Xin Học Bổng Du Học New Zealand / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Bí Quyết Phỏng Vấn Xin Học Bổng Du Học New Zealand

Nhận được học bổng du học New Zealand là ước mơ của rất nhiều sinh viên. Nhưng một trong những thử thách cam go nhất mà nhiều bạn e ngại chính là buổi phỏng vấn học bổng. Bài viết xin giới thiệu kinh nghiệm phỏng vấn của một du học sinh tại New Zealand.

Năm ngoái thì có 3 anh chị phỏng vấn mình:

1 chị điều phối chương trình học bổng

1 anh bên Bộ giáo dục

1 chị là Thư kí thứ 1 của Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam (First secretary)

2. Thời gian và ngôn ngữ phỏng vấn:

Tầm khoảng 30p – 45, có bạn lâu hơn có bạn nhanh hơn; tùy theo giám khảo.

Nội dung xoay quanh:

Đề tài nghiên cứu của bạn (yêu cầu trình bày nội dung đề tài nghiên cứu)

Tại sao bạn lại chọn New Zealand là nơi du học và bạn mong muốn học được gì ở đây?

Về nước thì bạn định làm gì?

Có hỏi lại gì giám khảo không?

Nói chung là câu hỏi thì vô vàn, không thể nào ôn tập trước.

Nên đối với vòng phỏng vấn, các bạn nên nắm 3 nguyên tắc sau:

Dự đoán các câu hỏi có thể được đặt ra (điều này rất quan trọng!).

Đặt mình vào vị trí người tuyển, các bạn muốn biết gì về ứng viên của mình

Và “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Các bạn thể hiện đc chính con người các bạn, không cần phô trương, giả vờ biến mình thành 1 người khác không phải là mình. Nói những suy nghĩ, đúng bản chất của mình. Nên nhớ, quan trọng không hẳn là việc bạn nói cái gì (có thể bạn nói điều gì đó đi ngược lại với 100 ý kiến bình thường khác), mà là cách bạn tiếp cận vấn đề, và việc bạn bảo vệ ý kiến của mình ra sao cho nó hợp ý, có lý. Từ đó, bạn thể hiện những giá trị mà bạn theo đuổi, đam mê và con đường bạn đang và sẽ đi.

Và cũng đừng mong “lừa” đc các anh chị đã thâm niên trong nghề phỏng vấn học bổng chọn lọc

Tự trả lời 3 câu sau đây ngắn gọn, đầy đủ nhất có thể

– Ngành học bạn chọn giải quyết nội dung gì? (Ví dụ: Như kinh tế học đưa ra những giải pháp trong việc giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn lực)

– Tổng quan trong vòng 1 – 2 câu, nêu lên tình hình chung của lĩnh vực bạn chọn (bao gồm ít nhất là về hiện trạng, vấn đề nổi cộm của lĩnh vực, ai là những người đi đầu trong lĩnh vực này)

– Thế định học cái gì và học về xong thì làm gì?

Đọc lại tiêu chí chọn người đi học, và chắc chắn rằng bạn hiểu hét ý tứ trong đó.

Nếu ai đó yêu cầu bạn chỉ ra ít nhất 3 điều cho thấy sự phù hợp với tiêu chí của học bổng hoặc khác biệt ở bạn khiến người ta phải chọn bạn ngay thì bạn phải trả lời được rõ ràng rành mạch.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn nên tụng kinh các tiêu chí và biến mình thành người đó, vì như mình nói ở trên, các bạn không ‘lừa’ được đâu. Cho nên, nếu không thực sự/ hoàn toàn phù hợp với tiêu chí, thì hãy tìm ra sự khác biệt (positively) của bản thân, và giới thiệu nó, nói cho BGK biết nó sẽ bổ sung cho chương trình như thế nào, để dẫn đến mục đích cuối cùng của chương trình là phát triển Việt Nam.

Vì dù bạn khác biệt thế nào, nhưng nếu bạn và chương trình cùng nhìn về 1 hướng (1 mục đích chung), thì đó là điểm chung hết sức quan trọng.

Bản thân mình cũng mắc bệnh nói nhanh, nên thực ra mình cũng đang phải rèn luyện việc nói chậm lại. Quan trọng là khi nhớ nguyên tắc này, thì các bạn sẽ điều chỉnh đc tốc độ nói.

– Tương tác qua ánh mắt: Luôn duy trì eye contact với ít nhất 1 trong 3 người phỏng vấn học bổng bạn, đôi khi phải “rang lạc” lướt qua cả 3 người. Điều này rất quan trọng. Nó thể hiện sự tự tin, và biết cách giao tiếp với người nghe.

– Dũng cảm nói rằng tôi không biết: Nếu các bạn gặp phải 1 câu mà k biết trả lời như thế nào thì người nông dân phải làm sao???

Có ít nhất 2 cách như sau:

Be brave, và nói rằng: “T his is an interesting point that I haven’t thought of before. I don’t have a thorough answer right now, but from my quick thinking I can say that ……. ” hoặc cái gì đó đại loại như thế.

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Ghi nhớ các nguyên tắc này sẽ giúp các bạn đỡ run phần nào, và có 1 cách tiếp cận và xử lý vấn đề nhanh, rõ ràng, cho dù câu hỏi phỏng vấn có xoay vòng đi đâu chăng nữa. Nhớ là, nắm ngay đại ý cuối cùng thì, cái BGK đang tìm kiếm là cái gì, nghĩ nhanh, và nói chậm rãi thôi.

Ngày đi phỏng vấn học bổng

Mặc quần áo thoải mái, không cần quá trịnh trọng đâu, nhìn gọn gàng xinh đẹp là được.

Nên có mặt tại địa điểm phỏng vấn khoảng 20 phút để tạo cảm giác thoải mái với nơi phỏng vấn học bổng và ngồi thở lấy hơi.

Nên mang theo nước, vì khi lo lắng dễ khô miệng.

Theo SP

Những Ưu Đãi Khi Xin Học Bổng, Visa Du Học New Zealand

New Zealand đứng số một toàn cầu về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai. Ngoài ra, chi phí du học rẻ, ở lại làm việc khi học xong, định cư khi đủ điều kiện, mang theo gia đình khi du học, con học miễn phí phổ thông khi đi theo bố mẹ, học phí PhD chỉ 7.000-12.000 NZD… là những ưu thế khi du học quốc gia này.

Từng được bình chọn là Top Performing Agent trong tuyển sinh du học NZ, trong tháng 8, 9, khi đăng ký du học New Zealand và nộp hồ sơ tại Công ty Tư vấn Du học Đức Anh, học sinh – sinh viên sẽ có cơ hội nhận gói ưu đãi từ Đức Anh, bao gồm:

– Tặng 100% phí ghi danh vào một loạt trường;

– Tặng 100% phí hành chính du học;

– Tặng phí visa du học New Zealand cho học sinh vào các trường đại học và học viện kỹ nghệ bậc đại học và thạc sĩ;

– Tặng phí dịch thuật (lên đến một triệu đồng)

Hỗ trợ từ Đức Anh với du học sinh

– Tư vấn chọn trường và ngành học;

– Đánh giá và định hướng hồ sơ du học;

– Xin học – nhanh chóng và hiệu quả;

– Xin học bổng nếu bạn đủ điều kiện – rất hiệu quả;

– Xin visa du học – tỷ lệ visa của Đức Anh rất cao;

– Đào tạo, luyện thi tiếng Anh và tổ chức thi tiếng Anh PTE A cho bạn du học;

– Bố trí đón, nhà ở, bảo hiểm, khác;

– Hỗ trợ bạn trong suốt quá trình bạn du học;

– Cập nhật thông tin và hướng dẫn về việc làm và định cư sau khi tốt nghiệp.

Những thông tin cần lưu ý khi chọn NZ

Chọn trường

– Bạn có thể chọn một trong 8 trường đại học: Aukland University, Aukland University of Technology, Lincoln University, Massey University, Victoria University of Wellington, University of Canterbury, University of Otago, University ofWaikato;

– Một trong 16 trường học viện kỹ nghệ ( xem danh sách);

– Một trong hơn 100 trường phổ thông ( xem danh sách).

Chọn bậc học

Học sinh – sinh viên có thể chọn học các bậc:

– Ngoại ngữ – dành cho mọi đối tượng;

– Phổ thông – từ lớp 7 trở lên;

– Dự bị đại học – dành cho học sinh hết lớp 11 trở lên;

– Cao đẳng – dành cho học sinh hết lớp 11 trở lên;

– Đại học – dành cho học sinh hết lớp 12 trở lên;

– Thạc sĩ – Tiến sĩ dành cho sinh viên hết đại học trở lên;

– Du học hè.

Chọn ngành học

– Một cách chung nhất bạn có thể chọn: Kinh doanh; Khoa học xã hội; Nông nghiệp; Kỹ thuật; Luật; Khoa học tự nhiên; Máy tính; Nghệ thuật; Kiến trúc; Xây dựng; Giáo dục; Y/ Dược cùng nhiều chuyên ngành khác.

– Các học bổng này trị giá từ 10 đến 100% học phí, dành cho các đối tượng học sinh, sinh viên khác nhau, liên hệ Công ty Đức Anh để biết thêm chi tiết.

Hồ sơ xin học/ xin học bổng

Check với Đức Anh để có thông tin chi tiết về hồ sơ của bạn. Yêu cầu chung:

– Bằng và bảng điểm/ học bạ đã có;

– Giấy chứng nhận tốt nghiệp (nếu chưa có bằng);

– Chứng chỉ tiếng Anh, nếu đã có;

– Bằng khen, giấy khen và các thành tích khác – nếu nhắm học bổng.

– Hộ chiếu, trang có ảnh và chữ ký;

– CV.

Visa du học New Zealand

Check các ưu điểm sau:

– Xét nhanh – có thông báo đầu tiên hầu như chỉ sau hai tuần;

– Tiện lợi – do áp dụng chính sách nộp hồ sơ online, bạn không cần đến Lãnh sự quán New Zealand mà chỉ cần cung cấp tài liệu online;

– Cấp visa pathway;

– Minh bạch – mọi thông tin được công khai, xét công bằng, bất luận thành phần gia đình và xã hội của bạn;

– Hệ thống nhắc gia hạn visa tự động, hầu như chỉ có với VP visa NZ.

Ưu điểm khi học PhD

– Học phí rẻ: 7.000 – 9.000 NZD/năm – như sinh viên bản xứ;

– Nhiều cơ hội học bổng từ Chính phủ, các tập đoàn, ngân hàng lớn của New Zealand, khi bạn đang làm tiến sỹ;

– Được mang theo vợ/ chồng được cấp visa làm việc toàn thời gian, con được học phổ thông miễn phí;

– Được làm việc toàn thời gian trong khi học tập, nghiên cứu và trong các kỳ nghỉ;

– Được ở lại làm việc 3 năm sau khi học xong và được ở lại làm việc dài hạn khi xin được việc;

– Cơ hội xin định cư khi đủ điều kiện.

Mang theo gia đình

Nếu muốn mang theo vợ/ chồng/ con cái, bạn cần học các khóa học level 8 (Postgraduate diploma) trở lên, cụ thể:

– Level 8 – học ngành nằm trong danh sách Các ngành nghề thiếu hụt dài hạn (Long-term Skill Shortage List): khi đó, vợ/ chồng đi cùng được phép làm việc full time, con cái có thể được đi học phổ thông miễn phí tại New Zealand;

– Level 9 hoặc 10 – học bất cứ ngành nào: vợ/ chồng đi cùng được phép làm việc full time, con cái được đi học phổ thông miễn phí.

Làm thêm – ở lại làm sau khi tốt nghiệp

Kể từ ngày 26/11/2018, các du học sinh sẽ được ở lại từ một đến 3 năm sau khi tốt nghiệp, cụ thể:

– Cấp thị thực ở lại một năm cho các sinh viên đang học các khóa học level 4-6 và khóa học không cấp bằng level 7;

– Cấp thị thực ở lại hai năm cho các sinh viên đang học các khóa học level 4-6 và các khóa học không cấp bằng level 7 ngoài khu vực Auckland, khóa học cần hoàn thành trước tháng 12/2021. Sau thời điểm này, sẽ quay lại với thị thực một năm;

– Cấp thị thực ở lại ba năm cho các sinh viên tốt nghiệp các khóa học level 7, 8 trở lên, bất luận bạn học ở Auckland hay nơi khác.

Định cư tại NZ khi ban đủ điều kiện

Chính sách định cư New Zealand không phức tạp, chỉ yêu cầu bạn tìm được việc – có mức lương tối thiểu, là có thể nộp hồ sơ xin định cư. Do đó, quan trọng nhất là bạn tìm được việc trong thời gian được ở lại New Zealand sau khi học xong.

Đầu tư vào NZ

Công ty Đức Anh hỗ trợ thông tin, tư vấn mua nhà ở và các đầu tư khác tại New Zealand cho các du học sinh – phụ huynh. Liên hệ với Đức Anh để biết thêm chi tiết.

Câu chuyện thành công của học sinh Đức Anh

Nguyễn Phan Ý Nhi (Lớp 9, trường THPT Vũng Tàu) – xuất sắc nhận được suất học bổng giá trị nhất – He Tohu Hiranga – hỗ trợ 100% học phí năm đầu tiên bậc trung học của Chính phủ New Zealand.

Với bảng thành tích ấn tượng, điểm trung bình 9.5 và IELTS 8.5 khi chỉ mới 15 tuổi, Ý Nhi còn thuyết phục hội đồng giám khảo với phong thái tự tin và sự hiểu biết về nền giáo dục New Zealand. Ý Nhi sẽ nhập học trường Long Bay College (Thành phố Auckland) vào tháng 1/2020.

Ý Nhi chia sẻ: “Em rất vinh dự khi là một trong số những học sinh Việt Nam đầu tiên được trao tặng học bổng NZSS. New Zealand là một điểm đến mơ ước mà em luôn muốn đặt chân tới và em sẽ cố gắng hết sức từ cơ hội học tập tại đất nước này để hướng tới một tương lai tươi sáng.”

Vương Ngân Giang – tốt nghiệp Auckland Girls Grammar School và giành học bổng 100% của Đại học Melbourne – Top 50 thế giới.

Vương Ngân Giang là cựu học sinh trường Quốc tế Nam Sài Gòn, em bắt đầu du học New Zealand từ tháng 7/2015 tại trường Auckland Girls Grammar School. Tại đây, nữ sinh tiếp tục duy trì thành tích học tập xuất sắc với việc đạt nhiều danh hiệu như Học sinh xuất sắc nhất toàn trường (Dux 2023), giải học sinh xuất sắc 4 môn học (Kinh tế, Tiếng Anh, Vi tính, Tiếng Trung Quốc), Giải nhất về môn Kinh doanh. Em còn nhận được rất nhiều lời ngợi khen và đánh giá cao từ hiệu trưởng của trường – cô Liz Thompson: “Đó là một cô gái trẻ gây ấn tượng sâu sắc với tôi. Chúng tôi tin rằng cô ấy sẽ làm rạng danh tên tuổi ngôi trường Auckland Girls Grammar School với những thành công mà cô ấy có được trong tương lai”.

Lịch gặp các trường và tư vấn trực tiếp với Đức Anh A&T

Liên hệ để được tư vấn chi tiết và miễn phí: Hotline: 09887 09698, email: duhoc@ducanh.edu.vn

Nếu muốn trao đổi trực tiếp với các trường New Zealand, phụ huynh và học sinh, sinh viên tham khảo lịch gặp trực tiếp các trường do Công ty Đức Anh tổ chức trong tháng 8 và 9 như sau:

Triển lãm du học toàn cầu tháng 9

Nếu bạn quan tâm đến các nước khác hoặc muốn trao đổi với các trường New Zealand khác thì có thể tham dự “Triển lãm du học toàn cầu” tổ chức tại:

– Hà Nội: 14h-18h, ngày 28/9 tại khách sạn Melia, số 44 Lý Thường Kiệt;

– TP HCM: 9h-13h, ngày 29/9 tại khách sạn Grand Sài Gòn, số 8 Đồng Khởi, quận 1.

Sự kiện mở cửa tự do.

(Nguồn: Công ty Tư vấn Du học Đức Anh)

Du Học New Zealand

Du học New Zealand

Theo công bố mới nhất từ chúng tôi trong năm 2023, New Zealand là quốc gia dẫn đầu hạng mục “điểm đến du học được yêu thích nhất trên thế giới”, dựa trên khảo sát của 20.000 sinh viên quốc tế. Vậy lý do nào khiến du học New Zealand trở thành điểm đến mơ ước của sinh viên quốc tế?

ĐIỂM SÁNG DU HỌC NEW ZEALAND

New Zealand dẫn đầu thế giới về chỉ số giáo dục tương lai, là một điểm đến tuyệt vời cho sinh viên quốc tế với hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới. Tất cả 8 trường đại học ở New Zealand đều có mặt trong Bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới 2023 (theo bảng xếp hạng QS World University Ranking 2023) và thuộc Top 100 thế giới. Sinh viên du học New Zealand đều có khả năng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.

Các trường New Zealand có nhiều học bổng đa dạng từ 30-100% dành cho sinh viên quốc tế và học bổng Chính phủ New Zealand. Hãy liên hệ IDP để cập nhật danh sách học bổng du học New Zealand mới nhất.

New Zealand cung cấp một số lợi thế lao động duy nhất cho sinh viên du học bao gồm cơ hội làm việc 20 giờ / tuần trong học kỳ và không giới hạn trong kỳ nghỉ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên tại New Zealand có khả năng tiếp nhận công việc ngay, được ở lại làm việc từ 1-3 năm để nắm bắt triển vọng nghề nghiệp lâu dài tại New Zealand.

Nếu bạn muốn xây dựng lộ trình du học New Zealand nào phù hợp, cũng như tìm ra giải pháp du học New Zealand tiết kiệm nhất, hãy để chuyên viên tư vấn IDP liên lạc với bạn và hướng dẫn chi tiết.

NHỮNG HỖ TRỢ MIỄN PHÍ TỪ IDP

IDP hiểu được những khó khăn của học sinh và phụ huynh khi chuẩn bị hồ sơ du học và rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Có những kỳ hạn bạn cần ghi nhớ để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nộp đơn vào trường. Nếu bạn đang ấp ủ dự định du học New Zealand trong thời gian tới, hãy liên hệ chuyên viên tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.

Các tư vấn viên IDP sẽ giúp bạn kết nối bạn với các trường đối tác uy tín tại New Zealand, tư vấn chọn ngành và khóa học phù hợp, hỗ trợ săn học bổng du học New Zealand từ 30-100% học phí, hoàn tất hồ sơ xin nhập học, hướng dẫn xin visa du học New Zealand với tỷ lệ thành công trên 90%.

Ngoài ra, IDP còn đồng hành cùng các học sinh trong việc tìm chỗ ở, đặt vé máy bay với mức phí ưu đãi, trang bị kỹ năng trước khi lên đường (Pre-departure session). Bạn sẽ được kết nối xuyên suốt cùng chúng tôi trong suốt hành trình du học New Zealand.

Mách Bạn Kinh Nghiệm Xin Học Bổng New Zealand Hữu Dụng

Theo kinh nghiệm xin học bổng New Zealand của các cựu sinh viên thì không chỉ kiến thức, mà kỹ năng cũng chiếm tính quyết định không nhỏ.

Nhận được học bổng du học ở quốc gia New Zealand xinh đẹp, yên bình và có chất lượng giáo như mình mong muốn là mơ ước của không ít học sinh – sinh viên Việt Nam. Nhằm gỡ bỏ những thắc mắc của nhiều bạn về kinh nghiệm xin học bổng New Zealand.

Nếu muốn góp nhặt kinh nghiệm “bỏ túi” làm thế nào để xin học bổng New Zealand, thì OEC Global Education xin giới thiệu một số bí quyết cần thiết giúp những bạn nào đã và đang có ý định, nguyện vọng xin học bổng du học rõ hơn về thủ tục, kinh nghiệm cũng như cách thức phỏng vấn học bổng.

Hồ sơ xin học bổng du học New Zealand cần những gì?

Trong hồ sơ xin học bổng ở New Zealand, các bài viết về mục tiêu học tập hay giới thiệu bản thân thường cùng đề cương nghiên cứu là những cơ sở quyết định bạn có được học bổng hay không.

Theo kinh nghiệm của các cựu học sinh, khi tiến hành viết đề cương nghiên cứu, bạn nên theo sát hướng dẫn trên trang web về học bổng muốn được nhận. Một đề cương mang tính cạnh tranh cao thường có dàn bài rõ ràng, bao gồm cả lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như các đóng góp dự kiến của đề tài.

Ngoài ra, về phần cá nhân, nếu đã có kinh nghiệm xin học bổng New Zealand, hẳn bạn sẽ biết mình cần nêu một cách thuyết phục lý do vì sao cần đạt học bổng đến đất nước New Zealand để học tập hay nghiên cứu. Bạn cũng có thể trao đổi với những người có chuyên môn để có thêm kiến thức để viết được một đề cương tốt.

Bài viết về mục tiêu học tập hay nghiên cứu của bạn sẽ giúp cho nguời tiếp nhận hiểu rõ hơn về dự định tương lai và cả khả năng đóng góp của bạn cho đất nước của chính họ. Vì vậy, bạn cần nêu ra những mục tiêu thực tiễn, thực tế và cụ thể về chuyên môn, văn hóa, cuộc sống mà bạn muốn đạt được. Tránh trình bày những điều chung chung ai cũng viết hay quá cao xa, viễn vông.

Ngoài hồ sơ, hãy chứng minh mình có trải nghiệm

Từ kinh nghiệm xin học bổng New Zealand, những hoạt động ngoại khóa hay giao lưu với cộng đồng cũng là điều bạn nên quan tâm. Bởi lẽ, bất cứ chương trình học bổng hay trường học nào cũng mong muốn ứng viên đảm trách được vai trò của sứ giả văn hóa và truyền cảm hứng ở nơi họ đến.

Khi giới thiệu về bản thân, bạn cần nêu ra những ưu điểm khác về tính cách và năng lực của mình một cách chân thành cũng như sinh động nhất. Bạn không nhất thiết phải trở thành một lãnh đạo tài ba của đất nước hay người thay đổi những điều biết công trong xã hội, nhưng bạn nên là người có khả năng tạo nên và lan truyền những thay đổi tích cực.

Ngoài ra, ngôn ngữ bạn sử dụng cần phải trong sáng, mạch lạc và rõ ràng. Tránh cách viết bài hay trả lời vòng vo và sáo rỗng. Những tiêu chí về chính tả, chấm câu, tách đoạn hay cách sử dụng từ ngữ đều phải được kiểm tra cẩn thận trước khi bạn tiến hành nộp hồ sơ và xa hơn, là tiến hành phỏng vấn.

Tham gia các lễ hội văn hóa hoặc các trải nghiệm cùng đồng đội cũng là một trong những bước giúp bạn xin học bổng du học New Zealand dễ dàng hơn

Kinh nghiệm phỏng vấn khi xin học bổng du học New Zealand

Trước khi bước vào buổi phỏng vấn, theo kinh nghiệm xin học bổng New Zealand, ngoài tâm lý, bạn cần nắm rõ những thông tin mà bạn đã cung cấp trong hồ sơ xin học bổng. Tìm hiểu trước một số thông tin về đất nước, thành phố cũng như trường bạn muốn đến cũng là điều nên làm.

Khi đi phỏng vấn, bạn nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng để tạo được ấn tượng tốt. Một phong thái tự tin, thoải mái, kết hợp với ngôn ngữ hình thể và giao tiếp mắt, sẽ làm cho bạn trở nên sinh động hơn trong lúc giao tiếp.

Cần nhìn thẳng vào mặt người phỏng vấn nhưng đừng “trừng trừng” và luôn vui vẻ trong lúc chuyện trò. Khi bạn phỏng vấn gồm cả người Việt lẫn người nước ngoài, thì bạn nên chia sẻ ánh mắt đến mọi người và tránh việc chỉ nhìn vào người nước ngoài hay một đối tượng tập trung.

Tự tin cũng là một trong những kinh nghiệm giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn khi xin học bổng New Zealand

Hãy là chính mình, đừng học thuộc lòng một bài nói đã chuẩn bị sẵn. Bởi vì nhiều trường hợp, người phỏng vấn có thể cắt ngang hay chuyển đề tài và bạn có thể gặp phải ít nhiều khó khăn. Cần trả lời trực tiếp, ngắn gọn, nếu tốt hơn, nên có thí dụ minh họa.

Những câu nói nhận xét đại loại như: ” Đây là một câu hỏi hay” hoặc ” Đây là một câu hỏi khó/cần suy nghĩ ” cần được sử dụng một cách tiết chế. Ham hiểu biết về nền văn hóa khác là một lợi thế, nhưng bạn cũng nên tiết chế, cần hiểu biết về bối cảnh xã hội và văn hóa để có thể chia sẻ với bạn bè quốc tế.