Xin Học Bổng Đức / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Du Học Đức

· Tên: học bổng cao học dành cho các nước đang phát triển (Development-related post-graduate courses – EPOS scholarships) · Tính chất: thường niên · Hạn nộp hồ sơ: tùy theo chương trình, thường là trước 1 năm của kì nhập học, chi tiết xem trên website DAAD: https://www.daad.de/imperia/md/content/entwicklung/hochschulen/ast/depos_deadlines_2014.pdf · Bậc học có thể apply: hầu hết là master, một số ít PhD · Danh sách chương trình có thể apply: xem trên website DAAD · Ngôn ngữ chương trình học: hầu hết là tiếng Anh, một số ít chương trình giảng dạy bằng tiếng Đức Bạn nên vào website chúng tôi thay vì website của văn phòng DAAD Việt Nam, vì lượng thông tin ở đó đầy đủ và cập nhật hơn.

2. Học bổng bao gồm những gì

750E/tháng tiền sinh hoạt, trả trong 2 năm

Tiền vé máy bay khứ hồi (phải bù ra một ít)

Trợ cấp nghiên cứu (~900E)

Bảo hiểm y tế, trả trong 2 năm (không bao gồm trong phí sinh hoạt hàng tháng)

Khóa học tiếng Đức online 3 tháng tại VN và 2 tháng tại Đức *Học phí ở Đức được miễn, nên về cơ bản đây là học bổng toàn phần.

3.Thông tin về chương trình học của mình

· Tên chương trình: Master of Environmental Governance · Trường: University of Freiburg · Thời gian học: 2 năm, toàn thời gian · Kỳ nhập học: tháng 10 hàng năm · Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Anh 100%

4. Yêu cầu chung về ứng viên

· Ngành nghề làm việc và ưu tiên: ko giới hạn · Số năm kinh nghiệm: 2 năm trở lên · Tốt nghiệp đại học không quá 6 năm *2 năm kinh nghiệm tính đến thời điểm nhập học. VD bạn nộp hồ sơ tháng 10/2014 để chuẩn bị cho kì nhập học tháng 10/2015. Hồ sơ của bạn hợp lệ nếu bạn đủ 2 năm kinh nghiệm trước tháng 10/2015.

5. Profile của mình ở thời điểm nộp hồ sơ

6. Thành phần và cách thức nộp hồ sơ

7. Các mốc thời gian chính

· 15/10/2014: deadline nộp hồ sơ (với chương trình của mình) · Cuối tháng 11/2014: nộp chứng chỉ APS. Mình xin nộp muộn vì PV APS tháng 11, mình bị nhỡ đợt PV tháng 5. Trường OK. · Cuối tháng 1/2015: thông báo lọt vào short-list, bên DAAD đã làm việc trực tiếp với trường và phê duyệt sơ bộ short-list. Lọt đến đây là gần như chắc chắn được HB rồi. · Đầu tháng 2/2015: phỏng vấn qua điện thoại. Bước này mang tính chất thủ tục, đối chiếu xem có đúng là mình là người viết hồ sơ không. Ko cần quá đặt nặng cuộc PV này, họ chỉ hỏi lại những gì mình viết trong CV và motivation letter thôi, ko có ý định “kiểm tra kiến thức chuyên môn” đâu. Các bạn cứ lặp lại những gì có trong hồ sơ là được. · Giữa tháng 2/2015: thông báo học bổng · Tháng 4~6/2015: học tiếng Đức online · Đầu tháng 8/2015: sang Đức học tiếng.

8. Kinh nghiệm cá nhân

Với mình đi làm rất quan trọng. Đi học chỉ là bước đệm cho công viẹc tương lai. Mình đi làm thì mới vỡ ra được những gì đã học ở đại học có phù hợp không. Đi làm sẽ phát triển những kiến thức/kĩ năng thực tế. Dựa trên những kiến thức và kĩ năng này, và dựa trên công việc đang làm, mình nhận ra là mình có gì để cống hiến cho trường. Nếu mình không có gì trong tay, lấy gì để thuyết phục trường nhận mình? Mình cũng nhận ra mình đang thiếu những kiến thức và kĩ năng gì để phải apply đi học tiếp. Nếu mình quá giỏi thì cần gì đi học nữa? Đi làm cho mình cơ hội apply những học bổng đòi tối thiểu 2 năm kinh nghiệm. Nó bù đắp lại điểm GPA rất bình thường và profile ko có gì nổi bật trong trường ĐH. Đi làm còn bảo đảm tài chính để nộp hồ sơ. Tiền làm hồ sơ của mình tốn kha khá (có lẽ khoảng 20 triệu gì đó hoặc hơn), nên nếu ko đi làm có lẽ mình sẽ stress lắm. Vì thế mình không đồng ý với ý tưởng nghỉ làm để tập trung hết cho hồ sơ xin học bổng. Mình thấy một số bạn rất vội vã apply master ngay sau khi học bachelor, và cá nhân mình cho rằng việc này không mang ý nghĩa thiết thực, trừ khi các bạn làm trong những ngành nghiên cứu. Chương trình của mình mang ý nghĩa thực tế, nên khoảng thời gian đi làm đem lại cho mình những bài học quý giá để hoàn thiện hồ sơ.

Học cách yêu công việc.

Ở thời điểm apply mình mới đi làm ở 2 công ty. Chuyên ngành mình apply khởi nguồn từ lĩnh vực mình làm ở công ty thứ 2. Vì nó sát với công việc nên mình viết về nó rất dễ. Motivation letters của mình đều chỉ viết trong 1 hoặc 2 tuần.

Tìm những đam mê ngoài công việc

Mình thích học ngoại ngữ nên đã đăng kí học tiếng Đức. Mình học đc hơn 1 năm rồi và hoàn toàn for fun. Dù chỉ học chơi chơi nhưng mình đi học khá chăm chỉ và mỗi khóa chỉ nghỉ tối đa 1 buổi. Lúc bắt đầu học mình thậm chí ko nghĩ là sẽ apply đi Đức. Ngoài ra trước nay mình thích đọc sách. Từ lúc lên kế hoạch apply đi Đức mình tập trung đọc nhiều hơn các sách của tác giả Đức để hiểu về nền văn hóa của họ. Vì tất cả những đam mê này đều xuất phát từ cá nhân chứ ko phải vì mục đích muốn có học bổng nên mình nghĩ mình đã tạo được ấn tượng tốt.

Tìm người sửa hồ sơ:

Nên và không nên. Tòa bộ hồ sơ DAAD mình tự làm. 3 bộ hồ sơ học bổng trước đó mình đều nhờ sửa. Những người mình nhờ sửa đều nice, và mình học được rất nhiều từ các nhận xét của họ. Tuy nhiên mình học với định hướng trưởng thành và cố gắng độc lập, cố gắng cải thiện chất lượng của những bộ hồ sơ sau, chứ mình ko xác định là bộ hồ sơ nào cũng phải nhờ sửa. Mọi thứ nghe có vẻ dễ dàng nhưng thực sự mình cũng chịu khá nhiều sức ép. Mình làm dự án và chương trình thì sắp kết thúc nên nếu mình ko tìm đc học bổng thì sẽ phải tìm việc mới trong vài tháng nữa (tin đc học bổng đến thật đúng lúc). Học bổng đi Đức đến với mình như một cái duyên. Mình chưa bao giờ nghĩ tới việc đi châu Âu mãi tới gần đây, do mình ko tự tin với kết quả học tập. Nhưng bù lại mình có những đam mê và mục tiêu thực sự, xuất phát từ những gì mình đã và đang thực làm. Mình nghĩ đó là tiêu chí quan trọng nhất. Trong quá trình apply mình vẫn cố gắng enjoy life (đi du lịch dài ngày, học ngoại ngữ…).

9.Một số câu hỏi mình cho là phổ biến

TL: KHÔNG. Những người được học bổng đều có một mặt nào đó nổi trội và khiến họ tự hào. Nếu như bạn không tự tin vào chính mình, không thể tìm ra điểm mạnh của chính mình, thì bạn cũng không có lí do nào để thuyết phục được người khác trao học bổng cho bạn. * Có thể nộp hồ sơ xin học bổng khi đang ở Đức không? Có, miễn là ở thời điểm nộp hồ sơ, bạn chưa tạm trú ở Đức quá 15 tháng.

DAAD Học bổng EPOS https://www.daad.de/imperia/md/content/entwicklung/hochschulen/ast/depos_deadlines_2014.pdf

Tác giả bài viết: Lê Huyền Nga

Từ khóa:

học bổng du học đức + hotrosv

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Du Học Đức 2022 Thành Công

Tìm hiểu thêm:

Một số chương trình học bổng du học Đức hướng đến các đối tượng là sinh viên quốc tế ở các chương trình đại học và sau đại học. Để lọt được vào tầm mắt của các cơ quan, tổ chức cấp học bổng bạn cần có một số kinh nghiệm xin học bổng du học Đức.

Thành tích học tập tốt là yếu tố hàng đầu

Hầu hết các học bổng du học Đức này chỉ dành cho các sinh viên quốc tế du học tại Đức. Đều dựa trên thành tích và kết quả học tập, vì vậy học bổng du học Đức thường có tính cạnh tranh rất cao. Để được hỗ trợ về vấn đề tài chính bạn cần có một kết quả học tập thật xuất sắc trong quá trình học trước đó.

Muốn nhận được học bổng thì ít nhất điểm GPA phải đạt trên 8,0 và nếu bạn có nhiều giải thưởng trong các kỳ thi trong nước và quốc tế thì khả năng xin được học bổng sẽ cao hơn. Vì họ sẽ đánh giá độ chăm chỉ, khả năng và chất lượng học tập của các bạn.

Ngoại ngữ

Bạn cần phải có trình độ ngoại ngữ thực sự tốt. Thế nên trước khi có ý định săn học bổng du học, bạn cần xác định được khả năng của bản thân và đầu tư vào việc học ngoại ngữ. Đối với du học sinh, ngoại ngữ là yếu tố cực quan trọng, đặc biệt là kỹ năng nghe. Trên thực tế, đã có không ít sinh viên vì kỹ năng nghe kém nên ngay cả khi giành được học bổng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập.

Ở Đức họ sử dụng cả 2 ngôn ngữ Anh và Đức, vậy nên tùy vào định hướng tương lai của riêng mình mà bạn chọn du học Đức bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức.

Để xin được học bổng thì bạn cần thi lấy chứng chỉ tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Với tiếng Đức thì ít nhất bạn phải thi được chứng chỉ tiếng Đức B2. Còn tiếng Anh thì bạn cần có chứng chỉ IELTS 7.0 trở lên. Vì Đức đánh giá rất cao những người có ngoại ngữ tốt, nhất là đối với sinh viên quốc tế theo học tại Đức.

Năng động, sáng tạo

Nhiều tổ chức nhắm đến những sinh viên phải thật sự nổi bật. Sự nổi bật ở đây chính là nhân cách và sự năng động khi tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên. Bạn cần phải tích cực các hoạt động của trường tổ chức hoặc các chương trình ngoại khóa bên ngoài trường. Các chính trị gia thường tìm kiếm những sinh viên thực sự tài năng để nhận được sự hỗ trợ về tài chính của họ. Họ thường tìm kiếm những người tích cực tham gia các hoạt động xã hội và khả năng sử dụng kiến thức sinh viên học được và áp dụng tại đất nước của họ.

Xác định rõ ràng ngành nghề mình muốn học

Việc xác định được ngành nghề mình muốn học sẽ giúp bạn có định hướng tương lai ngay từ đầu, tìm những học bổng phù hợp với ngành nghề đồng thời trau dồi thêm những kiến thức về ngành nghề đó. Với những bạn có thành tích học tập và năng lực bản thân không quá xuất sắc thì nên săn học bổng từ các trường có quy mô vừa phải, hoặc từ các tổ chức ưu tiên hỗ trợ cho các nước đang phát triển, hạn chế săn học bổng du học từ các trường top hoặc học bổng danh giá. Như vậy, xác suất nhận được học bổng du học của bạn sẽ cao hơn nhiều so với các trường quy mô lớn. Quy tụ nhiều sinh viên xuất sắc, độ cạnh tranh sẽ rất cao. Với những bạn có thành tích xuất sắc thì cũng nên cân nhắc khi lựa chọn học bổng, tránh chọn những học bổng giá trị thấp để không phụ với kỳ vọng của bản thân.

Tìm kiếm thông tin học bổng từ những nguồn đáng tin cậy

Thông tin học bổng cụ thể của từng trường bạn có thể tham khảo qua các trang web về giáo dục Đức hoặc về các trường cụ thể. Thông qua đó, bạn có thể tìm được rất nhiều thông tin như các ngành học, xếp hạng các trường, các kỳ thi và các chứng chỉ cần có, những yêu cầu tối thiểu. Một gợi ý khá hay khác là bạn nên đến đại sứ quán Đức để tìm hiểu thông tin. Thông tin ở đó rất nhiều và hoàn toàn miễn phí, bạn sẽ được nhân viên ở đó chỉ dẫn tận tình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đăng ký là thành viên các forum của các du học sinh tại Đức để có thể trao đổi dễ dàng và xin lời khuyên, kinh nghiệm từ chính những người đi trước đó.

Giá trị học bổng

Hầu hết các suất học bổng được cấp đều đủ để chi trả sinh hoạt phí cho sinh viên. Nhưng nếu sinh viên muốn làm thêm ở ngoài thì phải báo cáo với cơ quan cấp học bổng và số tiền sinh viên kiếm được sẽ bị trừ vào số tiền học bổng sinh viên nhận được. Trên trang web của liên minh các đoàn thể sinh viên Đức thường có các thông tin hữu ích về các cơ hội nhận học bổng. Cơ quan trao đổi Hàn lâm DAAD cũng có những bài viết hữu ích về các loại học bổng cho sinh viên. Sinh viên có thể tìm sự trợ giúp từ hiệp hội sinh viên Đức. Nếu du học sinh Đức nếu có gặp khó khăn về vấn đề tài chính.

Nếu bạn có ý định đi du học Đức hãy liên hệ tới Trung tâm tu vấn du học HALO để được tư vấn và nhận những thông tin chính xác nhất về chương trình tuyển sinh du học Đức 2017.

Địa chỉ liên hệ:

Công ty cổ phần tập đoàn quốc tế HALO – Trung tâm Tư vấn du học HALO Địa chỉ: – Cơ sở 1: Phòng 704, Tòa nhà 3A, Khu đô thị Resco, đường Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội – Cơ sở 2: Số 9 ngõ 31 phố Đội Nhân, Quận Ba Đình, Hà Nội

☎Điện thoại: 0246 254 2237

Hotline: 0971 836 827;0988 252 275

Bạn đang theo dõi bài viết: Kinh nghiệm xin học bổng du học Đức 2017 thành công.

Từ khóa tìm kiếm:

kinh nghiệm xin học bổng du học đức

kinh nghiệm săn học bổng du học đức

kinh nghiệm du học đức

kinh nghiem xin hoc bong du hoc duc…

​Đơn Xin Visa Du Học Đức

​Đơn xin visa du học Đức

Nếu bạn vẫn chưa biết cách xin visa du học Đức, những thông tin sau đây có thể giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết để thực hiện giấc mơ du học của mình.

I/ Đơn xin visa du học Đức

1. Sinh viên EU

Nếu bạn là một công dân của EU, khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) hoặc Thụy Sĩ không cần phải có visa du học tại Đức.

2. Sinh viên ngoài EU

Nếu bạn không phải là công dân của EU, EEA hoặc Thụy Sĩ, bạn cần một visa để du học tại Đức. Có hai loại thị thực du học. Nếu bạn ghi danh vào một khóa học ngắn hạn, bạn có thể nộp đơn xin Schengen Visa phát hành cho một kỳ nghỉ tối đa là ba tháng và bạn chỉ có thể đặt một lần duy nhất mỗi sáu tháng. Đối với khóa học dài hạn, như thạc sĩ hoặc tiến sĩ, bạn sẽ cần Visa quốc gia. Hãy đến đại sứ quán Đức để được tư vấn về visa. Họ sẽ giúp bạn tìm loại visa phù hợp các yêu cầu nộp hồ sơ của visa đó.

3. Các loại visa

Có 2 loại visa phù hợp với nhu cầu đi du học là: Schengen visa (ngắn hạn) hoặc quốc gia (dài hạn):

– Schengen Visa

– Visa quốc tế

Nếu bạn muốn học đại học hoặc sau đại học ở nước ngoài, bạn phải nộp đơn xin visa dài hạn. Đây là một thị thực cho bất cứ học sinh nào muốn du học Đức hơn 90 ngày. Bước đầu tiên là đăng ký cuộc hẹn tại Đại sứ quán Đức. Sau đó họ sẽ cho bạn biết tài liệu chính xác mà bạn cần chuẩn bị cho cuộc hẹn.

4. Bạn cần những giấy tờ gì?

– Chứng nhận bảo hiểm sức khỏe.

– Để nộp đơn xin visa: Chứng nhận của ứng dụng bằng cách trường đại học của họ.

– Giấy thông báo nhập học từ trường đại học của bạn.

Từ năm 2008 chi phí trung bình cho bất kỳ loại visa đến Đức du học là khoảng 60 €. Bạn cũng cần chứng minh tài chính, có khoảng € 7908 trong tài khoản ngân hàng của bạn. Tư vấn ở đại sứ quán Đức sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.

3. Frankfurt

Berlin là thành phố trung tâm, thủ đô nước Đức, nhưng giá cả khá rẻ cho chỗ ở và bữa ăn. Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của Berlin là cuộc sống về đêm của nó. Tuy nhiên, văn hóa rực rỡ của nó, làm cho nhiều người nước ngoài đến và không muốn rời đi. Ở đây bạn có thể học tại Charite Universitatsmedizin Berlin, Đại học Tự do Berlin và Đại học Kỹ thuật Berlin.

Hannover không phải là một thành phố đắt đỏ, được xem là nơi bình yên, gần gũi với thiên nhiên. Tuy vậy, cuộc sống về đêm của Hannover khá là nhộn nhịp. Hannover được biết đến với các hội chợ lớn như CeBIT và có ga trung tâm (Hauptbahnhof) phục vụ di chuyển đến các thành phố lớn và xung quanh khu vực, và có các nhà hàng, cửa hàng mở cửa hàng ngày trong tuần. Nếu bạn quyết định sinh sống ở đây, bạn có thể chọn trường Y Hannover là điểm đến du học.

III. Chi phí du học Đức

Hầu hết các trường đại học của Đức đều được hỗ trợ học phí, do đó bạn chỉ phải trả một khoản phí quản lý mà thường tốn khoảng 100-200 EUR / năm. Phí này bao gồm các dịch vụ của Tổ chức Sinh viên và việc ghi danh của bạn. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ. Nếu bạn không hoàn thành khoá học đúng thời hạn hoặc bạn học tại Bremen, Lower Saxony, Saarland, Saxony, Saxony-Anhalt hoặc Turingia, bạn sẽ không được miễn học phí.

Xin Visa Học Tiếng Đức 1 Năm Ở Đức

Xin visa học tiếng Đức 1 năm ở Đức

Thân gửi Team Hotrosv.de

Mình muốn chia sẻ cách mà mình đã xin visa học tiếng tại Đức 1 năm như thế nào. Hiện tại mình đã ở Đức được 1 tháng, và đang theo học tiếng Đức tại Kiel. Mình muốn chia sẻ vì mình nghĩ là nhiều bạn nghĩ là rất khó hoặc không thể xin được visa học tiếng tại Đức. Kinh nghiệm của mình qua những lần xin visa đi Đức là hãy tự tìm hiểu và tự làm hồ sơ (mình chưa làm hồ sơ qua dich vụ bao giờ), bởi chỉ bạn mới hiểu rõ trường hợp của mình như thế nào để phỏng vấn cho tốt, và trả lời cho đúng câu hỏi của người Đức một cách mạch lạc và rõ ràng. Đây là visa thứ 3 mình nộp đi Đức, visa du lịch lần 1 lúc ấy đang là sinh viên năm 3, mới có passport và chưa đi nước ngoài bao giờ 😂 , câu đầu tiên của người nhận hồ sơ là đi theo dạng visa du lịch Đức là rớt chắc rồi. Mình trả lời là chị cứ nhận cho em đi ạ. Rồi mình cũng có visa cho lần đầu tiên trong đời được đi nước ngoài và máy bay (hai lúa mới lên tp). Lần thứ 2 đi xin visa thì “em đừng có nghĩ là có visa 1 lần rồi thì là lại được cấp nữa”. visa du lịch lần 2 mình có rất nhanh, trong vòng 3 ngày kể từ lúc nộp hồ sơ, mặc dù ngày đi sau đó mấy tháng. Mình thấy mình cũng rất là may mắn vì lần thứ 3 nộp đi học tiếng mình vẫn được cấp visa. cả 3 lần chưa rớt lần nào 😍

Trường hợp của mình khi nộp Visa học tiếng như sau: – Nộp hồ sơ tại ĐSQ Đức – Hồ Chí Minh – Đã tốt nghiệp Đại học – Đã đi làm được 5 năm. – Đã từng có 2 visa du lich Đức trước đó. – Mình không có APS, hay TestAS gì như các bạn sinh viên, và tất nhiên Zu càng không có 😅, bằng Tiếng Anh mình cũng không có luôn. – Không có bằng tiếng Đức nào ở Việt Nam. Mình có học tiếng Đức trước ở VN, nhưng không học liên tục, và bản thân cũng không chăm chỉ cho lắm nên tiếng Đức của mình không tới đâu.

Vì một số vấn đề cá nhân nên mình quyết định nghỉ việc và tập trung đi học tiếng tại Đức.

Cách mình đã nộp hồ sơ học tiếng như sau:

– Tháng 5/2017 mình có Giấy bảo lãnh của người thân ở Đức bảo lãnh cho việc học của mình (tài chính, nhà ở, …), Hoá đơn cho khoa học tiếng tháng 9/2017 và mình bắt đầu đặt lịch hẹn online nộp hồ sơ là cuối tháng 7/2017

– Hồ sơ mình chuẩn bị theo như trên website của ĐSQ Đức có hướng dẫn. Kinh nghiệm của mình là bạn phải chuẩn bị đầy đủ không thiếu cái nào, gồm:

– Hồ sơ xong thì đi nộp thôi. Khoảng 3-4 tuần gì đó thì mình được gọi lên phỏng vấn. Các câu hỏi xoay quanh cuộc sống sắp tới của bạn ở Đức như thế nào, và hiện tại của bạn như thế nào ? z.B nhà ở Đức ở đâu? bao nhiêu người? bao nhiêu phòng? bao nhiêu m2? phòng riêng hay chung? nhà cách trường bao xa? đi học bằng gì? khoá học bao lâu? học đến trình độ tiếng nào? tên trường là gì? tháng mấy học? đóng bao nhiêu tiền một khoá? công việc hiện tại là gì? cty kinh doanh gì? ….(người Đức hỏi khá nhiều, đại loại các câu hỏi là như vậy)

– Khoảng 1-2 tuần thì mình được gọi cung cấp bảo hiểm. nộp bảo hiểm rồi thông báo ngày bay.

Nana

Update từ bạn Hoàng Mai Anh

Thân gửi Team Hotrosv.de,

Hôm trước mình có đọc trên fanpage có 1 bạn chia sẻ kinh nghiệm xin visa học tiếng, mình cũng xin chia sẻ với các bạn là mình cũng có visa học tiếng 1 năm dù không có zu của trường nào. Nên bạn nào có ý định nộp visa dạng này thì cứ tự tin nộp, có đủ giấy tờ theo yêu cầu của DSQ là được. Thông tin “DSQ không cấp visa học tiếng” là hoàn toàn sai, mình biết ít nhất 3 người có visa học tiếng như mình rồi.

Về các thủ tục xin visa thì trên page Hotrosv và bài viết của bạn hôm trước cũng viết đầy đủ rồi, mình chỉ bổ sung thêm là nếu các bạn có APS rồi thì hết khoá tiếng hoàn toàn có thể nộp vào các trường Đại học ở Đức mà không cần phải về VN xin lại visa. Mình gia hạn ở SNK München, các bạn ở thành phố khác nên ra hỏi lại cho chắc.

Hiện tại mình đã gửi xong hồ sơ tới các trường, đang chờ kết quả. Trong quá trình làm hồ sơ mình cũng tham khảo website Hotrosv rất nhiều, một lần nữa cảm ơn Team Hotrosv vì những bài viết tận tâm của các bạn.

P/s: Nếu bạn nào dự định học kinh tế hoặc các ngành lai có dính tới Wirtschaft (WM, WI) thì mình khuyên nên thi chứng chỉ tiếng anh ở VN trước, vì hầu hết các trường bây giờ đều yêu cầu tối thiểu B2. Ở VN có nhiều thầy cô dạy, bộ đề luyện cũng nhiều (thậm chí đoán được đề), thi ở VN dễ hơn Đức.

Mình đăng ký Intensivkurs ở DKFA ( https://www.dkfa.de/en/) . Đây không phải trường tư mà là tổ chức phi lợi nhuận. Theo như thầy cô bảo thì họ làm việc trực tiếp với LMU và được LMU bảo trợ, nhưng không phải giảng viên của LMU. DKFA và LMU là 2 tổ chức riêng biệt. Cứ 2 tháng DKFA tổ chức thi 1 lần interne DSH, externe thì 1 năm 2 lần theo kỳ học. Ai xin zu LMU mà chưa có DSH thì thi externe DSH ở đây. Ở đây có cả các khoá ôn thi Studienkolleg, khoá học tiếng mùa hè, khoá ôn thi TestDaf.

Bạn mình đi theo diện visum học tiếng từ năm 2014, 2015 thi được DSH cũng được nộp vào trường bình thường. Khi đi gia hạn visum người ta hỏi lí do học tiếng thì trả lời là để đi học đại học, sau đó được cấp Aufenthalt mới, trong Zusatblatt họ ghi là ” gültig zur Immatrikulation am Studienkolleg bzw. einer Hochschule”.