Xin Học Bổng Fulbright / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Fulbright Của Fulbrighter Vĩnh Khang ” Amec

Khi mình xin Nay nhân dịp học bổng Fulbright 2023-2016, mình đã nhận được khá nhiều sự giúp đỡ từ các Fulbrighter đi trước. Số mình cũng thuộc dạng may, vì mình có một số bạn bè Fulbrighters, hoặc không phải Fulbright thì cũng grantee của một số học bổng dạng merit-based như vậy, nên những sự giúp đỡ nhận được đúng kiểu “cây nhà lá vườn”, kiểu thân tình – dễ vào, dễ thấm. học bổng du học Mỹ Fulbright 2023 chính thức khởi động, mình sẽ viết một bài để chia sẻ cho các bạn đi sau, mong sẽ giúp ích được gì đó.

1. Bạn chưa biết bắt đầu phải đi từ đâu?

Các bạn nên bắt đầu bằng việc tìm hiểu tiêu chí của Fulbright, xem các bạn có những điểm gì, chưa có những điểm gì – “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, google những bài chia sẻ kinh nghiệm của những người đi trước.Tiếp đến là thi tiếng Anh, note tất cả những ý tưởng cho bài luận ra giấy, ra điện thoại – chờ đến ngày đặt bút viết.Nếu có thời gian, liên lạc với 1 số Fulbrighters đi trước, mời họ cà phê, trò chuyện. Hỏi về kinh nghiệm chỉ là 1 phần, mà bạn nên để ý quan sát con người họ, như tính cách, cách nói chuyện, quan điểm trong các vấn đề…, điều này còn giúp ích các bạn rất nhiều ở vòng phỏng vấn. Theo quan sát của mình khi tìm hiểu về các Fulbrighters, có một điều mình rút ra từ các người đi trước – khi họ học xong – quay về Việt Nam, họ có thể thành công hoặc không, hoặc chưa làm được những việc như kì vọng, nhưng họ có một điểm chung: không NHẠT.Lời khuyên nữa cho các bạn là Start early. Mình chuẩn bị hồ sơ học bổng Fullbright trước cả 1 năm, nên chuẩn bị sớm phần nào là bí quyết thành công của mình.

2. Tại sao mình chọn học bổng Fulbright, không phải các học bổng khác?

Thực sự thì khi lên kế hoạch xin học bổng du học, mình cũng có ngắm nghía tham khảo một số học bổng du học các nước khác. Có một số cái cũng nộp hồ sơ, có cái cũng vào được đến vòng phỏng vấn, nhưng chắc không hợp tiêu chí với họ và cả mình cũng tự cảm thấy, mình đến với các học bổng đó khá hời hợt, nên thôi – thua. Các bạn thấy đó, chính bản thân bạn cũng phải interest và máu với học bổng đó thì động lực mới cao.Riêng học bổng Fulbright, khi mình tham khảo nó, thì mình có cảm nhận rất rõ, đây là học bổng dành cho mình. Theo mình, mỗi học bổng đều có những tiêu chí riêng, bạn không hợp với cái này, nhưng lại hợp với cái khác, nên dốc sức cái nào phù hợp với mình thôi, đừng rải hồ sơ – mất thời gian. Với học bổng Fulbright, mình hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí của nó, từ ngành nghề, kế hoạch cho tương lai và cả yếu tố con người nữa. Mình luôn tự tin, mình đủ “quái” để Fulbright committee để ý đến.

3. Báo chí văn hoá mà vẫn xin được học bổng Fulbright. Thật vậy sao?

Câu hỏi này mình được một bạn inbox hỏi cách đây khá lâu. Thực tế, học bổng Fulbright không phân biệt nghề nghiệp hay lĩnh vực nào cả, vấn đề là bạn phải thuyết phục được những người chấm hồ sơ và những gì bạn trình bày trong vòng phỏng vấn để chứng tỏ bạn xứng đáng được học bổng danh giá này.Nếu trong đầu bạn chưa có một ý niệm cụ thể gì về công việc mình làm, và công việc của bạn đóng vai trò gì trong xã hội thì dù bạn có làm lĩnh vực gì cũng vậy thôi, không nên xin học bổng du học làm gì. Không riêng gì học bổng Fulbright, mà các học bổng du học khác cũng vậy, nó là một “con đường” dài và rất nhiều người nản chí dọc đường. Đừng phí thời chúng tôi lại với lĩnh vực của mình, mình đã xây dựng một kế hoạch (short term và long term vision) dựa trên chuyên môn của mình, gắn liền với đơn vị mình công tác và cả những hoạt động cá nhân nữa. Một kế hoạch chặt chẽ, khả thi và có sức ảnh hưởng xã hội sẽ thuyết phục được hội đồng xét duyệt học bổng Fulbright .

4. Điểm tiếng Anh có quan trọng không?

Vì Fulbright cấp học bổng cho các ngành khoa học xã hội, mà một điều dễ dàng nhận thấy khi sang đây học, đó là câu nói: “tiếng Anh chỉ là công cụ” – chắc chỉ đúng với các bạn học kĩ thuật hoặc khoa học tự nhiên, các ngành xã hội thì tiếng Anh cực cực cực quan trọng. Riêng Fulbright, các bạn cần nộp điểm tối thiểu TOEFL iBT = 79; IELTS = 6.5 là đủ điều kiện. Nếu bạn nào chưa thi tiếng Anh, thì lời khuyên dành cho các bạn là nên thi luôn TOEFL iBT vì dù bạn có nộp IELTS thì khi bạn được chọn để cấp học bổng, các bạn vẫn phải thi TOEFL chúng tôi mình, bài thi TOEFL iBT khó hơn IELTS. Ôn thi TOEFL IBT mệt hơn, căng thẳng hơn, nhưng đề thi lại smart hơn.

5. Thư giới thiệu có cần người chức càng to, càng tốt? 6. Bài luận nên viết gì và cấu trúc như thế nào?

Đây là mấu chốt của sự thành công. Mỗi người có con đường riêng đến với sự thành công, nhưng tựu chung, bài luận ý tứ phải rõ ràng, câu cú đơn giản dễ hiểu và tránh trình bày chung chung, mọi thứ cần phải cụ thể. Các bạn có thể nhờ người review và sửa lại, nhưng “có bột mới gột nên hồ” – các bạn không có ý gì trong bài luận thì ai sửa cũng vậy thôi. No way.Riêng mình, mình chọn creative writing cho bài Personal statement bằng cách viết thư dạng “xuyên không” (trendy tiểu thuyết Trung Quốc vãi). Mình từ tương lai, khi đã nhận được Fulbright, học xong rồi và thực hiện những kế hoạch của mình rồi, quay về quá khứ – nhìn mình từ những lúc mới ra trường, gặp khó khăn gì trong công việc cho đến khi quyết định xin Fulbright để nâng cao kiến thức như thế nào. Bằng cách này, mình vừa giới thiệu được background của mình mà không khô cứng như viết biography, và khoe được kế hoạch của mình – với mục đích, khiến hội đồng tò mò đọc tiếp bài luận tiếp theo (cụ thể hơn về kế hoạch tương lai), song song là khiến họ tò mò, muốn biết con người thực ngoài đời của mình.Riêng bài Objective statement, mình chọn cách viết essay: gồm Introduction, body và conclusion. Ở phần body, mình trình bày theo lối diễn giải, và theo thứ tự Firstly, Secondly, … xong đến topic sentence và supporting sentence. Ở bài luận này, nếu các bạn trình bày chung chung thì xem như “tạch” sớm. Hội đồng muốn xem các bạn hiểu thế nào về kế hoạch đề ra, nên hãy cụ thể mọi thứ.Một bài viết ở dạng creative, và 1 bài essay là cách mình balance – tránh “bay” quá – lại thành “bay đi cao quá, xa quá”.

7. Trả lời như thế nào ở vòng phỏng vấn?

Chí Nam biên tập – Tác giả: Vĩnh Khang Hoặc liên hệ Hotline:

AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466

AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128

AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Một Vài Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Fulbright

Một vài kinh nghiệm xin học bổng Fulbright.

2. Tại sao mình chọn Fulbright, không phải các học bổng khác? Thực sự thì khi lên kế hoạch xin học bổng du học, mình cũng có ngắm nghía tham khảo một số học bổng khác. Có một số cái cũng nộp hồ sơ, có cái cũng vào được đến vòng phỏng vấn, nhưng chắc không hợp tiêu chí với họ và cả mình cũng tự cảm thấy, mình đến với các học bổng đó khá hời hợt, nên thôi – thua. Riêng Fulbright, khi mình tham khảo nó, thì mình có cảm nhận rất rõ, đây là học bổng dành cho mình. Theo mình, mỗi học bổng đều có những tiêu chí riêng, bạn không hợp với cái này, nhưng lại hợp với cái khác, nên dốc sức cái nào phù hợp với mình thôi, đừng rải hồ sơ – mất thời gian. Với Fulbright, mình hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí của nó, từ ngành nghề, kế hoạch cho tương lai và cả yếu tố con người nữa. Mình luôn tự tin, mình đủ “quái” để Fulbright committee để ý đến.

3. Báo chí văn hoá mà vẫn xin được học bổng Fulbright. Thật vậy sao? Câu hỏi này mình được một bạn inbox hỏi cách đây khá lâu. Thực tế, Fulbright không phân biệt nghề nghiệp hay lĩnh vực nào cả, vấn đề là bạn phải thuyết phục được những người chấm hồ sơ và những gì bạn trình bày trong vòng phỏng vấn. Nếu trong đầu bạn chưa có một ý niệm cụ thể gì về công việc mình làm, và công việc của bạn đóng vai trò gì trong xã hội thì dù bạn có làm lĩnh vực gì cũng vậy thôi, không nên xin học bổng làm gì. Không riêng gì Fulbright, mà các học bổng khác cũng vậy, nó là một “con đường” dài và rất nhiều người nản chí dọc đường. Đừng phí thời gian. Quay lại với lĩnh vực của mình, mình đã xây dựng một kế hoạch (short term và long term vision) dựa trên chuyên môn của mình, gắn liền với đơn vị mình công tác và cả những hoạt động cá nhân nữa. Một kế hoạch chặt chẽ, khả thi và có sức ảnh hưởng xã hội sẽ thuyết phục được hội đồng.

4. Điểm tiếng Anh có quan trọng không? Vì Fulbright cấp học bổng cho các ngành khoa học xã hội, mà một điều dễ dàng nhận thấy khi sang đây học, đó là câu nói: “tiếng Anh chỉ là công cụ” – chắc chỉ đúng với các bạn học kĩ thuật hoặc khoa học tự nhiên, các ngành xã hội thì tiếng Anh cực cực cực quan trọng. Riêng Fulbright, các bạn cần nộp điểm tối thiểu TOEFL iBT = 79; IELTS = 6.5 là đủ điều kiện. Nếu bạn nào chưa thi tiếng Anh, thì lời khuyên dành cho các bạn là nên thi luôn TOEFL iBT vì dù bạn có nộp IELTS thì khi bạn được chọn để cấp học bổng, các bạn vẫn phải thi TOEFL iBT. Theo mình, bài thi TOEFL iBT khó hơn IELTS. Ôn thi TOEFL IBT mệt hơn, căng thẳng hơn, nhưng đề thi lại smart hơn.

6. Bài luận nên viết gì và cấu trúc như thế nào? Đây là mấu chốt của sự thành công. Mỗi người có con đường riêng đến với sự thành công, nhưng tựu chung, bài luận ý tứ phải rõ ràng, câu cú đơn giản dễ hiểu và tránh trình bày chung chung, mọi thứ cần phải cụ thể. Các bạn có thể nhờ người review và sửa lại, nhưng “có bột mới gột nên hồ” – các bạn không có ý gì trong bài luận thì ai sửa cũng vậy thôi. No way. Riêng mình, mình chọn creative writing cho bài Personal statement bằng cách viết thư dạng “xuyên không” (trendy tiểu thuyết Trung Quốc vãi). Mình từ tương lai, khi đã nhận được Fulbright, học xong rồi và thực hiện những kế hoạch của mình rồi, quay về quá khứ – nhìn mình từ những lúc mới ra trường, gặp khó khăn gì trong công việc cho đến khi quyết định xin Fulbright để nâng cao kiến thức như thế nào. Bằng cách này, mình vừa giới thiệu được background của mình mà không khô cứng như viết biography, và khoe được kế hoạch của mình – với mục đích, khiến hội đồng tò mò đọc tiếp bài luận tiếp theo (cụ thể hơn về kế hoạch tương lai), song song là khiến họ tò mò, muốn biết con người thực ngoài đời của mình. Riêng bài Objective statement, mình chọn cách viết essay: gồm Introduction, body và conclusion. Ở phần body, mình trình bày theo lối diễn giải, và theo thứ tự Firstly, Secondly, … xong đến topic sentence và supporting sentence. Ở bài luận này, nếu các bạn trình bày chung chung thì xem như “tạch” sớm. Hội đồng muốn xem các bạn hiểu thế nào về kế hoạch đề ra, nên hãy cụ thể mọi thứ. Một bài viết ở dạng creative, và 1 bài essay là cách mình balance – tránh “bay” quá – lại thành “bay đi cao quá, xa quá”.

7. Trả lời như thế nào ở vòng phỏng vấn? Đây cũng là vòng cực kì quan trọng. Tuỳ vào background và nghề nghiệp của mỗi người, sẽ có cách trả lời phỏng vấn khác nhau. Mình thì trc khi phỏng vấn, có làm mock interview với vài người như Minh Beta, có mấy bác Tây… nhằm chuẩn bị tâm lý, nhưng mình là nhà báo nên mình tự chọn cho mình cách trả lời kiểu riêng mình. Theo mình, mình thành công bởi chuẩn bị tốt, phong độ tốt và hài hước. Chuẩn bị tốt ở đây, là tự “mổ xẻ” hồ sơ của mình, xem hội đồng sẽ hỏi mình những cái gì. Cái này cần critical thinking, khi bạn đọc 1 dòng – bạn sẽ tự phản biện những gì trong dòng đó. Ví dụ, mình từng viết rằng – “tôi sẽ tiếp tục làm báo in”, phải nghĩ ngay được: “Thời đại này là digital, tại sao cậu vẫn đi làm báo in?”… Riêng về phong độ tốt, thì cái này khó nói lắm. Như mình thì ăn đều, ngủ khoẻ, tập gym không sót ngày nào, là có phong độ tốt ngay. Hài hước? Ai chơi với mình ở ngoài thì biết, mình hay nói mấy câu nhảm nhảm, hoặc nghĩ ra mấy cái tình huống giả định điên điên. Khi vào phỏng vấn, nếu mình không phải là mình, thì mình sẽ hơi thiếu thoải mái và sẽ thiếu cả tập trung nữa, mà thiếu tập trung là “tạch” ngay. Cái này thì tuỳ cơ ứng biến, miễn đừng vô duyên quá. Mình từng bảo với hội đồng là, hãy đọc báo in vì báo in chứa đựng những lời vàng ngọc của những người sắp chết. Nói chung, có nhiều câu bá đạo lắm vì mình thấy hội đồng có mấy lần cười nghiêng ngả. Thái độ trong phòng phỏng vấn cũng cực kì quan trọng, bạn nên tập trung, vui vẻ, chân thành và cầu thị.

Qua bài viết này, một lần nữa xin cảm ơn những người đã giúp đỡ mình trong “con đường” xin Fulbright: một bác tổng biên tập (xin được giấu tên); ca sĩ Hà Trần (viết thư giới thiệu); anh Quý (viết thư giới thiệu); anh Nhím (tham khảo cách trả lời phỏng vấn); nhạc sĩ Quốc Trung (tham khảo một số câu hỏi phỏng vấn); Zelda Gin (review bài luận); Minh Beta (review bài luận và làm mock interview); bác Zack (mock interview); Thuỳ Trang (mock interview); thầy Vũ (mock interview); chị Cẩm Giang (Fulbrighters)… và một số người đồng hành như Jun; Amy Nguyễn và Phương. Giờ thì ai quan tâm, xin nhấn vào đây và bước vào cuộc hành trình Fulbright của năm nay: http://vietnam.usembassy.gov/fvst.html

Comments

Kể Chuyện Học Bổng Fulbright

Học bổng Fulbright đến với Tịnh rất tình cờ và ‘chụp giựt’. Ban đầu Tịnh có nộp học bổng ADS nữa (nhưng rớt cái bẹp), và Tịnh không định nộp Fulbright vì cứ nghĩ là nó quá xa xỉ và ‘xa xăm’ so với một đứa ‘cùi bắp’ ở tỉnh nhỏ như Tịnh.

Thêm nữa là ở trường Đại Học An Giang của Tịnh cũng đã từng có 3 Fulbrighter (theo Tịnh biết là thế, không biết còn nữa không) mà người nào cũng toàn ‘hàng khủng’ cả. Ai cũng thông minh, lanh lợi, và chuyên môn rất chi là mạnh. Còn bản thân Tịnh thì mới tốt nghiệp vài năm nên kinh nghiệm đi dạy và chuyên môn theo Tịnh thấy thì cũng chẳng bằng ai. Chính vì lý do đó nên không bao giờ Tịnh nghĩ đến chuyện nộp đơn dự tuyển. Nhưng Tịnh lại có 2 cô bạn thân người Mỹ, là tình nguyện viên dạy tiếng Anh ở trường Tịnh. Họ khuyến khích Tịnh cứ nộp đi rồi không được thì có gì rút kinh nghiệm cho năm sau. “Cứ xem như mục tiêu là xin học bổng để qua Mỹ thăm tụi tao”, 2 cô ấy nói thế. Rồi Tịnh cũng lật đật chuẩn bị hồ sơ để nộp, rồi nhờ 2 cô bạn xem coi hồ sơ giấy tờ, ý tưởng bài viết của Tịnh có ổn không, rồi chạy đi ra bưu điện nộp. Fulbright mở năm 2012 thì hạn nộp là 5 giờ chiều ngày 2/5, ngay thứ 2 luôn. Mà Tịnh thì lại gửi hồ sơ đường bưu điện vào chiều thứ 7 của tuần trước đó.

TNT: Các bạn phải lưu ý thời gian hết hạn nộp hồ sơ, Fulbright sẽ căn cứ theo dấu bưu điện, do vậy, nếu bạn gửi phong bì đóng dấu trước ngày hết hạn thì các bạn có thể yên tâm, không lo là bưu điện chuyển đến sau deadline.

Tịnh cũng nghĩ là hồ sơ sẽ không tới kịp, mà thôi, nộp đại luôn cho 2 đứa bạn vui. Sau đó thì nhận được thông báo dự phỏng vấn, rồi qua phỏng vấn, rồi thi TOEFL ibt, rồi thi GRE, rồi chọn trường, rồi bay. Tới giờ vẫn còn mừng hết lớn.

Vì Tịnh đang giảng dạy tiếng Anh nên Tịnh chọn học tiếp chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh để hỗ trợ thêm cho công việc của mình. Tuy nhiên, nếu các bạn đang công tác một ngành nào đó nhưng muốn học cao học ở một ngành khác thì cũng được. Fulbright hoàn toàn chấp nhận việc học trái ngành (cái này là Tịnh nghe chị Hạnh ở bên Fulbirght nói thế, biết thế lúc đầu xin học ngành khác cho nó vui, nhưng vì Tịnh không tìm hiểu gì cả, nộp một cách máy móc theo chuyên ngành sẵn có của Tịnh thôi). Chỉ cần bạn chuẩn bị để thể hiện cho Fulbright thấy rõ trong Personal Statement và Study Objectives của bạn là: lý do ‘khẩn cấp’ tại sao bạn tha thiết muốn học ngành đó, ý tưởng mới của bạn trong ngành đó và bạn muốn được học tập tại Mỹ để tiên phong thực hiện ý tưởng đó, lý do tại sao phải học ở Mỹ mà không phải là ở quốc gia khác, và bằng chứng thể hiện rằng từ trước đến giờ bạn đã từng gặp những khó khăn nhưng bạn đã cố gắng theo đuổi và giải quyết được khó khăn của mình (điều này sẽ giúp cho Fulbirght thấy bạn lúc nào cũng có quyết tâm, không ngại khó và đã sẵn sàng cho những thứ hoàn toàn mới lạ trong học tập, văn hóa và cuộc sống ở Mỹ). Những ý này sẽ có thể được hỏi lại trong vòng phỏng vấn để làm Fulbright hiểu rõ bạn hơn.

Khi vào vòng phỏng vấn thì Tịnh cũng hồi hộp lắm. Nhưng nhìn cách Fulbright bố trí buổi phỏng vấn ở khách sạn New World – Sài Gòn thì Tịnh cảm thấy thoải mái hơn, bớt run. Vào phòng phỏng vấn thì Tịnh thấy có một cái bàn nhỏ đặt ở giữa, có 2 cái ghế salon dài được đặt đối diện nhau, và một cái ghế bành nhỏ đặt ở giữa. Tịnh nhớ là có 2 giám khảo nam, một Việt Nam (lớn tuổi, quê ở Đồng Tháp, Tịnh quên tên), một Mỹ (Tịnh quên tên luôn), và 2 người này cùng ngồi ở cái ghế dài bên kia. Tịnh thì ngồi ở cái ghế dài đối diện. Có chị Vũ Quỳnh Nga là Giám Đốc chương trình Fulbright Việt Nam ngồi kế 2 vị giám khảo kia để phỏng vấn Tịnh. Ngoài ra còn có một cô thư kí ngồi gần bên Tịnh để hì hục nhập vào máy tính lại nội dung của quá trình phỏng vấn. Tịnh lúc này có cảm giác là hơi một tí gần gũi với giám khảo nên Tịnh cảm thấy tự nhiên và thư thả hơn. Chính vì thế nên buổi phỏng vấn của Tịnh giống y như là một buổi nói chuyện giữa những người bạn. Ban giám khảo đặt ra câu hỏi, vấn đề nan giải trong xã hội và nghề nghiệp và Tịnh nêu ra ý kiến của mình một cách rất thoải mái. Tịnh trả lời thật lòng, chậm rãi, hoàn toàn không cố thể hiện hay tạo ra cho mình vẻ ngoài chuyên nghiệp, hay thông minh, xuất chúng, có tiềm năng lớn trong tương lai gì cả. Mà lúc đó Tịnh cũng nghĩ là cứ thoải mái đi, không được thì lần sau nộp lại, không nên quan trọng hóa vấn đề. Đôi khi, bản thân Tịnh cũng tự thêm vào những tình huống, những câu nói hài hước, gây cười cho ban giám khảo. Nhưng có một chi tiết mà chắc Tịnh nhớ mãi tới già. Thế này, Tịnh thì cũng chẳng tài cán gì, tuy nhiên có thể nhảy múa được đôi chút (nghiệp dư thôi, vì thế nên lúc làm sinh viên rồi làm giáo viên là Tịnh nhảy múa điên cuồng, học trò đứa nào cũng bó tay, ha ha). Thế là có lúc giám khảo hỏi Tịnh là lúc làm việc hay học tập mệt mỏi thì Tịnh thường giải trí thế nào, sở thích của Tịnh là gì. Tịnh ậm ừ một lúc rồi nói là Tịnh thích nhảy với múa, nhưng thích nhảy nhiều hơn. Rồi ban giám khảo hỏi tiếp Tịnh thích nhảy nhạc của ca sĩ nào. Tịnh nói là Michael Jackson (vì ảnh là thần tượng của Tịnh). Và giám khảo yêu cầu Tịnh đứng lên nhảy thử vài bước của Michael Jackson cho họ xem coi có thực hay không. Tịnh cũng ‘trầm lắng’ xuống tí, kiểu hơi mắc cỡ tí, rồi đứng lên kéo lưng quần, giở chân chuẩn bị nhảy thì họ kêu ‘dừng lại, không cần, chúng tôi chỉ đùa thôi’. Lúc đó họ cười vui lắm, mà Tịnh cũng mừng vì không phải nhảy thật, làm Tịnh có một sự mừng nhẹ, nhưng hình như cũng có một sự ham hố nhẹ muốn thể hiện. Xưa giờ Tịnh đi phỏng vấn xin việc rồi phỏng vấn để tham gia mấy hoạt động, tổ chức này kia cũng chưa bao giờ thấy cái buổi phỏng vấn kiểu như vầy. Thực sự Tịnh không cảm thấy một sự căng thẳng nào. Cho nên, kinh nghiệm về thái độ khi tham gia phỏng vấn là hãy thật thư thả (nhưng đừng có lố quá nhe), xem như đó không phải là một cuộc phỏng vấn, thể hiện cho giám khảo thấy con người thật, mục tiêu thật của mình đối với việc du học, và không nhất thiết phải cố gắng thể hiện mình thật hoàn hảo, thật chuyên nghiệp, quá nghiêm trọng trước mặt giám khảo.

TNT: Các bạn thấy đấy, phỏng vấn Fulbright khá là vui vẻ đấy chứ, đâu đến nỗi căng thẳng lắm đâu

Quá trình phỏng vấn được chia thành nhiều phần. Giám khảo đã liên tục vấn đáp Tịnh trong khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ (đây là trường hợp của Tịnh, có lẽ tại Tịnh nói tiếng Anh chậm nữa). Đến giờ thì Tịnh chỉ nhớ được một vài điểm nổi bật, gây ấn tượng với Tịnh thôi. Hy vọng mọi người sẽ tham khảo được phần nào:

1. Nghề nghiệp của từng thành viên trong gia đình là gì? Sức ảnh hưởng của từng thành viên trong gia đình tới cuộc sống và công việc của bạn? 2. Và sự ảnh hưởng của cuộc sống và công việc của bạn tới gia đình mình như thế nào?

III. Quá trình học tập trước đây:

1. Khó khăn và thuận lợi của bản thân khi học? Bản thân đã thực hiện cải thiện khó khăn của bản thân thế nào và đã đạt được thành tựu gì?

2. Có từng đạt được giải thường gì khi học đại học hay không?

3. Có từng làm vị trí trưởng nhóm hay lãnh đạo trong các hoạt động hoặc tổ chức khi học đại học hay không?

4. Có tham gia hoạt động tình nguyện không?

5. Được lợi ích gì khi tham gia những hoạt động đã nêu?

6. Sở thích và tài lẻ là gì?

IV. Dự định học ở Mỹ: 1. Tại sao chọn Fulbright mà không phải là hoạt động khác? 2. Bản thân muốn học gì từ nền giáo dục Mỹ, văn hóa Mỹ, người Mỹ? Tại sao muốn học chuyên ngành của bạn ở Mỹ? 3. Kế hoạch ứng dụng hoặc làm cho nhưng điều được học ở Mỹ trở nên có ích khi bạn về Việt Nam là thế nào? 4. Tại sao Fulbright phải trao học bổng cho bạn mà không phải là một ứng viên khác, giỏi hơn?

VI. Văn hóa: 1. Mục tiêu của Fulbright là gì? Tại sao lại đề ra mục tiêu như thế? 2. Có kế hoạch sẽ làm gì đối với văn hóa Việt Nam trong giảng dạy tiếng Anh hay không? (câu này là dành riêng cho ngành của Tịnh rồi)

TNT: Mọi người nên thực tập phỏng vấn trước với các thầy cô người nước ngoài, nhờ họ giúp mình. Nếu các bạn có quen ETA (English Teaching Assistant) người Mỹ nào từ Fulbright thì nhờ họ góp ý cả bài viết lẫn thực tập phỏng vấn sẽ rất tốt vì họ là người biết rõ nhất tiêu chí và cách tuyển chọn vòng phỏng vấn của học bổng Fulbright

Tịnh mong là các bạn trẻ hãy cứ mạnh dạn nộp hồ sơ dự tuyển để tìm cho mình một cơ hội tốt để đi du học ở Mỹ, đừng nghĩ rằng mình không có khả năng được Fulbright chấp nhận. Hy vọng những thông tin trên có thể sẽ giúp đỡ được mọi người phần nào để mọi người cảm thấy thư thả và tự tin hơn khi chuẩn bị cho hồ sơ cũng như buổi phỏng vấn của mình.

Chúc các em chị anh sức khỏe và thành công.

Học Bổng Fulbright Mỹ 2023

Bậc học : Thạc sĩ

Số lượng : 20 đến 25 suất học bổng hàng năm.

– Văn học Mỹ

– Giáo dục

– Quản lý Dự án / Chương trình – Mỹ học

– Nghiên cứu môi trường

– Tâm lý học

– Kinh tế nông nghiệp

– Quản lý hệ thống CNTT / Thông tin

– Quản trị công

– Nhân chủng học

– Báo chí

– Chính sách cộng đồng

– Kiến trúc

– Ngôn ngữ / Văn học (không phải ở Hoa Kỳ)

– Sức khỏe cộng đồng

– Nghệ thuật / Nghiên cứu Phim

– Luật công tác xã hội

– Kinh doanh (tất cả các lĩnh vực)

– Thư viện Khoa học

– Xã hội học

– Truyền thông

– Ngôn ngữ học / Giảng dạy Ngôn ngữ

– Quy hoạch đô thị và cộng đồng

– Nghiên cứu phát triển

– Triết học

– Nghiên cứu Giới tính/ Phụ nữ

– Kinh tế học

– Khoa học chính trị

– Chứng minh rõ ràng và chi tiết về các mục tiêu nghiên cứu, cho thấy sự liên kết rõ ràng giữa các mục tiêu nghiên cứu và các mục tiêu trong tương lai trong bài luận cá nhân- Có bề dày kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đang nghiên cứu

– Chứng minh tiềm năng lãnh đạo dựa trên sự tham gia vào các hoạt động học thuật, ngoại khóa, cộng đồng và phát triển chuyên môn

– Thể hiện sự cống hiến cho Việt Nam và tiềm năng tạo ra tác động tích cực cho xã hội

– Có thành tích xuất sắc trong học tập và thành thạo tiếng Anh

– Có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực mà mình lựa chọn theo học và đồng thời phải có hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về từng khía cạnh của lĩnh vực ấy.

– Thể hiện được tố chất lãnh đạo thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt đồng xã hội vì cộng đồng hoặc các hoạt động phát triển nghề nghiệp tương lai, bên cạnh tố chất sẵn có của ứng viên.

– Thể hiện được nguyện vọng muốn cống hiến cho Việt Nam và sẵn sàng tạo nên những thay đổi tích cực cho đất nước sau khi kết thúc việc học tập tại Mĩ.

Ứng viên phải đáp ứng được các tiêu chí sau: – Là công dân Việt Nam (không có hai quốc tịch) – Đã có tối thiểu một bằng tốt nghiệp Cử nhân – Có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp Đại học, tính đến thời điểm nộp hồ sơ học bổng. – Có điểm TOEFL iBT đạt tối thiểu 79 hoặc điểm IELTS đạt tối thiểu 6.5 vẫn còn hạn Học bổng sẽ không được trao cho những trường hợp sau: – Ứng viên đã được nhận học bổng Fulbright từ những năm trước – Ứng viên đang sinh sống, học tập và làm việc tại Mĩ – Ứng viên đã được nhận bằng tốt nghiệp Cử nhân hoặc Thạc sĩ tại 1 trường Đại học của Mĩ trong vòng 3 năm trước. – Nhân viên của Chương trình Hành động của Mĩ ở Việt Nam, hiện đang làm việc cho Bộ Ngoại Giao Mĩ cũng như các thành viên gia đình của họ đều không được tham gia vào chương trình học bổng Fulbright trong thời gian của hợp đồng lao động cũng như trong vòng 1 năm sau kể từ ngày nghỉ việc.

Ứng viên đăng kí và nộp hồ sơ trực tuyến tại trang web sau: https://apply.embark.com/student/fulbright/international/20/ Hồ sơ đầy đủ gồm có: – Đơn đăng kí học bổng Fulbright – 2 bài luận cá nhân (nói về mục đích học tập và động lực để ứng viên đăng kí học bổng) – 3 thư giới thiệu – Bảng điểm và bằng tốt nghiệp – Chứng nhận kết quả thi TOEFL iBT hoặc IELTS – Sơ yếu lí lịch

Tất cả giấy tờ trong hồ phải được viết hoặc dịch sang tiếng Anh và không chấp nhận hồ sơ nộp qua email hoặc qua fax.

Để biết thêm thông tin về học bổng Fulbright Mỹ và được tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi tại:

CÔNG TY TNHH PROSFA:

📧 Email: hello@prosfa.vn

🌎 Website: www.prosfa.vn

☎ Hotline: 0907018834