Xin Học Bổng Mext Qua Trường Đại Học / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Mext Qua Tiến Cử Của Trường Đại Học Nhật Bản

Với nhiều bạn có nguyện vọng học tập sau đại học tại Nhật Bản thì học bổng MEXT luôn là lựa chọn hàng đầu. Với số tiền 14,6-14,7 man 1 tháng, các bạn có thể không phải suy nghĩ về việc trang trải cho cuộc sống ở Nhật. Như nhiều bạn đã biết, có 2 con đường để xin học bổng MEXT, 1 là con đường qua tiến cử của đại sứ quán, những người đạt học bổng qua con đường này thường là những bạn cán bộ nhà nước (nhân viên các bộ, ban ngành trung ương) hay giảng viên của các trường đại học. Con đường thứ hai là qua tiến cử của trường đại học bên phía Nhật Bản. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn các bước cần phải làm để có được học bổng theo con đường này.

Bước 1: Xác định tinh thần và ngành học

Ít nhất là 2 năm đối với thạc sỹ và 3 (hoặc 4 năm) đối với tiến sỹ, các bạn sẽ có 1 quãng thời gian tương đối dài ở Nhật, vì vậy phải có ý chí vững vàng, chấp nhận nhiều khó khăn trên con đường phía trước. Các bạn cũng nên chọn ngành học phù hợp với nguyện vọng mà mình muốn nghiên cứu trong thời gian học tập tại Nhật, điều này thực sự cần thiết vì nó có thể sẽ là con đường tương lai của bạn.

Bước 2: Tìm giáo sư và trường

Sau khi xác định được tinh thần và ngành học thì bạn phải bắt tay ngay vào việc tìm giáo sư và trường.

Phương pháp là vào danh sách các trường đại học của nhật, sau đó vào mục faculty của ngành mà bạn yêu thích, sau đó bạn sẽ thấy được danh sách giáo sư weblab cũng như đề tài nghiên cứu của giáo sư đó, hãy đọc kỹ, nếu thấy phù hợp hãy “ghi nhớ” giáo sư đó lại.

Bạn nên tự lập cho mình 1 danh sách file, bao gồm, tên giáo sư, trường đại học, websitelab và đề tài quan tâm, để khi cần, dễ dàng xem lại.

Bước 3: Liên hệ giáo sư (bước gần như quan trọng nhất)

Sau khi đã tìm được giáo sư và ngành học phù hợp, bạn sẽ đến với bước quan trọng nhất là liên hệ với giáo sư. Thư đầu tiên cũng khá quan trọng, bạn cần phải giới thiệu sơ qua về bản thân với giáo sư, nguyện vọng bạn muốn học tập và làm việc tại lab của giáo sư. Bạn nên chuẩn bị 1 CV của bản thân, và đính kèm cùng mail để giáo sư có cái nhìn tổng quan hơn về bạn. KHÔNG NÊN, đề cập đến vấn đề học bổng ngay ở mail đầu tiên, nếu giáo sư quan tâm đến bạn, thì hãy trao đổi vấn đề đó với giáo sư ở những bước tiếp theo.

Thông thường 1 giáo sư sẽ chỉ nhận từ 1- 2 sinh viên/khóa học nên việc tìm được Giáo sư và nhận hướng dẫn quyết định đến 80% cơ hội vào trường của bạn.

Bước 4: Trao đổi với giáo sư và chuẩn bị phỏng vấn

Sau khi được giáo sư trả lời, bạn bắt đầu sao đổi với giáo sư nguyện vọng nghiên cứu và nhờ giáo sư tìm học bổng giúp, đưa ra 1 vài ví dụ về học bổng, tất nhiên, MEXT sẽ là ưu tiên đầu tiên. Nếu giáo sư đồng ý, họ sẽ nói cho bạn các thủ tục cần làm và đề nghị bạn có 1 cuộc phỏng vấn.

Đến được giai đoạn này thì gần như bạn đã có trong tay 50% học bổng. Việc tiếp theo là chuẩn bị hồ sơ. Mỗi trường lại có những yêu cầu khác nhau về việc làm hồ sơ vào trường, tuy nhiên về cơ bản có 1 số giấy tờ quan trọng sau:

Bằng tốt nghiệp (giấy chứng nhận sẽ tốt nghiệp hoặc là học sinh của trường với những bạn năm cuối)

Chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Nhật

Kế hoạch học tập – Research plan

Giấy khám sức khỏe theo mẫu của trường (tùy trường yêu cầu)

Giấy giới thiệu ( theo yêu cầu của trường)

Một số giấy tờ khác

Để nhận được học bổng thì 1 và 5 là 2 thứ quan trọng nhất, bạn có 1 bảng điểm tốt với kế hoạch học tập tốt thì khả năng nhận học bổng sẽ khá cao (5 khá quan trọng với các bạn apply tiến sĩ, còn với thạc sĩ thì ít quan trọng hơn).

Có một lưu ý với các bạn trường kỹ thuật, thường bảng điểm tốt nhưng tiếng Anh thì sợ thấp nên ngại thi. Bạn hãy cứ thi đi IELTS 5.5 cũng đủ apply rồi. Nếu bạn apply còn có cơ hội đỗ còn không apply thì cơ hội = 0.

Bước 6: Nộp hồ sơ và chờ đợi kết quả

Sau khi đã hoàn thành hồ sơ bạn hãy gửi ngay bản mềm để giáo sư check, sau đó bạn phải gửi bản cứng cho trường và bưu điện, hãy nhớ check deadline, không thể đến gần deadline rồi mà hồ sơ vẫn thiếu được.

Nộp xong chúng ta ngồi chờ đợi kết quả thôi hãy làm những gì mà bạn thích trong thời gian đó.

Theo lịch thông thường thì tháng 4 sẽ có kết quả xét hồ sơ của bạn ở trường, nếu hồ sơ bạn ổn thì trường sẽ gửi hồ sơ đó lên MEXT, kết quả cuối cùng bạn sẽ nhận được trong tháng 5 hoặc tháng 6.

Ở nhật các giáo sư rất coi trọng các giới thiệu từ nhưng người quen biết, bạn hãy tận dụng mọi mối quan hệ của mình, nếu trường bạn có liên kết nào với trường bên Nhật thì nên tìm hiểu để có thể liên hệ được với giáo sư qua con đường ấy, hoặc cũng có thể nhờ các anh chị, thầy cô đi trước, giới thiệu cho bạn giáo sư của họ. Việc bạn được chấp nhận của giáo sư qua con đường này sẽ rất là cao.

Hãy luôn nhớ kiểm tra thời gian apply của học bổng, MEXT chỉ có duy nhất 1 kỳ apply trong năm, 80% các trường hết hạn nộp hồ sơ vào tháng 11 và 12, một số trường thì tháng 1. Các bạn nên nhớ để không bị lỡ.

Hiện tại thì có 2 loại học bổng MEXT là MEXT IGPGE (international graduate program for global engineers) và Regular MEXT.

MEXT IGPGE là chương trình mới phụ thuộc từng trường, bạn sẽ vào luôn thạc sĩ hoặc tiến sĩ mà không có thời gian học tiếng, khả năng chuyển tiếp của học bổng này cũng không cao với nhiều bạn từ thạc sĩ muốn lên tiến sĩ.

Regular MEXT là mext thông thường ta vẫn biết, bạn sẽ có 6 tháng học tiếng, sau đó mới chính thức vào thạc sỹ hoặc tiến sỹ.

Apply học bổng là 1 con đường dài hơi, bạn phải xác định bắt cá nhiều tay, nhiều bạn liên hệ với 3 – 4 giáo sư mà không thấy trả lời đã nản. Xin đừng nản mà hãy tiếp tục. Với kinh nghiệm của mình, 5 mail đầu tiên, sau 1 tuần không giáo sư nào trả lời, 10 mail tiếp theo có 1 giáo sư trả lời và từ chối vì lab full, mình đã rất vui vì dù sao cũng có giáo sư liên hệ. Đến thời điểm cuối cùng thì mình nhận được 2 mail của giáo sư đồng ý mình, sau khi mình đã gửi gần 100 mail đến các giáo sư. Vậy nên các bạn phải xác định sẵn tinh thần và thời gian trước. Không phải cứ gửi mail là có kết quả như ý ngay đâu.

Entrance exam – với những bạn được học bổng thì thường không phải lo lắng về kỳ thi này, như mình được biết thì chưa có trường hợp nào không qua cả.

Hãy chuẩn bị tiếng Nhật trước khi sang. Điều đó thực sự cần thiết.

Nguồn: Hoàng Hiệp (Nagoya Institute of Technology)

Hồ Sơ Xin Học Bổng Mext 2014

1/ Sơ yếu lý lịch: Bạn có thể dùng mẫu SYLL được bán ở ngoài.

2/ Bản sao hợp lệ: Phoco công chứng sao y bản chính.

Sau khi hoàn thành, bỏ bộ hồ sơ bằng tiếng Việt vào 1 túi hồ sơ, dán Bìa hồ sơ theo mẫu đính kèm của Bộ ra ngoài.

Hồ sơ tiếng Anh: 04 bộ (bậc ĐH)

1/ Nộp bản original/bản chính?

Bản original/bản chính ở đây có nghĩa là bản photocopy có công chứng sao y bản gốc (vì hồ sơ của bạn sẽ không được trả lại nên không thể nộp bản gốc đi được). Bạn đem các văn bằng, giấy tờ ra phường photocopy & công chứng sao y bản chính.

Sau đó, bạn đem bản gốc đi dịch ra tiếng Anh (hoặc tiếng Nhật) và công chứng bản dịch đó là dịch sao y bản gốc tiếng Việt. Đính kèm bản dịch có công chứng này với bản tiếng Việt photo công chứng. Như vậy bạn sẽ có được một bản original.

2/ Bản copy:

Trong hồ sơ tiếng Anh chỉ yêu cầu có 01 bộ hồ sơ là phải nộp bản original, các bộ còn lại chỉ cần bản copy.

Tức là sau khi đã hoàn thành đầy đủ bộ original, bạn photocopy bộ đó ra thành 3 bộ. 03 bộ này không cần công chứng nữa.

3/ Đánh dấu hồ sơ ABCD như thế nào?

Đối với hồ sơ bằng tiếng Anh, bạn phải nộp 4 bộ (bậc ĐH) và đánh dấu 4 bộ đó. Trong đó, bộ original được đánh dấu A.

Một bộ hồ sơ A bao gồm:

1/ Application form

2/ Bản tiếng Việt photocopy có công chứng + bản dịch tiếng Anh có công chứng của:

i/ Học bạ cấp 3: 3 năm học PTTH

ii/ Bảng điểm HK1 năm 1 đại học/Bảng điểm các năm ĐH

iii/ Bằng tốt nghiệp PTTH

iv/ Giấy báo trúng tuyển đại học

v/ Giấy chứng nhận sinh viên

3/ Thư giới thiệu

4/ Giấy khám sức khỏe

4/ Có tự dịch hồ sơ được không?

Về nguyên tắc, bạn không tự dịch được (trừ khi bạn quen với ai đó làm ở công ty dịch thuật & công chứng!). Nhưng, để cho kỹ thì nên tự dịch trước, để đối chiếu xem ở ngoài người ta dịch có đúng không (nhiều khi những thuật ngữ chuyên ngành của bạn thì ở ngoài người ta dịch không chuẩn chẳng hạn. Bạn nên dịch sẵn và lưu ý cho người ta những thuật ngữ đó, như vậy nhanh và đảm bảo hơn.)

5/ Điền mục Fields of study như thế nào?

6/ Khám sức khỏe:

Phải sử dụng mẫu giấy khám sức khỏe đính kèm.

Khám ở các bệnh viện có dịch vụ khám sức khỏe cho du học sinh, ví dụ: bệnh viện Chợ Rẫy ở SG, hoặc bệnh viện Bạch Mai ở HN. Tất nhiên, bạn khám ở bệnh viện khác cũng được, miễn là theo đúng form yêu cầu là được.

7/ Thư giới thiệu:

Sử dụng mẫu đính kèm. Có thể chỉ trả lời những câu hỏi trong mẫu thư giới thiệu đính kèm. Ngoài ra, cũng có thể kèm thêm thư giới thiệu do giáo viên viết riêng.

Sau khi thầy cô viết xong thư giới thiệu (hoặc mình tự viết cũng được, nếu thầy cô đồng ý!) thì photo thành 4 bản, nhờ thầy cô ký tên vào. Sau đó bỏ vào 4 phong bì, lại nhờ thầy cô ký niêm phong trên phong bì.

8/ Công văn cử tuyển: không phải thư viết tay này nọ mà là công văn chính thức của trường Đại học, có số vào sổ lưu, có con dấu, chữ ký của thầy cô hiệu trưởng/hiệu phó trong trường. Đối với từng trường, việc xin công văn sẽ khó dễ khác nhau, vì vậy, lời khuyên là nên liên hệ sớm để xin giấy này. Khi đi xin giấy nhớ mang theo Thông báo về Học bổng của Bộ Giáo dục để trình bày.

9/ Bìa hồ sơ tiếng Anh:

Sau khi hoàn thành 4 bộ hồ sơ tiếng Anh thì bỏ vào một túi hồ sơ riêng, dán Bìa hồ sơ bên ngoài.

Dùng clip kẹp lại, bỏ vào phong bì, dán lại. Lúc này mới đem Bìa hồ sơ (theo mẫu đính kèm của Bộ) in ra, điền thông tin và dán vào mặt ngoài phong bì.

Trong toàn bộ quá trình làm hồ sơ, yêu cầu tiệm in/photo sử dụng giấy đẹp, mực tốt nhằm nâng cao giá trị của bộ hồ sơ.

Việt-SSE (tổng hợp, tham khảo gakutomo)

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Mext Bậc Thạc Sĩ

Với nhiều bạn có nguyện vọng học tập sau đại học tại Nhật Bản thì học bổng MEXT luôn là lựa chọn hàng đầu. Với số tiền 14,6-14,7 man 1 tháng, các bạn có thể không phải suy nghĩ về việc trang trải cho cuộc sống ở nhật. Như nhiều bạn đã biết, có 2 con đường để xin học bổng MEXT, 1 là con đường qua tiến cử của đại sứ quán, những người đạt học bổng qua con đường này thường là những bạn cán bộ nhà nước ( nhân viên các bộ, ban ngành trung ương) hay giảng viên của các trường đại học. Con đường thứ hai là qua tiến cử của trường đại học bên phía Nhật Bản. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn các bước cần phải làm để có được học bổng theo con đường này.

Bước 1: Xác định tinh thần và ngành học

Ít nhât là 2 năm đối với thạc sỹ và 3 (hoặc 4 năm) đối với tiến sỹ, các bạn sẽ có 1 quãng thời gian tương đối dài ở nhật, vì vậy phải có ý chí vững vàng, chấp nhận nhiều khó khăn trên con đường phía trước.Các bạn cũng nên chọn ngành học phù hợp với nguyện vọng mà mình muốn nghiên cứu trong thời gian học tập tại nhật, điều này thực sự cần thiết vì nó có thể sẽ là con đường tương lai của bạn.

Bước 2: Tìm giáo sư và trường

Sau khi xác định được tinh thần và ngành học thì bạn phải bắt tay ngay vào việc tìm giáo sư và trường.

Phương pháp của mình là vào danh sách các trường đại học của nhật, sau đó vào mục faculty của ngành mà bạn yêu thích, sau đó bạn sẽ thấy được danh sách giáo sư weblab cũng như đề tài nghiên cứu của giáo sư đó, hãy đọc kỹ, nếu thấy phù hợp hãy “ghi nhớ” giáo sư đó lại.

Bạn nên tự lập cho mình 1 danh sách file, bao gồm, tên giáo sư, trường đại học, websitelab và đề tài quan tâm, để khi cần, dẽ dàng xem lại.

Bước 3: Liên hệ giáo sư ( bước gần như quan trọng nhất)

Sau khi đã tìm được giáo sư và ngành học phù hợp, bạn sẽ đến với bước quan trọng nhất là liên hệ với giáo sư. Thư đầu tiên cũng khá quan trọng, bạn cần phải giới thiệu sơ qua về bản thân với giáo sư, nguyện vọng bạn muốn học tập và làm việc tại lab của giáo sư. Bạn nên chuẩn bị 1 CV của bản thân, và đính kèm cùng mail để giáo sư có cái nhìn tổng quan hơn về bạn. KHÔNG NÊN, đề cập đến vấn đề học bổng ngay ở mail đầu tiên, nếu giáo sư quan tâm đến bạn, thì hãy trao đổi vấn đề đó với giáo sư ở những bước tiếp theo.

Bước 4: Trao đổi với giáo sư và chuẩn bị phỏng vấn

Sau khi được giáo sư trả lời , bạn bắt đầu sao đổi với giáo sư nguyện vọng nghiên cứu và nhờ giáo sư tìm học bổng hộ đưa ra 1 vài ví dụ về học bổng, tất nhiên,Mext sẽ là ưu tiên đầu tiên.Nếu giáo sư ok, họ sẽ nói cho bạn các thủ tục cần làm và đề nghị bạn có 1 cuộc phỏng vấn.

Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ apply.

Đến được giai đoạn này thì gần như bạn đã có trong tay 50% học bổng. Việc tiếp theo là chuẩn bị hồ sơ. Về cơ bản có 1 số giấy tờ quan trọng sau:

Bằng tốt nghiệp (giấy chứng nhận sẽ tốt nghiệp hoặc là học sinh của trường với những bạn năm cuối).

Chứng chỉ tiếng anh hoặc tiếng nhật

Mẫu Apply học bổng Mext

Research plan

Giấy khám sức khỏe theo mẫu của trường (tùy trường yêu cầu)

Giấy giới thiệu ( theo yêu cầu của trường)

Một số giấy tờ khác

Để nhận được học bổng thì 1 và 5 là 2 thứ quan trọng nhất, bạn có 1 bảng điểm tốt với kế hoạch học tập tốt thì khả năng nhận học bổng sẽ khá cao ( 5 khá quan trọng với các bạn apply tiến sỹ, còn với thạc sỹ thì ít quan trọng hơn).

Có một lưu ý với các bạn trường kỹ thuật, thường bảng điểm ok nhưng tiếng a thì sợ thấp nên ngại thi. Mình có 1 lời khuyên là hãy cứ thi đi IELTS 5.5 cũng đủ apply rồi. nếu bạn apply còn có cơ hội đỗ còn ko apply thì cơ hội =0.

Bước 6: Nộp hồ sơ và chờ đợi kết quả

Sau khi đã hoàn thành hồ sơ bạn hãy gửi ngay bản mềm để giáo sư check, sau đó bạn phải gửi bản cứng cho trường và bưu điện, hãy nhớ check deadline, không thể đến gần deadline rồi mà hồ sơ vẫn thiếu được.

Nộp xong chúng ta ngồi chờ đợi kết quả thôi hãy làm những gì mà bạn thích trong thời gian đó.

Theo lịch thông thường thì tháng 4 sẽ có kết quả xét hồ sơ của bạn ở trường, nếu hồ sơ bạn ok thì trường sẽ gửi hồ sơ đó lên MEXT, kết quả cuối cùng bạn sẽ nhận được trong tháng 5 hoặc tháng 6.

MộT SỐ LƯU Ý:

Ở nhật các giáo sư rất coi trọng các giới thiệu từ nhưng người quen biết, bạn hãy tận dụng mọi mối quan hệ của mình, nếu trường bạn có liên kết nào với trường bên nhật thì nên tìm hiểu để có thể liên hệ được với giáo sư qua con đường ấy, hoặc cũng có thể nhờ các a chị, thầy cô đi trước, giới thiệu cho bạn giáo sư của họ, Việc bạn được chấp nhận của giáo sư qua con đường này sẽ rất là cao.

Hãy luôn nhớ check thời gian apply của học bổng, MEXT chỉ có duy nhất 1 kỳ apply trong năm,80% các trường hết hạn nộp hồ sơ vào tháng 11 và 12,một số trường thì tháng 1. Các bạn nên nhớ để không bị lỡ.

Hiện tại thì có 2 loại Hb MEXT là MEXT IGPGE( international graduate program for global engineers ) và regular MEXT.

MEXT IGPGE là chương trình mới phụ thuộc từng trường, bạn sẽ vào luôn thạc sỹ hoặc tiến sỹ mà ko có thời gian học tiếng, khả năng extend của hb này cũng không cao với nhiều bạn từ thạc sỹ muốn lên tiến sỹ.

regular MEXT là mext thông thường ta vẫn biết, bạn sẽ có 6 tháng học tiếng, sau đó mới chính thức vào thạc sỹ hoặc tiến sỹ, và tất nhiên học bổng này cũng dễ dàng extend.

Apply học bổng là 1 con đường dài hơi, bạn phải xác định bắt cá nhiều tay, nhiều bạn liên hệ với 3 4 giáo sư mà không thấy trả lời đã nản. Xin đừng nản mà hãy tiếp tục. Với kinh nghiệm của mình, 5 mail đầu tiên,sau 1 tuần không giáo sư nào trả lời, 10 mail tiếp theo có 1 giáo sư trả lời và từ chối vì lab full,mình đã rất vui vì dù sao cũng có gsu liên hệ. Đến thời điểm cuối cùng thì mình nhận được 2 mail của giáo sư đồng ý mình, sau khi mình đã gửi gần 100 mail đến các gsu. Vậy nên các bạn phải xác định sẵn tinh thần và thời gian trước. không phải cứ gửi mail là có kết quả như ý ngay đâu.

Entrance exam, với những bạn được học bổng thì thường không phải lo lắng về kỳ thi này, như mình được biết thì chưa có trường hợp nào ko qua cả :D.

Hãy chuẩn bị tiếng nhật trước khi sang. Điều đó thực sự cần thiết.

Hoàng Hiệp (Nagoya Institute of Technology)

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Mext

Tình hình là Gakutomo vừa liên hệ được với 2 bạn vừa nhận được học bổng MEXT 2013 (bậc ĐH, sắp sang Tokyo vào tháng 4/2013 tới đây) và được 2 bạn ấy rất nhiệt tình giúp trả lời các câu hỏi của các bạn.

Điểm trung bình HK1 (hoặc năm 1/năm 2) ở ĐH của em là mấy điểm? Điểm trung bình so với các bạn thì chắc em thấp nhất, chỉ tầm 8 – 8.2 (HK1 năm I chỉ hơn 7.0). Thậm chí có những môn đại cương quan trọng bị fail (môn tự nhiên, dưới 5). Nhưng điểm chuyên ngành của em trong khoảng trên 9-10 nên em nghĩ điểm TB cũng không quá quan trọng bằng điểm phản ánh khả năng của bản thân (đối với khối tự nhiên). Không việc gì phải tự giới hạn cơ hội của mình.

Về bộ hồ sơ tiếng Việt, trong bản hướng dẫn làm hồ sơ của bộ có yêu cầu ” Công văn cử dự tuyển của cơ sở đào tạo nơi sinh viên đang học trong đó ghi rõ bậc học và ngành học đăng ký dự tuyển (Mỗi sinh viên dự tuyển có 01 công văn riêng. Nhà trường cần làm văn bản do lãnh đạo nhà trường ký giới thiệu sinh viên của trường mình tham gia dự tuyển. Không sử dụng mẫu giấy giới thiệu dùng trong nội bộ)”. Cái này là gì?

Giấy này liên hệ trực tiếp với cán bộ ở phòng quan hệ đối ngoại hoặc CTCT SV (bằng lá đơn kiểu như “xin công văn đề cử dự tuyển HB Mext”). Họ sẽ viết đơn lên hiệu trưởng cấp giấy cho mình. Đại loại là “trường … cử sv chúng tôi dự…” chứ không phải là sinh viên tự viết. Khá đơn giản đối với BK hay FTU, còn các trường còn lại có lẽ ít có tiền lệ nên phải giải thích nhiều hơn.

Phần phỏng vấn thì không cần chuẩn bị nhiều cho căng thẳng, vì chỉ là một buổi nói chuyện đơn giản thôi. Nếu chuẩn bị thì nên nói về đam mê của mình, những kế hoạch mình đã, đang và sẽ thực hiện. Quan trọng nhất là trung thực và tự tin, vì họ tìm hiểu về thí sinh khá kĩ. Nên đi các buổi tư vấn du học Nhật Bản nếu có cơ hội, sẽ được gặp trước người phỏng vấn và có những thông tin quan trọng về ngành học của mình ở Nhật Bản (có thể trao đổi trực tiếp) giúp ích nhiều trong buổi PV (kinh nghiệm bản thân, vì các phần khác em trả lời rất chuối, tự giới thiệu chỉ khoảng hơn 10s :)) ). Nên tránh thái độ rụt rè hoặc nói mấy cái chung chung kiểu thích anime, Manga, yêu Nhật Bản . Nói chung là tự tin là được, có mấy bạn ở Nepal còn không biết cả One piece hay pokemon mà vẫn được nhận (dù tỉ lệ chọi cao hơn VN).

Quan trọng là làm hồ sơ và ôn thi từ sớm, vì quá trình apply kéo dài, lại trúng kì thi cuối kì nên khá áp lực và mệt mỏi.

Về bộ hồ sơ tiếng Việt, trong bản hướng dẫn làm hồ sơ c ủa bộ có yêu cầu ” Công văn cử dự tuyển của cơ sở đào tạo nơi sinh viên đang học trong đó ghi rõ bậc học và ngành học đăng ký dự tuyển (Mỗi sinh viên dự tuyển có 01 công văn riêng. Nhà trường cần làm văn bản do lãnh đạo nhà trường ký giới thiệu sinh viên của trường mình tham gia dự tuyển. Không sử dụng mẫu giấy giới thiệu dùng trong nội bộ)”. Cái này là gì?

Để xin giấy này, các em nên lên phòng Hợp tác quốc tế (hoặc phòng khác tùy trường) nếu cần có thể in thông báo của bộ ra trình lên họ. Thường thì sẽ phải thông qua khoa, viện trước rồi Hiệu trưởng (hoặc Hiệu phó ) mới ký (cái này cũng tùy trường nốt).

Em khám sức khỏe ở đâu? Mất bao nhiêu tiền? Có phải gọi điện thoại trước khi đến không? Chỗ đó người ta có điền vào form tiếng Anh mình đem đến không? hay phải làm sao?

Em khám ở Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Tiền thì em không nhớ nữa. Mấy trăm ấy. Không cần phải gọi điện thoại trước gì cả. Vào chỗ khám theo yêu cầu hỏi. Hôm đó em tưởng mất 1 ngày nhưng khi đi buổi sáng, họ hẹn sang buổi chiều, và xong trong buổi chiều ấy luôn. Họ sẽ điền thẳng vào form Tiếng Anh mình đem đến. Sau 1 tuần thì có.

Về thi phỏng vấn học bổng MEXT: quan trọng nhất là nên giữ tâm lý thoải mái, chuẩn bị đầy đủ theo các kiểu câu hỏi mà Gakutomo có nói. Với cá nhân hôm em phỏng vấn trong số những cái mà mình chuẩn bị chỉ có cái “tell me something about you” là họ hỏi. Còn lại là hơi thiên sang ngoài lề, toàn phải tùy cơ ứng biến. Khi đấy thì cứ thoải mái mà trả lời theo ý mình đừng căng thẳng làm gì.

Rất cám ơn sự hợp tác của hai bạn^^Gakutomo

Theo http://gakutomo.com/