Xin Học Bổng Pháp Có Khó Không / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Xin Visa Du Học Pháp Có Khó Không?

Visa, hay còn gọi là thị thực nhập cảnh, là một loại chứng nhận quan trọng được cấp bởi chính phủ cho người nước ngoài khi họ muốn nhập cảnh vào đất nước với một mục đích nhất định nào đó. Như vậy, để sinh sống, học tập, làm việc tại Pháp, bạn cần phải xin visa du học Pháp thì mới có thể đặt chân tới quốc gia này và thực hiện những dự định của mình. Vậy, câu hỏi đặt ra là xin visa du học Pháp có khó không?

Pháp là một quốc gia có quy định ngặt nghèo về lưu trú, nhập cư. Vì vậy, việc một người nước ngoài muốn Chính phủ Pháp cấp visa nhập cảnh du học tại Pháp là điều không hề dễ dàng. Kinh nghiệm xin visa du học cho thấy, sẽ rất khó khăn trong việc xin visa cho những lần tiếp theo nếu như bạn đã từng để trượt visa một lần. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là tìm hiểu kỹ mọi thủ tục và nếu có điều kiện hãy tham khảo những ý kiến tư vấn trước khi xin visa du học, tránh trường hợp để trượt visa vì những lý do đáng tiếc.

Để xin visa du học tại Pháp, trước hết bạn cần có một bộ hồ sơ đầy đủ. Việc chuẩn bị hồ sơ tốt sẽ thể hiện được trình độ kiến thức, mức độ am hiểu về trường học, ngành học và kế hoạch học tập cụ thể của bạn, từ đó giúp bạn lấy được thiện cảm từ Đại Sứ Quán Pháp. Đồng thời, dựa vào những yếu tố trên, họ sẽ đánh giá năng lực và quyết định xem bạn có đủ tiêu chuẩn để phỏng vấn visa hay không.

Lưu ý, đối với hồ sơ xin visa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

03 ảnh mới nhất (nền trắng; 3,5×4,5)

01 tờ khai xin visa dài hạn;

01 tờ khai OFII;

Bản sao hộ chiếu (còn hiệu lực ít nhất 15 tháng trở lên);

Giấy chứng nhận đã qua vòng phỏng vấn tại CampusFrance;

Giấy bảo lãnh đối với những bạn du học sinh khi đặt chân tới Pháp chưa đủ 18 tuổi (theo mẫu của Đại Sứ Quán, hợp đồng điện nước và thẻ cư trú “Titre de sejour” của người bảo lãnh;

Các giấy tờ chứng minh trình độ học vấn của bạn (chứng chỉ nhập học, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông bản sao hay thẻ sinh viên…);

Giấy chứng nhận đăng ký học hoặc đã được chấp nhận tại một trường đại học của Pháp;

Chứng chỉ ngoại ngữ;

Giấy tờ chứng minh tài chính;

Chứng nhận chỗ ở tại Pháp;

Hộ khẩu gia đình đã được dịch và công chứng.

Sau khi đã được duyệt hồ sơ và bước vào vòng phỏng vấn, việc còn lại của bạn là phải cố gắng luyện tập phỏng vấn thật tốt để tự tin giải quyết các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình du học. Đại Sứ Quán có thể sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi khác nhau để đưa bạn vào các trường hợp, nhằm xem xét bạn có đủ tiêu chuẩn để du học tại Pháp hay không.

Như vậy là xin visa du học Pháp có khó không phụ thuộc vào chính bạn. Khi bạn nắm vững mọi thủ tục du học và luyện tập phỏng vấn thật tốt thì việc xin visa không hề khó như bạn nghĩ. Nếu bạn vẫn đang phân vân về các thủ tục và kinh nghiệm xin visa, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn làm hồ sơ xin visa và luyện phỏng vấn visa miễn phí.

chúng tôi – Đơn vị tư vấn du học chuyên sâu về định hướng nghề nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm trong hoàn thiện hồ sơ thủ tục giúp các cá nhân du học thành công. Hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0944.788.798 hoặc nhấn nút đăng ký tư vấn để nhận tư vấn lộ trình du học tiết kiệm – hiệu quả ngay hôm nay. Địa chỉ liên hệ:71 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội77 Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, quận 1, HCM

Học Tiếng Pháp Có Khó Không?

Không phủ nhận rằng tiếng Pháp không thật sự phổ biến và cũng ít sinh viên nào khi dự tính đi du học thì phải học tiếng Pháp, nhưng cũng có phần đông các bạn thưc sư đam mê và yêu thích nước Pháp, quyết định du học nước Pháp và xem tiếng Pháp như ngôn ngữ quan trọng không thua gì tiếng Việt hay tiếng Anh. Vậy tiếng Pháp có thật sự cản bước các bạn trên con đường du học đến thành phố đẹp của thế giới “kinh đô ánh sáng”?

BẮT ĐẦU HỌC TIẾNG PHÁP

1/ Nhận biết phương pháp học của bạn. Bạn có một trí nhớ thị giác, thính giác hay cảm giác tốt không? Nói cách khác, có phải bạn học nhanh hơn khi bạn đọc những từ tiếng Pháp này, khi bạn nghe ai đó phát âm những từ này hoặc khi bạn liên hệ đến một hành động hoặc một cảm xúc đối với các từ mà bạn đọc hoặc nghe thấy? Nếu bạn đã học một ngoại ngữ khác trước kia, liệu bạn có nhớ cách thức bạn đã học nó như thế nào và hãy nhận định điều gì đã đạt được đối với bạn và điều gì chưa đạt được.

2/ Ghi nhớ 20 từ và câu mỗi ngày. Có như vậy thì trong vòng 90 ngày, bạn sẽ học khoảng 80% ngôn ngữ. Nên bắt đầu bằng các từ đơn giản và được dùng phổ biến, bởi vì đây là những từ chắc chắn có lợi nhất trong các mối quan hệ xã hội.Đó là chìa khóa quan trọng để mở nút thắt!

Cố gắng luyện tập ngay lúc đi đường với các từ mà bạn đã học, để không quên những từ này khi chúng ta học các từ mới. Dán giấy nhớ trên tất cả các đồ vật trong nhà bạn với từ dịch của vật đó qua tiếng Pháp và nói to các từ khi bạn đọc nó.

3/ Học cấu trúc của ngôn ngữ. Hãy học cách chia động từ thay đổi theo từng đại từ. Bạn càng cải thiện những điều bạn đã học lúc trước bằng tiếng Pháp thì những điều đó sẽ càng hữu dụng hơn. Hãy tìm và chia sẻ những thông tin, ví dụ dựa trên những quy tắc phát âm.

Ngữ pháp là quan trọng nhất khi mà chúng ta học một ngôn ngữ mới. Để nói chính xác, bạn phải nắm bắt cách chia động từ và bạn sẽ nhận ra được việc chia động từ khác nhau giữa thì hiện tại, quá khứ, tương lai và giống của những danh từ chung. Trong tiếng Anh, các từ thường trực tiếp hơn (không có từ nối) so với tiếng Pháp (hay các ngôn ngữ khác).

Học cách phát âm. Điều này rất quan trọng trong tiếng Pháp, với tiếng Anh thì có thể là viết một đằng đọc một kiểu (tiếng Pháp sẽ có một cách phát âm chung).

HỌC TIẾNG PHÁP MỌI LÚC MỌI NƠI

1/ Những quyển sách dành cho trẻ em là một khởi đầu tốt để học bất kì ngôn ngữ nào. Sách thiếu nhi đã giúp những đứa trẻ học tốt tiếng mẹ đẻ như thế nào thì cũng tạo nên một nền tảng tốt cho những người mới bắt đầu học như vậy. Tốt hơn nữa, bạn hãy đi tìm quyển sách yêu thích của mình được viết (hoặc dịch ra) tiếng Pháp. Điều này giúp bạn cảm thấy thú vị nhiều hơn nữa với cuốn sách, bạn cũng dễ dàng lĩnh hội văn bản một khi đã biết cốt truyện. Tốt hơn nên bắt đầu bởi một quyển sách dễ, bởi vì bạn có thể hiểu nhanh hơn so với một cuốn có nội dung phức tạp. Đó là một điều khôn ngoan đấy

3/ Bạn có thể dễ dàng học được từ những bộ phim tiếng Pháp, chương trình phát thanh truyền hình tiếng Pháp. Thử lặp lại những điều bạn nghe được, thật chậm rãi và từng ít một (một vài từ quen, cấu trúc hoặc thành ngữ bạn đã học…) cho quen dần và sau đó thực hành thường xuyên

Nghe những người bản xứ nói tiếng Pháp sẽ giúp bạn hiểu nhịp điệu và ngữ điệu của ngôn ngữ. Bạn nghe càng nhiều, bạn tiến bộ càng nhiều. Tốt nhất bạn hãy làm quen một người bản xứ và kết bạn với họ. Như thế, sẽ rất tốt trong việc học tiếng Pháp giao tiếp của bạn.

4/ Tìm một người bạn qua thư hoặc một người bạn trên mạng xã hội mà tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ của họ. Trên mạng, có rất nhiều chương trình tạo điều kiện cho bạn liên lạc được với những người nói tiếng Pháp qua trung gian là đồng nghiệp hoặc trường dạy ngoại ngữ. Bạn sẽ cảm thấy thú vị với điềugắng này đây! Không được phiền lòng bởi những lời chỉ trích về cách phát âm của bạn. Thay vào đó, cảm ơn những những người đối thoại với bạn và cố gắng làm tốt nhất mà mình có thể.

Hãy nói với nhau thật to bằng tiếng Pháp. Kể về điều bạn đang làm. Nếu bạn đang hat hay don dep nha, hãy diễn tả hành động đó. Chú ý về ngữ điệu và cách phát âm của bạn. Nếu bạn muốn học một ngôn ngữ nhanh nhất có thể, điều này cũng sẽ đòi hỏi phải cấp tốc về thời gian và sự đầu tư của bạn. Miễn bạn chăm chỉ làm việc và thực hành những gì bạn đã học, thì không có lý gì mà tiếng Pháp của bạn không tiến bộ được! Mình khẳng định điều

5/ Suy nghĩ bằng tiếng Pháp. Sử dụng quỹ thời gian trong ngày để bạn luyện tập suy nghĩ bằng tiếng Pháp. Đi tới cửa hàng,rạp chiếu và suy nghĩ về những sản phẩm trong cửa hàng, những bộ phim và những cuộc nói chuyện của bạn với mọi người. Luyện tập làm lại những mẫu đối thoại tiếng Pháp. Bạn cần chỉnh facebook của bạn (hay tất cả các mạng xã hội khác) qua ngôn ngữ tiếng Pháp, hay còn gọi là học tiếng Pháp qua mạng xã hội. Bạn sẽ quen dần hơn với các giao diện tiếng Pháp. Đây là một phương pháp hữu hiệu để luyện tập những gì bạn đã học.

Cố gắng hết nỗ lực thì không gì là không thể đối với bạn, người ta thường có câu “bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Ban cứ tưởng tượng việc học tiếng Pháp như một tảng đá chắn phía trước và bạn hãy nỗ lực phá vỡ nó và bước về phía trước.

Xin Học Bổng Du Học Có Khó Hay Không?

Dù vậy, suy nghĩ “chỉ những bạn thật giỏi, có thành tích thật nổi bật mới có khả năng nhận được học bổng” đã khiến nhiều học sinh giỏi chùn bước, không cố gắng tìm và nộp đơn xin học bổng.

1. “Chỉ những học sinh có kết quả cao nhất mới có thể nhận được học bổng”

Đúng là đa phần những học sinh nhận được học bổng đều có sức học vượt trội và điểm số khá cao. Nhưng học bổng không phải chỉ dành để trao cho những học sinh có điểm số cao. Điểm số là một trong những tiêu chí quan trọng và đáng tin cậy để đánh giá khả năng và quá trình phấn đấu của một học sinh.

Trên thực tế, vẫn có những chương trình học bổng chỉ cần xét điểm số của học sinh để trao học bổng, nhưng số lượng học bổng dạng này không nhiều.

Đa phần các chương trình học bổng đều tìm kiếm các ứng viên toàn diện, nghĩa là một học sinh giỏi nhưng chỉ quan tâm đến việc học và điểm số mà thiếu các kiến thức, kỹ năng giúp học sinh đó trở nên đặc biệt thì khả năng nhận được học bổng cũng không cao.

Các tiêu chí có thể dùng để xét học bổng rất đa dạng, từ điểm số, hoạt động cho đến cả giới tính, tiểu sử gia đình cũng có thể được đưa vào xem xét. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ vì biết đâu sẽ có một suất học bổng phù hợp với mình.

2. “Có quá ít học bổng mà lại nhiều cạnh tranh”

Có một số chương trình học bổng rất nổi tiếng được cấp bởi những tổ chức lớn. Những chương trình này thường nhận được sự ưu ái từ truyền thông và chính vì vậy nên có độ phủ sóng dày đặc. Điều này dễ tạo cho các bạn trẻ suy nghĩ là chỉ có một ít suất học bổng nhưng lại có quá nhiều sự cạnh tranh từ khắp nơi.

Nếu chịu khó tìm hiểu, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy có rất nhiều quỹ học bổng, chương trình học bổng ít được nhắc đến. Chẳng hạn, có đến hơn 8.000 tổ chức tại châu Âu trao tặng học bổng cho sinh viên, thậm chí còn có nhiều chương trình học bổng gặp khó khăn trong việc tìm được ứng viên phù hợp.

Bí quyết là đừng ngại tìm hiểu và “sục sạo” khắp nơi để tìm những chương trình học bổng phù hợp nhất với mình.

3. “Cần phải có bề dày hoạt động cộng đồng thì mới có cơ hội nhận được học bổng”

Bên cạnh quan niệm chỉ có những học sinh có điểm số cao nhất mới có cơ hội nhận được học bổng, thì đây cũng là một trong những quan niệm khiến nhiều bạn ngần ngại nộp đơn xin học bổng.

Bạn nên có một bề dày hoạt động ngoại khóa, nhưng không phải chỉ các hoạt động cộng đồng, tình nguyện thì mới được tính. Bí quyết là hãy cố gắng xây dựng một cuộc sống năng động, tìm kiếm các hoạt động, các tổ chức phù hợp với khả năng và sở thích của mình để tham gia.

Một câu lạc bộ âm nhạc, thể thao hay kinh doanh đều có thể mang lại những lợi thế cho bộ hồ sơ của bạn.

Nhiều bạn biết rõ khả năng và thành tích của mình khó có thể giành được một suất học bổng toàn phần. Những suất học bổng mà bạn có thể nhận được lại không thể đủ để trang trải chi phí học tập.

4. “Khoản hỗ trợ mà bạn nhận được sẽ không bao giờ đủ trang trải chi phí”

Tuy nhiên, có một điều mà bạn chưa nghĩ đến đó là tại sao không cộng dồn nhiều khoản nhỏ lại để ra thành một khoản lớn? Nhiều khoản hỗ trợ cộng dồn lại nếu vẫn chưa đủ, bạn vẫn có thể cân nhắc các khoản vay từ nhà trường, chính phủ và tìm việc làm thêm. Hãy cố gắng “góp gió thành bão” nếu có thể.

5. “Tìm kiếm học bổng tốn quá nhiều thời gian mà lại không có kết quả chắc chắn”

Trước đây, đúng là sẽ tốn rất nhiều thời gian nếu bạn muốn tìm kiếm các thông tin về học bổng. Nhưng hiện nay có rất nhiều trang web giúp bạn tổng hợp nhiều nguồn học bổng khác nhau với đầy đủ các thông tin về giá trị, đối tượng, yêu cầu, thời hạn…

6. “Quy trình xin học bổng quá phức tạp”

Quy trình xin học bổng tuy phức tạp nhưng một khi đã tạo được một bộ hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ, bạn có thể dùng để nộp cho nhiều chương trình khác nhau.

Đa phần các học bổng chỉ yêu cầu nộp đơn online bằng email hay nộp thẳng vào một hệ thống xét duyệt riêng. Với học bổng của các trường đại học, nhiều trường yêu cầu bạn phải được chấp thuận thì mới có thể nộp đơn xin học bổng.

Nhưng nếu bạn đã có ý định theo học và được trường chấp thuận, việc đầu tư thêm chút công sức để xin học bổng cũng là điều tốt.

7. “Có quá nhiều người cùng xin học bổng, cơ hội của mình chắc rất thấp”

Những chương trình học bổng nổi tiếng và được đề cập nhiều trên truyền thông dĩ nhiên nhận được rất nhiều hồ sơ, nhưng ngoài ra vẫn có rất nhiều chương trình học bổng nhỏ hơn, ít được biết đến hơn và vì vậy, mức độ cạnh tranh cũng thấp hơn.

Trên thực tế, các tổ chức này vẫn thường gặp phải vấn đề không nhận đủ các bộ hồ sơ chất lượng để sàng lọc được ứng viên xứng đáng.

Trong khi tìm hiểu, không khó để xác định chương trình học bổng nào ít cạnh tranh hơn. Thường là những chương trình càng khó tìm thông tin, càng có ít sự cạnh tranh. Vì vậy, đừng ngại ngần dành thêm thời gian để tìm hiểu nhiều chương trình học bổng khác nhau.

8. “Nếu không có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì khó mà nhận được học bổng”

Trên thực tế dù có rất nhiều học bổng dựa trên hoàn cảnh và thu nhập của gia đình làm tiêu chí chính, vẫn có các học bổng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.

Hãy dùng các từ khóa để chọn lọc ra các học bổng phù hợp với mình. Những học bổng có kèm theo chữ “Merit” thường chỉ xét về khả năng và thành tích của ứng viên, trong khi các gói “Financial Aid – Hỗ trợ tài chính” còn cần phải cân nhắc cả điều kiện kinh tế của ứng viên.

9. “Học bổng chỉ được trao một lần khi chương trình học vừa bắt đầu”

Trong trường hợp bạn không giành được một suất học bổng đầu vào mà quyết định tự túc trang trải tiền học, không có nghĩa là cơ hội nhận được học bổng đã hết.

Trên thực tế có rất nhiều trường và tổ chức trao tặng học bổng cho sinh viên đạt thành tích cao sau mỗi năm học. Vì vậy nếu cố gắng, khả năng nhận được học bổng vẫn rộng mở ngay cả sau khi bạn bắt đầu chương trình học của mình.

Xin Học Bổng Đi Mỹ Có Khó Hay Không?

Theo số liệu từ lãnh sự quán Mỹ tại chúng tôi nếu năm học 2006 – 2007 có hơn 6.000 visa du học được cấp, thì năm học 2007-2008 con số đó là hơn 9.000 (tăng 50%). Mỗi năm, tỷ lệ sinh viên đi du học Mỹ ngày càng tăng. Dựa trên xu thế đó, chính phủ Mỹ không ngừng đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ cho du học sinh.

Phạm Anh Khoa, thạc sĩ về Kinh tế và quan hệ quốc tế (Đại học Bates, Mỹ) – anh cũng đã thực hiện dự án nghiên cứu về các du học sinh Việt Nam với học bổng đi MỹWatson Fellowship – cho biết: “Tình hình tài chính của những trường Đại học Mỹ phụ thuộc phần lớn vào các quỹ của trường.

Trường lấy quỹ này đi đầu tư, lợi nhuận thu về đầu tư lại cho trường. Ví dụ như quỹ của trường Đai học Harvard năm 2008 là 34 tỉ USD, thì đến tháng 6.2009 chỉ còn 24 tỉ (mất 10 tỉ USD trong vòng 1 năm). Quỹ của trường Đai học Yale năm 2008 là 23 tỉ USD, đến năm nay chỉ còn 17 tỉ (mất khoảng 26%).

Khi các quỹ này bị giảm, các trường có thể cắt giảm nhiều chi phí, nhưng họ vẫn dành ưu tiên hàng đầu cho chi phí trả cho giáo viên (để có người dạy tốt nhất) và học bổng (để có sinh viên tốt nhất). Vì vậy, với những trường giàu nhất, thì khoản chi cho học bổng của họ trong thời gian trước mắt chưa có ảnh hưởng nhiều lắm, nhưng với các trường cỡ trung trở xuống thì số lượng học bổng và hỗ trợ tài chính với sinh viên quốc tế sẽ bị ảnh hưởng phần nào”.

Kinh nghiệm của “thợ săn” học bổng đi Mỹ

“Làm sáng” hồ sơ của mình là bí quyết chung của chủ nhân các suất săn học bổng du học Mỹ. Để nổi bật giữa hàng nghìn hồ sơ khác có điểm số tương đương, một bộ hồ sơ hấp dẫn cần có tính liên kết, mỗi góc cạnh của bộ hồ sơ đều chứng tỏ được rằng bạn sẽ là một sinh viên hoàn hảo cho trường.

Lê Lan Chi chia sẻ: “Bài luận vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định trong bộ hồ sơ, tạo cơ hội cho bạn chứng tỏ cá tính. Bạn đừng đi vào những đề tài “đao to búa lớn” nhưng nhàm chán. Mở đầu thật hấp dẫn, nếu không sẽ không có nhân viên tuyển sinh nào có đủ kiên nhẫn để đọc hết nó đâu. Bài luận cần chân thực, thẳng thắn và gây cảm xúc”.

Hoạt động ngoại khóa lại giúp xin học bổng đi Mỹ dễ dàng hơn?

Hoạt động ngoại khóa lại là một phần làm nổi bật hồ sơ xin học bổng đi Mỹcủa Trương Ngọc Anh Thư, cựu học sinh trường Phổ thông năng khiếu chúng tôi Vừa qua, Anh Thư đã giành được học bổng trị giá 200.000 USD từ trường Đại học Mount Holyoke. Anh Thư được hội đồng tuyển sinh của trường đánh giá cao về những dự án cộng đồng mà bạn đã tham gia trước đó.

Ngay cả khi chờ ngày sang Mỹ nhập học, Anh Thư cũng tham gia tích cực trong mảng tổ chức chương trình cho hội thảo du học Mỹ có tên “Chuyền đuốc” do VietAbroader (một tổ chức phi lợi nhuận của du học sinh Việt Nam tại Mỹ) thực hiện.

Lấy học bổng đi Mỹ bằng nhiều cách khác

“Rải thảm” hồ sơ cũng là một việc cần làm để tăng khả năng tìm được học bổng trong giai đoạn khó khăn này. “Không phải trường nào cũng bị ảnh hưởng xấu từ khủng hoảng, bởi các quỹ của mỗi trường có cách đầu tư khác nhau. Một trường Đại học ở miền nam nước Mỹ, mọi năm mình gọi điện cho trường thì trường trả lời là không cấp học bổng cho sinh viên quốc tế.

Nhưng năm nay trường lại cấp học bổng đi Mỹ toàn phần cho sinh viên quốc tế trị giá tới hơn 200.000 USD/suất. Vì vậy bạn cần theo dõi trên website từng trường, và đừng ngại gọi điện thẳng tới trường để hỏi về tình hình học bổng vì chính sách của trường mỗi năm mỗi khác” – Lê Lan Chi chia sẻ thêm.