Xin Học Bổng Tiến Sĩ Ở Pháp / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Đi Du Học Ở Pháp, Trình Độ Thạc Sĩ Và Tiến Sĩ

Với các bạn sinh viên dược, Pháp là một trong những điểm đến lý tưởng cho việc tiếp tục trau dồi kiến thức ở những bậc học sau Đại học. PharmSchoolar xin giới thiệu bài viết của bạn Tống Phước Bảo Việt – người đã hoàn thành khóa học thạc sỹ và hiện đang theo tiếp chương trình tiến sĩ tại Pháp. Những bạn nào quan tâm có thể liên lạc qua email (được cung cấp ở cuối bài viết) để hỏi thêm bạn Việt

Lúc học phổ thông, không giỏi ngoại ngữ nên chưa bao giờ mình có ý định sẽ học lên thạc sĩ và cũng không nghĩ rằng mình sẽ có cơ hội đi du học.

Lên đại học, điểm phẩy của mình nằm trong nhóm trung bình khá, và khó có ai nghĩ rằng với số điểm này sẽ được nhận học bổng du học.

Cuối năm 2 đại học, bắt đầu học tiếng Pháp theo phong trào, vì trong lớp ai cũng học hai ngoại ngữ trở lên. Nhưng không ngờ mình bắt đầu thích tiếng Pháp và tiếng Pháp theo mình từ đó. Có lẽ vì khi mình học ngôn ngữ Pháp, mình có cơ hội học được văn hóa của một đất nước cụ thể ( Pháp) ( Mình nghĩ rằng nhiều nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính quá nên không biết học văn hóa của nước nào, dẫn đến không có đam mê tiếng Anh). Từ đó mình tham gia vào rất nhiều hoạt động, cuộc thi bằng tiếng pháp và có lẽ đây là điểm nhấn của mình trong CV và là nguồn động lực của mình để quyết tâm đi du học Pháp.

a.Không bao giờ từ bỏ hy vọng chỉ vì điểm số ở trường, vì điểm số chỉ là một tiêu chí xét duyệt học bổng thôi. Tất nhiên điểm số càng cao thì sẽ là một lợi thế, nhưng không phải là điều bắt buộc.

2. Xin học bổng thạc sĩ ở Pháp

Để xin được học bổng thì tiêu chí đầu tiên là bằng ngoại ngữ. Để đi du học Pháp, thường các trường yêu cầu bằng từ B1 trở lên nhưng như mình nêu ở trên, do điểm số của mình không được cao nên mình quyết tâm lấy bằng B2 để có một lợi thế khi xét học bổng. Tất nhiên để học lấy bằng ngoại ngữ thì rất tốn thời gian nên mình đã quyết tâm lấy bằng trước năm cuối đại học, để sau đó dành toàn bộ thời gian cho việc làm hồ sơ học bổng.

Ngay từ giữa năm 4 đại học, mình đã tìm hiểu nhiều nguồn học bổng khác nhau và quy trình để xin từng học bổng. Năm của mình chỉ có 6 học bổng phổ biến:

a. Học bổng Eiffel: rất khó để xin được vì yêu cầu điểm số cao, hồ sơ hoàn hảo và phải do giáo sư của trường bên Pháp nộp hồ sơ. Mình không đạt tiêu chí nào cả nên thôi, bỏ qua.

b.Học bổng Eramus: phải học từ Master 1 và phải học ở nhiều nước khác nhau, và điều này đòi hỏi tiếng Anh. Mình dốt anh văn, nên thôi, cũng bỏ qua.

d. Học bổng AUF: dành cho sinh viên khối Pháp ngữ thuộc AUF. Do mình học anh văn chuyên ngành ở Đại học và chỉ bắt đầu học tiếng Pháp theo phong trào ở trung tâm nên thành ra mình là dân ngoại đạo không thuộc khối pháp ngữ và mình không có thể apply cho học bổng này. Để apply hb AUF, bạn cần đăng kí học bổng và tham gia làm khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Pháp. Mình không làm ( thật ra là không đủ điều kiện làm) khóa luận, nên coi như không xét tới hb này.

f.Học bổng các trường ở Paris, mình không tìm hiểu kỹ

Sau khi đã có bằng ngoại ngữ, tìm hiểu học bổng và các giấy tờ cần thiết, trước khi bắt đầu năm cuối đại học, mình đã đem tất cả các hồ sơ, giấy tờ đi dịch sang tiếng Pháp (khoảng 3-4 bộ). Như vậy thì yên tâm mỗi khi cần sẽ có sẵn giấy tờ để nộp rồi.

3. Xin học bổng Tiến sĩ ở Pháp

Có 3 nguồn khác nhau để làm tiến sĩ ở Pháp :

a.Có sẵn kinh phí ở lab: cần liên hệ lab để xin làm PhD và thường phỏng vấn trực tiếp với người hướng dẫn đề tài. Năm mình học thạc sĩ, mình không biết có trường hợp này nên mình không tìm hiểu.

c.Các nguồn học bổng, mình đăng kí duy nhất học bổng của đại sứ quán Pháp ở Việt Nam. Bạn có thể apply khi bạn đang học thạc sĩ ở Pháp hoặc sau khi đã về Việt Nam.

Để xin học bổng tiến sĩ thì hồ sơ của bạn phải thật sự nổi bật và mình nghĩ nếu mình xin trực tiếp khi mình học thạc sĩ ở Pháp thì khả năng đậu học bổng là không có ( vì điềm số, thi lại và các điều kiện khác đều thua rất nhiều người). Nên mình đã tìm kiếm cơ hội cho riêng mình bằng cách :

-Mình rất thích viết luận bằng tiếng Pháp nên mình đã tham gia cuộc thi viết luận do đại sứ quán Pháp tổ chức, và may mắn lọt vào vòng phỏng vấn. Mình tham gia ngày hội giáo dục Pháp ngữ do CampusFrance tổ chức với tư cách là phiên dịch. Đây là một điểm nhấn nữa.

Như vậy, từ một bộ hồ sơ ít điểm nổi bật, mình đã tìm được những điểm mạnh cho hồ sơ của mình và mình đã đạt được học bổng đại sứ quán Pháp ở Việt Nam cho trình độ tiến sĩ.

Đây chỉ là những kinh nghiệm cá nhân của bản thân mình, có thể có nhiều sai sót về thông tin, mong các bạn thông cảm.

Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp phân vùng Languedoc Roussillon

Email: baovietvn2000@gmail.com

40 Học Bổng Đào Tạo Tiến Sĩ Tại Pháp

Người trúng tuyển sẽ được Bộ GD-ĐT xem xét cử đi học theo thông báo tiếp nhận của cơ sở đào tạo tại Cộng hòa Pháp và quy định của Bộ GD-ĐT. Dự kiến sẽ lên đường đi học trong quý IV/2010.

Ứng cử viên là giảng viên, cán bộ trong biên chế hoặc hợp đồng đang công tác tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, trung tâm công nghệ cao có nguyện vọng đi học nghiên cứu sinh và khi tốt nghiệp trở về làm giảng viên tại Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Cơ quan công tác hiện nay đồng ý cho cán bộ chuyển công tác đến Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội sau khi hoàn thành khóa học về nước;

Sinh viên Việt Nam mới tốt nghiệp cao học với kết quả học tập đạt khá trở lên hoặc tốt nghiệp đại học trình độ kỹ sư (hệ đào tạo 5 năm) đạt loại giỏi (tại Việt Nam và Pháp), chưa có cơ quan công tác, có nguyện vọng được đào tạo và cam kết trở về làm giảng viên tại Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Điều kiện và tiêu chuẩn: Ngoài các điều kiện trên, ứng cử viên cần phải được cơ quan có thẩm quyền (cơ quan trực thuộc Bộ/cơ quan ngang Bộ) cử dự tuyển (đối với cán bộ đang công tác);

Có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi, đủ sức khỏe để học tập ở nước ngoài, cam kết trở về nước làm việc tại Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội theo yêu cầu của Nhà nước. Cam kết phải được cơ quan cử đi học xác nhận và bảo lãnh (sinh viên mới tốt nghiệp phải có cam kết được gia đình hoặc người bảo trợ bảo lãnh về tài chính và có xác nhận của địa phương);

Không quá 40 tuổi (sinh sau ngày 31/12/1969); Có bằng thạc sĩ với kết quả học tập đạt khá trở lên hoặc bằng đại học trình độ kỹ sư hệ 5 năm với kết quả học tập đạt loại giỏi; Đối với trường hợp người dự tuyển sẽ tốt nghiệp năm 2010 thì cần có kết quả học tập đến thời điểm đăng ký dự tuyển; khi được chọn tham dự phỏng vấn (giữa tháng 7/2010) phải bổ sung bảng điểm toàn khóa học, giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình học tập và đang chờ cấp bằng; sau khi trúng tuyển cần bổ sung bản sao bằng và bảng điểm chính thức trong quý III/2010 để hoàn tất thủ tục cấp học bổng đi học trong quý IV/2010);

Bằng tốt nghiệp đại học và cao học có ngành học phù hợp với ngành đăng ký đi học tiến sĩ;

Trường hợp không yêu cầu về ngoại ngữ: Người dự tuyển có bằng tốt nghiệp đại học, cao học hoặc giấy chứng nhận có thời gian thực tập khoa học từ 12 tháng trở lên ở nước ngoài với ngôn ngữ đã sử dụng trong học tập ở nước ngoài là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thì không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ.

Trường hợp có yêu cầu về ngoại ngữ: Người dự tuyển tốt nghiệp đại học, cao học trong nước hoặc các nước không sử dụng tiếng Pháp và tiếng Anh trong học tập, nếu đăng ký đi học bằng tiếng Pháp phải có chứng chỉ tiếng Pháp TCF 350 điểm trở lên hoặc tương đương, trường hợp đăng ký học bằng tiếng Anh thì phải có chứng chỉ tối thiểu 500 điểm TOEFL hoặc 5.5 điểm IELTS.

Đối với người đăng ký đi học bằng tiếng Anh, ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ tiếng Anh nêu trên, nếu trúng tuyển thì đến thời điểm làm thủ tục lên đường đi học phải có chứng chỉ tiếng Pháp TCF 200 điểm trở lên (theo quy định của Pháp kể từ tháng 9/2009 về việc cấp visa cho người nước ngoài nhập cảnh với mục đích du học).

Hồ sơ dự tuyển và thời hạn nộp hồ sơ: Các cơ quan có người đăng ký dự tuyển phải tổ chức sơ tuyển hoặc thành lập Hội đồng xét tuyển theo các điều kiện và tiêu chuẩn quy định ở trên, lập danh sách trích ngang cán bộ dự tuyển theo thứ tự ưu tiên và gửi cùng công văn giới thiệu cán bộ dự tuyển đến Bộ GD-ĐT (Cục Đào tạo với nước ngoài).

Thời hạn nộp hồ sơ: Trước ngày 18/6/2010 (tính theo dấu bưu điện hoặc sổ theo dõi nhận hồ sơ của Văn phòng một cửa – Cục Đào tạo với nước ngoài).

Nghiên Cứu Tiến Sĩ Tại Pháp

Sinh viên có bằng Thạc sĩ hay trình độ tương đương có thể đăng ký nghiên cứu tiến sĩ tại Pháp. Về nguyên tắc, chương trình nghiên cứu tiến sĩ tại Pháp kéo dài ba năm và bằng tiến sĩ được cấp sau khi bảo vệ thành công một luận án tiến sĩ.

TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIẾN SĨ TẠI PHÁP

Việc cung cấp tài chính cho luận án thường là một điều kiện tiên quyết để đăng ký học Tiến sĩ. Các nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ được hưởng nhiều quy chế khác nhau tùy theo loại hợp đồng ký với trường đào tạo tiến sĩ.

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

Đây là cơ chế cung cấp tài chính công cho các chương trình nghiên cứu tiến sĩ, củng cố phương diện kinh nghiệm nghiên cứu chuyên môn gắn với đào tạo tiến sĩ. Những người có một bằng Thạc sĩ hoặc bằng cấp tương đương, không điều kiện về tuổi tác, đều có thể đăng ký, hợp đồng có thời gian là 3 năm, được hưởng mọi đảm bảo về mặt xã hội như một hợp đồng lao động thực sự và cùng với khoản thù lao hàng tháng tối thiểu là 1680eu. Hình thức hợp đồng này được áp dụng như nhau ở tất cả các cơ sở nghiên cứu và đào tạo đại học và do chính các trường đào tạo tiến sĩ tổ chức tuyển chọn.

Các thỏa thuận đào tạo qua nghiên cứu tại doanh nghiệp (CIFRE)

Hình thức CIFRE cho phép các nhà nghiên cứu tiến sĩ tại Pháp thực hiện luận án của mình tại doanh nghiệp thông qua một chương trình nghiên cứu phát triển có sự phối hợp với một nhóm nghiên cứu bên ngoài doanh nghiệp. Nghiên cứu sinh tiến sĩ phải có một bắng Thạc sĩ hoặc một bằng của trường Kĩ sư.

Đồng hướng dẫn luận án quốc tế

Căn cứ theo một thỏa thuận giữa hai cơ sở đào tạo đại học, một của Pháp, một của quốc gia khác, hình thức này cho phép nghiên cứu sinh tiến sĩ làm luận án cả trong nước và ở Pháp theo những phương thức cụ thể (thỏa thuận, giai đoạn luân phiên, bảo vệ và cung cấp kinh phí…). Về nguyên tắc, hình thức đồng hướng dẫn luận án kèm theo một sự hỗ trợ tài chính dành ưu tiên cho những chi phí phát sinh từ việc đi lại của nghiên cứu sinh.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ ERASMUS MUNDUS – DEM

Các học bổng toàn phần cấp cho sinh viên nghiên cứu tiến sĩ tại Pháp được lựa chọn để tham gia vào một trong những chương trình chung ở bấc Tiến sĩ, có tên gọi là Erasmus Mundus. Học bổng này thay đổi tùy theo từng chương trình, và bao gồm phí ghi danh, đi lại, sinh hoạt,… Để được nhận học bổng Erasmus Mundus, cần phải :

Xác định được chương trình Erasmus Mundus thích hợp với đề tài nghiên cứu.

Gửi đề xuất đến trường điều phối Erasmus Mundus trong Hội đồng (consortium). Các đề xuất đề tài thường được gửi vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến 12.

Để tìm hiểu về chương trình Du học Pháp 2017, các chương trình nghiên cứu tiến sĩ và làm hồ sơ xin visa , các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Công ty tư vấn giáo dục và phát triển hội nhập Việt Pháp Á Âu

Hotline       : 0983 102 258 (Ms Hà)

Email         :  duhocvietphap@gmail.com

Fanpage    :   www.facebook.com/duhocvietphapaau/

Địa chỉ      :   P 1702, Nhà A1, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, HN

Học Tiến Sĩ Ở Mỹ

Quá trình học này mang lại cho mỗi cá nhân rất nhiều lợi ích như: cung cấp một lượng kiến thức chuyên môn lớn, phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành một cách hiện đại và bài bản…

Nhờ thế, sẽ có thêm nhiều nhà nghiên cứu có khả năng thực hiện các nghiên cứu mới, sáng tạo với mục tiêu đóng góp cho sự gia tăng của tri thức nhân loại trong quá trình giải quyết các bài toán của thực tiễn và khoa học. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các du học sinh còn học được rất nhiều từ văn hóa và cuộc sống hằng ngày trên đất khách.

Yêu cầu tiên quyết để được chấp nhận vào các chương trình PhD tại Mỹ là TOEFL và GRE/ GMAT. Điểm càng cao càng có nhiều lợi thế, càng có nhiều cơ hội xin các học bổng dạng trợ lý nghiên cứu hay giảng dạy (TA, RA – loại học bổng phổ biến cho nghiên cứu sinh). Bằng Master (thạc sĩ) không bắt buộc ở một số trường, tuy nhiên phổ biến các trường yêu cầu phải có Master trước khi học PhD nếu không phải bổ sung một số môn học. Điểm TOEFL dù cao (trên 600, thậm chí 650) thì cũng chỉ là điểm khởi đầu.

Một chương trình PhD của Mỹ thường bao gồm hai giai đoạn chính: 2-3 năm đầu học các chuyên đề (course work) và 2-4 năm sau làm luận án. Khác với một số trường của hệ thống Anh và Úc, khi đăng ký học PhD sinh viên phải có đề cương nghiên cứu, hệ thống của Mỹ không đặt nặng yêu cầu này. Quan điểm của họ cho rằng dù đã có bằng Master thì về mặt nghiên cứu sinh viên vẫn hoàn toàn mới mẻ, và do vậy cần ít nhất hai năm để đọc, nghiên cứu về chuyên ngành của mình trước khi có thể tự mình tiến hành nghiên cứu độc lập.

Giai đoạn học các chuyên đề hết sức vất vả vì yêu cầu rất cao và phải làm việc hết sức độc lập, đôi khi khá cô đơn. Khác với học đại học hay master mà học nhóm là phổ biến, học tiến sĩ chủ yếu tự mình nghiên cứu lĩnh vực mà mình quan tâm.

Giai đoạn này là khoảng thời gian hết sức quan trọng, cung cấp rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Tạo cơ hội cho du học sinh tiếp cận với rất nhiều thông tin kiến thức, trường phái khác nhau trong chuyên ngành, từ đó xác định và lựa chọn chuyên nghành mình thích và muốn nghiên cứu. Trong mỗi chuyên đề (seminar), mỗi sinh viên phải đọc, nhận xét, phản biện hàng trăm bài báo chuyên môn, tranh luận trên lớp, thực hiện các nghiên cứu độc lập và viết các bài báo (academic papers) – mà yêu cầu chất lượng phải có thể được chấp nhận ở các hội thảo hay tạp chí khoa học, vì đây cũng chính là phương pháp đánh giá một nhà nghiên cứu của Mỹ và thế giới.

Sang giai đoạn hai, sinh viên phải dự một kỳ thi nói nôm na là thi hết những gì đã học (comprehensive examination). Mỗi kỳ thi gồm hai phần, viết và vấn đáp. Chỉ khi đã đạt ở kỳ thi viết mới chuyển sang kỳ thi vấn đáp. Tùy từng trường, nhưng nói chung kỳ thi này luôn được tổ chức nghiêm túc và yêu cầu cao để đảm bảo sinh viên có đủ kiến thức bước sang giai đoạn làm luận văn. Chẳng hạn ở chương trình tôi học thì thi rất vất vả, gồm đến ba phần.

Phần một là thi các kiến thức về thương mại quốc tế gồm ba bài thi trong ba ngày, mỗi bài ba giờ. Xong phần thi này thì đến phần thi chuyên ngành hẹp gồm hai bài thi trong hai ngày, mỗi bài 3-4 giờ. Sau khi có kết quả đạt ở hai phần thi này thì chuyển qua thi vấn đáp với hội đồng là tất cả giáo sư trong bộ môn chừng hơn một tiếng. Sinh viên thi rớt có thể thi lại một lần nữa, nếu vẫn không vượt qua thì đương nhiên bị loại khỏi chương trình.Tiếng Anh không chỉ cần thiết để tiếp cận các nguồn tài liệu khoa học, mà còn là phương tiện để trao đổi kiến thức thông qua viết báo khoa học và tham dự các hội thảo khoa học quốc tế.

Điểm thứ hai là cần cải thiện chất lượng và tăng trọng số cho các chuyên đề đang giảng dạy trong các chương trình PhD trong nước, vì đây là giai đoạn chuẩn bị hết sức quan trọng cho quá trình nghiên cứu sau này.

Điểm cuối cùng là để bậc học này đúng nghĩa là bậc học cao nhất thì cần đầu tư nhiều cho nó. Không thể cứ trách thầy cô và nghiên cứu sinh không làm tốt nhiệm vụ khi họ không có được các trang thiết bị tối thiểu như Internet, thư viện điện tử, phòng thí nghiệm để thực hiện các nghiên cứu của mình.

Vượt qua kỳ thi này, sinh viên có quyền chọn hội đồng hướng dẫn gồm tối thiểu ba giáo sư, trong đó có một giáo sư không thuộc bộ môn mà sinh viên học. Giai đoạn này là giai đoạn nghiên cứu độc lập, sinh viên tự lên kế hoạch và nhận sự hướng dẫn của các giáo sư.

Ở giai đoạn làm luận văn, sinh viên có thể bắt đầu tìm việc làm, thường là các vị trí trong trường đại học hay viện nghiên cứu. Quá trình tuyển dụng cũng rất khoa học.

Các trường và viện thường tổ chức phỏng vấn tại các hội thảo khoa học của từng chuyên ngành. Sinh viên chưa hoặc mới tốt nghiệp sẽ vừa tham dự hội thảo vừa tham dự phỏng vấn tìm việc. Các trường sau đó sẽ chọn một số ít ứng viên phù hợp và mời đến trường để tham quan (gọi là job talk). Các trường sẽ lo chi phí đi lại, ăn ở (thường thì 2-3 ngày).

Trong những ngày này ứng viên sẽ có những buổi trình bày cho hội đồng tuyển dụng và sinh viên, họ cũng sẽ tiếp xúc và được phỏng vấn bởi hầu hết nhân sự trong trường như trưởng khoa, phó khoa, giáo sư các bộ môn, sinh viên (PhD hay Master)…

Bên cạnh danh tiếng của trường và chương trình mà ứng viên theo học, thành tích khoa học thể hiện qua những bài báo đang thực hiện hay đã công bố là cơ sở chính để các trường chọn lựa. Điểm số trong quá trình học PhD không phải là vấn đề quan trọng, miễn là vượt qua 3,2 hoặc 3,5/4 tùy theo yêu cầu của mỗi trường. Các trường của Mỹ thường không giữ sinh viên lại làm việc sau khi tốt nghiệp mà nhận những PhD từ các trường khác. Đây cũng là một cách tiếp cận khá hay để thay đổi và làm mới không khí học thuật của các trường.

Về đào tạo PhD tại Việt Nam

Trình độ ngoại ngữ – đặc biệt là tiếng Anh – cần phải được đặc biệt đầu tư khi bước vào các chương trình PhD. Nếu không có ngoại ngữ thì gần như không thể thực hiện được các nghiên cứu mới vì không biết được bên ngoài đã làm gì, còn thiếu gì và mình nên làm gì.