Xin Học Bổng Du Học Nước Ngoài / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Chia Sẻ Cách Viết Essay Thuyết Phục Để Xin Học Bổng Du Học Nước Ngoài

Essay – Chìa khóa vàng để xin học bổng du học nước ngoài thành công

Trong quá trình đi tìm kiếm hay xin học bổng du học nước ngoài, chắc chắn bạn sẽ phải làm quen với Essay hay còn gọi là các Bài tiểu luận. Đây là một trong những dạng bài tập phổ biến ở trình độ cao đẳng, đại học cả trong nước và nước ngoài. Đối với những người đi đang đi săn học bộc thì viết essay còn là yếu tố quan trọng, có thể quyết định đến 50% sự thành công.

Hàng ngày, ban tuyển chọn ở các trường đại học nước ngoài nhận được hàng trăm hồ sơ xin học của các thí sinh trên toàn thế giới. Họ, những đối thủ của bạn có điều kiện, bằng cấp, chứng chỉ không thua kém gì bạn. Điều gì làm nên sự khác biệt, thuyết phục ban tuyển chọn trao học bổng cho bạn? Câu trả lời chính mà một bài tiểu luận thể hiện mục đích học tập của bản thân thật thuyết phục.

2 dạng viết essay SOP và PS

Trước hết, dù là SOP hay PS thì đều có những điểm giống nhau. Cả 2 điều là bài viết essay thể hiện mục đích học tập. Nội dung chính của chúng đều tập trung vào ứng viên, thuyết phục cho nhà tuyển sinh thấy rằng bạn là người xứng đáng và phù hợp với học bổng du học nước ngoài của họ. Do thời gian hạn hẹp, nội dung của 2 dạng bài luận này cần phải ngắn học và thuyết phục gây ấn tượng ngay từ những dòng đầu tiên.

Ngoài những điểm giống, chúng ta có thể phân biệt SOP và PS khác nhau ở những yếu tố như sau:

SOP là bài luận dành cho những người có trình độ Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Ứng viên cần tập trung nội dung vào kinh nghiệm làm việc, quá trình nghiên cứu và cả phương hướng, dự định trong tương lai.

PS thường dành cho những người ở bậc học thấp hơn, phổ biến là Cử nhân hay các chương trình học bổng. Ứng viên nên chia sẻ về các câu chuyện của mình, thể hiện được tính cách, niềm đam mê và ước mơ về nghề nghiệp tương lai.

Thông tin bên trong một tiểu luận SOP sẽ mang nặng tính chuyên môn, báo cáo thành tích. Ngược lại, PS lại là dạng bài viết esay kể chuyện nhằm mục đích tạo ấn tượng và sự đồng cảm từ người đọc.

4 bước để có bài tiểu luận xin học bổng du học nước ngoài thuyết phục

Bước 1: Đọc và tìm hiểu kỹ về dụng ý của nhà trường trong lời nhắc trước khi viết essay

Các trường đại học hay tổ chức giáo dục cung cấp học bổng thường sẽ gửi lời nhắn gợi ý hay câu hỏi cho một vấn đề để xem cách thí sinh giải quyết trong bài luận. Ví dụ với câu hỏi: Mô tả về cuốn sách tạo cảm hứng của bạn, lý do tại sao? Bạn sẽ trả lời như thế nào? Đừng chọn bừa một cuốn sách để giới thiệu mà hãy suy nghĩ kỹ hơn về dụng ý của câu hỏi.

Nhà tuyển sinh sẽ không quá quan tâm cuốn sách bạn đọc là gì. Điều mà họ muốn là biết nhiều hơn về con người bạn. Họ muốn tìm động lực thúc đẩy hay câu chuyện mà bạn quan tâm. Sự thay đổi trước và sau khi bạn đọc cuốn sách, định hướng trong tương lai.

Bước 2: Viết danh sách các từ khóa, ý chính trong nội dung bài essay

Bước 3: Tạo bản nháp trước khi viết essay xin học bổng du học nước ngoài

Không phải có nhiều người có thói quen lập dàn bài hay viết nháp cho một bài viết do sợ phức tạp, tốn thời gian. Tuy nhiên, đây lại là cách để giúp bạn sớm hoàn thành một bài tiểu luận mà không cần viết lại nhiều lần.

Dựa vào dàn bài có sẵn, trước hết bạn hãy viết thật tự do những theo mạch suy nghĩ trong đầu. Dù có sai sót cũng không sao cả, hãy cứ viết ngay cả khi ý tưởng đó chưa thật sự phù hợp. Tiếp theo, bạn hãy đọc lại và chỉnh sửa những phần không cần thiết, tập trung vào những điểm quan trọng.

Bước 4: Sử dụng một thông điệp thật mạnh mẽ trong bài tiểu luận

Nếu các nội dung trong bài viết tiểu luận của bạn đủ gây sự chú ý, tạo ấn tượng nhưng không có một thông điệp thống nhất thì cũng không thể thuyết phục được nhà tuyển sinh.

Học Bổng Du Học Pháp Cho Sinh Viên Nước Ngoài

HỌC BỔNG CỦA BỘ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHÁP

Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Pháp cấp học bổng dựa trên tiêu chí xã hội cho sinh viên Pháp và một số bộ phận sinh viên nước ngoài. Để đủ điều kiện xin học bổng, sinh viên phải sống tại Pháp từ ít nhất hai năm trở lên và có gia đình đóng thuế thu nhập cá nhân tại Pháp. Các hợp đồng Tiến sĩ do các Trường Đào tạo tiến sĩ cũng được Bộ Giáo dục chi trả.

Học bổng của các viện nghiên cứu

Tại Pháp, lĩnh vực nghiên cứu nhà nước do các cơ sở giáo dục đại học và các tổ chức nghiên cứu nhà nước đảm nhận, ví dụ như CNRS (Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia) quản lý tất cả các lĩnh vực nghiên cứu, IRD (Viện nghiên cứu phát triển), ADEME (Cơ quan quản lý môi trường và năng lượng), IHEDN (Viện nghiên cứu quốc phòng cấp cao), INRIA (Viện Nghiên cứu Khoa học Máy tính và Tự động hóa Quốc gia), Viện Lagrange của Paris, hay cả IFREMER (Viện nghiên cứu khai thác biển của Pháp). Trong khuôn khổ hợp tác với các vùng, các cơ quan nhà nước này sẽ cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các nghiên cứu sinh và những người làm nghiên cứu sau Tiến sĩ.

Học bổng từ các cơ sở Giáo dục Đại học

Một số cơ sở giáo dục Đại học có các chương trình học bổng cho sinh viên nước ngoài theo học các chương trình đào tạo của họ. Để có cơ hội nhận học bổng, hãy liên hệ trực tiếp với bộ phận quan hệ quốc tế của các trường đó.

Ví dụ : Trường Paris Saclay, École Centrale de Nantes, Đại học tổng hợp Lyon, HEC, Đại học tổng hợp Limoges, Học bổng Émile Boutmy của Sciences Po Paris, v.v…

Học Bổng Du Học Hàn Quốc Cho Sinh Viên Nước Ngoài

1. Mục đích

Tạo cơ hội để sinh viên nước ngoài có cơ hội học lại các cơ quan đào lạo ở bậc học cao nhằm thúc đẩy giao lưu giáo dục và đào tạo quốc tế, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Các quốc gia.

Số người được mời

Sinh viên đại học: mỗi năm khoảng 110 người đến từ 60-70 quốc gia

Sinh viên cao học: mỗi năm khoảng từ 300-700 người đến từ 110-140 quốc gia (tham khảo http:

2. Quá trình học tập

Sau khi học tiếng Hàn Quốc trong 1 năm, sinh viên đại học sẽ học niên chế 4 năm, thạc sỹ niên chế 2 năm, tiến sỹ niên chế 3 năm.

Cơ quan dạy tiếng Hàn Quốc do Viện đào tạo Quốc tế Quốc gia chỉ định (sẽ ghi trên giấy mời sau khi công bố danh sách trúng tuyến cuối cùng)

Sau khi hoàn thành khóa học tiếng Hàn 1 năm phải đạt chứng chỉ TOPIK cấp 3. Nếu không đạt chứng chỉ cấp 3, có thể được học tiếng Hàn thêm trong 6 tháng đầu tiên tiếp theo, trong tổng số thời gian được nhận học bổng

Các trường đại học có thể đăng ký và các khoa có thể nhập học

Các khoa được chỉ định thuộc các trường do KGSP chi định hàng năm. Ngoại trừ các chương trình đại học có thời hạn quá 4 năm (y tế, nha khoa, kiến trúc, dược… )

Các thông tin chi tiết tham khảo lại University Information tại website GKS (http: www-. studvinkorca ứng cứ viên chỉ có thể đăng ký vào các trường đại học đã được đăng ký trên University Information và các khoa do trường đó mở.

3. Điều kiện đăng ký xin học bổng

Người có quốc tịch của nước tiến cử (bản thân và bố mẹ). Bản thân và bố mẹ đều là người không có quốc tịch Hàn Quốc

Đại học: Là người dưới 25 tuổi (tuổi dương), cao học: là người dưới 40 tuổi (tuổi dương)

Người mạnh khỏe về tinh thần và thể chất đến mức có thể du học trong thời gian dài tại Hàn Quốc. Người tàn tật có đủ điều kiện ở mục trên cũng có thể đăng ký, phụ nữ đang mang thai và người đang điều trị bệnh không được đăng ký

Đại học: Người đã tốt nghiệp trung học phổ thông

Điểm tổng kết bình quân lũy kế của tất cả các năm học trang học phổ thông (C.CWA) phải trên 80/100 điểm hoặc thành tích học tập trong số 20% của top đầu. C. G. P. A phải trên 2.64/4.0 điểm, 2.80/4.3 điểm, 2.91/4.5 điểm, 3.23/5.0 điểm

Người thật sự không được nhận học bổng cho cùng khóa học đó tại Hàn Quốc

Người thật sự chưa đăng ký khóa học đại học nào tại Hàn Quốc. Người đã từng học như là sinh viên trao đổi hoặc chính quy tại các trường đại học Hàn Quốc (người du học và có visa D-2) sẽ không được đăng ký

Người không vướng lý do bị tước quyền đi du lịch nước ngoài

Ưu tiên người có khả năng tiếng Anh hoặc tiếng Hàn ưu tú

Học bổng toàn phần du học Hàn QuốcHướng dẫn cách xin học bổng du học Hàn Quốc

4. Cấp học bổng

a. Thời hạn học bổng

1 năm học tiếng hàn quốc + khóa học đại học 4 năm

1 năm học tiếng hàn quốc + khóa học thạc sỹ 2 năm

1 năm học tiếng hàn quốc + khóa học tiến sỹ 3 năm

b. Nội dung

1 Vé máy bay hoặc phí máy bay: cấp phí máy bay hoặc vé máy bay hạng ghế thường, giữa Seoul và sân bay quốc tế gần nhất của nước sở tại khi đến Hàn Quốc lần đầu tiên và khi trở về nước lần cuối cùng

Tiền học phí cho các học kỳ học tập do Viện đào tạo Quốc tế Quốc gia cấp, tiền phí nhập học do trường đại học hỗ trợ

Tiền hỗ trợ ổn định cuộc sống: 200.000 Won khi mới nhập cảnh lần đầu

Tiền hỗ trợ chuẩn bị về nước: 100.000 Won khi về nước lần sau cùng

Học phí học tiếng Hàn Quốc: Trực tiếp cấp cho cơ quan đào tạo do Viện chỉ định

Bảo hiểm y tế: Phi bào hiểm điều trị bệnh tật, thương tật, tử vong… trong thời gian được cấp học bổng

Người có năng lực tiếng Hàn ưu tú (người có chứng chỉ tiếng Hàn cấp 5 trở lên) được cấp 100.000 Won mỗi tháng kể từ khi nhập học chương trình học vị

Sinh viên được sinh sống tại ký túc xá của trường đang theo học trong quá trình học tiếng Hàn và quá trình học học vị. Tiền ký túc xá sẽ được trừ từ khoản sinh hoạt phí do Viện cấp

c. Phí sinh hoạt

Đại học: 800.000 Won/tháng

Cao học: 900.000 Won/tháng

d. Những điều lưu ý

Không cấp tiền vé máy bay khi di chuyển trong nước Hàn Quốc hoặc trong nước sở tại của sinh viên nhận học bổng

Người đang lưu trú tại Hàn Quốc ở thời điểm được thông báo trúng tuyển học bổng sẽ không được cấp phi máy bay nhập cảnh

Không cấp phí bảo hiểm cho các chuyến du lịch về nước và nhập cảnh

Phí y tế do sinh viên nhận học bổng tự trả cho hiệu thuốc hoặc bệnh viện trước, sau đó được hoàn lại qua công ty bảo hiểm (ngoại trừ phí điều trị đối với các bệnh mãn tính và điều trị nha khoa)

Trường hợp bỏ dở giữa chừng trong vòng 3 tháng sau khi nhập học tại Hàn Quốc sẽ phải trả lại toàn bộ số tiền học bổng (ví dụ tiền vé máy bay khi nhập cảnh, tiền hỗ trợ ổn định cuộc sống, tiền sinh hoạt phí, tiền phí học tiếng Hàn… )

Không cấp tiền vé máy bay trở về nước và tiền hỗ trợ chuẩn bị về nước cho những người bỏ học giữa chừng

Đơn xin (1 bộ)

Giấy cam kết

Giấy giới thiệu bán thân

Kế hoạch học tập

Thư tiến cử 2 bộ, lấy thư từ hai người tiến cử (giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng trường mình đã học, giáo sư hướng dẫn mỗi người một bộ)

Giấy khám sức khỏe bản thân

Bằng tốt nghiệp 1 bộ hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp 1 bộ

Bảng thành tích học tập (bảng điểm) 1 bộ (bao gồm giấy giải thích về hệ thống bảng điểm của trường).

Chứng minh có thể xác nhận quốc tịch nước ngoài của bản thân và bố mẹ (bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng minh quan hệ gia đình (hộ khẩu), hộ chiếu của cha mẹ… )

Chứng chỉ thành tích tiếng Anh hoặc tiếng Hàn (nếu có)

Giấy chứng nhận sức khỏe bằng tiếng Anh do bác sỹ cấp (chỉ đối với người đã thông qua đợt tuyển chọn vòng 2)

Bản sao hộ chiếu của bản thân (chỉ đối với người đã thông qua đợt tuyển chọn vòng 2)

f. Thời hạn nộp hồ sơ

Do Đại sứ quán Hàn Quốc (đại học và cao học) hoặc trường đại học (cao học) quy định

Không tiếp nhận các đơn xin chưa thông qua trường đại học (đối với cao học) và Đại sứ quán Hàn Quốc (đối với đại học và cao học) là các đơn vị phụ trách tuyển vòng một: Người xin cấp học bổng không thể trực tiếp nộp đơn cho Viện Đào tạo Quốc tế Quốc gia (NIIED) hoặc nộp qua đại sứ quán nước ngoài tại Hàn Quốc

g. Quy trình tuyển chọn

Đại học: công bố vào tháng 9 hàng năm

Cao học: công bố vào tháng 2 hàng năm

5. Các mục cần lưu ý

Nếu là người do cơ quan nhà nước tiến cử, phải ghi 3 nguyện vọng chuyên ngành và trường đại học. Về chuyên ngành, chi chọn một chuyên ngành ở mỗi trường muốn học

Sau khi công bố kết quả trúng tuyến vòng 2, Viện sẽ gửi hồ sơ xin tuyển nhập học đại học đến trường đại học căn cứ theo nguyện vọng ghi trên đơn xin học bổng vì vậy phải lựa chọn và ghi chuyên ngành, trường đại học một cách thận trọng

Trường hợp khi tuyến nhập học đại học, cần phải nộp bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của khoa hoặc trường đại học đặc thù nào đó, người xin học bổng phải nộp bổ sung hồ sơ theo yêu cầu đó của trường đại học

Trường hợp là người do cơ quan nhà nước tiến cứ, nếu không được phép nhập học vào bất cứ trường đại học đã đăng ký nào sẽ bị loại khỏi danh sách đối tượng trúng tuyển học bổng vì vậy cần cân nhắc thật cẩn thận

Không thê thay đôi trường đại học sau khi đã quyết định chọn trường đại học

Sinh viên đã trúng tuyển đại học đến cuối tháng 2 phải nhập cảnh. Sinh viên đã trúng tuyển cao học đến cuối tháng 8 phải nhập cảnh. Nếu không nhập cảnh trong thời gian qui định, sinh viên đó sẽ bị hủy tư cách nhận học bổng

Sinh viên được nhận học bổng cần nghiên cứu trước về Hàn Quốc và văn hóa Hàn Quốc trước khi nhập cảnh. Đặc biệt, đại đa số các giờ học ở đại học được tiến hành qua tiếng Hàn vì vậy nên học trước tiếng Hàn Quốc và cũng có thể sử dụng tiếng Anh trong một sô bài giảng vì vậy sinh viên cần kiểm tra lại điều này và cố gắng để nâng cao trình độ tiếng Anh

Tháng vàng du học Hàn Quốc nhận học bổng 50%7 bước giúp bạn săn học bổng du học Hàn Quốc thành công

6. Hỏi tư vấn

Đăng ký và nộp đơn xin học bổng: Đại sứ quán Hàn Quốc (hoặc Viện đào tạo Hàn Quốc) tại nước sở tại.

Viện đào tạo Quốc tế Quốc gia Website: http://www.niied.go.kr, http://www. studyinkorea.go.kr)

Học tiếng Hàn: http://www.kosnet.go.kr

Trường Đại học tại Hàn Quốc: http://www.studyinkorea.go.kr

Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc: http://korea.net/

Cơ quan ngoại giao Hàn Quốc tại nước ngoài: http://www.mofa.go.kr

Nhập cảnh và lưu trú: http://immigration.go.kr

[English version: Global Korea Scholarship NOTICE]

Email của người phụ trách: Đại học (kyjkids@moe. go. kr), cao học (cgyoo@moe. go. kr)

7. Tư vấn miễn phí liên hệ

Công ty cổ phần tập đoàn quốc tế HALO – Trung tâm Tư vấn du học HALO Địa chỉ: – Cơ sở 1: Phòng 704, Tòa nhà 3A, Khu đô thị Resco, đường Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội – Cơ sở 2: Số 9 ngõ 31 phố Đội Nhân, Quận Ba Đình, Hà Nội

☎Điện thoại: 0246 254 2237

Hotline: 0971 836 827;0988 252 275

Bạn đang theo dõi bài viết:

Một Số Chiến Lược Xin Học Bổng Tiến Sĩ Và Sau Tiến Sĩ Ở Nước Ngoài

Muốn có chiến lược tốt, bạn phải dựa trên những nguyên tắc căn bản tốt. Tuỳ vào hoàn cảnh, vị trí của các bạn mà sử dụng một hay nhiều nguyên tắc để hình thành nên các chiến lược khác nhau. Cốt lõi của những chiến lược tốt để tìm lab, xin học bổng, xin postdoc, theo tôi phải dựa trên những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 0: Đánh giá được bản thân

Việc đánh giá được mức độ cạnh tranh của bản thân trước mọi cuộc ganh đua là một điều quan trọng bậc nhất. Muốn đánh giá tốt bản thân mình, các bạn phải biết so sánh mình với người khác một cách hợp lý. Điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng khá khó, vì dễ bị chủ quan. Một cách khách quan là bạn nên hỏi han một số anh chị/ bạn bè có kinh nghiệm, xin ý kiến về mức độ cạnh tranh của mình.

Các bạn nên nhớ khi đi xin vào bất kỳ một lab nào, điều quan trọng nữa [từ việc đánh giá tốt bản thân] là bạn phải biết cách “show off your skills”. Các Giáo sư (GS) mong muốn tìm người có kĩ năng [như viết code, scripts dùng thiết bị, lắp ráp, chế tạo dụng cụ], có khả năng tự nghiên cứu và trình bày tốt, có khả năng giao tiếp, trao đổi với đồng nghiệp và bạn bè.

Cách chứng minh tốt nhất cho điều này là bạn phải có kinh nghiệm nghiên cứu (công bố trên tạp chí, hội nghị quốc tế), và thư giới thiệu từ chính người hướng dẫn của bạn. Điểm số như GRE, Toefl, hay gì đó là quan trọng đối với trường nhận bạn; còn đối với GS, họ lưu ý nhiều tới những thông tin mà cho thấy rõ ràng kĩ năng và khả năng nghiên cứu tốt.

Nguyên tắc 1: Nghiên cứu kỹ lưỡng các lab trước khi bày tỏ ý muốn gia nhập

Nếu các bạn nghĩ càng gửi vào nhiều lab thì xác suất thành công của bạn càng cao, thì theo tôi là khá sai lầm. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố như thiếu kiên nhẫn, nóng lòng muốn xin được một vị trí, do đó gần như ai cũng mắc lỗi này lúc đầu. Lỗi này nhiều khi nghiêm trọng tới mức bạn được nhận vào một lab rất tệ, rất khó xin việc sau này. Vì thế việc dành thời gian tìm hiểu kĩ lưỡng về các trường, các khoa, các GS giúp bạn rất nhiều thứ:

(1) Rút gọn số lượng các trường mà bạn nghĩ là cạnh tranh được. Như tôi, tôi thường chọn 4-5 trường hay lab lúc đầu. Nếu thất bại, thì thử các lab tiếp theo, chứ không gửi đi một loạt 20 hay 50, thậm chí là 100 lab, hay công ty.

Với số lượng trên 20 hồ sơ bạn gửi đi, thì chắc chắn chúng sẽ đem lại cho bạn cảm giác thất bại rất lớn. Thay vào đó, gửi từng số nhỏ (4-5) một hay thậm chí là từng lab/trường/công ty trong từng tuần. Thường các lab sẽ trả lời sớm cho bạn biết, các trường hay công ty thì lâu hơn.

(2) Cho bạn thêm thời gian để hoàn thiện các yếu tố như Cover Letter, CV, Research Statements, v.v, sau một vài lần bị từ chối. Nếu làm liên tục trong vài tháng tới con số 20 hồ sơ mà đều bị từ chối thì bạn nên dừng lại. Vì có điều gì đó không ổn trong hồ sơ của bạn.

(3) Networking. Khi các bạn tìm hiểu kĩ, bạn sẽ tìm được thêm bạn bè, hay tìm được người để hỏi han, giúp bạn đánh giá tốt hơn về hồ sơ.

(4) Không nên gửi hồ sơ cho nó có vì điều này chỉ mang lại cho bạn cảm giác thất bại nhiều hơn, buồn chán nhiều hơn mà thôi.

Nguyên tắc 2: Tránh ùa theo đám đông

Nếu các bạn hiểu Nguyên tắc 1, thì các bạn cũng sẽ thấy rõ tại sao bạn không nên ùa theo đám đông gửi hồ sơ cho một vài lab mới có tuyển dụng. Nếu bạn nghiên cứu kĩ lưỡng về lab đó, biết mình phù hợp thì gửi, còn nếu có cảm giác không hợp lắm, thì STOP. Việc “ùa theo đám đông” cũng chỉ đem lại cho bạn thêm cảm giác thất bại thôi.

Phần lớn các GS làm như sau: chỉ cần 30 giây là biết bạn có thích hợp với lab không, 20 phút để biết khả năng của các bạn tới đâu, rồi sẽ rút gọn tới 3-5 candidates; dành vài ngày suy nghĩ, rồi mới quyết định gửi email tới 1-3 người tốt nhất. Nên nếu các bạn gửi hồ sơ mà không chuẩn bị kĩ lưỡng, mà Ùa theo đám đông thì xác suất bị OUT rất cao.

Nguyên tắc 3: Viết CV thích hợp và Cover letter thật tốt

Nếu các bạn gửi hồ sơ sang Bắc Mỹ thì CV phải theo kiểu Bắc Mỹ. Trong CV làm rõ kinh nghiệm, kỹ năng, công bố trên tạp chí nào, hay đang trong tình trạng bình duyệt hay đang được viết.

Cover letter (thư giới thiệu) thì phải viết rõ ràng cho từng lab, đưa ngay ra thành tựu của mình, kĩ năng của mình, cho người đọc (GS) thấy là mình phù hợp với lab. Thư giới thiệu không được viết quá dài, nên khoảng 300-500 chữ.

Nếu bạn tìm hiểu kĩ lượng về lab đó, viết cũng sẽ dễ hơn, vì bạn phải chứng minh với lượng số chữ đó, bạn là người phù hợp với lab đó, để xin phỏng vấn (qua Skype, hay được mời trực tiếp).

Nguyên tắc 4: Be very nice (Dễ mến và lịch sự)

Trong bất kỳ tình huống nào, gặp mặt trực tiếp hay trao đổi qua email, bạn cũng phải biết dùng ngôn ngữ một cách lịch thiệp. Bạn viết cho sinh viên, postdoc trong lab đó thì bạn cũng phải lịch sự. Xin ý kiến của các anh chị có kinh nghiệm cũng phải lịch sự. Tôi hay mời cà phê cho ai giúp tôi cái gì đó, bạn cũng nên thử để cho thấy bạn nghiêm túc khi tiếp xúc hay xin ý kiến.

Nguyên tắc 5: Chủ động kết nối

Nếu bạn tham gia hội nghị, hội thảo, thì phải chủ động kết nối, viết email thật nice, thật lịch sự, để xin gặp, xin phỏng vấn trực tiếp. Bạn nên biết nhiều anh chị (rất giỏi) mà cũng phải làm như vậy, và nhiều người xin được vào làm Postdoc hay PhD ở những lab rất tốt nhờ gặp vài lần ở hội thảo hội nghị đó.

Nguyên tắc 6: Chuẩn bị và chuẩn bị

Nếu bạn thiếu bất kỳ kĩ năng nào như viết CV, Cover letter, Research Statement (báo cáo nghiên cứu), hay kĩ năng nghiên cứu, thì bạn phải dành đủ thời gian chuẩn bị tốt những gì bạn viết trước khi gửi hồ sơ đi. Nếu thời gian chuẩn bị là 2 năm, thì dành hẳn hai năm trước khi tin là mình cạnh tranh được. Vì một khi bạn chuẩn bị tốt, dù mất hai năm, nhưng bạn chỉ cần thành công một lần là đủ, với học bổng $20.000 – $30.000/năm cho PhD.

Nhớ điều này: “May mắn chỉ ở lại với những ai chuẩn bị nó tốt nhất”.

Nguyên tắc 7: Chấp nhận và hiểu rõ thất bại

Đôí với tôi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong cuộc sống nói chung. Con đường mà chúng ta đi, đôi khi sẽ bị vấp ngã hay đầy rẫy sai lầm. Gần như không ai không thất bại khi tìm kiếm hướng đi, một giải pháp, một cuộc sống mới, một nghề nghiệp mới.

Chính những người không thất bại lại là những người khó học được bài học của thất bại là sự khiêm tốn, sự ham học hỏi và sự kiên trì. Chấp nhận và hiểu rõ thất bại mới giúp chúng ta thành công hơn, và gặt hái được những thành quả cuối cùng, quan trọng nhất. Thất bại mớí làm tôi hiểu rõ tầm quan trọng của 7 nguyên tắc trên.

Steve Jobs nói “stay hungry, stay foolish” có nghĩa chúng ta phải ham học hỏi (vì đói kiến thức chứ không phải vì no nê), phải chấp nhận sai lầm (vì không biết trước điều gì sẽ làm chúng ta trở nên ngốc nghếch lúc ban đầu) để trở nên khôn ngoan hơn nhờ học được bài học của sự thất bại.

TS. Ngô Anh Văn (Nghiên cứu sau tiến sĩ Đại học Calgary, Canada)