Xin Học Bổng Như Thế Nào / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Xin Học Bổng Như Thế Nào?

Hơn một tuần trước, mình có đăng một status về lễ tốt nghiệp từ trường đại học Duke và niềm tự hào vì bố mình đã vượt một chặng đường dài từ Đăk Lăk sang Mỹ lần đầu tiên để chia sẻ niềm vui cùng mình. Dù không ngụ ý, rất nhiều bạn đã gửi tin nhắn cho mình và hỏi về cách mình đã xin học bổng đi du học như thế nào và họ có thể làm gì để chuẩn bị một bộ hồ sơ tốt nhất. Tình cờ VTC có chia sẻ lại một phần suy nghĩ của mình trong một bài báo khá hợp tựa đề.​

Mình không hay chia sẻ kinh nghiệm hay tips xin học bổng và làm hồ sơ du học cho các bạn khác vì mình thấy 2 điều. (1) Mỗi người có một hoàn cảnh và cách thức riêng mà nhiều khi không thể và không nên áp dụng con đường đi của một người sang một người khác mà có thể đảm bảo người thứ hai sẽ thành công giống hệt người thứ nhất. Ví dụ, khi mình nộp hồ sơ học bổng UWC, tiếng anh rất kém, còn khi nộp đại học, điểm SAT không cao (mình cảm thấy đã phải rất may mắn mới được 2 học bổng này). (2) Mình không tìm hiểu và biết nhiều về các tips nộp hồ sơ học bổng, nên cũng hạn chế không chia sẻ với mọi người.

Tuy nhiên, có một lời khuyên mà ai hỏi mình về xin học bổng du học hay làm hồ sơ, mình cũng đều nói. Hãy quan tâm nhiều hơn về việc bạn làm và làm vì đam mê, sở thích, thay vì làm để xây dựng một bộ hồ sơ đẹp. Cuối cùng thì tất cả những gì bạn làm sẽ tự động ráp lại thành một câu chuyện về bạn và nếu ban tuyển sinh nhìn thấy con người hoàn thiện của bạn và thích câu chuyện của bạn thì dù bộ hồ sơ của bạn có không hoàn hảo về ngữ pháp và câu văn, mình tin bạn sẽ vẫn được chọn. Nói vậy không có nghĩa là không nên dành thời gian để xây dựng một lá đơn xin học bổng ấn tượng. Một bộ hồ sơ hoàn hảo sẽ giúp việc kể câu chuyện của bạn được rõ ràng và thuyết phục hơn. Lời khuyên duy nhất của mình là viết đi viết lại nhiều lần (mình thường viết một ít mỗi ngày và liên tục suy nghĩ thêm khi đi tắm hay lúc nấu ăn), và nhờ nhiều người khác nhau cùng đọc. Nhưng tóm lại thì việc tập trung vào cái bạn làm vẫn quan trọng hơn nhiều, vì nó cung cấp “thịt” cho bức điêu khắc của bạn và không ai muốn có một bức điêu khắc chắp vá. Bộ hồ sơ nên là một điểm dừng trên con đường bạn đi thay vì là đích tới.

Khó để mà không lo lắng về bộ hồ sơ du học của mình, nhưng bạn có những gì bạn đã có và đã làm. Nếu bạn phải viết hồ sơ ngay bây giờ, thì hãy dành thời gian suy nghĩ và kết nối các việc mình đã làm để thấy được mình là con người như thế nào và muốn làm gì. Còn nếu bạn còn mấy năm nữa mới phải viết, hãy tạm thời quên về bộ hồ sơ đi, và tập trung làm những việc mình thích và đam mê. Đến lúc bạn phải viết, việc kết nối sẽ đơn giản hơn rất nhiều và đó là cách tốt nhất mà mình có thể nghĩ được để xin học bổng du học.

Bài báo trên VTC: http://hoc.vtc.vn/toi-da-xin-hoc-bong-du-hoc-nhu-24128.html

Xin Học Bổng Du Học Ba Lan Như Thế Nào?

Để có thể trở thành du học sinh của Ba Lan, trước tiên bạn cần có bằng tốt nghiệp THPT và học bạ THPT đi kèm. Đây là yếu tố đầu tiên để bạn có cơ hội xin các suất học bổng Ba Lan. Ngoài, ra giấy tờ đi kèm còn có giấy đánh giá trình độ cơ bản của bạn do nhà trường nhận xét.

Điều kiện thứ 2 nhưng vô cùng quan trọng để bạn có thể xin học bổng và hòa nhập với môi trường học tập mới chính là ngoại ngữ. Để xin được học bổng du học Ba Lan bạn cần có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.0 trở lên. Hoặc thay vào đó bạn cần chứng chỉ tiếng Ba Lan ở mức độ thành thạo.

Ngoài ra, đối với các bạn du học hệ đào tạo sau đại học thì các điều kiện xét học bổng cũng cần phải được chú ý. Bởi đào tạo nghiên cứu sinh là chương trình mang tính toàn cầu giúp du học sinh trải nghiệm nền giáo dục tốt hơn. Đó cũng là lý do mà hệ đào tạo này có yêu cầu khắt khe hơn.

Để có đủ điều kiện xét học bổng, trước hết bạn cần tốt nghiệp đại học, kèm theo đó là bảng điểm chi tiết trong quá trình học tập. Điểm tổng kết trung bình cần đạt từ 7 trở lên. Ngoài ra, điều kiện xét học bổng cũng bao gồm chứng chỉ tiếng Anh IELTS 7.0 trở lên hoặc chứng chỉ tiếng Ba Lan.

Xin học bổng du học Ba Lan bạn cũng cần chú ý đó là học bổng đại học hay sau đại học để có được sự chuẩn bị tốt nhất.

Sau khi tốt nghiệp THPT, nếu bạn muốn đi du học tại Ba Lan cần chú ý chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ bao gồm:

Bằng tốt nghiệp THPT

Học bạ THPT

Đơn xin học

4 ảnh cỡ hộ chiếu

Hộ chiếu

Chứng chỉ tiếng Anh.

Để được xét học bổng này, bạn cũng cần cung cấp đầy đủ giấy tờ để quá trình xét duyệt diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất.

Bằng tốt nghiệp đại học

Bảng điểm đại học

Thư giới thiệu của giảng viên.

4 ảnh cỡ hộ chiếu

Tờ khai xin học của trường

Hộ chiếu

Chứng chỉ tiếng Anh.

Cuối cùng, đề bạn có thể thuận lợi xin học bổng du học Ba Lan thì Visa là một trong những giấy tờ quan trọng không thể thiếu. Để làm visa nhanh chóng, bạn cần chuẩn bị một vài giấy tờ như:

Hộ chiếu

Bảng điểm và bằng tốt nghiệp cấp cao nhất

Sơ yếu lý lịch

Sổ hộ khẩu

Giấy khai sinh

CMND của bố, mẹ

Chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Ba Lan

Văn bản tài chính chi trả trong thời gian du học.

Các trường cấp học bổng tại Ba Lan

Để việc học thuận lợi nhất, bạn còn cần tìm hiểu trước về các trường học tại Ba Lan nào sẽ cấp học bổng. Từ đó bạn sẽ có được môi trường học tập và phát triển phù hợp nhất. Bạn có thể săn học bổng du học Ba Lan như:

Trường Đại học Wroclaw

Trường Đại học Kinh tế và Kinh doanh Poznan

Trường Đại học Collegium Civitas

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Warsaw

Trường đại học Vistula

Trường đại học Kinh tế Warsaw

Đại học Kozminski

Làm sao để dễ dàng nhận được học bổng?

Nếu muốn tìm kiếm cơ hội du học Ba Lan hãy tìm kiếm thật nhiều để có được lựa chọn thích hợp nhất. Một trong những nguồn tìm kiếm lớn nhất hiện nay là internet, bạn nên lựa chọn các trang web uy tín như OSI Vietnam để có được lựa chọn phù hợp nhất. Càng tìm hiểu nhiều, nộp đơn nhiều, bạn càng có cơ hội trở thành du học sinh Ba Lan.

Hi vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu được cách để xin học bổng du học Ba Lan dễ dàng, nhanh chóng. Để được hỗ trợ một cách tốt nhất, bạn có thể liên hệ với OSI Vietnam để được tư vấn.

Chuẩn Bị Hồ Sơ Xin Học Bổng Như Thế Nào?

LoR (letter of reference)

3 chữ cái quyền lực (sau mỗi SoP thôi)

Số lượng: 2 hoặc 3 tùy học bổng

Loại: academic (từ thày cô, nói chung dính đến trường), work (từ sếp, đồng nghiệp, dự án, project nào đó mà người cho LoR chả có dính dáng đến cái trường nào hết)

Độ dài: thông thường là 1 trang A4, vậy là đủ thông tin rồi, dài có thể viết dại, dài có thể lan man, dài lại có thể rất thiếu thực tế (tự viết mới dài thế chứ người ta trăm công nghìn việc, sức đâu mà viết vừa dài vừa chi tiết keke)

Xin từ ai?

Có cần phải Prof ko, hay tiến sĩ, thậm chí thạc sĩ cũng ok? Yep, thạc sĩ thì đã làm sao. Mình LoR từ 2 thạc sĩ, trước khi apply ai cũng bảo LoR yếu, đổi người đi, nope, hãy đọc nội dung để xem nó yếu hay mạnh.

Lưu ý về nội dung:

Khen là nên có dẫn chứng. 1000 từ hay ý đẹp mà chả có ví dụ cụ thể thì LoR của bạn chả khác gì quyển từ điển về các từ đẹp trong tiếng Anh .

Chia đều ý ra các LoR, ai cũng thấy được tất cả về bạn thì họ chắc phải biết bạn 10 năm. LoR 1 bạn nói a b c d. LoR 2 thì a d e f g. Cái trùng giữa 2 LoR nên là cái nổi trội mà bạn muốn nhấn mạnh trong bộ hồ sơ của bạn. Trong SoP bạn có thể tự sướng thêm về điểm a d này nữa.

Kỹ năng bán hàng là khiến người mua cảm thấy mình đang mua đồ xịn, ko thể biết được đâu là cái chỗ nó make up

Nếu ko có điều kiện thì thôi, tập trung vô SoP, cái này thì chắc chắn là ko thể giống nhau giữa các chương trình được!!!

SoP – statement of purpose

(oh la la, ông vua của quyền lực là đây )

Mình sẽ ko đi sâu về phần bố cục vì trên mạng tìm được đầy. Mình chỉ nêu mấy cái lưu ý nho nhỏ thôi

Số lượng: 1 bản gốc và rất nhiều bản được biến tấu (về độ dài, về nội dung etc) cho phù hợp với chương trình

Biến tấu cái gì?

Cái phần mà bạn nêu lý do chọn trường, chọn học bổng đó: Làm 1 cái nghiên cứu nho nhỏ cho phần này nha. Lên web của trường tìm thông tin, tìm những điểm nổi bật mà trường đó tự hào là trường khác ko có (ai chả thích đc nịnh). Tìm các điểm chung giữa mình, cv của minh, đề tài của mình và trường (vd trường đang có project về cái đó, có 1 bộ phận nghiên cứu riêng về cái đó etc). Ko cần phải khen ngợi hết lời, chỉ cần khiến người đọc thấy à, nó đang nói về mình, mình chứ ko phải cái trường khỉ gió nào đó, vậy là ok. Thay mỗi cái tên thì ai chả làm được nhưng cái tên lại ko phải là tất cả để nói về 1 nơi mà bạn có thể sẽ học trong 1, 2 năm tới. Nếu ko định tôn trọng nơi đó trong 1 cái thư chào hỏi, thế apply cho nó làm gì, right?

Nội dung?

Cái này được mọi người nhắc đi nhắc lại rồi, SoP là của BẠN, là bộ mặt, là trái tim, là tâm hồn của bạn (văn vẻ chưa keke). Nhưng mà đúng là phải nhấn mạnh lần nữa, SoP mà ko cho thấy con người bạn trong đó thì coi như thất bại rồi đó

Phần gây ấn tượng đầu tiên (phần mở đầu): đừng tiêu phí cơ hội quảng bá bản thân bằng cách ” my name is…, I come from…, i am writing this … to apply to…” Khổ, ai chả biết. Sáng tạo và làm cái gì đó hay ho hơn đi ^^

Giống như đừng biến LoR thành cuốn từ điển lời hay ý đẹp, cũng đừng biến SoP của bạn thành 1 cái CV thứ 2 hay là 1 bảng liệt kê quá trình phấn đấu và thành tích đạt được. Hãy nêu sở thích, tại sao bạn chọn ngành này, đừng có nói I like because I like. Thay vào đó là ví dụ chứng minh, câu truyện về cội nguồn của sở thích etc. Đừng nói tôi đã tham gia dự án A, B, C, hãy nói bạn gặp vđề j ở đó, bạn cảm thấy thế nào, giải quyết ra làm sao, học được gì bla bla

Dĩ nhiên dối trá 1 cách nghệ thuật là chìa khóa của việc bán hàng Bạn muốn ở lại làm việc, cứ nói bạn sẽ về nước và đóng góp cho tổ quốc, ai biết đấy là đâu (trừ các học bổng phải ký hợp đồng quay về thì ko nói).

Research proposal

(1 số chương trình đòi cái này, đặc biệt nếu bạn ko chọn học course work mà là research-based)

Yêu cầu: thường chỉ yêu cầu premilinary research proposal thôi, tức là chỉ 1, 2 trang ko phải kinh dị như cả 1 cái research proposal hoàn chỉnh đâu

Vậy nha, chúc cả nhà chuẩn bị tốt và nhiều may mắn.

There is no shame in falling down The shame is not standing up again!

Nguồn: Ngan Tran

Theo Scholarship planet

Xin Visa Du Học Singapore Như Thế Nào?

Visa du học Singapore hay còn được gọi là Student Pass là một trong các thủ tục cần thiết nếu các bạn muốn tới Singapore để học tập. Tuy nhiên, đây không phải là giấy tờ bắt buộc bởi nếu các bạn có các giấy tờ hoặc thỏa mãn các điều kiện sau thì vẫn có thể tới Singapore du học mà không cần tới Student Pass:

– Đã chuyển quốc tịch thành công dân của Singapore (permanent resident – PR)

– Khóa học của bạn tại Singapore ngắn và chỉ cần có visa ngắn hạn – short-term visit pass hay cũng chính là hộ chiếu được hải quan đóng dấu, cho phép được nhập cảnh vào Sing trong vòng 30 ngày, có thể gia hạn lên 90 ngày

Nói chung thì visa du học Singapore Student Pass không phải là giấy tờ mà du học sinh Việt Nam bắt buộc phải có nếu muốn đến quốc đảo sư tử này học tập. Visa du học chỉ là một trong các giấy tờ để giúp các bạn ở lại đất nước này trong thời gian đủ để hoàn thành khóa học.

2. Làm sao để có visa du học Singapore?

Với những bạn chưa có kinh nghiệm thì thường sẽ cảm thấy rất thắc mắc không biết làm sao để có visa du học Singapore. Thông thường nếu các bạn đã được trường học tại Sing chấp nhận thì học sẽ tiến hành đăng ký lấy Student Pass cho các bạn và các bạn sẽ phải nộp một mức phí cho trường. Quy trình đăng ký visa sẽ được tiến hành như sau:

– Bước 1: Trường học gửi cho du học sinh các mẫu đơn và danh sách các giấy tờ cần chuẩn bị. Du học sinh điền vào các mẫu đơn và chuẩn bị giấy tờ đầy đủ rồi gửi lại cho trường

– Bước 2: Trường học tại Singapore sau khi nhận được giấy tờ do du học sinh gửi sẽ thay mặt du học sinh nộp và đăng ký với ICA

– Bước 3: Sau khi visa du học Singapore thông qua du học sinh sẽ nhận được một bản PDF. Các bạn in bản PDF này ra rồi mang theo cả hộ chiếu tới Singapore

– Bước 4: Sau khi tới Sing các bạn cần đến ICA để xuất trình bản gốc giấy tờ rồi nhận visa du học chính thức

3. Visa du học Singapore có thời hạn bao lâu?

Visa du học không có thời hạn mãi mãi, còn cụ thể nó có giá trị bao lâu sẽ phụ thuộc vào khóa học mà các bạn đăng ký du học. Hiện lực của visa du học sẽ bằng tổng thời gian các khóa học bạn đăng ký và nộp học phí cộng lại. Visa du học Singapore có hiệu lực tối thiểu là 90 ngày. Nếu khóa học của các bạn ngắn hơn 90 ngày thì tốt nhất các bạn nên sử dụng visa ngắn hạn.

Để xin visa đi du học Singapore chỉ có một tiêu chí duy nhất đó là các bạn phải được học viện được công nhận tại Sing chấp nhận là học viên tham gia khóa học toàn thời gian. Khóa học toàn thời gian hay còn gọi là full time nghĩa là chương trình học sẽ được diễn ra vào các ngày trong toàn. Cũng có khá nhiều khóa học có hình thức tương tự như khóa học full time nhưng không phải là khóa học full time nên du học sinh vẫn không được visa du học Singapore. Do đó, trước khi đăng ký khóa học các bạn cần tìm hiểu rõ ràng.

Dù các bạn đã được cấp Student Pass thì cũng vẫn không được phép làm việc tại Sing. Các bạn chỉ có thể làm việc bán thời gian và toàn thời gian vào các ngày nghỉ lễ. Trường hợp muốn làm việc lâu dài tại Sing thì các bạn sẽ phải xin visa:

– Training Employment Pass: Là visa dành cho các bạn đang là thực tập sinh tại tổ chức hoặc có công việc với mức lương cố định là 3.000 SGD/tháng trở lên

6. Xin visa Student Pass có thường xuyên bị từ chối không?

Mặc dù các bạn có thể đảm bảo được các điều kiện đặt ra về việc xin visa du học Singapore nhưng không có nghĩa là các bạn sẽ được cấp visa. Việc đáp ứng được các điều kiện xin visa chỉ đồng nghĩa với việc các bạn có thể đăng ký xin cấp visa. Như vậy có nghĩa là dù các bạn đã đáp ứng đủ điều kiện xin cấp visa du học Singapore thì vẫn có thể bị từ chối nhưng trường hợp này rất hiếm.

– ICA nghi ngờ các bạn tới Singapore không phải để học mà có mục đích khác: Không phải ai khi xin visa Student Pass cũng đều muốn tới đây để học mà có những người chỉ vì muốn có thể ở lại quốc đảo này trong thời gian dài vì mục đích nào đó khác. Ví dụ, lúc đầu các bạn tưới Sing để tham gia các khóa học ngắn hạn và xin visa ngắn hạn. Sau đó lại nộp hồ sơ xin Student Pass khi visa ngắn hạn sắp kết thúc

– ICA cho rằng các bạn không đủ khả năng để chi trả cho các khoản chi phí khi học tập tại Singapore: Du học sinh không cần phải chứng minh tài chính khi đi du học Sing nhưng vẫn phải có điều kiện kinh tế đủ để có thể chi trả các khoản chi phí du học. Trường hợp các bạn không đủ điều kiện kinh tế sẽ không thực sự bị loại bỏ đơn xin cấp visa du học Singapore nhưng sẽ phải đặt cọc 5.000 SGD. Sau khi kết thúc khóa học các bạn sẽ được hoàn lại số tiền này

– ICA không cảm thấy bạn giống học sinh: Nếu các bạn có bất cứ điều gì, ví dụ như độ tuổi, bằng tốt nghiệp, tính cách,… khiến ICA cảm thấy các bạn không giống học sinh họ cũng có thể sẽ từ chối việc xin visa của bạn