Xin Học Bổng Endeavour / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Endeavour

Năm 2009, mình apply học bổng chính phủ Úc ADS (Bây giờ là AAS), hồi đấy quy trình xét học bổng và đối tượng cũng hơi khác 1 tý. Đối tượng xét học bổng bao gồm người nhà nước, và khối mở (nhưng thường dành cho các bạn làm trong tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ.). Quy trình là :

Vòng 1 nộp hồ sơ ( CV, bài luận, thư giới thiệu,…), nhưng chắc chắn bao gồm bằng/bảng điểm đại học và hợp đồng lao động thể hiện kinh nghiệm làm việc, ít nhất 2 năm, 1 ngày cũng không được thiếu),

Vòng 2 là viết bài luận săn học bổng ( essays)

Về profile của mình lúc đấy, ra trường được hơn 2 năm, GPA giỏi, làm cho công ty tư nhân, chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành học ở đại học (đại học mình học Báo chí truyền thông). Khi nộp hồ sơ thì thực sự không hi vọng gì cả, chỉ là nghĩ cho mình có thêm kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ để chuẩn bị cho những cuộc chiến tiếp theo thôi.

Vòng một, bạn chồng qua là kết quả có thể đoán trước, khá bất ngờ là mình cũng…qua. Lúc đấy phải nói là tinh thần lên cao như núi, chuẩn bị lời hay ý đẹp cho vòng essay , có thêm tí tự tin vì mọi người động viên để nộp hồ sơ chiến đấu tiếp.

Vòng 2, từ sáng tinh sương đã nghe tin đồng đội đỗ, mãi tận chiều muộn mình mới nhận được thông báo trượt, buồn quá tối 2 vợ chồng đành phải ăn hải sản cho vơi. Mình được cái dễ vui nên ăn xong hải sản là cũng hết buồn, mới nghĩ đến vì sao mình trượt. Theo mình, nguyên nhân đầu tiên khiến mình bị loại khi apply học bổng lần này là do nơi làm việc của mình không phù hợp . Đó hoàn toàn là 1 công ty tư nhân, kinh doanh thương mại đơn thuần, mình có đi học về thì cái sự nghiệp “phục vụ cho sự phát triển của đất nước” của mình sẽ vẫn rất là nhỏ bé.

Chuyện kể lần thất bại thứ 2

Năm 2011, khi đang học Diploma theo học bổng Endevour, mình mới ngồi nhẩm đi nhẩm lại thấy bạn chồng còn tới 2,5 năm nữa mới xong. Chẳng nhẽ lại bỏ bạn ở Úc bơ vơ một mình nên mình quyết định nộp hồ sơ xin học bổng International Postgraduate Research Scholarship (IPRS) . Hiện này là học bổng RTP (Master, PhD). Tại sao mình chọn học bổng này? Đơn giản là tại vì không còn học bổng nào khác mà mình có thể apply nữa! Quy định của các loại học bổng chính phủ là sau khi nhận học bổng trước 2 năm mới được apply. Mình định xin Master by course work với mong muốn được miễn học phí thôi nhưng không thấy có khóa nào khả quan (nhiều nhất là được 50% học phí), thế nên đành chiến đấu với học bổng IPRS.

Mình nộp hồ sơ cho 3 trường, Wollongong, UNSW, và La Trobe. UNSW bị từ chối ngay từ đầu vì không có giáo sư phù hợp hướng dẫn, Wollongong vào được vòng… Admission nhưng đến vòng học bổng thì fail. Riêng cô giáo ở La Trobe thì rất hào hứng với đề tài của mình. Cô viết thư hỏi kỹ về background của mình và các bằng cấp mình đã có vì cô nói học bổng chỉ phù hợp với những người đã từng làm nghiên cứu. Mình mới thật thà bảo, hồi sinh viên tôi có hẳn 1 kỳ làm khóa luận tốt nghiệp, đồng thời còn có mấy cái nghiên cứu khoa học nọ kia nữa. Cô hỏi mày nghiên cứu về cái gì, xuất bản bằng tiếng Việt hay tiếng Anh, cho tao đọc được không? Mày gửi nhanh vì sắp hết thời gian xét học bổng. Ối giời ơi, may sao mình còn giữ nguyên khóa luận tốt nghiệp bản cuối trong email, vừa dọa dẫm vừa hứa hẹn nịnh nọt nhờ bạn chồng dịch cùng, 3 ngày 3 đêm 2 vợ chồng chiến đấu với cái khóa luận đâu gần 80 trang thì phải, hồi hộp gửi đi, hồi hộp đợi kết quả. Tháng 12/2011, kết quả học bổng về, vẫn… trượt. Hai vợ chồng mặt đần ra nhìn nhau, ở đây lại chả có hải sản tươi sống đang bơi để giải sầu, thế là đành mua cá hồi về làm sashimi ăn no một bụng, cũng hết buồn.

Sau đó, mình mới gửi thư khóc lóc với cô, nói tôi bị trượt học bổng rồi,không có tiền để đi học đâu, đợi sang năm xin tiền thì mới nhờ cô hướng dẫn tiếp được. Cô nói tao cũng rất tiếc, tao rất thích đề tài của mày, nhưng mà phần phương pháp nghiên cứu của mày tương đối mỏng (Lại chả, thì toàn copy paste với học lỏm từ mấy cái khóa luận trước mà). Cô còn nhắn nhủ nếu muốn xin học bổng IPRS này, thì chịu khó viết lách, xuất bản academic papers để chứng minh mình có khả năng làm nghiên cứu, thì cơ hội xin học bổng sẽ tốt hơn. Bingo, cho lần apply này, như vậy đối với mình cũng tương đối giá trị rồi.

Năm 2010, AAS chính thức đóng cửa khối mở, mình còn 1 lối thoát duy nhất là Endeavour, việc lựa chọn giữa apply MA và VET cũng khiến mình tương đối đau đầu, nhưng như đã nói, mình chọn xiền, nên quyết định apply VET. Có bạn apply cả 2, nhưng kết quả cũng chỉ được VET. Mình nộp VET nhờ bạn Trang, bạn cùng lớp đại học với mình gợi ý. Đồng thời bạn cũng bảo mình chọn các trường TAFE mà apply là ok. Mình bới tung google lên để tìm trường TAFE là cái của khỉ gì, rồi tìm được trường theo có khóa học như yêu cầu (rất tiếc, chỉ có một năm), sau này rút kinh nghiệm, mình nói lại với các bạn có ý định apply VET thì hãy tìm những khóa học Diploma hoặc Advanced Diploma, có thể ở hệ thống trường TAFE, có thể trong trường đại học, nhưng học bổng VET cho mức đào tạo như vậy.

Mình không được MA hay PhD của Endeavour nên không dám bốc phét, nhưng kinh nghiệm để apply VET theo mình là phải chứng minh được khóa học phù hợp với bạn. Có thể bạn không phải là người giỏi nhất apply vào học bổng đấy, nhưng bạn phải là người phù hợp nhất. Tiêu chí phù hợp như thế nào thì lại… tùy vào mỗi loại học bổng. Ví dụ như VET của Endeavour, không thiên về đào tạo học thuật mà là đào tạo nghề, khóa học đấy có thể áp dụng trực tiếp, cụ thể và hữu ích trong công việc bạn đang/sẽ muốn làm. Trong trường hợp của mình, hồi đấy mình làm trong nhóm Quản lý chuyển đổi (Change Management) của một dự án khá to giữa FPT và Tổng Cục thuế (có dính đến nhà nước rồi đấy). Mọi kiến thức về Quản lý chuyển đổi đều chỉ là học dăm buổi qua các chuyên gia nước ngoài được công ty thuê đào tạo. Rất hay, rất thực tế, nhưng không bài bản. Do vậy, mình có lý do rất tốt để viết khi apply học bổng là khóa học có môn học đấy, mình học xong sẽ hiểu được bản chất và góp phần vào công cuộc Quản lý chuyển đổi ở VN, cụ thể là dự án mình làm việc, tán thêm về hệ thống giáo dục xịn của Úc.

À tất nhiên, muốn viết được những thứ đấy, thì lại phải tìm hiểu đến mức cụ thể, là khóa học bao gồm những môn học gì, tất cả những thông tin đấy gần như luôn sẵn có trên các website của trường học bên này.

Một lần nữa mình muốn nói là, tư duy của các bạn Tây rất thẳng thắn và cụ thể, nên đừng nói những thứ mơ hồ cao siêu. Hãy nói những thứ cụ thể và thực tế, mà muốn nói được cụ thể, phải tìm hiểu đến chân tơ kẽ tóc. Văn hóa VN của mình, nói chung, thường hay thiên về vĩ mô, khái quát, đại khái cái gì cũng biết, từ bác xe ôm đầu phố đến những bác tai to mặt lớn của chính phủ, cơ mà chỉ biết chung chung, nói chung chung, chứ hỏi ra cụ thể thì kiểu gì cũng như gà mắc tóc. Cái này là lỗi hệ thống, mình không có ý kiến gì, chỉ coi đây là chia sẻ để các bạn có thể hình dung được ít nhiều nội dung mình nên viết khi xin học bổng. Lần đạt được học bổng thứ 2: mình khởi động ngay sau khi nhận được cái thư của Cô từ Đại học La Trobe với những gợi ý rõ ràng về việc nên tăng cường nền tảng học thuật (academic). Năm 2012, ở VN, mình sản xuất thêm một số bài báo đăng trên các tạp chí học thuật (cả tiếng Việt và tiếng Anh). Đến cuối năm, khi vốn liếng đã có vẻ “đầy đặn”, mình lại gửi thư cho cô giáo ở Trường La Trobe, tiếp tục bày tỏ nguyện vọng và hứng thú với việc làm nghiên cứu, khoe “thành tích” mới, và nói sẽ tiếp tục apply học bổng của trường năm nay, đồng thời, lại tiếp tục nhờ cô làm giáo viên hướng dẫn cho mình.

Cô giáo tỏ rất phấn khởi nhận lời, và khen mình tiến bộ, đồng thời nói sẽ hỗ trợ mình hết sức trong quá trình xin học bổng cũng như nghiên cứu (nếu được) sau này.

Ngày thông báo kết quả, mình run run mở email và cuộc đời trở nên tươi đẹp khi nhận được thư bắt đầu bằng chữ ..Congratulation!!!!

Thứ nhất: hãy thể hiện mình thực sự có khả năng và hứng thú với việc làm nghiên cứu học thuật academic. Với trường hợp của mình, mình nghĩ, là bằng việc đưa ra bằng chứng từ hồi đại học mình đã làm nghiên cứu, nghiên cứu khoa học, và viết một số bài báo có tính học thuật.

Thứ 2 : hãy thể hiện mình nghiêm túc và quyết tâm, ví dụ như mình, năm đầu bị trượt, năm sau vẫn tiếp tục xin, mình nghĩ ít nhiều, cô giáo cũng thấy mình thực sự muốn làm chứ không phải “làm cho vui”.

Thứ 3 : khi tìm người để hướng dẫn (nếu bạn xin học bổng trường), hãy tìm người có uy tín, hoặc có chức vụ, bạn sẽ gặp khó khăn một chút trong quá trình học vì tiêu chuẩn/yêu cầu của Thầy cô sẽ cao hơn một chút, nhưng nếu thầy cô thấy ưng bạn, thì khả năng học bổng cũng cao hơn, dù chỉ một chút thôi. Cô giáo mình là trưởng Khoa và cũng là người nằm trong hội đồng xét duyệt học bổng.

Đấy ạ, túm lại là kinh nghiệm bản thân của mình thì cũng chỉ có ít ỏi như vậy. Điều lớn nhất mình rút ra sau 4 năm chinh chiến học bổng Úc là, đừng sợ thất bại, cũng đừng “kinh khủng hóa” những thất bại của mình. Học bổng không phải là cái gì đó “không thể có trong cuộc đời”, thế nên nếu ngộ nhỡ có chẳng được thì hãy vui vẻ chấp nhận vì mình còn cơ hội lần sau. Quan trọng là, sau mỗi lần thất bại, hãy nghiêm túc nhìn nhận lại nguyên nhân, tác nhân của việc “tạm hoãn thành công” đó, và thay đổi, chuẩn bị cho lần sau tốt hơn.

Nếu mình đã cố gắng hết sức, mà vẫn hỏng, có nghĩa là mình cần cố gắng hơn nữa, hoặc việc đó không phù hợp, từ bỏ, chọn cách khác.

Theo: Oc Huong- Endeavour awards recipient 2011

Học Bổng Endeavour Là Gì?

“Endeavour Exchange for International Student là 1 dạng trợ cấp giáo dục (grant) giúp các bạn sinh viên Úc đi học trao đổi ở 1 nước/ hoặc các bạn sinh viên ở nước ngoài đến Úc học trong 1 hoặc tối đa là 2 học kì. Trị giá của khoản trợ cấp này là 5.000 USD (khoảng hơn 113 triệu đồng).

Học bổng Endeavour là gì?

Dạng trợ cấp giáo dục (grant) chỉ là hỗ trợ tài chính 1 phần cho sinh viên nước ngoài đến Úc học theo chương trình trao đổi. Ví dụ SV một trường Đại học ở Việt Nam sang Úc học thì nhận bằng do Đại học gốc ở Việt Nam cấp. Và các môn học trong 1 kì trao đổi tại Úc vẫn tính vào tín chỉ chương trình học ở Việt Nam thôi. Nếu dịch “grant” là học bổng thì gây hiểu lầm hoặc là cố tình tạo nhầm lẫn cho người đọc rồi”.

Học bổng Endeavour và học bổng Chính phủ Australia ngắn hạn là một phần của chương trình Học bổng Chính phủ Australia.

Học bổng Endeavour và học bổng Chính phủ Australia ngắn hạn là chương trình có tính cạnh tranh toàn cầu dành cho:

công dân của các nước được chọn, chẳng hạn như Việt Nam, để học tập, nghiên cứu và phát triển chuyên môn tại Australia, và

công dân Australia để học tập, nghiên cứu và phát triển chuyên môn tại nước ngoài.

Với ứng viên quốc tế Học bổng Endeavour và học bổng Chính phủ Australia ngắn hạn tạo điều kiện cho các ứng viên quốc tế được nhận học bổng có cơ hội được học tập, nghiên cứu và phát triển chuyên môn tại Australia.

Các loại học bổng Endeavour và học bổng Chính phủ Australia ngắn hạn

Học bổng Endeavour dành cho các nhà quản lý nhằm phát triển chuyên môn ở môi trường làm việc tại Australia trong các lĩnh vực kinh doanh, công nghiệp, giáo dục và chính phủ. Học bổng Endeavour bậc sau đại học dành cho chương trình học sau đại học ở Australia (Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ). Học bổng Endeavour dành cho nghiên cứu ngắn hạn (bao gồm học bổng Cheung Kong and học bổng nghiên cứu ngắn hạn của Ủy ban giáo dục Australia-Ấn Độ) (AIEC) dành cho nghiên cứu ngắn hạn tại Australia phục vụ cho đề tài Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ ở nước mình. Học bổng Endeavour dành cho Đào tạo dạy nghề (VET) dành cho đào tạo nghề tại Australia ở bậc cao đẳng, cao đẳng nâng cao tại Australia. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập trang web the Australia Awards Endeavour Scholarships and Fellowships.

Bí Quyết Giành Học Bổng Endeavour

Chị Hoàng Mỹ Linh, hiện công tác tại Trung tâm hạt nhân chúng tôi thuộc viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, người vừa giành được một trong 48 suất học bổng Endeavour của chính phủ Úc dành cho Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm “săn” học bổng của mình.

Bám sát hướng dẫn

Những hướng dẫn chi tiết dành cho ứng viên khi làm hồ sơ có sẵn trên trang chúng tôi Chỉ cần in ra và thực hiện theo đúng từng bước chỉ dẫn.

Thư nhận vào học

Bạn phải chủ động xin được thư đồng ý nhận vào học (offer) của ít nhất một trường đại học ở Úc trước khi hết hạn nộp hồ sơ xin học bổng. Tùy theo yêu cầu của mỗi trường, bạn phải cung cấp các giấy tờ về quá trình học tập như bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm… Học viên làm nghiên cứu sinh và cao học bằng công trình nghiên cứu phải nộp thêm đề cương nghiên cứu, lý lịch khoa học, công trình công bố và thư giới thiệu.

Để có tính khả thi, nên chọn đề tài dựa trên nhu cầu thực tế trong nước và kinh nghiệm của mình, kết hợp với các hướng nghiên cứu khoa học hiện đại mà trường bạn định theo học có sẵn.

Bạn cũng cần tìm người hướng dẫn (supervisor) trước khi nộp hồ sơ xin offer của trường, vì đối với người làm nghiên cứu sinh và học cao học bằng công trình nghiên cứu thì việc được người hướng dẫn nhận đồng nghĩa với việc đã đi được 90% quãng đường. Để tìm supervisor, nên tham khảo thông tin trên website của trường, xem lý lịch khoa học của người định đề nghị hướng dẫn, xem các đề tài và hướng nghiên cứu mà họ đang thực hiện.

Trước khi liên lạc với người hướng dẫn, nên chuẩn bị một lý lịch khoa học trong đó nêu rõ bạn đã từng làm những nghiên cứu gì, đã có những công trình công bố nào và có đang tham gia chương trình, dự án quốc tế, vùng hay trong nước nào không.

Sau khi có lý lịch khoa học, bạn liên lạc với người hướng dẫn và trình bày sơ bộ hướng nghiên cứu định làm. Người hướng dẫn sẽ yêu cầu bạn gửi lý lịch khoa học. Nếu thấy kinh nghiệm và hướng nghiên cứu của bạn phù hợp, họ sẽ gợi ý để bạn làm đề cương, nếu không sẽ giới thiệu cho bạn người khác phù hợp hơn.

Đề cương nghiên cứu làm càng chi tiết càng tốt. Người hướng dẫn sẽ dựa trên đề cương này để quyết định xem có nhận bạn hay không. Đề cương cũng sẽ góp phần thuyết phục hội đồng xét học bổng.

Cân nhắc khi chọn người giới thiệu

Đây là những người sẽ giúp khẳng định ưu điểm và năng lực của bạn. Người giới thiệu nên là người tiếp xúc nhiều với bạn trong công việc và có thời gian quen biết tương đối dài, như vậy sẽ có tính thuyết phục cao. Tốt nhất nên nhờ một người từng là thầy cô hướng dẫn luận văn tốt nghiệp đại học hoặc cao học, một người hiện là cấp trên cao nhất, và người thứ ba thì có thể là đồng nghiệp hoặc cấp trên trực tiếp của bạn.

Phần tự luận càng ấn tượng càng tốt

Phần tự luận trong hồ sơ xin học bổng càng ấn tượng sẽ càng tốt. Đừng viết quá số từ cho phép. Nếu đã hết mức giới hạn từ mà bạn vẫn chưa diễn tả hết ý thì hãy tìm cách rút ngắn các câu văn. Phần tự luận là nơi để bạn thể hiện bản lĩnh, thuyết phục hội đồng xét học bổng vì sao bạn xứng đáng; nếu bạn được nhận học bổng để theo đuổi nội dung muốn học/ nghiên cứu thì sẽ mang lại lợi ích gì cho đất nước bạn, cho nước Úc và rộng hơn là cho cộng đồng quốc tế; bạn có những ưu điểm và tố chất gì để đảm bảo hoàn thành khóa học và phát huy những điều sẽ được học…

Theo SGTT

Du Học Úc: Học Bổng Endeavour Executive Awards 2011

Đất nước: Úc

Loại hình học bổng: Cung cấp vị trí làm việc thực nghiệm

Ngành học: Kinh Doanh, Công Nghiệp, Giáo Dục và Chính Phủ

Mô tả học bổng:

Chương trình học bổng Endeavour Executive cung cấp các cơ hội phát triển chuyên môn (VD: Đào tạo về quản lý, học hỏi từ các chuyên gia, đào tạo ngắn hạn, đào tạo kỹ năng lãnh đạo và điều hành quản lý) cho những người đã có thành tích trong các lĩnh vực kinh doanh, công nghiệp, giáo dục và chính phủ của những nước tham gia trong đó có Việt Nam. Học bổng này tập trung vào việc xây dựng kỹ năng và kiến thức thông qua môi trường làm việc thực nghiệm ở tổ chức tiếp nhận

Mục đích của học bổng

Giúp cho ứng viên nhận học bổng có điều kiện phát triển chuyên môn và kiến thức

Nâng cao sự hợp tác và đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Úc và Việt Nam

Giá trị học bổng:

Học bổng sẽ chi trả mọi chi phí phát sinh bao gồm (Theo giá trị từng tháng trong 4 tháng học):

Đi lại: $AUD 4,500

Ăn uống: $AUD 4,000

Phí sinh hoạt: $AUD 2,500

Học bổng này cũng cung cấp bảo hiểm đi lại và bảo hiểm y tế cho sinh viên

Bên cạnh sự hỗ trợ tài chính, học bổng này còn cung cấp:

Mạng lưới hỗ trợ thông tin chi tiết cho sinh viên trong suốt thời gian nhận học bổng

Sự giúp đỡ của các thành viên trong hội cựu du học sinh

Điều kiện đăng ký:

Là công dân của hoặc cư trú dài hạn (PR) tại một trong các nước tham gia, trong đó có Việt Nam và hiện không đang sinh sống tại Australia tại thời điểm nộp hồ sơ. Những người có hai quốc tịch trong đó có một quốc tịch Australia hoặc có ở Australia không được nộp đơn.

Trình độ tiếng Anh: IELTS 6.5 (Tất cả kỹ năng phải trên 6.0), TOEFL PBT 580 (Với điểm viết (TWE) 4.5), TOEFL CBT 230 (Bài luận 4.5), TOEFL IBT 90 (Điểm viết tối thiểu là 22 và các kỹ năng còn lại là 20)

Được đề cử bởi cơ quan chủ quản hoặc đơn vị tiếp nhận

Có xác nhận tiếp nhận hoặc hợp tác của đơn vị tiếp nhận

Sử dụng tối thiểu một tháng và tối đa 4 tháng tại đơn vị tiếp nhận. Hoạt động phát triển chuyên môn của học bổng này cần được thực hiện một lần, không được chia ra thành nhiều lần đi lại sang cơ sở tiếp nhận.

Người được học bổng cần phải bắt đầu chương trình đã được phê duyệt trong năm 2011. Ứng viên đã bắt đầu hoặc dự định bắt đầu chương trình tại đơn vị tiếp nhận vào năm 2010 không hợp lệ để nhận học bổng này.

Cách đăng ký: Online hoặc qua đường bưu điện

Hạn chót đăng ký học bổng: Ngày 20, tháng 12, năm 2011

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin tham khảo trang web sau:

http://www.deewr.gov.au/International/EndeavourAwards/Pages/Home.aspx

Thông tin về học bổng du học Anh, du học Mỹ, du học Canada, du học New Zealand… mời các bạn tham khảo website của chúng tôi: www.amec.com.vn

Theo: Scholarship Planet