Xin Học Bổng Du Học Mỹ Ở Đâu / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Du Học Sinh Mỹ Xin Visa Du Lịch Canada Ở Đâu?

Đáp:

Theo thông tin từ Tổng lãnh sự Canada tại New York (Mỹ), người mang passport Việt Nam đang ở Mỹ hợp pháp có thể xin vasa du lịch vào Canada. Tuy nhiên bạn phải có giấy xác nhận của trường đang học để việc trở lại Mỹ sau chuyến đi được thuận lợi.

1. Hồ sơ:

Gồm các loại giấy tờ sau đây:

(a) Đơn xin thị thực nhập cảnh ngắn hạn.

(b) Bản khai thông tin gia đình.

(c) Chứng từ về việc đã nộp phí xin thị thực (trường hợp bạn xin visa có hiệu lực một lần nhập cảnh duy nhất thì mức phí là 75 USD.

(d) Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng, và có visa nhập cảnh hợp pháp vào Hoa Kỳ.

(e) 2 ảnh cỡ hộ chiếu, phía sau ghi tên và ngày sinh của bạn.

(f) Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của Bạn đủ cho chuyến đi.

(g) Bản sao vé máy bay khứ hồi và/hoặc lịch trình chuyến du lịch của Bạn (nếu có yêu cầu).

(h) Số điện thoại liên lạc tại Việt Nam của Bạn.

(i) Thư mời của người thân bên Canada, được nộp cùng bộ hồ sơ.

(j) Các giấy tờ khác theo yêu cầu của nhân viên lãnh sự.

2. Những vấn đề cần chứng minh:

Để được cấp visa, bạn cần thuyết phục được nhân viên lãnh sự bằng các hồ sơ chứng minh mà Bạn có được hoặc thông qua việc trả lời phỏng vấn (nếu được yêu cầu phỏng vấn):

(a) Bạn sẽ rời Canada sau chuyến đi theo đúng ngày mà Bạn đã khai trong hồ sơ.

(b) Bạn có đủ khả năng tài chính cho chi phí chuyến đi và trở về.

(c) Bạn không có dự định học tập hoặc làm việc tại Canada nếu không được phép.

(d) Tuân thủ quy định pháp luật và chưa từng có tiền án.

(e) Không có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh của Canada.

(f) Cung cấp đầy đủ các hồ sơ mà nhân viên lãnh sự yêu cầu để thể hiện sự chấp hành của Bạn.

(g) Có sức khỏe tốt (Bạn có thể phải làm kiểm tra sức khỏe nếu được yêu cầu).

Bạn nên liên hệ trước với tổng lãnh sự Canada tại chúng tôi để được thông tin trước.

Chúc thành công.

Ở Đà Nẵng Xin Visa Đi Canada Ở Đâu?

NHỮNG HỒ SƠ CẦN THIẾT KHI XIN VISA DU HỌC CANADA

1. Đơn xin visa du học Canada: phải được ký tên và điền đầy đủ (Bộ đơn gồm: Đơn xin thị thực nhập cảnh, thông tin về người đứng đơn, bản khai lý lịch gia đình).

2. Passport: có giá trị bao gồm hết khỏang thời gian dự định lưu trú tại Canada. Bản chính hộ chiếu cần phải nộp theo bộ đơn.

3. Hình: 2 ảnh 4x6cm mới chụp trong vòng 6 tháng.

4. Giấy tờ hộ tịch: Hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn/quyết định ly hôn.

5. Thư nhập học: Bản chính và bản sao thư chấp nhận của trường tại Canada, trên thư cần nêu rõ:

– Họ tên và địa chỉ của du học sinh

– Ngày tháng năm sinh của du học sinh

– Khóa học và trình độ của khóa học

– Ngày bắt đầu và ngày kết thúc khóa học

Lưu ý: Để được học tại các cơ sở giáo dục tỉnh Quebec, du học sinh cần có Giấy chấp nhận cho vào tỉnh Quebec (Certificat d’acception du Quebec (CAQ)) do Bộ Cộng Đồng Văn Hóa và Nhập Cư của Quebec cấp (Ministere des Communautes Culturelles et de I’Immigration du Quebec (MCCI)).

6. Bảng điểm: phiếu điểm gân đây nhất do trường đại học hoặc trường dạy nghề cấp và tất cả các bằng cấp.

7. Chứng minh tài chính của người bảo trợ: Những giấy tờ thích đáng như:

– Giấy xác nhận tiền gửi trong ngân hàng / Sổ tiết kiệm ngân hàng trong 12 tháng vừa qua.

– Bản sao thẻ công dân hoặc thường trú dân Canada.

– Thư bảo lãnh có ghi rõ trách nhiệm tài chính.

– Giấy xác nhận số dư tài khỏan ngân hàng.

– Bản chính của giấy khai thuế thu nhập (Notice of Assessment, vd: T451 / Income tax return information B Regular, vd: RC143) trong 2 năm vừa qua của người bảo lãnh VÀ của vợ/chồng của người bảo lãnh. Nếu vợ/chồng của người bảo lãnhkhông làm việc hoặc vì lý do nào đó không thể nộp giấy tờ này, cần có thư giải thích ghi rõ lý do.

– Thư xác nhận việc làm của người bảo lãnh VÀ của vợ/chồng của người bảo lãnh.

8. Khám sức khỏe: du học sinh dự định học hơn 6 tháng sẽ được yêu cầu khám sức khỏe và bộ hồ sơ hướng dẫn khám sức khỏe sẽ được gửi đến du học sinh khi đơ xin thị thực nhập cảnh của du học sinh được tạm thời chấp nhận.

9. Lý lịch tư pháp: du học sinh dự định trên 18 tuổi phải có lý lịch tư pháp do Sở Tư Pháp tỉnh cấp.

* Đối với du học sinh dưới 18 tuổi cần bổ sung thêm những giấp tờ sau đây:

– Tờ khai có công chứng hoặc chứng nhận chữ ký của chính quyền địa phương do cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp ký trao quyền giám hộ cho người bảo lãnh tại Canada và nêu rõ tên của người giám hộ ở Canada, người giám hộ ở Canada thực hiện nhiệm vụ thay thế cho cha mẹ của đứa trẻ trong trường hợp khẩn cấp.

– Tờ khai có công chứng do người được chỉ định làm người giám hộ ở Canada ký chấp nhận quyền giám hộ đồng ý thực hiện nhiệm vụ thay thế cho cha mẹ của đứa trẻ trong trường hợp khẩn cấp. Các tờ khai này có sẵn tại địa chỉ website: http://www.cic.gc.ca/english/pdf/custodian-parent.pdf

LƯU Ý:

– Việc hòan chỉnh đơn và trả lệ phí xử lý không có nghĩa đương đơn sẽ được cấp visa.

– Tổng Lãnh Sự Quán Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ yêu cầu phỏng vấn nếu cần thiết.

– Tất cả các lọai giấy tờ bằng tiếng Việt phải được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp có công chứng xác nhận.

Lệ Phí Xin Visa du học Canada: 105 đô-la Mỹ (Lệ phí xử lý có thể thay đổi theo từng thời điểm)

Lệ phí xử lý có thể được thanh tóan bằng 2 hình thức:

a – Nộp trực tiếp lệ phí xử lý chỉ bằng đô-la Mỹ tại các Trung Tâm Tiếp nhận Hồ sơ nói trên.

Hoặc

b – Hối phiếu ngân hàng chỉ bằng đô-la Canada thanh tóan cho “The Receiver General for Canada”.

Lưu ý: Lệ phí xử lý có thể thay đổi theo từng thời điểm.

Nơi nộp hồ sơ xin visa du học Canada

Bộ đơn xin thị thực nhập cảnh du học có thể nộp trực tiếp hoặc gửi theo địa chỉ:

Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ Thị thực nhập cảnh Canada – IOM tại TP.Hồ Chí Minh

Tòa nhà PDD, Lầu 8, 162 Pasteur, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thọai: (848) 829-6377 hoặc 829-6376

Email: hochiminh@iom.int

Nguyên nhân rớt visa du học Canada

– Thời gian xét duyệt hồ sơ tới 9 tuần thế nên họ sẽ soi rất kỹ và chỉ cần phát hiện ra một sơ sót nào đó thì bạn sẽ bị đánh rớt.

– Tài chính yếu hoặc chứng minh không đủ thuyết phục.

– Không khai báo người thân.

– Mục đích đi học xa rời thực tế.

– Rơi vào khu vưc địa lý bị liệt trong “blacklist”.

– Hồ sơ người bảo trợ chưa thực sự tốt.

– Sức khỏe.

– Giả giấy tờ.

– Dịch thuật sai.

Đó là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc rớt visa của các bạn chuẩn bị đi du học. Thế nên để có một bộ hồ sơ hoàn thiện thì hãy gọi ngay cho chúng tôi để được xử lý nhanh chóng theo hotline:

Date:

Nên Du Học Ở Đâu?

Khi tìm hiểu về việc đi du học, nhiều phụ huynh và học sinh rất quan tâm đến vấn đề chi phí, bởi du học là con đường dài hơi, tìm hiểu càng cặn kẽ về những khoản phí cần chi trả bao nhiêu thì bạn càng có được kế hoạch chi tiết cho con đường học tập của mình bấy nhiêu.

Điều kiện du học

Làm sao để đi du học? Liệu có phải chỉ cần tài chính vững mạnh là có thể cho con em mình du học ở nước ngoài? Thực chất, tài chính là một phần quan trọng của tiến trình du học. Tuy nhiên, để được chấp nhận học ở nước ngoài, sinh viên còn cần phải đáp ứng được nhiều yêu cầu khác như thành tích học tập, trình độ ngoại ngữ hay vượt qua kì phỏng vấn…

Học bạ trung học Trình độ ngoại ngữ Thi đầu vào đại học

Bằng tốt nghiệp cấp 3

Bảng điểm

Nếu chưa tốt nghiệp trung học, bạn sẽ cần chuyển sang một trường trung học nước ngoài trước.

Mỹ, Canada yêu cầu TOFEL IBT từ 45 hoặc IELTS từ 5.0 trở lên.

Anh, Úc và các quốc gia Khối thịnh vượng chung yêu cầu IELTS từ 5.5

Đức: Điểm TDN (TestDaFNiveaustufe) từ 4 trở lên

Pháp: Trình độ tiếng Pháp DELF B2 (trình độ trung cấp) trở lên.

Đăng ký học cử nhân đại học Mỹ yêu cầu điểm SAT từ 870 trở lên.

Nếu đăng ký chương trình thạc sĩ hoặc MBA, bạn sẽ cần thi GMAT (400 điểm trở lên) hoặc GRE (260 điểm trở lên).

Đối với các trường đại học ở Anh và Úc, sinh viên có thể nộp đơn theo kết quả A-Level; một số trường đại học nước ngoài cũng chấp nhận đăng ký trực tiếp bằng điểm thi tốt nghiệp trung học.

Bài viết luận Thư giới thiệu Phỏng vấn

Lý giải được lý do vì sao bạn muốn đăng ký vào trường đại học này, đồng thời nêu được kế hoạch học tập và tầm nhìn của bản thân.

Với một số ngành học như thiết kế, kiến trúc, nghệ thuật, v.v., sinh viên cần nộp hồ sơ năng lực.

Nêu bật những phẩm chất cá nhân, câu chuyện về bản than cũng như những thử thách phải đối mặt.

Khẳng định năng lực học tập của sinh viên

Đánh giá hiệu quả hoạt động của học sinh trong và ngoài lớp

Nhận xét về tính cách của học sinh.

Lý do nộp đơn xin học và chọn chuyên ngành tại trường.

Khả năng lãnh đạo (các trường của Mỹ rất coi trọng phần này)

Đặc điểm của học sinh có phù hợp với phong cách của trường không?

Học sinh có kỹ năng tư duy phản biện không?

Chuẩn bị trước khi du học

Đáp ứng được những điều kiện học thuật là bạn đã hoàn thành được quá nửa chặng đường du học. Vậy bạn sẽ cần chuẩn bị những gì cho nửa chặng đường tiếp theo?

Bây giờ là lúc bạn cần ý thức được đi du học tức là bạn sẽ rời xa vòng tay của gia đình và bè bạn để bắt đầu cuộc đời tự lập. Để đảm bảo tránh khỏi những cú sốc văn hóa, bạn cần chuẩn bị kỹ càng, tìm hiểu càng nhiều thông tin về nơi mình sắp đến học càng tốt.

Khác biệt trong hệ thống giáo dục Đặc điểm của trường Chọn đúng chuyên ngành

Hệ thống giáo dục và giáo dục sau đại học của mỗi quốc gia là khác nhau.

Học sinh mong muốn học đại học ở Mỹ có thể nộp đơn trực tiếp vào trường hoặc chọn học cao đẳng cộng đồng rồi chuyển tiếp lên đại học năm thứ ba. Trong khi đó, để học Đại học ở Anh và Đức, bạn cần phải học một khóa dự bị.

EF giúp bạn ghi danh theo nhiều cách, phù hợp với từng nhu cầu cụ thể.

Mỗi trường cao đẳng, đại học lại có những lý tưởng và mục tiêu riêng. Trước khi đăng kí, sinh viên nên nên tìm hiểu thật kỹ về đặc điểm của trường để chắc chắn rằng đây là lựa chọn học tập phù hợp nhất với bản thân.

Ở bậc học phổ thông, hầu hết học sinh đều học khá nhiều môn, nhưng khi lên bậc đại học, chuyên ngành học sẽ thu hẹp hơn. Học sinh nên cân nhắc đam mê cá nhân, khả năng và thành tích học tập để tìm ra lựa chọn phù hợp cho bản thân.

Các chương trình dự bị của EF cung cấp cho học sinh các môn học phù hợp để lựa chọn đồng thời các nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm cũng đưa ra cho bạn những lời khuyên xác đáng

Đam mê cá nhân Tìm hiểu văn hóa Ngân sách

Sinh viên không nên mải mê chạy bảng xếp hạng đại học và các môn học phổ biến, mà nên đưa ra quyết định phù hợp nhất dựa trên đam mê và khả năng của bản thân.

Cho dù chọn học tập tại Anh, Mỹ, Châu Âu hay New Zealand, sinh viên cũng nên tìm hiểu trước về nơi mình sắp học tập để trách sốc văn hóa.

Nhiều trường đại học quốc tế cung cấp những chương trình bổ trợ, giúp sinh viên có cơ hội cải thiện ngôn ngữ và hiểu văn hóa địa phương trong thời gian ngắn.

Học phí ở nước ngoài khá cao (đặc biệt là Anh và Mỹ). Tuy nhiên, Mỹ có hệ thống cao đẳng cộng đồng giúp giảm thiểu chi phí học tập hay nhiều trường đại học Đức và Pháp có những chính sách miễn học phí đáng để tham khảo.

Ngoài ra, nếu bạn chưa sẵn sàng cho chuyến du học dài hạn của bản thân mình, hay bạn đang muốn được khám phá trước khi đưa ra quyết định lâu dài hơn khi du học, hãy tham khảo các khoá du học hè ngắn hạn của EF, để cùng hoà nhập vào không gian văn hoá của xứ sở nơi bạn muốn đến trong tương lai và chuẩn bị cho bản thân vững vàng hơn trên chặng đường du học dài hạn sắp tới.

Vì sao nên du học với EF

Là tổ chức giáo dục quốc tế với hơn 50 năm kinh nghiệm tư vấn giáo dục và giảng dạy, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của EF giúp đem đến cho học viên dịch vụ tốt nhất và trải nghiệm đáng nhớ nhất xuyên suốt quãng thời gian du học, bao gồm:

Các buổi hội thảo, tư vấn du học miễn phí

Kiểm tra tiếng Anh và đánh giá trình độ học tập miễn phí

Các hoạt động ngoại khóa phong phú

Chuẩn bị trước khi khởi hành: visa, vé máy bay, bảo hiểm, hướng dẫn trước khi khởi hành và các buổi họp mặt.

Các khóa học ngôn ngữ và hướng dẫn học tập chuyên nghiệp

Các môn học và kỳ thi chuyên môn

Tư vấn cá nhân

Hội chợ đại học độc quyền EF

Hồ sơ đại học

Thư giới thiệu, kế hoạch đọc và luyện phỏng vấn

Sắp xếp chỗ ở

Kết nối sinh viên mới với các cựu sinh viên

Sở hữu trung tâm học tập riêng, học sinh theo học với EF có cơ hội học tập, giao tiếp trong môi trường ngoại ngữ, trau dồi khả năng tư duy độc lập, giúp ích cho cuộc sống đại học sau này. Trong những năm qua, đã có những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của EF vào Đại học Cambridge, Đại học Hoàng gia, UCL, LSE, Đại học Brown, Đại học Cornell, v.v.

Học tập ở nước ngoài với EF, bạn có thể chọn các khóa học khác nhau cho các lứa tuổi và hoàn cảnh khác nhau. Cụ thể, chương trình dự bị đại học của EF được thiết kế cho sinh viên muốn nộp đơn vào các trường đại học ở nước ngoài. Nó giúp sinh viên nhanh chóng có được kiến thức chuyên môn trong các môn học chuyên nghiệp.

Các chuyên gia tư vấn du học của EF sẽ dành thời gian để tìm hiểu về nhu cầu của sinh viên và giúp đỡ sinh viên trong quá trình nộp hồ sơ xin học (tư vấn chọn trường, điền hồ sơ, viết thư xin học, luyện phỏng vấn…)

Nếu bạn muốn đăng ký MBA nước ngoài, bằng thạc sĩ hoặc chương trình tiến sĩ, EF cũng có các khóa học dự bị MBA / tiền thạc sĩ và tiền PHD.

Ngoài ra, học sinh độ tuổi trung học phổ thông có thể đăng ký vào các trường nội trú của Học viện EF, hoàn thành các khóa học A-Level hoặc IB tại Mỹ và Anh, lấy bằng tốt nghiệp trung học ở Anh hoặc Mỹ, sau đó đăng ký học lên đại học.

Du học với EF không chỉ cung cấp cho bạn thông tin về hệ thống giáo dục các nước, mà còn giúp bạn tìm thấy khóa học phù hợp với từng nhu cầu, từ những khóa du học ngôn ngữ, du học cho người đi làm, du học sau đại học, du học các ngành như quản trị kinh doanh, du học ngành tâm lý…Đây thực sự có thể là sự đầu tư cho tương lai đúng đắn mang lại cơ hội mới cho cuộc sống và sự nghiệp.

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Phd Ở Mỹ

Mình xin được chia sẻ một chút về việc xin học bổng PhD đi học ở Mỹ ngành Hóa. Mình nộp 5 trường (gồm UIUC, UMass Amherst, Arizona State Univ, Purdue Univ, và Oregon State Univ). Mình chọn trường thì cực đơn giản, mở google map lên xem thì trường ở vị trí nào thì chọn bang đấy rồi tìm các trường ở bang đó, tiếp theo xem ranking và yêu cầu của trường, và cuối cùng thì xem có giáo sư nào làm mảng mình thích không. Nếu đạt được tiêu chuẩn là yêu cầu ko quá cao (nhất về tiếng Anh), ranking tầm tầm top 100 và có giáo sư mình thích thì mình sẽ chọn để app. Quy trình tìm kiếm khá lâu, thỉnh thoảng mở ra tìm thì cũng ko mệt lắm.

Việc chọn 5 trường mình thấy là phù hợp với tình hình bản thân. Vì việc app khá tốn kém (nếu nhiều tiền m sẽ apply hẳn chục trường cho oách). 1 trường sẽ mất tầm 240$ (Gồm cỡ 75-90$ tiền fee apply, ~45$ tiền gửi bảo đảm hồ sơ, 25$ tiền gửi GRE, ~ 45$ tiền gửi điểm IELTS). Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm số tiền đó. Ví dụ như 1 số trường như Arizona State, Oregon State, Wayne State, sẽ miễn phí fee apply. Ngoài ra mình thường gửi hồ sơ kèm với điểm IELTS bằng DHL, (đem hồ sơ của mình đến trung tầm như IDP và bảo họ cho vào cùng với bảng điểm IELTS khi họ gửi) như vậy tiết kiêm đc khá nhiều. Đại khai, cuộc apply này là 1 cuộc chơi khá tốn kém mà ko hiểu có thu được gì về không J))

Kết quả thu được là 2 trong số các trường đó nhận mình là UIUC, UMass Amherst. Sau rất nhiều đắn đó thì mình đã chọn UMass, cũng chả có lí do gì quá đặc biệt đơn giản là UMass cùng tốt (rank về Hóa của nó là 53 ở Mỹ theo USNews) và nhất là có vẻ là chỗ học hành nhẹ nhàng, vui vẻ và có thời gian chơi hơn là học ở UIUC (1 lí do chả có gì là yêu khoa học cả =))) ). Mặc dù, quyết định này cũng gặp nhiều chỉ trích phết nhưng mình cũng kệ thôi. Một điều học được sau vụ apply này là “the ONLY person whose opinion would matter is YOURS”

Các trường mình nộp có deadline khác tách nhau nên làm xong trường này m có thể là tiếp trường khác sớm nhất là 15/12 muộn nhất là 15/1. Nói chung mọi thứ khác đơn giản, chả cần công chứng dịch thuật gì nhiều, âu cũng là 1 khoản tiếp kiệm được kha khá. Mình thấy trong việc app thì có những thứ cần phải chú tâm chuẩn bị nhất gồm:

1. GPA

2. IELTS/ TOEFT

3. GRE

4. SOP

5. LOR

6. Kinh nghiêm nghiên cứu (đi thực tập, viết báo)

Mình sẽ nói qua từng thứ

Đầu tiền là GPA. Cái này thì mình thấy nên cố gắng cao nhất có thể và cần phải trên 3.2 vì 3.2 thường tiêu chuẩn min của hầu hết các trường. GPA thì phải cố gắng trong cả quá trình học nên điều mình thấy đó là cứ học tốt, môn nào cần cải thiện thì làm luôn chứ đừng nghĩ là đợi mấy năm cuối rảnh thì học vì thực tế nó chả rảnh đâu J))

Thứ hai là IELTS/ TOEFT. Mọi ng luôn khuyên đi Mỹ nên thi TOEFT nhưng do m học IELTS từ xưa nên thấy nó dễ hơn hẳn. Mà trình độ tiếng anh cũng gà nên chả muốn đổi. Dĩ nhiên là tiêu chuẩn TOEFT của các trường bao giờ cũng thấp hơn IELTS (khi đổi tương đương). Điểm của mình thì khá tệ (overall: 6.5, reading: 8.0, và 3 kĩ năng còn lại là 6.0) nên việc chọn trường mình cũng phải dè dặt vì đa số yêu cầu overall 7.0, may mà vẫn có vài trường yêu cầu 6.5. Tuy nhiên việc mình được UIUC (thường yêu cầu overall 7.0, speaking 8.0) là 1 điều siêu ảo diệu. Hồi đầu do điểm quá thấp nên mình đã định ko apply nhưng được một gs Scheeline cho 1 câu là “There is shame in being so afraid of failure that you don’t try to gain the opportunity to succeed”. Việc mình được trường UIUC thì tim chắc đó là nhờ sự hợp tác giữa trường KHTN và UIUC cũng như nhờ hai cái thư giới thiệu của 2 giáo sư ở trường UIUC. Nói chung, 1 điều mình học được là mọi thứ đều có ngoại lệ và nếu có quan hệ tôt thì sẽ là điều tuyệt vời nhất trên cả điểm thi cử.

Thứ ba là GRE. Mình là ng học siêu ít, tiếng Anh kém và cũng lười biếng nên hầu như m ít học từ của GRE general. Mình khá giỏi về phần đọc, nên thứ duy nhất mình học là phần reading của GRE general vì reading ko hẳn cần biết hết từ và nếu thông minh 1 tí là làm được. Phần toán thì khá dễ, nhưng cũng dễ sai nên mình phải làm khá cẩn thận vì đó là thứ duy nhất biết được là có thể điểm cao. Rốt cục điểm cũng ko quá tệ thâm chí hơn hẳn mình mong đợi J).

Verbal: 144 (percentile: 21%)

Math: 169 (percentile: 97%)

Analytical writing: 3.0 (percentile: 14%)

Nói chung vụ GRE này cũng là 1 điêu rất ảo diệu và mình thấy, 1 là học như 1 thằng điên và rất rất chăm thì điểm sẽ cao vụt, ko thì tốt nhất học vừa thôi và dành thời gian đó để làm việc khác chứ nếu học không tới nơi thì cũng chả khác gì học ít.

Về GRE Chemistry (mình được 830 (percentile: 83%) ), thì mình thấy cũng ko khó. Nó nằm trong phần lớn những gì đã học ở năm 2,3. Phần chiếm tỉ lệ lớn nhất là hữu cơ, ai học hữu cơ giỏi sẽ là lợi thế. Mình thì khá gà và ko thích hữu cơ cho lắm nên cũng ko làm tốt lắm. Phần nhiều thứ 2 là hóa lý. Mình thấy nếu học khá ở năm 2, 3 thì sẽ thi tốt, Lời khuyên với ai có dự định thi là nên thi ngay GRE chemistry sau khi học xong năm thứ 3. Khi đó vừa học đủ kiến thức, chưa quên nhiều, thi sẽ tốt nhất. Mình thi vào đợt năm 4 nhiều thứ chả nhớ gì phải đi đọc lại nhiều. Và cứ làm nhiều các đề trên mạng là ok :D. Đây là điểm duy nhất mình tự tin hơn người khác =)))

Thứ tư là SOP. Mình ko rõ nó đống vai trò quan trong không nữa, nhưng như mọi ng nói là rất quan trong. Cái này mình chỉ có 1 câu là chỉ nên nhờ 1,2 người sửa cho thôi. Càng nhờ nhiều càng bị sửa nhiều và không khác gì đẽo cầy giữa đường. Hãy là chính mình, 1 câu mày ngày xưa mình hay được nhận đấy là “bài viết quá bình thường, không thể hiện rõ mình là ai”. Và vì câu đó m hay nghĩ ra mấy câu chuyện nhạt nhẽo như kiểu bác em bị ung thư mất nên em muốn học về hóa để tìm thuộc chữa ung thư. Một câu chuyện quá nhạt và ko phải là mình. Nên hãy cứ viết theo những gì là chính bạn, kệ người khác. Chỉ cần 1 ai đó sửa về bố cục, viết ý cho gọn gàng và sửa tiếng Anh. Mình hồi đó nhờ thầy Phong, rất ổn vì thầy chấp nhận ý tưởng của mình và chỉ bảo nên viết cái này trước cái này sau thế thôi.

Cuối cùng là việc đi thực tập và viết báo. Việc này là để phục vụ cho việc làm đẹp hồ sơ, tạo kinh nghiệm và cũng như để xin đc LOR của giáo sư nước ngoài. Việc đi thực tập thì có ít suất nhưng không có nghĩa là khó chủ yếu là mình phải chủ động xin và để ý đến các kênh thông tin tránh đến sát deadline mới biết. Có 1 điều nên nhớ trong nhưng vụ apply thực tập là “người đầu tiên sẽ là ng được chọn”, nếu muốn xin gs nào nhận mình đi internship thì cứ mail hỏi càng sớm càng tốt, có thể được trả lời cũng có thể không vì gs khá bận nhưng hỏi cũng chả mất gì, cứ làm đi biết đâu lại được ;;). Về bài báo thì nên cố gắng có được 1 bài, dù viết ở VN cũng được, vì điều đó cũng khiến mình khác với những ng apply khác. Và có 1 bài dù hơi lởm nhưng còn hơn không có gì đấy là điều minh được gs ở UMass khuyên.

Chốt lại một điều cuối cùng sau những gì viết lan man ở trên thì mình có một vài lời khuyên cuối đấy là

“Mọi những chia sẻ kinh nghiệm kiểu này chỉ đúng với cái thằng viết, còn lại hầu hết khó áp dụng vợi người khác, mỗi người có 1 thế mạnh cũng như điểm yếu riêng, hồ sơ các thứ cũng khác nhau nên hãy đọc và tự tìm ra cách riêng của bản thân mình. Trong vụ apply này thì chả có gì đúng có gì sai cả, mỗi ng có 1 cách riêng nên đừng vì mấy lời nhận xét chia sẻ này nọ làm ảnh hưởng đến bạn, thích thì hãy làm. Vài cuối cùng đừng nhìn vào thành tích của người khác và nghĩ mình ko bằng, 1 điều mình học được sau 5 năm học là ở đời ng ta chỉ cần người phù hợp không cần người giỏi nhất”

Tác giả: Phạm Gia Bách