh viên vào Pháp là một thủ tục hành chính cần thiết. Tổng phụ trách bộ phận visa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cho biết, thủ tục gồm 4 bước.

Đầu tiên, bạn phải qua được vòng phỏng vấn tại Campus France Vietnam.

Sau đó, nộp hồ sơ yêu cầu cấp thị thực tại Trung tâm TLScontact. Hồ sơ sẽ được xét duyệt bởi Đại sứ quán Pháp. TLScontact không đóng bất kỳ vai trò quyết định nào trong việc duyệt cấp thị thực.

Hồ sơ xin thị thực bao gồm:

* Danh sách các giấy tờ cần cung cấp đối với thị thực dài hạn sinh viên

* Danh sách các giấy tờ cần cung cấp để xin thị thực dài hạn dành cho sinh viên tuổi vị thành niên (chưa đủ 18 tuổi tính đến ngày khởi hành đi Pháp)

* Mẫu tờ khai xin thị thực dài hạn điền một cách rõ ràng, có ghi ngày tháng năm và ký

* Mẫu tờ khai OFII trong đó phải điền phần đầu của tờ khai, là “RUBRIQUES A REMPLIR LORS DE LA DEMANDE DE VISA” (phòng Lãnh sự sẽ điền các ô ở giữa trang: “CADRE RESERVE AU CONSULAT” và trả lại đương đơn cùng với hộ chiếu). Giấy này bắt buộc phải mang theo khi sang Pháp.

Giấy chứng nhận khác (tuỳ trường hợp) :

* Giấy phép của cha mẹ

* Giấy chứng nhận bảo lãnh

* Giấy cam kết bảo lãnh tài chính

Lệ phí hồ sơ: Số tiền đồng Việt Nam tương đương 50 Euros theo tỷ giá quy đổi vào ngày nộp hồ sơ (tỷ giá quy đổi được niêm yết cạnh cổng vào Đại sứ quán). Đương sự phải mang đúng số tiền cần nộp vì phòng Lãnh sự không trả lại tiền lẻ thừa.

Tiếp theo, Đại sứ quán Pháp sẽ xem xét hồ sơ visa trong thời gian từ 10 – 15 ngày.

Cuối cùng, người xin cấp thị thực quay trở lại Trung tâm TLScontact để nhận hồ sơ.

Ông Eric Marsault, Tổng phụ trách bộ phận visa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam nhấn mạnh, xin visa cũng giống như khi bạn muốn sang thăm nhà một người nào đó, họ sẽ chỉ cho bạn vào nhà khi họ thực sự tin tưởng bạn.

Do đó, hồ sơ xin visa phải đáp ứng được các tiêu chí như đảm bảo các thông tin trung thực, có mục đích rõ ràng, không có các yếu tố thiếu minh bạch; đảm bảo điều kiện tài chính có thể chi trả cho toàn khóa học (nghĩa là bạn sẽ không phải nghỉ học để đi làm); chứng minh được mình đủ nhận thức, văn minh để không làm thiệt hại về lợi ích của đất nước bạn đến và đảm bảo không trốn ở lại sau khi hết hạn visa.

Đông đảo phụ huynh, học sinh tham dự đang lắng nghe về visa du học Pháp.

Những điều thắc mắc về visa du học Pháp Xin visa chính xác bao lâu thì được?

Điều đó còn tuỳ thuộc vào tình hình từng thời điểm. Thời hạn nộp visa ở Lãnh sự quán (LSQ) Pháp sớm nhất là 90 ngày và muộn nhất là 15 ngày trước ngày khởi hành.

Có những yêu cầu cụ thể như thế nào để qua vòng phỏng vấn?

Vòng phỏng vấn chỉ diễn ra tại Campus France, ở LSQ không có phỏng vấn. Đại sứ quán (ĐSQ) sẽ dựa vào đánh giá, ý kiến đề xuất của Campus France để xem xét hồ sơ.

Trong trường hợp nhận được giấy nhập học nhưng không xin được visa thì phải làm thế nào?

Nếu không may hồ sơ chưa đầy đủ, bị từ chối visa thì bạn phải chuẩn bị lại giấy tờ. Ngay khi bạn cảm thấy hồ sơ minh bạch, rõ ràng thì bạn cứ nộp lại càng sớm càng tốt.

Đại sứ quán cũng rất hiểu tâm trạng của nhiều sinh viên Việt Nam bối rối nên chưa chuẩn bị hồ sơ được đúng yêu cầu nên khuyên các bạn phải chuẩn bị kĩ, cẩn thận, tránh sai sót để đỡ mất thời gian.

Nếu bị từ chối visa một số lần thì liệu có bị từ chối vĩnh viễn?

Trong trường hợp visa của bạn bị từ chối, bạn hoàn toàn có thể nộp đơn xin visa lại. Cái quan trọng chính là thông tin chính xác. Điều đó sẽ làm cho các viên chức lãnh sự xem xét cấp visa.

Bao giờ phải xin cấp visa lại?

Thời hạn ĐSQ Pháp tại Việt Nam cấp visa học sinh, sinh viên tối đa là 12 tháng. Sau đó, muốn gia hạn visa thì phải làm thủ tục đó tại Sở cảnh sát địa phương nơi sinh viên đó đang theo học.

Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể gia hạn thêm từ một đến hai năm. Nếu vẫn tiếp tục theo chương trình đang học, thủ tục khá đơn giản. Nhưng nếu muốn chuyển sang ngành học khác, thủ tục sẽ phức tạp hơn.

“Làm thế nào để biết phải xin visa loại nào?

Phụ thuộc vào thời gian mà bạn dự tính học ở đây mà sẽ quyết định việc bạn sẽ phải nộp hồ sơ xin thị thực nào.

Nếu bạn tham gia khóa học ngắn hạn dưới 3 tháng như các khóa tiếng Pháp hoặc một kỳ học ngắn hạn thì bạn nên nộp đơn xin visa Schengen (Court séjour pour etude). Tuy visa này miễn phí nhưng bạn sẽ không thể xin gia hạn.

Visa dài hạn tạm thời (Visa de long séjour temporaire pour études) sẽ cho phép bạn ở lại Pháp và học tập trong sáu tháng.

Nếu bạn định học một khóa dài hạn ở Pháp như để lấy bằng chẳng hạn và kéo dài trên 6 tháng thì bạn sẽ cần visa dài hạn (Visa de long séjour pour études).

Nếu trường đại học mà bạn ứng tuyển yêu cầu bạn đến dự thi để được đánh giá thì bạn sẽ cần xin loại visa thi đầu vào (Visa de court séjour étudiant concours). Khi bạn làm tốt ở kỳ thi đầu vào, bạn có thể sẽ được nộp hồ sơ xin phép được lưu trú một năm.

“Chúng tôi sẽ đảm bảo việc xin visa diễn ra nhanh chóng và khi rời khỏi Đại sứ quán, các bạn đều cảm thấy nơi đó rất nồng hậu và hiếu khách.

Đối với visa dành cho sinh viên đi học tại Pháp, ngoài được đi làm thêm tối đa 20 giờ/ tuần thì các bạn còn được tận hưởng những hỗ trợ về nhà ở.

Chúng tôi cũng hy vọng rằng các bạn học sinh, sinh viên sẽ có quyết định sáng suốt khi lựa chọn học tập ở Pháp với một chương trình học, hệ thống trường học nổi tiếng được thế giới công nhận”, ông Eric Marsault – Tổng phụ trách bộ phận visa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chia sẻ.

Hồng Vân

​Điểu Kiện Để Xin Visa Du Học Pháp

Tất tần tật thông tin về du học Pháp và Visa du học Pháp 

1. Điều kiện học Đại học năm nhất tại Pháp

Theo quy định của chính phủ Pháp, để du học bậc Đại học tại Pháp, ứng viên phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có giấy báo đỗ 1 trường Đại học tại Việt Nam

– Có chứng chỉ tiếng Pháp tối thiểu 250 TCF trước khi ghi danh vào trường và làm thủ tục xin visa

– Học lực khá trở lên

– Trong trường hợp bạn du học Pháp chương trình tiếng Anh thì phải có chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL để xin giấy ghi danh.

2. Điều kiện học thạc sĩ tại Pháp

Điều kiện chung là bạn phải có bằng tốt nghiệp Đại học với điểm trung bình đạt loại Khá trở lên.

Đối với những bạn đăng ký học chương trình bằng tiếng Pháp, bạn phải có chứng chỉ TCF trên 400 hoặc DELF B1 trở lên với điểm viết ít nhất đạt 10 điểm.

Đối với bạn đăng ký học chương trình thạc sĩ bằng tiếng Anh, bạn phải có chứng chỉ IELTS 5.5 trở lên.

3. Điều kiện học Tiến sĩ tại Pháp

Để học Tiến sĩ tại Pháp, bạn phải có bằng thạc sĩ Châu  Âu (The European Master). Đồng thời, có chứng chỉ tiếng Anh IELTS hoặc TOEFL đáp ứng yêu cầu của từng trường và phải trình bày được một công trình nghiên cứu của mình, cũng như có đủ năng lực, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu của ngành học và quá trình nghiên cứu.

4. Một số lưu ý

Đối với ngành học thuộc về kiến trúc và kĩ thuật, bạn phải dưới 26 tuổi và cần nộp thêm tranh vẽ cho chính bạn thực hiện để nhà trường đánh giá năng lực của bạn.

Đối với các trường đào tạo ngành y và dược, bạn phải học lại từ đầu khi đăng ký học ngành này tại Pháp vì bằng tại Việt Nam không được chấp nhân.

Đối với các trường lớn và uy tín tại Pháp, bạn phải học hai năm dự bị và phải có kết quả học tập đạt loại tốt mới có thể theo học.

Riêng bậc học thạc sĩ và tiến sĩ, mỗi trường học, ngành học đều có quy định rất khắt khe, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ yêu cầu của từng trường để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Để đi du học Pháp và các nước châu Âu khác, quan trọng nhất có lẽ là vấn đề xin thị thực (Visa). Rất nhiều người có tiền muốn du học châu Âu nhưng do không đủ điều kiện hoặc không hiểu rõ quy định của cơ quan lãnh sự nên bị từ chối cấp Visa Pháp. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số điều quan trọng mà người xin visa du học Pháp phải chuẩn bị như sau:

Tóm lại, viên chức lãnh sự sẽ căn cứ vào hồ sơ chứng minh rằng người xin visa có nhiều mối quan hệ ràng buộc tại Việt Nam, điều này đồng nghĩa với việc người xin visa không có ý định ở lại châu Âu và sẽ quay trở về Việt Nam sau chuyến đi.

1. Bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với những bạn vừa tốt nghiệp cấp ba đã quyết định du học Pháp)

2. Bảng điểm THPT, giấy báo trúng tuyển một trường đại học tại Việt Nam.

3. Bảng điểm, bằng tốt nghiệp đại học đối với các thí sinh đã hoàn thành chương trình đại học tại Việt Nam.

4. Giấy chứng nhận bằng tiếng Pháp.

5. Bản sao giấy khai sinh, chứng minh thư hoặc hộ chiếu.

1. Hồ sơ: Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ về thông tin. Hồ sơ và tờ khai phải khớp nhau về thông tin cá nhân tránh trường hợp mất thời gian do phải làm lại hồ sơ. Sau đó, bạn đừng quên tham khảo cách sắp xếp hồ sơ tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán để thuận tiện hơn trong việc đối chiếu thông tin với người phỏng vấn.

2. Khi có lịch hẹn phỏng vấn: Bạn hãy chuẩn bị cho mình đầy đủ những giấy tờ cần thiết, đồng thời, mang theo những bức ảnh chụp chung với gia đình của mình tại Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ và các loại giấy tờ chứng minh bạn có quan hệ ràng buộc chặt chẽ với Việt Nam và không có ý định ở lại Pháp.

3. Đại sứ quán/ Lãnh sự quán ngày càng thắt chặt hơn vấn đề xin visa nên việc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và có sự chứng nhận của chính quyền địa phương là rất quan trọng. 

4. Khi đi phỏng vấn: Bạn hãy mặc thật lịch sự và tạo tâm thế thoải mái nhất để có thể tự tin trả lời các câu hỏi. Thời gian phỏng vấn chỉ vỏn vẹn 1 đến 2 phút nên bạn hãy tập trung trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm câu hỏi.

5. Không thể phủ nhận việc đạt visa Pháp có phần may rủi. Do đó, nếu đã cố gắng mà vẫn không đạt visa thì có thể bạn không may mắn, hãy bình tĩnh và cố gắng vào lần xin visa tiếp theo. Bạn có thể liên hệ đến Phương Nam Education để được tư vấn, hỗ trợ các thông tin về dịch vụ làm visa đi Pháp.

Sinh viên Pháp và sinh viên quốc tế đóng cùng một mức học phí.

Chương trình học Cử nhân tại Pháp thường kéo dài 3-4 năm.

Chương trình học Thạc sĩ tại Pháp kéo dài trong 2 năm.

Nghiên cứu là thế mạnh của các chương trình Cao học tại Pháp.

Pháp có 2 trường Đại học nằm trong top 100 bảng xếp hạng các trường Đại học của Pháp có hơn 220 trường kinh doanh.

Các loại cơ sở đào tạo tại Pháp

+ Các trường đại học công lập

+ Các trường đại học tư thục

+ Các trường đại học lớn (Grandes Écoles)

+ Các trường đại học công lập

Ngoài việc đài thọ cho các trường đại học công lập, chính phủ Pháp còn kiêm luôn nhiệm vụ kiểm soát và quản lí các loại bằng cấp được trao bởi những trường đại học này. Các trường đại học công lập tại Pháp có chất lượng đào tạo tốt với mức học phí đãi ngộ. Chính vì lý do đó nên trường công lập chính là lựa chọn hàng đầu của hầu hết sinh viên quốc tế khi du học Pháp.

Các trường đại học tư thục

Học phí tại các trường đại học tư thục luôn cao hơn rất nhiều so với các trường được chính phủ đài thọ. Tuy vậy, những cơ sở đào tạo này vẫn có ưu thế trong việc giảng dạy những bộ môn chuyên ngành trong một số các lĩnh vực nhất định. Các trường đại học tư tại Pháp thường có thể mạnh trong việc đào tạo chuyên sâu các ngành học như Nghệ Thuật, Nhân Học, Khoa Học và Kĩ Thuật.

Các trường lớn – Grandes Écoles

Grandes Écoles là các cơ sở đào tạo chất lượng cao có mặt trong hệ thống giáo dục Pháp song song với trường công và trường tư. Các bạn sinh viên sẽ có nhiều cơ hội phát triển bản thân nếu được học trong những ngôi trường này. Tuy nhiên, để được tuyển chọn và nhập học vào các “Grandes Écoles”, các bạn sinh viên sẽ phải trải qua các kì thi đầu vào gắt gao với sự cạnh tranh cao.

Tag: xin visa di phap de hay kho, xin visa phap mat bao lau, xin visa du lich phap kho hay de, kinh nghiem xin visa du lich Phap de dang