Xin Visa Đi Du Học Mỹ / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Visa Du Học Mỹ: Thủ Tục Xin Visa Đi Du Học Mỹ

Các loại visa du học Mỹ

Tùy theo đối tượng và mục đích du học của sinh viên quốc tế, các loại visa du học gồm:

Visa loại J: dành cho các cá nhân tham gia vào chương trình trao đổi, giao lưu văn hóa.

Visa loại M: dành cho sinh viên học nghề toàn thời gian.

Visa loại F: là diện xin visa du học phổ biến nhất. Visa này dành cho học sinh, sinh viên quốc tế muốn theo học chương trình chính quy tại các trường được Chính phủ Mỹ chấp thuận; gồm tiểu học tư thục, trung học, cao đẳng, đại học, nhạc viện hoặc các trường khác bao gồm cả chương trình đào tạo ngôn ngữ.

Quy trình và thủ tục xin visa du học Mỹ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị tư vấn thủ tục làm visa du học Mỹ. Tuy nhiên, bạn phải tìm hiểu một cách kĩ càng trước khi lựa chọn một đơn vị uy tín để có thể gửi gắm; bởi việc rớt visa ngay lần đầu tiên không những mất thời gian, ảnh hưởng tới tâm lý, mà còn khiến lãnh sự quán khắt khe hơn trong những lần xin visa tiếp theo của bạn. Về cơ bản, thủ tục xin xin visa du học Mỹ bao gồm:

Chuẩn bị ban đầu

Trước tiên, bạn cần trang bị kiến thức cơ bản về ngành dự định theo học cũng như trau dồi khả năng ngôn ngữ của bản thân. Thông thường các trường cao đẳng, đại học tại Mỹ đều yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đối với du học sinh như IELTS, TOELF iBT. Điểm IELTS có thể dao động từ 5 – 7.5, TOELF từ 61 – 90. Chứng chỉ có thể nộp ngay từ ban đầu hoặc bổ sung sau 1 thời gian nhất định, yêu cầu cụ thể tùy thuộc vào trường mà bạn nộp đơn.

Tiếp đến là việc lựa chọn trường mà mình sẽ theo học. Sinh viên cần tìm hiểu rõ thông tin về trường học, cũng như cuộc sống tại Mỹ thông qua bạn bè, người thân; hoặc các trang mạng xã hội, các hội nhóm của du học sinh quốc tế cũng như Việt Nam để chuẩn bị hành trang tốt nhất. Lưu ý, trường học này phải được Chương trình Du học và Trao đổi Sinh viên (SEVP) chấp thuận, cho phép nhận và trao đổi sinh viên nước ngoài.

Nộp hồ sơ

Bước tiếp theo là chuẩn bị và nộp hồ sơ. Sau khi chọn được ngôi trường mà mình sẽ gắn bó, sinh viên phải nộp đơn xin nhập học. Nếu được trường chấp nhận, họ sẽ gửi cho đương đơn Giấy xác nhận sinh viên I-20.

Sau khi nhận được Giấy xác nhận sinh viên I-20, đương đơn tiến hành đóng lệ phí SEVIS. Sau đó, hoàn tất Đơn xin visa không định cư DS-160; đóng phí và đặt lịch hẹn phỏng vấn tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Mỹ.

Phỏng vấn xin visa du học Mỹ

Cuối cùng là chuẩn bị hồ sơ cần thiết và tinh thần thoải mái để tham dự buổi phỏng vấn. Câu trả lời tại buổi phỏng vấn sẽ quyết định sự thành công cho hồ sơ xin visa của bạn. Do đó, bạn cần được hướng dẫn trả lời các câu hỏi bởi những người có kinh nghiệm hoặc luật sư di trú, để đảm bảo mức độ được chấp thuận cao nhất có thể.

Hồ sơ xin visa du học Mỹ:

Hồ sơ phỏng vấn visa du học Mỹ gồm 3 thành phần chính:

Giấy tờ cá nhân: Giấy khai sinh, CMND, hộ chiếu, hình 5×5, bằng cấp, chứng chỉ, kết quả học tập,…

Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính: Sổ tiết kiệm; giấy tờ chứng minh thu nhập của ba mẹ hoặc của chính người nộp đơn; hợp đồng lao động; sao kê ngân hàng; giấy tờ sở hữu đất đai, tài sản;… Mục đích là để chứng minh du học sinh có nguồn lực tài chính hợp pháp và đủ mạnh; từ đó có thể trang trải học phí cũng như chi phí sinh hoạt, không trở thành gánh nặng tại Mỹ. Đây cũng là nội dung quan trọng quyết định đương đơn có cơ hội nhận được visa hay không.

Giấy tờ bổ sung khác: Đơn I-20, trang xác nhận DS-160, biên lai đóng lệ phí cho Chính phủ Mỹ, …

Việc chứng minh tài chính cũng như thành phần hồ sơ phải dựa trên từng trường hợp cụ thể. Hãy liên hệ với SKT để nhận được những thông tin tư vấn kịp thời và chính xác nhất.

Một số câu hỏi về visa du học Mỹ

SKT là hãng Luật quốc tế với đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Di trú nói chung và định cư Mỹ nói riêng. Để biết thêm chi tiết về chương trình, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

Hướng Dẫn Xin Visa Đi Mỹ – Cập Nhật 2022

Nếu bạn chưa bao giờ đi du lịch bất cứ nơi nào trên thế giới, ngay cả một vài nước trong khu vực, với tấm hộ chiếu trắng hoặc hộ chiếu mới được cấp visa của một nước nào đó, khả năng bị từ chối thị thực của bạn có thể lên tới 92%.

Đối với các nhân viên lãnh sự quán Mỹ, họ luôn coi bạn là một người nhập cư tiềm năng đến nước Mỹ, nơi có mức sống cao và cư trú bất hợp pháp.

Ngay cả khi hồ sơ nhân thân, chứng minh tài chính của bạn rất tốt, đã chắc chắn đỗ tới 100% thì đôi khi tình thế có thể đảo ngược, nhiều kinh nghiệm của những người đã từng dự vòng phỏng vấn cho thấy, khi đối diện với nhân viên lãnh sự, chút lo lắng đã khiến cho câu trả lời không rõ ràng và bị từ chối cấp. Vì vậy bạn hãy chuẩn bị cho mình tâm lý thật tự tin.

Phân biệt nhanh các loại thị thực đi Mỹ:

Thị thực không định cư Non Immigration visa: ngắn hạn

Thị thực định cư thường trú lâu dài Immigration visa: dài hạn

Trong bài viết này, VISANGON xin được giới thiệu và hướng dẫn xin loại Visa đến Mỹ phổ biến nhất hiện nay: B1, B2.

 Visa Mỹ loại B1, B2

Khi xin visa Mỹ thường sẽ có cách ghi như sau : Visa Mỹ loại B – 1 hoặc B – 2, B1 hoặc B2, có khi bạn sẽ thấy ghi Visa Mỹ loại B1/B2. Vậy cuối cùng là sao ?

Visa Mỹ loại B1, B2 đều chỉ chung loại visa không định cư, lưu trú ngắn hạn, được cấp cho các mục đích du lịch/ thăm thân/ công tác ngắn hạn.

Visa B1 là loại visa được cấp cho người có nhu cầu đến Mỹ công tác, thực hiện các hoạt động kinh doanh, giao dịch, gặp gỡ, tham dự, hội thảo,.. Thông thường, đối với loại visa này sẽ được cấp nhiều lần, thời hạn tối đa là 1 năm.

Visa B2 là loại visa được cấp cho những người nhập cảnh vào Mỹ với mục đích du lịch, thăm thân nhân, chữa bệnh, giao lưu cộng đồng,…Thời hạn đối với loại visa này là một năm, nhưng thời gian thực tế ở lại Mỹ bao lâu không do nhân viên lãnh sự tại Việt Nam quyết định mà do nhân viên hải quan làm thủ tục nhập cảnh quyết định.

Và khi cấp visa Mỹ thì Đại sứ quán sẽ cấp kết hợp, thị thực B1 và B2 được kết hợp và cấp dưới dạng một thị thực : B-1/B-2

Điều kiện để cấp visa B1, B2 là gì?

Để được chấp thuận cấp visa B1, B2, hồ sơ của bạn phải chứng minh được những điều sau đây:

Mục đích sang Mỹ : Phải có những giấy tờ gốc chứng minh quan hệ thân nhân, ví dụ : giấy khai sinh, hộ khẩu, giấy đăng kí kết hôn…những bản này sẽ phải trình với nhân viên phỏng vấn mà không cần dịch sang Tiếng Anh hay công chứng dịch thuật.

Lịch trình tại Mỹ: Phải có lịch trình du lịch, công tác một cách chi tiết và rõ ràng, liệt kê đầy đủ những địa điểm sẽ đến, người liên lạc, số điện thoại…

Tài chính mạnh: Bạn phải chứng minh được bạn có tiền để chi trả mọi chi phí cho chuyến đi đến Mỹ và cả quá trình lưu trú bên trong lãnh thổ.

Ràng buộc: mối quan hệ gia đình tại Việt Nam/ nghề nghiệp/ chuyên môn/ xã hội.

Cam kết quay trở về: hãy luôn thể hiện mình sẽ quay trở về Việt Nam sau khi hết hạn visa, bạn luôn tự hào và chứng minh được tình cảm gia đình, công việc tốt, mức thu nhập cao và có cuộc sống thoải mái ở Việt Nam.

Thông tin cần biết về hồ sơ xin thị thực Hoa Kỳ.

Việc điền vào mẫu đơn DS-160 là bắt buộc đối với mọi công dân xin thị thực vào Mỹ, áp dụng cho cả trẻ em. Toàn bộ thông tin bạn khai trên đơn này sẽ được lãnh sự quán duyệt và xác minh nên bạn cần khai chính xác, trung thực.

Bất kỳ thông tin thiếu trung thực trong hồ sơ khi bị phát hiện Đại sứ quán Mỹ sẽ ngay lập tức từ chối cấp visa.

Bạn cần xác định từ trước nơi mình sẽ tới phỏng vấn là Hà Nội hay TPHCM,  để từ đó lựa chọn nơi nộp đơn DS-160 là Hà Nội hay TPHCM và đặt lịch hẹn phỏng vấn.

Sử dụng tiếng Anh, không dùng tiếng Việt khi khai DS-160, trừ mục yêu cầu khai tên tiếng Việt có dấu.

Luôn nhấn nút Save (Lưu lại) để lưu giữ thông tin đã khai trước đó.

Trong quá trình khai hồ sơ DS-160, hệ thống sẽ tự động sign out khi bạn ngừng thao tác điền đơn từ 20 phút trở lên. Vì vậy để không bị mất các thông tin đã khai trước đó và tiếp tục các bước đang khai dở, bạn nhớ lưu lại số Application ID + Câu hỏi bí mật + Câu trả lời bí mật để hệ thống tải lại đơn cho bạn.

Chuẩn bị trước file ảnh thẻ mềm định dạng jpeg, jpg, kích thước 5x5cm, nền phông trắng, chụp thẳng mặt, tóc dài cần vén tóc lộ tai, không đeo kính, không photoshop, rõ nét.

Quy trình xin cấp visa Mỹ.

Có sự phân biệt giữa các loại giấy tờ cần chuẩn bị trong bộ hồ sơ để phù hợp với mục đích xin visa vào Hoa Kỳ của bạn. Tuy nhiên tiến trình làm đều phải trải qua các bước như sau:

Bước 1. Điền mẫu đơn xin cấp thị thực Mỹ DS-160.

Để bắt đầu, bạn truy cập form khai DS-160 theo đường link sau: https://ceac.state.gov/genniv. Tất cả thông tin cần điền trong đơn đều bằng Tiếng Anh và là thông tin cơ bản nên khá dễ dàng cho bạn thao tác.

Bước 3. Điền thông tin phần “Sign and Submit”.

Sau khi đã điền hết thông tin trong phần khai DS 160 như trên, bạn tiến hành ký và xác nhận gửi tờ khai DS 160. Cách làm như sau.

Preparer of Application.

Did anyone assist you in filling out this application? (Có người nào giúp bạn điền đơn này không?): chọn Yes nếu bạn được công ty du lịch điền đơn. Chọn No nếu bạn tự khai.

E-Signature.

Enter your Passport/Travel Document Number: nhập số hộ chiếu của bạn.

Enter the code as shown: nhập mã capcha.

Nhấn nút Sign and Submit Application: để ký điện tử và submit DS-160.

Lưu ý: Khi bạn nhấp vào “Sign and Submit Application”, bạn không thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào với tờ khai DS-160 của mình. Nếu thực sự cần thay đổi thông tin thì bạn phải khai báo lại một Application mới. Vì vậy bạn phải chắc chắn trước khi thực hiện Submit.

Bạn nhấn vào nút “Next: Confirmation” để xem và in xác nhận DS-160 của bạn.

Bước 4. DS-160 Confirmation.

Trong phần này sẽ hiển thị Confirmation DS-160 của bạn và bao gồm thêm 3 lựa chọn.

Print Confirmation: In ra giấy để mang kèm theo khi tham dự phỏng vấn.

Print Application: in bản sao DS-160

Email Confirmation: gửi DS-160 vào email của bạn và sau đó bạn có thể in DS-160 từ email này.

Chú ý: 

In bản xác nhận DS-160 ra khổ A4

Hãy in một bản ra dạng pdf để lưu giữ sau này hoặc gửi vào email để in lúc cần.

Bước 5: Nộp lệ phí xin visa Mỹ MRV.

Để đóng phí, bạn cần in hóa đơn từ hệ thống, cách làm như sau:

B1. Đăng nhập vào hệ thống nộp đơn trực tuyến.

Truy cập link : https://cgifederal.secure.force.com/?language=Vietnamese&country=Vietnam

Nếu chưa có tài khoản, bạn chọn nút Người Dùng Mới? để đăng ký một tài khoản.

Điền thông tin “Người Dùng Mới – Vietnam”:

Chọn Quốc Gia Nộp Đơn Xin Visa: mặc định là Vietnam.

Email: nhập vào email chính xác để nhận được các thông tin mà Đại sứ quán gửi về cho bạn.

Tên và Tên đệm:

Họ.

Password.

Xác nhận Password.

Vui lòng nhập các ký tự hiển thị vào ô bên dưới: nhập chính xác mã Capcha, nếu chữ khó nhìn thì bạn nhấn nút Refresh Captcha để chọn mã dễ đọc nhất.

Nhấn nút Submit để hoàn thành đăng ký.

Nếu đã có tài khoản, bạn đăng nhập vào hệ thống.

Điền Email.

Password.

Nhập mã capcha.

Ấn Đăng nhập.

Tại màn hình bảng điều khiển, bạn chọn chức năng Đơn xin mới/Lên Lịch hẹn bên trái khung hình.

B2. Nhập thông tin “Loại Visa”.

Loại Visa: có ba tùy chọn, bạn chọn loại visa đã khai DS – 160.

Địa chỉ đăng ký visa định cư.

Visa định cư.

Nhấn Tiếp tục.

B3. Chọn “Cơ quan lãnh sự bạn muốn lên lịch hẹn“.

HANOI: nếu ban đầu bạn chọn Hà Nội thì tick vào đây.

HO CHI MINH CITY: nếu ban đầu bạn chọn ở TP Hồ Chí Minh.

Nhấn nút Tiếp tục.

B4. “Vui lòng chọn một loại Visa phù hợp với bạn”.

Visa kinh doanh, du lịch và Các loại khác (bao gồm visa loại B). 

Visa sinh viên và trao đổi khách. 

Visa không định cư có được bảo lãnh (H,L,O,P,Q,R,T).

Chọn loại Visa: chọn loại tương ứng với form khai DS – 160 của bạn.

B1 – VISITOR FOR BUSINESS.

B1/B2 – VISITOR FOR BUSINESS AND PLEASURE.

B2 – VISITOR FOR PLEASURE OR MEDICAL TREATMENT.

Nhấn nút “Tiếp tục”.

B5. Nhập thông tin cá nhân.

THÔNG TIN HỘ CHIẾU.

Số hộ chiếu: nhập đúng số hộ chiếu như trên quyển hộ chiếu.

Ngày cấp hộ chiếu.

Nơi cấp hộ chiếu: nhập nơi cấp hộ chiếu.

Ngày hết hạn hộ chiếu.

Ngày sinh: nhập ngày sinh chính xác như trong hộ chiếu.

Quốc tịch: nhập vào quốc tịch của bạn, mặc định Vietnam.

Tên: nhập tên như trong hộ chiếu.

Họ: nhập họ như ghi trong hộ chiếu.

Quốc gia nơi sinh: nhập đúng quốc gia bạn đã khai sinh.

Giới tính: chọn giới tính.

Số xác nhận DS-160: nhập số DS 160 Confirmation Number.

THÔNG TIN LIÊN LẠC.

Số điện thoại: nhập số điện thoại mà sứ quán có thể liên hệ với bạn.

Điện thoại di động: nhập số thứ 2 mà sứ quán có thể liên hệ với bạn.

Email: nhập email mà bạn có thể kịp thời nhận thông tin từ Đại sứ quán.

ĐỊA CHỈ GỬI THƯ MAILING.

Dòng địa chỉ 1: Nhập địa chỉ nhà mà Đại sứ quán có thể gửi thư cho bạn.

Thành phố: Nhập thành phố của bạn.

Nhấn nút Tiếp tục.

B6. Nhập thông tin người cùng đi.

Nhấn nút Thêm theo tên nếu bạn có người cùng đi trong nhóm hoặc gia đình có trẻ nhỏ đi cùng, khai báo thêm vào để cùng lên lịch dự phỏng vấn visa với bạn.

B7. Trả lời câu hỏi: 

Bạn có thường trú tại Việt Nam. Nếu bạn đang ở Mỹ, nơi cuối cùng bạn cư trú có phải là Vietnam không? Trả lời bạn nhấn vào nút Có hoặc Không.

B8. Trả lời câu hỏi: 

Bạn đang nộp đơn xin cùng loại visa? Chọn Có.

B9. Trả lời câu hỏi: 

Visa còn hiệu lực không? hoặc nếu hết hạn, bạn có nộp đơn xin visa trong vòng 48 tháng kể từ ngày hết hạn? Nếu là lần đầu xin visa Mỹ, thuộc diện cấp mới bạn chọn Không, nếu sở hữu visa Mỹ còn hiệu lực bạn chọn Có trong trường hợp muốn gia hạn visa.

B9. Chỉ rõ phương thức giao nhận hồ sơ.

Gửi thư dòng địa chỉ 1: nhập vào địa chỉ nhà của bạn.

Thành phố: chọn thành phố.

B9. Lưu ý quan trọng về phí Visa và chọn phương pháp thanh toán phí.  

Phí visa là không được hoàn lại. Nếu bạn đóng phí không thành công hoặc bị charge hai lần phí hãy phản hồi tới Đại sứ quán qua chuyên mục “Cung cấp phản hồi”.

Nhấn nút Xác nhận.

Chọn phương thức thanh toán bằng cách nhấn nút Cash Payment.

Bạn nhận được Hướng dẫn nộp tiền Cash Deposit Instructions.

Trong đó có đầy đủ Số tham khảo CGI, Số tiền, và Ngày hết hạn đóng phí. Bạn lưu ý ngày hết hạn để đóng phí kịp thời.

Quay trở lại màn hình chính, bạn tiếp tục nhập vào Số Biên nhận MRV và nhấn nút Tiếp tục để lên lịch cuộc hẹn phỏng vấn.

B9. Đóng phí tại Bưu cục gần nhất. 

Bạn in Hướng dẫn nộp tiền Cash Deposit Instructions này ra và đem cùng bản in DS-160 Confirmation tới Bưu cục gần nhất nơi bạn sinh sống.

Sau khi đóng phí, bạn sẽ nhận được một giấy biên nhận. Giấy này bạn giữ cẩn thận để về lên lịch hẹn phỏng vấn. Hiệu lực của giấy cho phép bạn lập lịch hẹn 1 lần trong thời gian 1 năm. .

Chú ý:

Lệ phí này không hoàn lại kể cả bạn trượt visa. Tiền sử dụng đóng phí là tiền Việt Nam, theo tỷ giá quy đổi hiện tại của Đại sứ quán.

Nơi đóng phí: Bạn có thể đóng phí ở tất cả các bưu cục của bưu điện tại các tỉnh thành của Việt Nam.

Bước 6 : Đặt lịch hẹn phỏng vấn tại Lãnh sự quán.

Khi đã hoàn thành việc đóng phí và lấy biên nhận, bạn đợi khoảng 24h cho tới khi nhận được email xác nhận của lãnh sự quán Hoa Kỳ báo đã nhận được tiền đóng phí, sau đó tiếp tục truy cập vào tài khoản để đặt lịch hẹn phỏng vấn theo link sau: https://cgifederal.secure.force.com/?language=Vietnamese&country=Vietnam 

Đăng nhập

Tại màn hình chính chọn chức năng Tiếp tục để đặt lịch.

Chọn ngày và giờ, nhấn nút Lên lịch hẹn.

Bạn sẽ nhận được giấy Xác nhận cuộc hẹn, tiến hành in giấy này ra kẹp cùng hồ sơ và ghi nhớ ngày giờ để mang hồ sơ đến phòng Lãnh sự đại sứ quán Hoa Kỳ tham dự phỏng vấn.

Bước 7: Chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn visa Mỹ. 

Chú ý về hồ sơ:

Giấy tờ hỗ trợ chỉ là một phần mà nhân viên lãnh sự sẽ cân nhắc trong cuộc phỏng vấn của bạn. Tuy nhiên nếu bạn không có giấy tờ đi kèm khi tới phỏng vấn, bạn có khả năng bị từ chối thẳng thừng cuộc phỏng vấn và hủy buổi phỏng vấn đó, đồng nghĩa với việc bị từ chối cấp visa.

Các bạn không nên sử dụng giấy tờ giả, trình bày sự thật vì như vậy có thể dẫn đến việc bạn không đủ điều kiện xin visa Mỹ vĩnh viễn. Khi đi phỏng vấn, các bạn mang theo các hồ sơ như sau :

1. Hồ sơ xin visa Mỹ du lịch tự túc bao gồm :

Hồ sơ nhân thân :

Hộ chiếu gốc còn hạn ít nhất 6 tháng tính từ ngày sẽ rời khỏi Mỹ và phải còn ít nhất 1 trang trống.

1 ảnh 5×5 cm nền phông trắng mới chụp, được chụp trong vòng 3 tháng trở lại.

Hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, giấy đăng kí kêt hôn ( Nếu có )

Biên nhận thanh toán xử lý đơn xin visa DS- 160

Giấy xác nhận nộp tờ khai xin visa không định cư DS- 160 ( Có mã vạch )

Giấy hẹn phỏng vấn của Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Hoa Kỳ

Hồ sơ công việc :

Nếu là nhân viên :

Hợp đồng lao động / Quyết định bổ nhiệm/ quyết định tuyển dụng

Đơn xin nghỉ phép đi du lịch

Sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất.

Nếu là chủ doanh nghiệp;

Giấy đăng kí kinh doanh

Biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất

Nếu là người nghỉ hưu ;

Sổ hưu

Phiếu lĩnh lương hưu

Hồ sơ chứng minh tài chính :

Sổ tiết kiệm, sao kê số dư tài khoản ngân hàng, gửi nhất được 3 tháng

Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu đối với nhà cửa, đất đai, ô tô ( hoặc các tài sản có giá trị lớn khác )

Hồ sơ chuyến đi : Lịch trình chi tiết chuyến du lịch bên Mỹ.

2. Đối với dạng visa công tác Mỹ :

Thư mời đi công tác của đối tác Mỹ gửi về.

Quyết định cử đi công tác từ phía công ty ở Việt Nam.

Giấy tờ chứng minh mối quan hệ hợp tác, làm việc giữa hai công ty của Mỹ và Việt Nam như hợp đồng liên kết của 2 công ty.

3. Đối với dạng visa Mỹ thăm thân. 

Nếu như xin visa Mỹ thăm người thân thì người bảo lãnh phải là người có quan hệ bạn bè, người nhà và trực tiếp mời người xin visa sang Mỹ. Bạn cần phải bổ sung thêm một số giấy tờ như :

Thư mời được điền đầy đủ các thông tin về người mời, người được mời cùng mục đích của chuyến đi, thời gian đi trong bao lâu (Bản gốc).

Bản sao hộ chiếu người đang làm việc và sinh sống tại Mỹ.

Giấy tờ chứng minh về nghề nghiệp của người mời ( giấy xác nhận đang làm việc tại ở công ty Mỹ, hợp đồng lao của công ty đó )

Nếu như người mời chịu toàn bộ chi phí cho chuyến đi, vậy cần chứng minh tài chính kinh tế của mình như giấy tờ sao kê ngân hàng, sổ tiết kiệm.

Bước 8. Tham dự phỏng vấn.

Tham dự buổi phỏng vấn xin thị thực tại Đại sứ quán Mỹ có thể gây cho bạn nhiều lo lắng và căng thẳng, tuy nhiên bạn không nên quá lo sợ! VISANGON đã nói chuyện với các bạn đã tham gia phỏng vấn gần đây và từ kinh nghiệm của mình sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích.

Địa điểm phỏng vấn xin visa Mỹ có hai nơi là:

Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội:

Địa chỉ: Tầng 2, Tháp Vườn Hồng, Số 170 Phố Ngọc Khánh, Hà Nội.

Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: Số 4 Đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Những chú ý quan trọng khi tham dự phỏng vấn:

Ăn vận:

Ăn mặc đẹp, chỉn chu: Bạn không cần phải mặc một bộ đồ đắt tiền hay quá trang trọng, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn thể hiện sự tôn trọng buổi phỏng vấn nếu bạn ăn mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ, quần áo là lượt, sơ vin cẩn thận, màu sắc trang nhã, vì những ấn tượng ban đầu với nhân viên Lãnh sự có thể có ý nghĩa rất lớn.

Điện thoại, giỏ xách, balo sẽ không được mang vào nên bỏ hết ở nhà hoặc bạn gửi bên ngoài phòng lãnh sự.

Đến đại sứ quán sớm hơn giờ hẹn khoảng 15-30 phút. 

Có một số thủ tục cần hoàn thành trước khi bạn được chính thức mời vào phỏng vấn. 

Lãnh sự quán sẽ tiếp bạn trên cơ sở ai đến sớm thì phục vụ trước. Vì vậy nếu bạn may mắn có thể sẽ được hoàn thành sớm. Bạn nên đặt hẹn buổi sáng là tốt nhất. 

Đi một mình, trừ trường hợp có người trong nhóm cùng tham dự phỏng vấn. 

Đây là cuộc phỏng vấn của bạn nên bạn không nên rủ người đi cùng.

Không nên túm tụm nói chuyện, bàn luận, cười đùa, gây ồn ào. 

Lựa chọn ngôn ngữ:

Trừ trường hợp bạn nói thông thạo tiếng Anh, còn nếu không chắc chắn lắm bạn nên chọn tiếng Việt cho buổi phỏng vấn. 

Lựa chọn ngôn ngữ mình thông thạo giúp bạn nghe câu hỏi và trả lời ngay không bị ngắc ngứ, tự tin và gây ấn tượng tốt về sự trung thực. 

Giữ tâm lý vững vàng cho buổi phỏng vấn. 

Tâm lý tự tin thoải mái, lịch sự bình thản, hợp tác sẽ giúp buổi phỏng vấn diễn ra nhanh và suôn sẻ. 

Mỗi đương đơn chỉ có 3-5 phút dự phỏng vấn, vì vậy khi trả lời câu hỏi với nhân viên lãnh sự bạn nên thể hiện thái độ vui vẻ, nghe rõ câu hỏi và trả lời trung thực, bình tĩnh như thông tin đã khai trong DS-160.

Xếp hàng lần lượt theo thứ tự, tránh nôn nóng, chen lấn, xô đẩy.

Thể hiện rõ quan điểm sẽ quay trở về Việt Nam sau khi hết hạn ở Mỹ. 

Nhân viên Lãnh sự quán luôn mặc định bạn đến quốc gia phát triển như Mỹ sẽ chốn ở lại. Vì vậy bạn cần thể hiện sự chân thành và luôn thẳng thắn. 

 Mang các giấy tờ và tài liệu thể hiện tài sản cho thấy bạn có cuộc sống tốt ở Việt Nam với công việc, thu nhập và có nguồn thu nhập luôn đảm bảo về mặt tài chính, không có lý do gì ở lại Mỹ.

Quy trình phỏng vấn xin visa Mỹ.

Bước 1. Lấy số thứ tự 

Theo sự chỉ dẫn của nhân viên phòng Lãnh sự, bạn bấm máy lấy số thứ tự, nhận được 2 liên của giấy báo số thứ tự.

Liên thứ nhất bạn đưa cho nhân viên lãnh sự cùng hồ sơ nộp.

Liên thứ 2 bạn cầm và bình tĩnh ngồi đợi tới lượt mình. Chú ý lượt gọi được hiển thị trên bảng thông báo và loa.

Bước 2. Lấy dấu vân tay 5 đầu ngón tay.

Việc lấy dấu vân tay là bắt buộc. Bạn để ý trước quầy có hướng dẫn cách lấy dấu vân tay và cách đặt tay, đến lượt mình, bạn nghe theo hướng dẫn của nhân viên đại sứ và làm theo.

Bước 3. Tham dự Phỏng vấn.

Với những người đã tham dự phỏng vấn đều có nhận xét rằng buổi nói chuyện diễn ra khá đơn giản. Các câu hỏi với nhiều người có sự khác nhau, không cố định, xoay quanh về nhân thân, gia đình, trình độ, và kế hoạch của bạn làm gì sau khi trở về Việt Nam.

Kinh nghiệm ở đây là tập trung nghe rõ và trả lời nhanh gọn, súc tích, trung thực, đúng trọng tâm, không nên trình bày rườm rà.

Bạn sẽ làm những gì khi ở Mỹ?

Kế hoạch của bạn là gì sau khi trở về Việt Nam?

Bạn đã đặt vé máy bay chưa?

Có hộ chiếu cũ không?

Đã từng đi những nước nào?

Cho biết về chuyến thăm trước đó ở Hoa Kỳ.

Bạn có bạn bè hay người thân nào ở Mỹ không?

Làm thế nào để chứng minh bạn sẽ quay trở lại Việt Nam?

Bạn dự định ở bao nhiêu ngày bên Mỹ?

Bạn sẽ ở đâu tại Mỹ?

Bạn có kế hoạch làm việc ở Mỹ không?

Bạn đang làm công việc gì?

Bạn dự định sẽ tốn bao nhiêu tiền khi ở Mỹ?

Bước 4. Nhận kết quả phỏng vấn.

Cuối buổi phỏng vấn sẽ cho bạn biết đỗ hay trượt visa. Nếu sau khi kết thúc phỏng vấn, nhân viên lãnh sự giữ lại hộ chiếu thì đồng nghĩa với việc bạn đã đỗ visa. Còn nếu nhân viên phỏng vấn trả lại hộ chiếu ngay sau đó thì có nghĩa là bạn đã bị từ chối cấp thị thực vào Mỹ.

Nhân viên lãnh sự có quyền không cho biết lý do từ chối cấp và bạn nên chấp nhận ra về ngay, tránh đôi co và hỏi lý do, hãy thể hiện thái độ hợp tác cho lần xin visa tiếp theo.

Bước 9. Theo dõi tình trạng nhận hộ chiếu gửi về có thị thực Mỹ. 

Nếu đơn xin thị thực của bạn được chấp thuận, hộ chiếu và thị thực sẽ được trả lại cho bạn bởi Bưu chính Việt Nam. Hồ sơ của bạn sẽ được gửi đến địa chỉ mà bạn cung cấp khi đặt lịch hẹn phỏng vấn.

Bạn có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ của bạn bất cứ lúc nào tại trang website của Lãnh sự quán, bằng cách truy cập tài khoản tại link sau: https://cgifederal.secure.force.com/?language=Vietnamese&country=Vietnam

Bạn có thể lựa chọn thay đổi điểm giao hồ sơ.

Lựa chọn theo dõi hộ chiếu.

Kinh nghiệm xin visa Mỹ để có kết quả visa cao nhất. 

Hồ sơ xin visa Mỹ cần đáp ứng được ba điều kiện như sau : Đầy đủ, trung thực và rõ ràng.

Khi được gọi đi phỏng vấn bạn hãy ăn mặc lịch sự và gọn gàng, tác phong nhanh nhẹn, đến sớm. Mặc dù không có quy định yêu cầu về cách ăn mặc nhưng việc chú ý tới ngoại hình sẽ tạo được ấn tượng, thiện cảm cho người phỏng vấn.

Trả lời nhanh gọn, chính xác, đúng trọng tâm câu hỏi khi tham dự phỏng vấn.

Tạo độ tin cậy cho người phỏng vấn bằng cách chứng minh sự ràng buộc của mình ở Việt Nam như gia đình, người thân ruột thịt, vợ/chồng/con hay chứng minh sẽ sự ràng buộc về công việc, tài sản lớn tại ngân hàng, giấy phép đăng kí kinh doanh tại Việt Nam. Việc thuyết phục được nhân viên Lãnh sự phỏng vấn rằng bạn không có ý định ở lại Mỹ thì việc xét duyệt đơn sẽ thuận tiện hơn, khả năng đỗ visa cao.

Không đặt vé máy bay trước khi nhận được kết quả visa Mỹ.

Tránh đề cập đến người thân, bạn bè ở Mỹ.

Tài chính mạnh đủ chi trả cho chuyến đi.

Biết rõ lý do cho chuyến đi, có kế hoạch rõ ràng.

Tự Xin Visa Du Học Mỹ

+ Bước 1: Hoàn tất các mục thông tin bắt buộc trong mẫu đơn xin thị thực DS-160.

+ Bước 2: Nộp phí xin thị thực.

+ Bước 3: Chụp một hình thẻ theo kích cỡ 5cm x 5cm trên phông nền trắng (đã sử dụng cho mẫu đơn DS-160). Người sin visa cần mang theo hình thẻ này khi đến phỏng vấn tại lãnh sự quán.

+ Bước 4: Hoàn tất các giấy tờ cần thiết.

+Bước 5: Kiểm ra hiệu lực của hộ chiếu. Đương đơn phải sử dụng hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng, thời hạn tính từ ngày dự kiến vào Mỹ.

+ Bước 6: Đăng ký hẹn phỏng vấn qua trang web chính thức của lãnh sự quán.

+ Bước 7: Có mặt đúng giờ tại buổi phỏng vấn tại lãnh sự quán.

Bạn có 2 lựa chọn, một là tự mình làm các công việc trên hoặc nhờ một Công ty Tư vấn du học Mỹ uy tín hỗ trợ. Nếu nghĩ đến phương án tự mình xin visa, hãy dũng cảm nhìn thẳng vào những thuận lợi và cả khó khăn mà bạn không thể tránh.

Tự xin visa – Những lợi ích dễ thấy!

Tiết kiệm chi phí: Nếu tự lên mạng nộp đơn, tự khai hồ sơ online và đặt lịch hẹn phỏng vấn Visa, bạn sẽ tiết kiệm được một phần chi phí. Còn nếu thông qua một trung tâm tư vấn du học, bạn sẽ trả thêm một ít chi phí dịch vụ dù không đáng kể.

Bạn được quyền chủ động trong mọi tình huống, nhưng điều này chỉ trở thành thuận lợi nếu bạn là người cẩn thận, tỉ mỉ và am hiểu về quy trình .

Thể hiện khả năng của bản thân: Nếu bạn đủ trình độ tiếng Anh và các kỹ năng maketing bản thân, đây sẽ là dịp để thể hiện khả năng của bản thân trong việc đọc hiểu tất cả các văn bản trên trang website chính thức của Đại sứ quán Mỹ, tìm tòi kỹ lưỡng quy trình, thủ tục xin Visa, tự mình nộp đơn và hoàn thành buổi phỏng vấn.

Đừng quên những khó khăn và rủi ro đang tiềm ẩn!

Tự mình làm hồ sơ nghĩa là bạn sẽ “tự thân vận động” và việc gặp rủi ro cùng với khả năng trượt visa cao hơn là điều dĩ nhiên. Khi chưa có kinh nghiệm mà lại thiếu người hướng dẫn, thì ti tỉ “rắc rối” khác nhau sẽ xuất hiện trong quá trình chuẩn bị hồ sơ của bạn.

Thông tin về thủ tục và hồ sơ xin visa có thể không chính xác và thiếu cập nhật

Hiện nay, bạn có thể tìm thấy thông tin về xin visa du học Mỹ ở nhiều trang web cũng như một số nguồn khác. Tuy nhiên, rất ít kênh thông tin trong số đó được kiểm duyệt về tính chính xác. Chưa kể là thủ tục của chính phủ sẽ thay đổi sau từng năm, cho nên vấn đề đặt ra cho đương đơn là phải sàng lọc để tìm thấy được một nơi cập nhật đầy đủ nhất. Đây chính là khó khăn đầu tiên cho những ai tự mình xin visa.

Làm sao tôi biết chính xác về tất cả những loại giấy tờ cần mang đến buổi phỏng vấn cho trường hợp của mình?

Sự chu đáo là điều vô cùng cần thiết trong khâu chuẩn bị hồ sơ cho buổi phỏng vấn. Chính vì không có kinh nghiệm, ít thông tin nên nhiều đương đơn dù có cố gắng cũng không thể đạt được điều kiện này. Bạn từng nghĩ rằng những lá thư mời, thư bảo lãnh của người thân từ Mỹ là “chìa khóa” cho cánh cửa nhập cảnh du học của mình? Điều này hoàn toàn sai, điểm mấu chốt để thuyết phục các viên chức lãnh sự quán là giấy tờ chứng minh những ràng buộc với gia đình, công việc tại Việt Nam để chứng minh rằng bạn sẽ quay về khi Visa hết hạn. Đây chỉ là một trong những điều lưu ý về giấy tờ cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.

Những rắc rối về chứng minh được tài chính mà ai cũng gặp phải

Về vấn đề tài chính, đương đơn bạn phải chứng minh được những điều kiện cần và đủ sau:

Gia đình tôi có khả năng chi trả cho quá trình học tập của tôi tại Mỹ.

Nguồn tài chính này cần có tính ổn định và được xác nhận bởi các văn bản pháp lý cụ thể.

Thể hiện không tốt trong buổi phỏng vấn với lãnh sự

Bạn có lên mạng tìm đọc những câu hỏi thường được hỏi trong phỏng vấn Visa du học Mỹ nhưng nó chỉ đúng chưa tới 50% những gì diễn ra trong buổi phỏng vấn thực. Thật đáng tiếc nếu như bạn là người có thành tích học tập xuất sắc, khả năng tài chính mạnh nhưng thiếu kiến thức và kỹ năng sống. Vì như vậy nghĩa là khả năng đậu visa của bạn sẽ cực kỳ thấp. Để thể hiện tốt trong buổi phỏng vần, bạn cần kỹ năng marketing bản thân. Đây lại là điều không thể tự học hay rèn luyện một cách đơn độc.

Không chứng minh được khả năng trở về Việt Nam

Hiện trạng, du học sinh xuất cảnh sang Mỹ sau đó ở lại trái phép là điều đã trở nên quá phổ biến. Vậy làm sao để lãnh sự quán biết được bạn không nằm trong số đông tiêu cực kia? Điều này không đơn giản chút nào, bạn cần chứng minh đủ điều như những ràng buộc về gia đình, tài chính, công việc, học hành, hoặc tương lai sự nghiệp.

Mỗi người sẽ có từng hoàn cảnh riêng nên các câu trả lời trong buổi phỏng vấn sẽ không ai giống ai. Nhiệm vụ của bạn là kể câu chuyện của mình như thế nào cho thuyết phục, lưu ý rằng nhân viên lãnh sự sẽ rất khó chịu nếu gặp những đương đơn trả lời theo kiểu “học thuộc lòng”.

LƯU Ý:

Với một số thông tin có sẵn trên các website, mạng xã hội… bạn có thể tự mình nộp hồ sơ xin visa. Tuy nhiên, hãy “thận trọng” với những khó khăn kể trên.

Không có bất cứ công ty du học nào có thể đảm bảo chắc chắn visa 100% cho bạn. Nhưng một công ty du học mỹ uy tín sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro rớt visa du học Mỹ. Nếu chưa đủ kinh nghiệm thì đây chính là sự lựa chọn khôn ngoan cho bạn!

Cách Xin Visa Đi Du Học Malaysia

Để có được thị thực sinh viên, bạn sẽ cần nộp đơn xin Student Pass. Một khi bạn được nhận Student Pass tạm thời, bạn sẽ được cấp Student Visa để nhập cảnh vào Malaysia. Khi bạn đến Malaysia, bạn sẽ được nhận Student Pass đầy đủ, chính thức. Bạn sẽ cần cả Student Pass và Student Visa để được học ở đây.

TRƯỚC KHI LÊN ĐƯỜNG

Bạn sẽ được cấp thị thực du học sinh ngay khi nhập cảnh vào Malaysia nếu có giấy chứng nhận đủ điều kiện được cấp Student Pass.

Khi bạn trúng tuyển vào một trường đại học ở Malaysia, nhà trường sẽ nộp hồ sơ xin cấp Student Pass cho bạn. Bạn sẽ phải nộp một số hồ sơ cần thiết và trả một khoản phí nhất định để phía nhà trường đăng kí giúp bạn. Nếu hồ sơ của bạn được thông qua, Cục quản lý xuất nhập cảnh của Malaysia sẽ gửi một giấy chứng nhận đủ điều kiện được cấp Student Pass về trường. Nhà trường sẽ gửi bản chính giấy chứng nhận đó đến tận tay bạn tại Việt Nam, kèm theo một biên bản có đóng mộc xác nhận bạn đủ các tố chất cần thiết để du học (Personal Bond). Các loại giấy tờ này sẽ là Student Pass tạm thời giúp bạn có thể đến Malaysia dưới hình thức là một sinh viên.

NHẬP CẢNH

Bạn phải cầm sẵn trên tay giấy chứng nhận được cấp Student Pass khi đến cửa khẩu tại Malaysia.

Khi bạn đáp xuống sân bay tại Malaysia, người đại diện của trường đại học sẽ đón bạn tại cửa khẩu. Sau đó bạn sẽ được cấp một Giấy Thông Hành Đặc Biệt (Special Pass) để có thể nhập cảnh Malaysia. Lưu ý rằng thẻ này chỉ có hiệu lực trong vòng 2 tuần. Trong 2 tuần đó, bạn cần phải đến Cục Xuất Nhập Cảnh để nhận Student Pass chính thức. Bạn cũng sẽ được cấp thị thực ngay khi nhập cảnh vào Malaysia. Thị thực này có hiệu lực ít nhất là 6 tháng.

KHI ĐẾN NƠI

Trường đại học sẽ nộp hộ chiếu của bạn cho Cục Xuất Nhập Cảnh trong khoảng thời gian 2 tuần lúc bạn vừa đến để xin cấp Student Pass chính thức. Sau khoảng 6-8 tuần, bạn sẽ nhận lại được hộ chiếu đã được dán Student Pass. Bạn sẽ phải làm mới Student Passs hàng năm.

CÁC LOẠI GIẤY TỜ NÀO CẦN CUNG CẤP?

Để nộp hồ sơ xin cấp Student Pass, bạn cần cung cấp cho trường đại học các loại giấy tờ sau:

Giấy thông báo trúng tuyển của trường đại học Mẫu đơn xin cấp Student Pass hoàn chỉnh Hai bản photo trang thông tin cá nhân trên hộ chiếu Ba tấm ảnh hộ chiếu Giấy tờ xác minh đã mua bảo hiểm sức khỏe Malaysia Giấy tờ chứng minh bạn có đủ tài chính để phục vụ cho quá trình học tập tại Malaysia Biên bản xác nhận bạn đủ điều kiện nhập học được đóng mộc bởi trường đại học (Personal Bond document)

Theo luật, trường đại học của bạn phải kí biên bản xác nhận Personal Bond nếu họ đồng ý tuyển bạn vào học nhưng bạn sẽ phải trả một khoản phí để nhận được giấy này. Các trường đại học sẽ không gửi hồ sơ của bạn đi cho đến khi bạn đã chi trả đầy đủ các chi phí.

CÁC LOẠI PHÍ

Giấy xác nhận Personal Bond có phí dao động từ RM 300 – RM 1500 (khoảng 2 – 10 triệu đồng) tùy thuộc vào quốc tịch của sinh viên. Bạn cũng cần phải trả phí đăng kí nhập học cho trường. Ví dụ, trường đại học Nottingham Malaysia thu RM 500 (khoảng 3,3 triệu đồng) trước khi họ gửi hồ sơ của bạn đi và thêm RM 500 nữa vào ngày bạn đăng kí môn học.

Bạn có thể sẽ phải trả thêm một số phụ phí để chuẩn bị hồ sơ xin Student Pass như phí khám sức khỏe, bảo hiểm y tế. Mức phí này có thay đổi tùy theo quốc tịch của bạn. Bạn có thể tham khảo chi phí ước tính của các khoản này tại đây.

Các bạn sinh viên quốc tế sẽ phải mua một trong ba gói bảo hiểm y tế để hoàn thiện hồ sơ xin Student Pass. Giá của bảo hiểm dao động từ RM 500 – RM 850 (khoảng 3,3 – 5,6 triệu đồng)

Phí cấp Student Pass thường niên là RYM 60 (khoảng 400 ngàn đồng) trong khi phí cấp thị thực dao động từ RYM 15 – RYM 90 (khoảng 100 – 600 ngàn đồng). Tất cả loại phí trên phải được trả trực tiếp cho Cục Xuất Nhập Cảnh Malaysia.

BẢO QUẢN THỊ THỰC

Student Pass của bạn chỉ có hiệu lực trong vòng một năm và bạn có thể sẽ không được cấp cái mới nếu không tham gia đầy đủ số buổi học yêu cầu hoặc không chứng minh được việc đã đăng kí môn học cho học kì tiếp theo. Bạn sẽ phải làm mới Student Pass ít nhất một tháng rưỡi trước khi hết hạn. Bạn có thể thực hiện điều này thông qua trường đại học của mình. Mỗi trường sẽ có một quá trình làm mới Student Pass khác nhau, bạn có thể lên web trường để tìm hiểu thêm. Ví dụ, trường Monash Malaysia yêu cầu bạn phải nộp một số giấy tờ nhất định cũng như là một khoản phí RM 1000 (khoảng 6 – 7 triệu đồng) để làm mới Student Pass. Số tiền này đã bao gồm phí bảo hiểm y tế.