Xin Học Bổng Phd Ở Mỹ / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Phd Ở Mỹ

Mình xin được chia sẻ một chút về việc xin học bổng PhD đi học ở Mỹ ngành Hóa. Mình nộp 5 trường (gồm UIUC, UMass Amherst, Arizona State Univ, Purdue Univ, và Oregon State Univ). Mình chọn trường thì cực đơn giản, mở google map lên xem thì trường ở vị trí nào thì chọn bang đấy rồi tìm các trường ở bang đó, tiếp theo xem ranking và yêu cầu của trường, và cuối cùng thì xem có giáo sư nào làm mảng mình thích không. Nếu đạt được tiêu chuẩn là yêu cầu ko quá cao (nhất về tiếng Anh), ranking tầm tầm top 100 và có giáo sư mình thích thì mình sẽ chọn để app. Quy trình tìm kiếm khá lâu, thỉnh thoảng mở ra tìm thì cũng ko mệt lắm.

Việc chọn 5 trường mình thấy là phù hợp với tình hình bản thân. Vì việc app khá tốn kém (nếu nhiều tiền m sẽ apply hẳn chục trường cho oách). 1 trường sẽ mất tầm 240$ (Gồm cỡ 75-90$ tiền fee apply, ~45$ tiền gửi bảo đảm hồ sơ, 25$ tiền gửi GRE, ~ 45$ tiền gửi điểm IELTS). Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm số tiền đó. Ví dụ như 1 số trường như Arizona State, Oregon State, Wayne State, sẽ miễn phí fee apply. Ngoài ra mình thường gửi hồ sơ kèm với điểm IELTS bằng DHL, (đem hồ sơ của mình đến trung tầm như IDP và bảo họ cho vào cùng với bảng điểm IELTS khi họ gửi) như vậy tiết kiêm đc khá nhiều. Đại khai, cuộc apply này là 1 cuộc chơi khá tốn kém mà ko hiểu có thu được gì về không J))

Kết quả thu được là 2 trong số các trường đó nhận mình là UIUC, UMass Amherst. Sau rất nhiều đắn đó thì mình đã chọn UMass, cũng chả có lí do gì quá đặc biệt đơn giản là UMass cùng tốt (rank về Hóa của nó là 53 ở Mỹ theo USNews) và nhất là có vẻ là chỗ học hành nhẹ nhàng, vui vẻ và có thời gian chơi hơn là học ở UIUC (1 lí do chả có gì là yêu khoa học cả =))) ). Mặc dù, quyết định này cũng gặp nhiều chỉ trích phết nhưng mình cũng kệ thôi. Một điều học được sau vụ apply này là “the ONLY person whose opinion would matter is YOURS”

Các trường mình nộp có deadline khác tách nhau nên làm xong trường này m có thể là tiếp trường khác sớm nhất là 15/12 muộn nhất là 15/1. Nói chung mọi thứ khác đơn giản, chả cần công chứng dịch thuật gì nhiều, âu cũng là 1 khoản tiếp kiệm được kha khá. Mình thấy trong việc app thì có những thứ cần phải chú tâm chuẩn bị nhất gồm:

1. GPA

2. IELTS/ TOEFT

3. GRE

4. SOP

5. LOR

6. Kinh nghiêm nghiên cứu (đi thực tập, viết báo)

Mình sẽ nói qua từng thứ

Đầu tiền là GPA. Cái này thì mình thấy nên cố gắng cao nhất có thể và cần phải trên 3.2 vì 3.2 thường tiêu chuẩn min của hầu hết các trường. GPA thì phải cố gắng trong cả quá trình học nên điều mình thấy đó là cứ học tốt, môn nào cần cải thiện thì làm luôn chứ đừng nghĩ là đợi mấy năm cuối rảnh thì học vì thực tế nó chả rảnh đâu J))

Thứ hai là IELTS/ TOEFT. Mọi ng luôn khuyên đi Mỹ nên thi TOEFT nhưng do m học IELTS từ xưa nên thấy nó dễ hơn hẳn. Mà trình độ tiếng anh cũng gà nên chả muốn đổi. Dĩ nhiên là tiêu chuẩn TOEFT của các trường bao giờ cũng thấp hơn IELTS (khi đổi tương đương). Điểm của mình thì khá tệ (overall: 6.5, reading: 8.0, và 3 kĩ năng còn lại là 6.0) nên việc chọn trường mình cũng phải dè dặt vì đa số yêu cầu overall 7.0, may mà vẫn có vài trường yêu cầu 6.5. Tuy nhiên việc mình được UIUC (thường yêu cầu overall 7.0, speaking 8.0) là 1 điều siêu ảo diệu. Hồi đầu do điểm quá thấp nên mình đã định ko apply nhưng được một gs Scheeline cho 1 câu là “There is shame in being so afraid of failure that you don’t try to gain the opportunity to succeed”. Việc mình được trường UIUC thì tim chắc đó là nhờ sự hợp tác giữa trường KHTN và UIUC cũng như nhờ hai cái thư giới thiệu của 2 giáo sư ở trường UIUC. Nói chung, 1 điều mình học được là mọi thứ đều có ngoại lệ và nếu có quan hệ tôt thì sẽ là điều tuyệt vời nhất trên cả điểm thi cử.

Thứ ba là GRE. Mình là ng học siêu ít, tiếng Anh kém và cũng lười biếng nên hầu như m ít học từ của GRE general. Mình khá giỏi về phần đọc, nên thứ duy nhất mình học là phần reading của GRE general vì reading ko hẳn cần biết hết từ và nếu thông minh 1 tí là làm được. Phần toán thì khá dễ, nhưng cũng dễ sai nên mình phải làm khá cẩn thận vì đó là thứ duy nhất biết được là có thể điểm cao. Rốt cục điểm cũng ko quá tệ thâm chí hơn hẳn mình mong đợi J).

Verbal: 144 (percentile: 21%)

Math: 169 (percentile: 97%)

Analytical writing: 3.0 (percentile: 14%)

Nói chung vụ GRE này cũng là 1 điêu rất ảo diệu và mình thấy, 1 là học như 1 thằng điên và rất rất chăm thì điểm sẽ cao vụt, ko thì tốt nhất học vừa thôi và dành thời gian đó để làm việc khác chứ nếu học không tới nơi thì cũng chả khác gì học ít.

Về GRE Chemistry (mình được 830 (percentile: 83%) ), thì mình thấy cũng ko khó. Nó nằm trong phần lớn những gì đã học ở năm 2,3. Phần chiếm tỉ lệ lớn nhất là hữu cơ, ai học hữu cơ giỏi sẽ là lợi thế. Mình thì khá gà và ko thích hữu cơ cho lắm nên cũng ko làm tốt lắm. Phần nhiều thứ 2 là hóa lý. Mình thấy nếu học khá ở năm 2, 3 thì sẽ thi tốt, Lời khuyên với ai có dự định thi là nên thi ngay GRE chemistry sau khi học xong năm thứ 3. Khi đó vừa học đủ kiến thức, chưa quên nhiều, thi sẽ tốt nhất. Mình thi vào đợt năm 4 nhiều thứ chả nhớ gì phải đi đọc lại nhiều. Và cứ làm nhiều các đề trên mạng là ok :D. Đây là điểm duy nhất mình tự tin hơn người khác =)))

Thứ tư là SOP. Mình ko rõ nó đống vai trò quan trong không nữa, nhưng như mọi ng nói là rất quan trong. Cái này mình chỉ có 1 câu là chỉ nên nhờ 1,2 người sửa cho thôi. Càng nhờ nhiều càng bị sửa nhiều và không khác gì đẽo cầy giữa đường. Hãy là chính mình, 1 câu mày ngày xưa mình hay được nhận đấy là “bài viết quá bình thường, không thể hiện rõ mình là ai”. Và vì câu đó m hay nghĩ ra mấy câu chuyện nhạt nhẽo như kiểu bác em bị ung thư mất nên em muốn học về hóa để tìm thuộc chữa ung thư. Một câu chuyện quá nhạt và ko phải là mình. Nên hãy cứ viết theo những gì là chính bạn, kệ người khác. Chỉ cần 1 ai đó sửa về bố cục, viết ý cho gọn gàng và sửa tiếng Anh. Mình hồi đó nhờ thầy Phong, rất ổn vì thầy chấp nhận ý tưởng của mình và chỉ bảo nên viết cái này trước cái này sau thế thôi.

Cuối cùng là việc đi thực tập và viết báo. Việc này là để phục vụ cho việc làm đẹp hồ sơ, tạo kinh nghiệm và cũng như để xin đc LOR của giáo sư nước ngoài. Việc đi thực tập thì có ít suất nhưng không có nghĩa là khó chủ yếu là mình phải chủ động xin và để ý đến các kênh thông tin tránh đến sát deadline mới biết. Có 1 điều nên nhớ trong nhưng vụ apply thực tập là “người đầu tiên sẽ là ng được chọn”, nếu muốn xin gs nào nhận mình đi internship thì cứ mail hỏi càng sớm càng tốt, có thể được trả lời cũng có thể không vì gs khá bận nhưng hỏi cũng chả mất gì, cứ làm đi biết đâu lại được ;;). Về bài báo thì nên cố gắng có được 1 bài, dù viết ở VN cũng được, vì điều đó cũng khiến mình khác với những ng apply khác. Và có 1 bài dù hơi lởm nhưng còn hơn không có gì đấy là điều minh được gs ở UMass khuyên.

Chốt lại một điều cuối cùng sau những gì viết lan man ở trên thì mình có một vài lời khuyên cuối đấy là

“Mọi những chia sẻ kinh nghiệm kiểu này chỉ đúng với cái thằng viết, còn lại hầu hết khó áp dụng vợi người khác, mỗi người có 1 thế mạnh cũng như điểm yếu riêng, hồ sơ các thứ cũng khác nhau nên hãy đọc và tự tìm ra cách riêng của bản thân mình. Trong vụ apply này thì chả có gì đúng có gì sai cả, mỗi ng có 1 cách riêng nên đừng vì mấy lời nhận xét chia sẻ này nọ làm ảnh hưởng đến bạn, thích thì hãy làm. Vài cuối cùng đừng nhìn vào thành tích của người khác và nghĩ mình ko bằng, 1 điều mình học được sau 5 năm học là ở đời ng ta chỉ cần người phù hợp không cần người giỏi nhất”

Tác giả: Phạm Gia Bách

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Làm Nghiên Cứu Sinh Phd Ở Úc (Australia)

 Bước 1: Quyết định đi làm nghiên cứu sinh, trước tiên hãy tự đặt câu hỏi cho mình:

– Mình đang hay sẽ giảng dạy bậc đại học không?

– Mình đang hay sẽ làm công việc tư vấn, hay muốn có một vốn hiểu biết rất sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào không?

– Mình đang hay định làm công việc nghiên cứu không?

Nếu cả ba câu trên mà KHÔNG thì có thể việc làm nghiên cứu sinh là không cần thiết.

Bước 2: Quyết định làm PhD trong nước hay nước ngoài

Có nhiều yếu tố cần được cân nhắc khi chọn làm PhD trong nước hay nước ngoài, nhưng chủ yếu là do yếu tố ràng buộc công việc hiện tại và gia đình chứ theo mình điều kiện làm nghiên cứu ở VN chẳng thể so sánh được với nước ngoài rồi. Ngoài ra, một cân nhắc không kém phần quan trọng: Mình có dự định di cư sang Úc không?

Bước 3: Xem xét liệu mình có được chấp nhận làm PhD?

Điều kiện để được chấp nhận học thường là: có bằng Master dạng research hoặc MPhil hoặc Master dạng coursework nhưng có làm luận văn tốt nghiệp hoặc có bằng Honour hoặc làm công việc nghiên cứu với thời lượng đáng kể (cái này hơi khó vì bằng đại học của VN ít được công nhận ở nước ngoài).

Vì vậy nếu ai chỉ có bằng Master dạng coursework thì khi xin học, trường có thể yêu cầu phải dự một khóa qualifying program trong vòng 6 tháng trước khi nhập học chính thức vào PhD.

Làm PhD có 2 dạng:

– thầy có project và tuyển PhD vào làm nghiên cứu. Khi đó thầy sẽ đăng thông báo tuyển PhD và tìm ứng viên có đủ khả năng và thích thú làm đề tài đó. Nếu ứng viên tự thấy background của mình phù hợp, bản thân thấy thích thú đề tài thì gửi thư trực tiếp cho thầy. Trường hợp này chỉ cần chuẩn bị CV và viết motivation letter cho tốt, không phải chuẩn bị proposal vì đề tài đã có sẵn. Nếu thầy chấp nhận thì sau đó làm thủ tục xin học với trường, tức là bỏ qua được bước 4,5 và 7.

Bước 4: Viết proposal (định hướng nghiên cứu)

Nếu xin PhD ở Mỹ thì viết cái Statement of Purpose nêu lý do tại sao mình muốn làm nghiên cứu sinh ở trường đó và lĩnh vực nghiên cứu dự kiến là gì. Còn ở Anh và Úc thì khi viết định hướng nghiên cứu cần phải có cả literature review. Khổ nỗi ở VN làm gì có cơ sở dữ liệu hay sách vở gì để mà viết phần này đâu. Nhớ hồi mình gửi cái proposal cho GS John Tribe ở Surrey University, UK (TBT tạp chí Annals of Tourism Research), ông ý đáp lại chê là chỉ bằng cái proposal của MBA, đề nghị viết rồi gửi lại ông ấy xem, hic. Viết trả lời ông ấy là tôi sẽ cố gắng cái thiện cái proposal nhưng sau đấy lặn luôn vì biết với những gì mình có trong tay thì là một điều gần như không thể.

Có một câu chuyện hài hước cười ra nước mắt ở lĩnh vực du lịch, một người đã bị một hội đồng xét duyệt Tiến sỹ ở VN đánh trượt với lời phê đề cương nghiên cứu quá tệ. Người đó đã gửi đề cương nghiên cứu ra nước ngoài, được trường chấp nhận và dành học bổng danh tiếng nhất của nước đó.

Bước 5: Xin thầy hướng dẫn

Thực ra bước 4 gắn liền với bước 3 vì với cái mình định làm xin mỗi thầy (có từng thế mạnh riêng) mình phải lái lái đi thì họ mới quan tâm. Khi xin thầy hướng dẫn, cần tìm hiểu cho kỹ:

–          kinh nghiệm, trọng tâm nghiên cứu (research interest) và danh tiếng của người đó về lĩnh vực mình muốn làm à lên hỏi bác Google là ra hết

–          trọng tâm nghiên cứu và danh tiếng của ngành tại trường nơi người đó đang ngồi ở đấy à lên website của trường mà tìm hay hỏi bạn bè. Chú ý là ranking của trường không quan trọng bằng ranking của riêng ngành mình quan tâm. Ví dụ chả ai biết Griffith là trường nào ở Úc, nhưng nói đến tourism thì mọi người đều biết (là ở nước ngoài thôi).

–          cá tính của người đấy thế nào, nhiều thầy giỏi thì giỏi nhưng mà đối xử với trò tệ lắm à lân la hỏi người nào đang làm PhD ở đấy, hay email cho cựu PhD của người đó mà hỏi (chỉ cần cái tên thôi lại hỏi bác Google là ra)

Xin kể cả nhà nghe chuyện đi xin thầy hướng dẫn của mình, tiếp tục câu chuyện ở trên.

Trong một buổi hội thảo du học Anh ở New World, lơ ngơ thế nào lại hỏi được contact của một ông GS ở Chichester Uni. Ông này khá nổi tiếng về các nghiên cứu ở VN và cũng interest với nghiên cứu của mình, nhưng khổ nỗi là ông ấy vừa chuyển từ Metropolitan Uni về đây, mà ở đây chưa nhận PhD về tourism.

Tiếp tục với một bà giáo ở ĐH Queensland . Tìm thấy bà ấy do search một hồi trên mạng, đã từng ở VN, thích thú nghiên cứu về tourism ở VN, rất nhiệt tình giúp mình làm cái literature review bằng cách gửi luôn một cái proposal của học trò bà ấy có đề tài na ná như của mình, bảo mình xem có cái nào cần và viết lại (không được chép nguyên xi đâu). Sau đấy mình có được cái proposal nhìn khá chuẩn, giờ vẫn biết ơn bà ấy.

Hè 2007 ra HN gặp senior MBA, Mr C bảo “Ở Úc thì Griffith là trường hàng đầu về du lịch”. Thế là lại lặn lội nghiên cứu website, xem trọng tâm nghiên cứu của nó là gì, tìm người hướng dẫn. May quá anh C giới thiệu cho chị H chỗ anh ấy vừa qua Griffith được mấy tháng, thế là mình có người hỏi xem ai là người hướng dẫn tốt. Bài học từ dì M và anh làm mình quá hiểu có thầy hướng dẫn tệ thì khổ thế nào. Chị H giới thiệu cho hai cái tên, mình nhắm mắt chọn luôn người có cái mác Professor.

Viết email cho ông GS hướng dẫn bây giờ, giới thiệu bản thân, gửi kèm CV, proposal vào tối thứ 6 thì sáng thứ 2 đã nhận được email ngắn gọn:

Dear …,

Thank you for your interest in having me supervise your PhD. thesis. I am willing to be your supervisor, should your application be accepted.

I have sent this communication to Dr. …, who is our contact faculty for PhD applications here on the Gold Coast campus.

I look forward to working with you.

Sincerely,

Mừng quá sức tưởng tượng, sau này mới biết ông ấy vừa từ Mỹ về lại trường, chưa có sinh viên PhD nào cả. Càng search mới biết ông ấy hàng đầu thế giới về ecotourism. Quan trọng hơn hết là trong vốn hiểu biết bao la của ông ấy về ecotourism thì VN là con số 0, nên ông ấy rất quan tâm. Thế mới thấy sự trùng lặp giữa cái mình muốn làm với interest của thầy quan trọng thế nào.

Bước 6: Nộp hồ sơ xin học và chờ

Các tổ chức cho học bổng thường yêu cầu phải được một trường nào đó chấp nhận học đã, nên phải có CoE trong tay thì mới đi hộp hồ sơ xin học bổng (trừ trường hợp xin học bổng của trường song song với việc xin học; học bổng 322 hay ADS có thể xin trước rồi mới xin học ở trường). Xin học PhD không có deadline, trường nhận hồ sơ quanh năm.

Mỗi trường mỗi khác, UQ cho phép nộp hồ sơ online (hoành tráng chưa) và phải trả admission fee là 60AUD, báo hại phải đi nhờ người trả bằng thẻ Visa/Master card hộ. Nhưng nộp xong chờ dài cổ nửa năm chả thấy trả lời trả vốn gì. Hội thảo du học Úc mình đã đến thẳng quầy hỏi, họ cho email, viết email hỏi thế mà vẫn lặn tăm.

Griffith yêu cầu gửi hồ sơ giấy trắng mực đen bằng đường bưu điện, nhưng lại không phải trả tiền nộp hồ sơ gì hết. Do cái thói lề mề cố hữu của mình, lại phải gửi chuyển phát nhanh mất 500 nghìn, 5 ngày tới Úc. 28/10 họ nhận được hồ sơ của mình (ngay trước deadline xin học bổng của trường có 2 ngày) thì tới cuối tháng 12 trả lời qua email đã chấp nhận và gửi Thư chấp nhận học CoE (certificate of enrolment). Cầm cái này có thể đi xin visa được rồi.

Sang đây thì có người lại than phiền xin học 2 trường trên thì Griffith lặn tăm, UQ trả lời.

Bước 7: Xin học bổng

Tới mục này, mình chỉ xin chia sẻ kinh nghiệm tìm học bổng PhD ở Úc. Có các lựa chọn sau cho người Việt mình:

–          Học bổng 322 của nhà nước: 1,000AUD/tháng (12,000AUD/năm), vừa cho 1 người (chi tiêu trung bình bên này cho 1 người khoảng 700AUD/tháng), nghe mọi người kêu hay bị chậm, ràng buộc sau khi học xong phải trở về nước, không có hỗ trợ gì cho con nhỏ nếu mang theo, khi làm thủ tục hay bị lằng nhằng. Tuy nhiên xin học bổng 322 là dễ được nhất, miễn là được một trường nào đó trên thế giới nhận là được. Lưu ý PhD có thể đi làm trợ giảng ở các ĐH của Úc để có thêm thu nhập. Thông báo về học bổng 322 được gửi về các trường đại học hàng năm.

–          Học bổng cho các nhà lãnh đạo ( ALA ): 26,800AUD/năm (nghe nói hàng năm có review và tăng tiền), ràng buộc sau khi học xong phải trở về nước, cho 4 năm, có cho tiền trang trải ban đầu 5000$ để mua vé máy bay, phí visa, tiền đi dự hội thảo/field trip 2000$/năm, có hỗ trợ tiền gửi trẻ 5 tuổi trở xuống 50%… Học bổng này chú trọng đến những người có tiềm năng trở thành lãnh đạo sau này, nên ai có kinh nghiệm làm lãnh đạo hay khả năng chứng minh mình có tài lãnh đạo nhiều khả năng được. http://www.ausaid.gov.au/scholar/ala.cfm . Việt Nam nằm trong danh sách các nước được ưu tiên cho học bổng này, nên người Việt có nhiều khả năng được.

–          Học bổng Endeavour: là học bổng cao nhất của Bộ GD Úc. Học bổng này không ưu tiên Việt Nam mà các ứng viên phải cạnh tranh trên toàn cầu. Ai có thành tích học tập xuất sắc, có công trình nghiên cứu, có thành tựu gì nổi bật thì có khả năng được học bổng này. Endeavour cho toàn bộ học phí, living allowance 30,000AUD/năm, tiền ổn định ban đầu 4000$ cho vé máy bay, phí visa, không có hỗ trợ gửi trẻ… và không có ràng buộc sau khi học xong phải trở về nước và vừa được nâng lên 4 năm. http://www.endeavour.deewr.gov.au/

–          Học bổng của chính phủ Úc thông qua các trường (gọi nôm na là học bổng của trường): 20,000AUD/năm, hỗ trợ một phần tiền vé, không hỗ trợ phí làm visa, không ràng buộc phải về nước sau khi học xong. Tham khảo học bổng này phải vào trang web của từng trường nghiên cứu. Khi nộp hồ sơ học cho trường, thường có mục để đánh dấu vào xin học bổng của trường. Học bổng của trường cho 3 năm, nhưng có thể kéo dài tối đa 6 tháng nữa.

– Ngoài ra còn nhiều dạng học bổng khác, cần phải vào website thông báo học bổng của từng trường để tìm hiểu.

Endeavour, AL A , ADS có thời hạn nộp hồ sơ khoảng tháng 6,7 hàng năm, vì vậy ai muốn xin các học bổng này thì phải có CoE sẵn sàng trước tháng 6 hàng năm. Nói tóm lại cần khoảng 1 năm kể từ khi bắt đầu khởi động ôn tiếng Anh, thi IELTS và tất cả các bước ở trên.

Xin hết và chúc may mắn!

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Các Dạng Học Bổng/Funding Cho Phd

PhD thường kéo dài từ 3 đến 5 năm (5-7-10 năm cũng không phải quá hiếm). Đây là một quá trình dài, nhiều chông gai và đương nhiên là tốn kém. May thay, có khá nhiều cách để chu cấp việc làm PhD…

Mình viết bài ” Ma trận các dạng học bổng – Cách nhận biết và lựa chọn ” cách đây tận 5 năm! (Hổng ngờ chịu duy trì cái blog này lâu thế và cũng hổng ngờ lười viết đến thế ^^). Các dạng học bổng nêu trong bài viết nói trên rất đúng với cấp học cử nhân (bachelor) và thạc sĩ (master) nhưng lại hoàn toàn không đủ cho cấp tiến sĩ (PhD). Tại sao? Có 2 lý do chính yếu:

Các nước có cách cấu trúc việc làm PhD tương đối khác nhau

Học bổng không phải là cách duy nhất để chu cấp việc làm PhD, có kha khá dạng khác

Do vậy, mình viết bài này với mục đích làm rõ các “con đường” kiếm tiền làm PhD 😉

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm trước: Đây hoàn toàn là hiểu biết cá nhân, dựa trên kinh nghiệm học tập tại 3 nước Hà Lan, Đan Mạch, Anh và việc tìm hiểu thêm khi chuẩn bị apply làm PhD. Bài viết rất rộng, không tập trung vào một nước nào cả, vì mình cố gắng cung cấp một cái nhìn toàn cảnh nên thông tin cho mỗi nước là không sâu! Khi bạn đã chọn được nước mình muốn đi thì nên tìm hiểu kỹ hơn về việc làm PhD tại nước đó. Mọi ý kiến đóng góp xây dựng mình rất hoan nghênh và xin tiếp thu, nhất là chia sẻ thực tế về việc làm PhD ở mỗi nước. Rất mong là sau này có thể làm một so sánh sâu về khác biệt khi làm PhD ở các nước khác nhau.

***

Tùy thuộc vào nước bạn chọn học, có 2 dạng PhD status cơ bản: EMPLOYEE status và STUDENT status

EMPLOYEE status

PhD cơ bản được coi như một nghề! Người làm PhD được ký hợp đồng nhân sự với trường, có các nghĩa vụ và quyền lợi như một người đi làm bình thường, bao gồm số giờ làm, đóng thuế, nghỉ phép, hưu trí … và đương nhiên “NHẬN LƯƠNG”. Ngoài ra do là “đi làm”, không phải “đi học” nên cũng không có “học phí”. Lương của PhD, rất tiếc, thường vô cùng bèo bọt, (ví dụ ở Hà Lan tầm 1300e cho năm 1, tăng dần lên đến 1700e khi ở năm 4), nhưng nói gì thì nói vẫn đủ để chu cấp việc làm PhD của bạn ^^

Các nước đại diện cho dạng này có Hà Lan, nhóm các nước Bắc Âu (Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy…)

Quá trình làm PhD: Vẫn có giáo hướng dẫn như bình thường. Ngoài việc nai lưng ra làm project của riêng bản thân thì do là đi làm nên còn phải nai lưng ra làm trong project mà ban đầu bạn đã đăng tuyển vào. Tùy thuộc vào các yêu cầu của vị trí (theo hợp đồng lao động) thì còn có thể bao gồm cả việc hỗ trợ dạy học hay hỗ trợ hành chính ở khoa.

STUDENT status

PhD vẫn chỉ là một anh/chị sinh viên quèn đi học 😊 nên vẫn phải đóng học phí. Không có lương lậu gì ở đây hết.

Các nước đại diện cho dạng này có Anh, Úc, Mỹ

Việc apply: Các bạn sẽ nộp hồ sơ xin học cho trường (kể cả khi liên hệ trước và được giáo sư nhận thì cái bước nộp hồ sơ cho trường vẫn là “thủ tục” cần làm). Nếu được nhận thì ok, bắt đầu làm, nhưng lưu ý việc kiếm tiền nộp học phí và bỏ cái ăn vào miệng hoàn toàn là nghĩa vụ của bạn ^^!

Quá trình làm PhD: Có giáo hướng dẫn. Một số nước sẽ yêu cầu lên lớp học trong 1 đến vài năm đầu (Mỹ, Úc) hoặc có thể lao đầu vô làm luôn (Anh chỉ yêu cầu tối thiểu 10 days of training/năm, đi conference/học về word hay networking skills cũng tính là training day hết luôn).

Như vậy, đối với dạng này (STUDENT status), vấn đề “đầu tiên” hay “tiền đâu” trở thành câu hỏi sống còn, đầy trăn trở của sinh viên nghèo. Mình sẽ nói rõ hơn về các “con đường kiếm tiền làm PhD” ở phần tiếp sau.

1/ Học bổng chính phủ/ngoại giao

Hầu như chính phủ nước nào cũng có quỹ dành cho con dân đi học. Việt Nam thì có 911 và 322 nè. Chính phủ nước khác thì có học bổng của Thụy Sĩ (Swiss Government Excellence Scholarship), Ireland (Government of Ireland Postgraduate Scholarship Programme, cái này khác với chương trình IDEAS của IrishAid cho sinh viên Việt Nam bậc thạc sĩ nha), Úc (Australia Awards Scholarships)

Đặc điểm: Tiền từ chính phủ

Mục tiêu: Đào tạo cán bộ nguồn ^^ (nếu là tiền từ chính quốc, ví dụ 911) hoặc ngoại giao (tiền từ chính phủ nước A cho một số nước B, C, D nào đó với số lượng xác định hàng năm)

Điểm mạnh: Cây nhà lá vườn. Các bạn làm nhà nước (bao gồm ở các trường đại học) thì dễ xin. Cho tối đa 4 năm nên sẽ lợi nếu định học ở Anh (vốn bình thường PhD chỉ 3 năm nên các dạng học bổng của Anh chỉ cho 3 năm) thì xin 911 cho 4 năm được 😊

Điểm yếu: Hơi ít tiền (nhưng vẫn đủ nha), có ràng buộc phải quay trở lại công tác tại đơn vị cử đi học (đã cầm tiền rồi thì đừng trốn biệt tăm rồi để chính phủ đi kiện hoài)

Tìm hiểu thêm:2/ Học bổng từ các quỹ học bổng/tổ chức nghiên cứu Swiss Government Excellence Scholarship Government of Ireland Postgraduate Scholarship Programme Tìm hiểu thêm:3/ Học bổng từ trường/khoa Wellcome Trust Doctoral Studentships MARIE SKŁODOWSKA-CURIE ACTIONS 4/ Bán thân cho trường ^^ – PhD Assistantships Robert S. McNamara Fellowships Program (WorldBank) Australia Awards Scholarships

Quỹ học bổng thì tiền cũng đa phần là từ chính phủ nhưng nó cũng ít yếu tố chính trị hơn chút nên tách riêng ra. Ví dụ như Erasmus Mundus Joint Doctorates (ngưng từ 2013), MARIE SKŁODOWSKA-CURIE ACTIONS (tiền từ European Union), Wellcome Trust Doctoral Studentships (Anh)…

Đặc điểm: Tiền có thể từ 1 chính phủ hoặc nhiều chính phủ (vd: LM Châu Âu). Lưu ý là thường không dùng từ “scholarship” mà hay dùng “fellowship”, “studentship”, “grant”

Mục tiêu: Phát triển học thuật, đào tạo và thu hút nhân tài (đây là điểm khác biệt cốt yếu với học bổng chính phủ/ngoại giao nha)

Điểm mạnh: Giá trị học bổng ổn/một số thậm chí là cao. Thường không có ràng buộc gì về việc đi hay ở.

5/ Bán thân cho giáo – Học bổng giáo sư

Điểm yếu: Cạnh tranh lè lưỡi, sứt đầu mẻ trán 😉

Cái này thì vô vàn, mỗi trường một chính sách, nhắm vô đâu thì tìm hiểu ở đó thôi. Nói chung trường nào cũng có, ít thì vài suất, nhiều thì vài chục suất. Các trường giàu có, tiếng tăm thì sẽ có nhiều suất hơn.

Đặc điểm: Tiền của trường/khoa. Thường hay dùng từ “studentship” hoặc “fellowship”

Mục tiêu: Sinh viên tài năng

Điểm mạnh: Giá trị học bổng ổn. Thường không có ràng buộc gì về việc đi hay ở. Mà mày ở thì càng tốt ^^

Cả 3 dạng kể trên là đều nhận tiền mà không phải làm gì, có thể chuyên tâm vô việc nguyên cứu của bản thân. Còn dạng này thì cực hơn vì sẽ phải nai lưng ra làm để đổi lại nhận được vài đồng lương hoặc học bổng trang trải cho chi phí làm PhD (học phí, ăn, ở). Dạng này hay có ở Mỹ, Hàn, Nhật.

Đặc điểm: Đây thực ra là đi làm và được trả lương (có hợp đồng đàng hoàng), không phải “học bổng”. Nguyên tắc là có làm thì có ăn. Có vô vàn hình thức, bao gồm, teaching assistant, assistant lecturer (làm cho trường/khoa, nôm na là trợ giảng, soạn giáo án, chấm bài…), research assistant, graduate assistant (thường là làm trong một dự án nào đó, cáng đáng cả logistics, administrative và research). Vì đây là đi làm, nhận lương, rồi dùng lương để chi trả nên có thể đủ mà cũng có thể không (đa phần là đủ).

Mục tiêu: “cu li” ngoan và giỏi

There is no shame in falling downBask Mọi thông tin trong trang web thuộc bản quyền của continents4oceans.com , được bảo hộ bởi đạo luật DMCA. Nếu có đăng lại nội dung, cần dẫn link gốc của bài viết True shame is to not stand up again!

Điểm mạnh: Nếu lương tốt thì sẽ đủ chi trả việc làm PhD. Có thêm kinh nghiệm làm việc?!

Điểm yếu: Thời gian dành cho nghiên cứu của bản thân ít đi. Áp lực công việc.

Tìm hiểu thêm: Ở Châu Âu thì có thể tìm trên web https://euraxess.ec.europa.eu/jobs/search , bao gồm cả học bổng của tổ chức, trường/khoa hay dự án (đủ cả, rất rất nhiều)

Phải tách riêng trường và giáo vì khi bán thân cho giáo có ít nhiều nhập nhằng hơn bán thân cho trường (ơ hay, khi bán thân, người mua quan trọng lắm chứ bộ). Đen đủi bán cho giáo ác thì cứ xác định là hộc máu ra mà làm, còn việc của mình và bao giờ được tốt nghiệp thì hồi sau sẽ rõ (hoặc nhiều hồi sau mới rõ). May mắn gặp giáo tốt thì chẳng khác gì nhận học bổng full cả, giáo sẽ chăm lo đủ bề, cấp đủ tiền cho trả học phí, ăn, ở, rồi giao in ít việc thôi, để dành thời gian mà làm dự án của bản thân, nhiều khi cho đi tháp tùng hội thảo hay công tác nữa (trước mình làm trong một dự án có ông giáo Hàn cưng sinh viên khiếp, lần nào sang VN cũng bế theo 2-3 sv, bao ăn, ở, cho đi chơi thoải mái).

Đặc điểm: Giáo thường có dự án A nào đó mà giáo là Principal Investigator (PI) hay nói đơn giản là người nhận toàn bộ tiền và có quyền tiêu tiền 😉 Giáo trích tiền của dự án ra để thuê mấy đứa PhD vô làm nghiên cứu và “tiện thể” lấy cái bằng PhD.

Mục tiêu: Học trò cưng (giáo tốt) hoặc nô lệ chất lượng cao mà giá rẻ (giáo ác)

Điểm mạnh: Có thể dồi dào tiền. Nếu gặp trúng giáo tốt và chiếm được cảm tình của giáo thì con đường sự nghiệp khá rộng mở

Điểm yếu: Có thể vừa nghèo và vừa khổ. Nếu trúng giáo ác thì làm mãi không biết ngày được tốt nghiệp, như kiểu vai chính phim “12 years of slave” ý ☹

***

Hope it helps!

Comments

Phd Là Gì ? Làm Sao Có Được Tấm Bằng Phd Danh Giá

PHD là gì ? Làm sao có được tấm bằng PHD danh giá

PHD được viết tắt của từ Doctor of Philosophy là bậc học cao nhất trong bậc học hay còn gọi là tiến sĩ. PhD được xuất hiện lần đầu tiên tại Đức, sau này được xuất hiện tại Canada, Mỹ… và ở các nước phát triển khác, trong những năm gần đây PhD được gộp lại để nói chung về những người có học vị Tiến sĩ trong mọi ngành nghề.

Sau quá trình học đại học thì nhiều bạn sinh viên có điều kiện di du học nước ngoài để lấy được tấm bằng cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ … để tiếp cận được với nền văn minh của những nước tiên tiến trên thế giới và mở mang kiến thức

Đối với những bạn sinh viên đạt được bằng PhD sẽ được xã hội, các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao, khi đó lương bổng và vị trí công việc của bạn cao hơn so với những người có trình độ đại học hay thạc sĩ.

Đối với những người đi làm trong các ngành nghề, lĩnh vực cần nâng cao kiến thức, trình độ như giảng viên của các trường đại học, giáo sư, phó giáo sư … đối với những người làm nghiên cứu khoa học với mong muốn tìm ra những chân trời mới hay những người được cân nhắc vào các vị trí lãnh đạo cao cấp trong các cơ quan nhà nước hiện nay.

Nếu như các bạn sinh viên đang có dự định học lên PhD thì thời gian học là vấn đề bạn cần quan tâm bởi nếu như bạn học toàn thời gian và tập trung vào học thì bạn sẽ mất khoảng từ 3 đến 4 năm để hoàn thành, còn nếu như bạn chỉ học bán thời gian thì thời gian để kết thúc khoá học sẽ lên đến 7 đến 8 năm. Và khi bạn đăng ký học lên tiến sĩ thì bạn sẽ phải ký cam kết là toàn tâm toàn ý cho những giờ học nghiên cứu học thuật.

Hầu hết các chương trình học PhD tại Canada thường mất từ 4 đến 6 năm để hoàn thành.

Học phí để học PhD tại Canada thay đổi tùy thuộc vào khóa học và trường Đại học, và thường sẽ gấp đôi học phí của sinh viên Canada. Có một trường hợp ngoại lệ đó là University of Toronto, khi mà hầu hết sinh viên quốc tế học PhD ở đây sẽ chỉ phải đóng mức học phí bằng với học sinh Canada, bắt đầu từ mùa thu năm 2018.

Ví dụ như: chi phí học PhD ở Canada, trường University of British Columbia khoảng $8.000 CAD cho 1 năm học. Trong khi đó, học PhD lại mất tại University of Manitoba $10.000 CAD trong các năm 1 và năm 2

Có khả năng nghiên cứu độc lập

Có khả năng kết nối kết quả để hình thành lên những luận điểm sâu rộng.

Có kiến thức vững chắc về lý thuyết và khái niệm chuyên môn

Có kiến thức nghiên cứu chuyên môn

Phần lớn học bổng sẽ dựa trên thành tích học tập của các bạn. Những công cụ đáng tin nhất để các bạn tìm kiếm học bổng PhD sẽ là các web chính thức của các trường đại học, các cổng thông tin của chính phủ Canada…

Nhiều sinh viên quyết định kiếm thêm nguồn tài chính từ việc tham gia vào làm trợ lý nghiên cứu hay trợ giảng. Khi làm các công việc này, bạn có thể được chi trả toàn bộ hoặc một phần học phí.

Với tư cách là một trợ giảng, bạn sẽ hỗ trợ giảng viên với chương trình Đại học trong trường, dạy một hoặc nhiều hơn một section của khóa học, thực hiện thí nghiệm, làm việc theo giờ của văn phòng và chấm điểm bài kiểm tra của sinh viên Đại học. Để trở thành trợ giảng, bạn cần phải chứng minh được bạn rất giỏi và hiểu khóa học này cùng việc có khả năng giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn.

Với tư cách là trợ lý nghiên cứu, bạn sẽ làm việc để giúp thành viên trong khoa (có thể là supervisor của bạn) bằng cách viết báo cáo, phân tích, thu thập số liệu, điều hành và tổ chức công việc trong phòng thí nghiệm hay văn phòng…

Bạn có thể ở lại và làm việc ở Canada sau khi có được bằng PhD không? Nếu như bạn muốn ở lại tìm việc ở Canada, bạn có thể apply xin giấy Post Graduation Work Permit (PGWP) cho phép bạn ở lại để kiếm kinh nghiệm làm việc quý báu với thời hạn tối đa là 3 năm. Nếu bạn quan tâm đến việc trở thành permanent resident (thường trú nhân), kinh nghiệm làm việc tại Canada sẽ giúp bạn có thêm ưu thế khi xét điểm theo chương trình Express Entry.