Xin Học Bổng Cao Học Mỹ / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Xin Học Bổng Cao Học Tại Mỹ Không Khó

Trở lại với “bút nghiên”

Một ngày đẹp trời, sếp của anh Võ Vân, công tác tại một công ty liên doanh ở quận 3 ngạc nhiên khi anh nộp đơn xin nghỉ việc để học MBA tại Hoa Kỳ. Kế hoạch học tập này đa được anh chuẩn bị gần hai năm trước.

Cho dù đa tích lũy “vốn” 10 năm làm việc nhưng anh vẫn còn cảm thấy “thiêu thiếu”, cần phải học nâng cao hơn. May mắn là anh đa được trường đại học bang Pennsylvania cấp học bổng.

Học bổng luôn mang tính cạnh tranh cao, nếu hồ sơ của bạn thiếu sót, trễ hạn hoặc sơ sài thì rất khó thành công”.

* Học bổng hành chính: Thường yêu cầu phải làm việc từ 10-20 giờ mỗi tuần trong các phòng hành chính của nhà trường. Mức độ cạnh tranh cho tất cả các loại học bổng trợ lý trên rất cao, do số lượng học bổng hạn chế. Mặt khác, sinh viên quốc tế phải cạnh tranh với sinh viên Hoa Kỳ. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để được cấp vẫn là thành tích và tiềm năng trong lĩnh vực học tập.

Ngoài ra, còn có các loại hỗ trợ khác dành cho sinh viên chính quy bao gồm việc tuyển dụng làm bán thời gian trong trường tới mức 20 giờ mỗi tuần. Hoặc các khoản vay từ những cơ quan có uy tín giúp sinh viên quốc tế trang trải chi phí học tập.

“Có vay, có trả”, nên trước khi vay, bạn cần phải biết sẽ hoàn trả bằng cách nào và khoản vay này sẽ ảnh hưởng ra sao đối với kế hoạch học tập sau này cũng như việc trở về nước của bạn.

Trường mà bạn đề xuất có phù hợp không? Trường có các nhà nghiên cứu quan tâm đến đề xuất và có khả năng hướng dẫn công trình nghiên cứu không? Nếu cần phải có thiết bị để nghiên cứu thì liệu có sẵn thiết bị theo yêu cầu không, hoặc có kinh phí để mua thiết bị đó không? Cơ sở thư viện hoặc bộ sưu tập phục vụ nghiên cứu có đủ không?

http://www.edupass.org/fi naid

http://www.nafsa.org/

http://www.bibl.u-szeged.hu/oseas/aid.html

http://www.fastweb.com

CÁC HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT HỌC BỔNG CAO HỌC

Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia,

Viện Y học và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia

http://www.nas.edu

http://www.neh.fed.us/

Quỹ Khoa học Quốc gia

http://www.nsf.gov40

Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson

http://wwics.si.edu

http://www.fdncenter.org/grantmaker

Thông tin về các khoản vay dành cho sinh viên quốc tế

http://www.edupass.org/fi naid/taxes.phtml

Thông tin về thuế dành cho sinh viên quốc tế

http://www.edupass.org/fi naid/taxes.phtml

http://www.irs.ustreas.gov/

Chương VũTheo: Doanh Nhân SG

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Toàn Phần Bậc Cao Học

Trường đại học: tại Trung Quốc (không được xếp hạng)

Chuyên ngành: CS

GPA (điểm trung bình môn): 83/100

Chưa tốt nghiệp

Giải thưởng: 2 học bổng của Chính phủ, Giải nhất HSG toàn diện khối chuyên Toán-Tin ĐHKHTN Hà Nội.

Thư giới thiệu: 2 Phó Giáo sư Trung Quốc

Ngôn ngữ: Chinese, English (IELTS 7.0), basic Japanese.

Chưa có kinh nghiệm nghiên cứu hay làm việc

Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa

Các học bổng đăng ký bao gồm

NordSecMob (Master’s Programme in Security and Mobile Computing) của Erasmus Mundus, được xếp vào danh sách dự bị thứ 6 (danh sách này được gọi là Reserve List – RL, khi nào có người ở Main List bị từ chối học bổng thì người trong danh sách RL mới có cơ hội)

EuMI (European Master in Informatics) của Eramus Mundus (RL 9)

ICT Trento Fellowship: bị từ chối

UTS Twente: bị từ chối

HSP Huygens Scholarship tại trường VU Ams (Hà Lan): được học bổng toàn phần bao gồm cả sinh hoạt phí, vé máy bay và phí xin visa.

PHẦN 1: CÂU CHUYỆN CỦA TÔI 

Thời còn đi học cấp 3, nhìn bạn bè xung quanh ai nấy cũng đều tiếng Anh cao siêu, rồi lần lượt đi du học, trong khi tôi thì tiếng Anh gần như kém nhất lớp, nên cảm thấy rất tự ti mỗi khi nhắc đến môn học này. Thực ra tôi tin vào khả năng của mình, chỉ là do tôi chưa có điều kiện được học tiếng Anh đến nơi đến chốn mà thôi. Cái giấc mơ được học tiếng Anh của tôi cứ bùng lên rồi bị dập tắt nhiều lần, lý do chính là vì không có điều kiện, và tôi cũng không muốn làm gánh nặng cho mẹ tôi.

Có tấm bằng IELTS trong tay, tôi coi như đã thực hiện được một nửa giấc mơ của mình, lúc đó tôi tràn đầy tự tin và nhiệt huyết để chuẩn bị hồ sơ  xin học bổng toàn phần bậc Cao học. Giai đoạn này tuy có lúc khó khăn và có gặp thất bại, nhưng tôi luôn lạc quan và tin rằng mình sẽ có kết quả xứng đáng với những nỗ lực và cố gắng vừa qua. Để giờ đây, tôi đã thực hiện được giấc mơ của mình, đã có được những suất học bổng danh giá và đáng tự hào.

PHẦN 2: ĐỊNH HƯỚNG 

Tôi cũng bắt đầu như mọi người, không biết tìm kiếm học bổng từ đâu, cái mốc cũng chỉ là google với những từ khóa chung chung kiểu như “học bổng du học”, “học bổng toàn phần”, v.v… Rồi tôi biết đến VietAbroader, SVDuhoc, tôi đã thức rất nhiều đêm để đọc hết những bài viết hay, những bài SoPs (thư xin học, tự luận cá nhân) của mọi người, để rồi tôi biết rằng có rất nhiều người họ đã nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn như thế nào để giành được học bổng. Tôi lên giây cót tinh thần cho mình, bất chấp mọi khó khăn cũng phải cố gắng để thực hiện giấc mơ bấy lâu nay.

PHẦN 3: TÌM KIẾM HỌC BỔNG 

Các kênh tìm kiếm thông tin học bổng của tôi như sau:

Sử dụng các nguồn thông tin có từ TTVNOL, VietPhd, có hẳn những topics như là “Danh sách học bổng toàn phần” của chị Rome ở TTVNOL, rồi mục học bổng cơ hội các nước bên PhD, tôi ngồi đọc từng bài một rồi tổng hợp lại thông tin.

Sử dụng các cổng thông tin về học bổng như là www.getscholarship.net, scholarship-positions.com, eastchance.com

Sử dụng các công cụ tìm kiếm chuyên dụng, ví dụ như các bạn tìm kiếm học bổng Hà Lan không thể không biết đến www.grantfinder.nl

Tìm kiếm thông tin có sẵn ở các diễn đàn nước ngoài. Như chúng ta đều thấy là các chương trình học bổng dân TQ, Ấn Độ và Pakistan được rất nhiều, vì thế tôi tập trung tìm kiếm thông tin học bổng của diễn đàn các nước này. Các trang tôi tìm được là chúng tôi (site của Pakistan, nhưng nhiều thông tin học bổng dành cho quốc tế); chúng tôi chúng tôi (2 forum này của TQ, không biết tiếng Trung bạn vẫn có thể dùng công cụ Google Translate để đọc hiểu).

Sử dụng kiến thức về tìm kiếm trên google. Bạn cần biết đuôi viết tắt của các nước, ví dụ Đan Mạch là .dk, Thụy điển là .se, Đức là .de, Hà Lan là .nl, Bỉ là .be, v.v… Sau đó tìm kiếm kiểu như sau: “site:.de master scholarship”, rồi biến hóa từ khóa, thêm các từ chuyên ngành của bạn vào, sẽ ra thông tin học bổng ở các nước tương ứng.

Theo dõi thông tin về học bổng trên website của Bộ GD&ĐT www.moet.gov.vn, Cục Đào tạo với nước ngoài và một số trường đại học tại Việt Nam như Bách khoa Hà Nội,…

Sử dụng sự quan sát và phân tích thông tin. Khi tôi ngồi đọc bài trên các forum hay website, thấy bạn nào học trường nào mà có học bổng, tôi liền google ngay về trường đó, rồi tìm đến mục học bổng của trường để tìm.

PHẦN 4: PHÂN TÍCH BẢN THÂN và LỰA CHỌN HỌC BỔNG ĐỂ ĐĂNG KÝ

Việc lựa chọn học bổng nào để đăng ký cũng rất quan trọng, vì rải thảm nhiều thì tốn tiền  và tốn thời gian, thế nên phải “rải có chọn lọc”, làm sao cho khả năng của mình đạt học bổng là cao nhất. Muốn thế thì phải biết trong tay mình có cái gì, không có cái gì, các cụ ngày xưa đã nói “Biết mình biết người trăm trận trăm thắng” là như thế.

Như đã nói ở trên, khuyết điểm lớn nhất của tôi là không có kinh nghiệm nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc và bảng điểm còn khuyết năm cuối (vì tôi đăng ký khi mới hết năm 3). GPA tuy rằng không cao nhưng cũng có thể coi là đậu, coi như thỏa mãn điều kiện cần. Điểm mạnh của tôi, tôi nghĩ là SỰ LIỀN MẠCH của các giải thưởng mà tôi đạt được, khả năng ngoại ngữ và hoạt động ngoại khóa, cộng với ý chí quyết tâm cao mà tôi sẽ thể hiện trong thư xin học của mình. Nói qua một chút về SỰ LIỀN MẠCH của các giải thưởng, trong trường hợp của tôi tức là: kết quả học tập cấp 3 tốt, hết cấp 3 thì có học bổng đi học ở TQ, trong thời gian học ở TQ thì lại được học bổng của nơi theo học. Bản thân tôi thấy rằng đặc điểm này rất quan trọng trong bộ hồ sơ xin học bổng, nó cho hội đồng tuyển sinh thấy được sự XUẤT SẮC LIÊN TỤC của mình, và trong thư của trường VU Amsterdam giới thiệu tôi lên hội đồng xét tuyển HSP, thầy phụ trách ở khoa đã nhấn mạnh đặc điểm này của tôi (điều mà tôi đã dự tính và thể hiện trong thư xin học khi đăng ký vào trường). Vì thế tôi khuyên các bạn nên cố gắng thể hiện được đặc điểm này trong bộ hồ sơ xin học bổng của mình.

Sau khi cân nhắc kỹ càng, tôi quyết định đăng ký các học bổng sau:

Học bổng của University of Twente, Hà Lan. Qua trang web www.grantfinder.nl tôi tìm thấy thông tin học bổng trường Twente, đọc qua tiêu chí của họ tôi tự thấy mình cũng khá phù hợp, vì học bổng vừa yêu cầu học thuật tốt mà hoạt động ngoại khóa đóng góp cho xã hội cũng tốt, rồi khả năng lãnh đạo, tôi thấy mình đều đáp ứng được. Vì thế tôi đã nộp đơn Twente, với mục đích đăng ký cả học bổng của UTS và xin đề cử của trường Twente đăng ký HSP. Cuối cùng họ không cho tôi đề cử HSP, và ban đầu chưa cho tôi đề cử UTS, mà bắt tôi chờ đợi tới tháng 4 rồi họ sẽ trả lời. (Lưu ý là học bổng UTS cũng cần đề cử của khoa, rồi hội đồng học bổng của trường sẽ xét lại một lần nữa trước khi đưa ra kết quả cuối cùng). Thầy phụ trách của khoa gửi cho tôi lý do Twente từ chối không đề cử tôi là vì những người được đề cử có GPA cao hơn tôi. Biết được thông tin này, tôi có cảm nhận là Twente họ khá chú trọng đển GPA, có vẻ đây là tiêu chí họ xét đầu tiên. Thế là tôi đành từ bỏ HSP cho Twente, chỉ còn trông chờ vào cơ hội với UTS. Đúng tháng 4, tôi mail lại cho thầy hỏi về UTS, và một điều quan trọng nữa là tôi gửi thêm cho thầy GPA 2 học kỳ mới nhất của tôi (khá cao 3.9x và 3.6x), vì tôi nghĩ họ “thích GPA cao”, cứ gửi thêm biết đâu để lại được ấn tượng và được đề cử lên. Quả đúng như vậy, thầy đã đề cử tôi lên hội đồng học bổng của trường, và yêu cầu tôi gửi bảng điểm cụ thể của 2 học kỳ này và chủ đề luận văn mà tôi đang làm. Cuối cùng tôi được hoc bổng UTS. Như vậy sự phán đoán và tự tin dám làm theo phán đoán của mình cũng rất quan trọng các bạn ạ, vì thế gặp tình huống hãy chịu khó suy nghĩ và đưa ra phản ứng thật chuẩn.

Học bổng của VU Ams, với mục đích đăng ký thêm để tăng cơ hội được đề cử học bổng HSP. Thật là may, vì VU Ams đăng ký sau Twente khá lâu, cuối cùng lại được đề cử trước, và giúp tôi thành công với HSP. Kinh nghiệm của tôi ở đây là nên có sự chuẩn bị cho các kế hoạch của mình, đề phòng trường hợp ko như mong muốn xảy ra.

EuMI, mặc dù năm nay chương trình này ko chính thức như các năm trước, học bổng ko phải là 48.000 mà chỉ là 15.000/năm do các trường tự trích ra, nhưng tôi cứ đưang ký phòng trường hợp “bất trắc”, hơn nữa chỉ là đăng ký online tốn có 16.000 VND tiền fax. Thực ra ban đầu tôi không biết thông tin này, nhưng hay theo dõi website của ICT Trento nên tôi biết năm nay họ cho học bổng của consortium (đặc thù của học bổng Erasmus Mundus là bao gồm nhiều khóa học ở các ngành khác nhau, mỗi khóa học lại do nhiều trường cùng tổ chức, hội đồng các trường này gọi là consortium của khóa học đó), nên tôi đăng ký, và nghĩ rằng ít người biết thông tin này nên mình có khả năng. Cuối cùng tôi vẫn vào danh sách dự bị thứ 9 sau đó thì được ICT Trento cho học bổng trường.

Các trường còn lại tôi xin học bổng là Westminster (UK), PoliTorino (Italy), UNSW (Australia)

Nói thêm một chút về lý do tôi chọn đăng ký Hà lan và học bổng HSP: các bạn có thể thấy là hầu như ai đăng ký EM cũng cố gắng đăng ký HSP nếu được. Những người đăng ký EM thì không có giới hạn 2 năm tốt nghiệp, còn HSP thì có giới hạn này, thế nên HSP vô hình chung đã thu nhỏ số lượng ứng viên lại, đã giúp chúng tôi loại bỏ bớt những anh chị có thâm niên công tác và kinh nghiệm nghiên cứu khỏi cuộc chơi. Hơn nữa, để có được đề cử từ các trường cũng coi như là vượt qua 1 vòng. Và quan trọng hơn là trong các tiêu chí của HSP, tôi chỉ thấy có yêu cầu về mặt học thuật xuất sắc, chứ ko thấy nói gì về mặt nghiên cứu hay đi làm, đúng là cái mà tôi đang thiếu.

Một điểm nữa mà có lẽ các bạn ít để ý, đó là các trường Hà Lan thường yêu cầu cả bảng điếm cấp 3 khi đăng ký Cao học (HSP thì họ nói chung chung là gửi bảng điểm và bằng, tôi gửi tất cả bảng điểm đại học và cả cấp 3). Hồ sơ cấp 3 của tôi khá tốt, càng làm tôi tự tin thêm khi lựa chọn Hà Lan và HSP. Và cuối cùng tôi đã thành công với sự quyết định sáng suốt của mình. Vì thế các bạn nào có hồ sơ cấp 3 tốt thì nên nộp cùng khi đăng ký Hà Lan và HSP, có thể sẽ là điểm cộng.

Qua kinh nghiệm của mình, tôi nghĩ việc phân tích ưu khuyết điểm của bản thân và lựa chọn học bổng phù hợp để đăng ký đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt được thành công cuối cùng. Vì thế các bạn hãy chịu khó bỏ thời gian ngồi xem lại chính mình, nhờ mọi người nhận xét, để đưa ra nước cờ tiếp theo chính xác nhất.

PHẦN 5: CHUẨN BỊ HỒ SƠ VÀ ĐĂNG KÝ

Sau khi đã lựa chọn cho mình các học bổng để đăng ký, thì giai đoạn chuẩn bị hồ sơ và đăng ký này chính là giai đoạn mệt mỏi nhất, nhọc nhằn nhất, quyết định trực tiếp tới việc bạn có được học bổng hay không. Vì thế các bạn phải tập trung cao nhất có thể cho giai đoạn này.

Có thể thấy rằng, những bạn có hồ sơ long lanh (GPA cao, trường top, rank cao, thành tích đầy mình, bài tự luận xịn, bài nghiên cứu được xuất bản (international pulications) dắt lưng vài cái, kinh nghiệm làm việc tầm quốc gia quốc tế thì việc họ đăng ký và được học bổng có lẽ chỉ còn là vấn đề thủ tục, hồ sơ của họ có thể mắc một vài thiếu sót nhỏ, SoP của họ có thể viết không thật hay, nhưng xét cho cùng thì họ vẫn được học bổng vì hồ sơ quá mạnh. Vậy thì chúng ta, những con người hồ sơ chỉ đủ dùng và sàng sàng nhau, có một vài mặt không thể cạnh tranh nổi với họ, làm thế nào để vẫn được học bổng. Chỉ còn một cách là đề ra chiến thuật đăng ký hợp lý, chuẩn bị hồ sơ thật cẩn thận, viết SoP thật hay, mục đích cuối cùng là tối đa hóa cơ hội được học bổng của mình, để nổi bật giữa hàng nghìn hồ sơ khác.

Nói qua một chút về giai đoạn chuẩn bị, tôi thấy rất nhiều bạn thi IELTS/TOEFL đúng vào lúc đăng ký, tức là tầm khoảng tháng 9,10,11, sau đó lấy điểm có được cho vào cùng hồ sơ để nộp. Làm như vậy bạn sẽ không có nhiều thời gian để chuẩn bị tốt cho bộ hồ sơ của mình, vì vừa phải tập trung ôn thi, vừa phải lo các thủ tục giấy tờ, rồi tìm hiểu thông tin về trường. Vậy thì tại sao không tách các việc đó ra, theo từng khoảng thời gian, để ta có được sự chuẩn bị tốt nhất cho từng giai đoạn? Thời gian biểu của tôi như thế này:

Tháng 7 thi xong và có điểm IELTS

Tháng 8 tìm trường, học bổng vàcông chứng giấy tờ

Tháng 9 viết SoP và LoRs

Tháng 10 gửi hồ sơ

Chính vì có một kế hoạch chi tiết như vậy, nên tôi có thể tập trung đầu óc cho mỗi công đoạn để chuẩn bị tốt nhất cho bộ hồ sơ của mình. Và cũng chính vì thế mà các bước tôi làm rất thuận lợi và nhanh chóng, không gặp nhiều vướng mắc.

PHẦN 6. NHẬN KẾT QUẢ VÀ QUYẾT ĐỊNH 

Trong toàn bộ quá trình đăng ký học bổng, yếu tố may mắn cũng luôn được mọi người nhắc đến. Bản thân tôi thì quan niệm rằng, yếu tố may mắn cũng có thể do bản thân chúng ta tạo nên. Bằng cách nào ư? Đó là cố gắng giúp đỡ mọi người xung quanh, thì cuộc sống sẽ mang lại may mắn cho mình.

Nếu bạn nhận được nhiều học bổng, thì từ chối các học bổng mà bạn không định đi một cách nhanh chóng cũng là một cách để giúp đỡ và tạo cơ hội cho người khác. Vì thế xin hãy quyết định nhanh chóng và hành động ngay!

PHẦN 7. LỜI KẾT 

Du Học Mỹ: Xin Học Bổng Mỹ Như Thế Nào?

1. Yếu tố quyết định thành công: kế hoạch chuẩn bị hồ sơ năng lực bản thân

Việc thực hiện hồ sơ xin học bổng là cả một chặng đường dài chuẩn bị và quyết tâm theo đuổi. Sẽ không bao giờ là quá sớm để mỗi học sinh bắt đầu cuộc hành trình của mình. Thực tế cho thấy trình ôn luyện, chuẩn bị hồ sơ thường bắt đầu ngay từ đầu cấp 3, thậm chí nhiều học sinh đã bắt đầu làm quen với TOEFL, IELTS từ lớp 8, lớp 9. Khi số lượng hồ sơ từ Việt Nam ngày càng lớn và chất lượng cũng tăng cao, cuộc đua giành học bổng giá trị cao vào các trường top ngày càng trở nên khốc liệt.hơn. Nếu không thực sự quyết tâm, chắc chắn bạn sẽ khó có thể hoàn thành ước mơ của mình.

a. Điểm GPA: Bạn phải nỗ lực đồng đều trong tất cả các môn, trên cơ sở đó trội hơn một số môn thì càng tốt (phụ thuộc vào nghành học mà bạn chọn). Đó có thể là phao cứu sinh với một số trường hợp nếu nhà trường quan tâm tới khả năng vượt trội của học sinh. – Đối với các bạn muốn đăng kí vào các chương trình sau đại học thì kiến thức chuyên sâu rất quan trọng, cộng thêm đó là những kinh nghiệm làm việc và các công trình nghiên cứu được công nhận.

b. Tiếng Anh và chứng chỉ: Ngoại ngữ chính là chìa khóa cho việc xin học bổng, hãy có kế hoạch thi điểm cao TOEFL hoặc IELTS, thêm chứng chỉ SAT cho khóa học Cử nhân hoặc GMAT/GRE cho khóa học Thạc sĩ. không thể thiếu, dùng để phỏng vấn, viết bài luận, tìm hiểu thông tin cũng như trong qá trình học tập và sinh sống tại nước ngoài. Hầu hết các chương trình đào tạo nước ngoài đều yêu cầu học sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh (Tiêu biểu là TOEFL, IELTS, SAT, GMAT/ GRE, v.v).

c. Hoạt động ngoại khóa: Bên cạnh các tiêu chuẩn về học lực và ngoại ngữ kể trên, một vấn đề vô cùng quan trọng tạo nên “điểm sáng” trong CV của học sinh khi nộp hồ sơ xin học bổng là các hoạt động ngoại khóa. Đặc biệt đối với các cơ sở đào tạo ở Mỹ, đây là một yếu tố không thể thiếu khi xét hồ sơ của sinh viên nước ngoài.

2. Có những loại học bổng nào

3. Những hỗ trợ từ EduViet Global

EduViet Global, với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xử lý hồ sơ xin học bổng với tỉ lệ thành công cao sẽ hướng dẫn và đưa ra các bí quyết giúp cho hồ sơ của bạn trở nên đặc biệt và thu hút hội đồng tuyển sinh nhất. Thể hiện cụ thể trong các khâu chính: Lập kế hoạch xây dựng hồ sơ năng lực, Hoàn thiện hồ sơ, Chọn lộ trình phù hợp, Gửi và Theo dõi hồ sơ.

Lập kế hoạch xây dựng hồ sơ năng lực

Đây là giai đoạn thường bị các ứng viên “bỏ quên” hoặc thực hiện không khoa học, đồng bộ nên đến khi cần nộp hồ sơ thì xảy ra rất nhiều trường hợp: GPA không đủ, chưa kịp thi chứng chỉ hoặc kịp thi nhưng vì vội vàng nên điểm không cao, hồ sơ CV không có điểm nhấn, …. Vậy EduViet sẽ tư vấn cùng lập 1 kế hoạch khả thi ngay từ khi bạn học lớp 10,11 hoặc đầu lớp 12.

Sau khi đã xác định được khả năng của học sinh, bước quan trọng quyết định đến 60% thành – bại của một hồ sơ là tìm được những phương án phù hợp và đưa ra được một lộ trình chuẩn xác nhất. Chúng tôi luôn khuyến khích học sinh lựa chọn trường theo 3 cấp độ với tỉ lệ 3-4-3. Tức là trong tổng số 10 trường lựa chọn, học sinh nên chọn 3 trường có tiêu chuẩn cao hơn khả năng của mình một chút để thử sức, 4 trường vừa sức, và 3 trường an toàn. Với kinh nghiệm xử lý hồ sơ xin học bổng của mình, chúng tôi tin chắc rằng nếu lựa chọn theo cách này, tỷ lệ rủi ro sẽ được đẩy xuống mức thấp nhất và tối đa hóa cơ hội thành công của các bạn.

Các chuyên gia sẽ giúp bạn kiểm tra kĩ càng hồ sơ trước khi gửi và sẽ lựa chọn cho bạn thời điểm nộp hồ sơ phù hợp nhất. Hồ sơ nên được gửi đến trường trước deadline sớm hơn khoảng 2 tuần – tức là không quá sớm và không quá muộn. Bên cạnh đó, việc follow-up (theo dõi) thường xuyên theo dõi tình trạng hồ sơ sau khi hồ sơ đã gửi đi cũng là một yếu tố “ẩn” nhưng lại có tầm quan trọng không nhỏ. Thứ nhất, việc bạn thể hiện sự quan tâm của mình đối với hồ sơ được gửi đi sẽ khiến Hội đồng tuyển sinh tin rằng bạn hoàn toàn tự tin với hồ sơ của mình. Chưa kể, thực tế còn cho thấy nhiều học sinh trong quá trình trao đổi với trường còn được hưởng nhiều khoản ưu đãi lớn hơn đáng kể so với dự định ban đầu. Đối với nhiều bạn đã từng được học bổng đi Mỹ, họ cũng chỉ ra rằng liên hệ với các giáo sư trước và sau khi nộp hồ là điều hết cần thiết. Bạn nên nhớ các giáo sư có thể cho bạn biết rất nhiều thông tin nóng hổi và tư vấn cho bạn. Đặc biệt, việc theo dõi tình trạng hồ sơ còn giúp học sinh sớm phát hiện sớm nếu không may hồ sơ bị thất lạc, …

Để chia sẻ những vướng mắc của các bạn học sinh và phụ huynh học sinh trong quá trình làm hồ sơ săn học bổng Mỹ, Eduviet Global tổ chức khóa học “Bí quyết săn học bổng Mỹ” Chuyên gia giảng dạy: Ms. Mai Hương – Trưởng phòng Tư Vấn Du học EduViet Global. Ms.Hương đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề làm tư vấn giáo dục, chị đã giúp các bạn học sinh sinh viên Việt Nam săn được hơn 300 suất học bổng Mỹ và học bổng các nước khác thành công. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM: Khoá 1: Thứ Bảy (học 2 buổi sáng chiều) ngày 22/6/2013. Khoá 2: Thứ Bảy ((học 2 buổi sáng chiều) ngày 06/7/2013. HỌC PHÍ: 990.000 VNĐ/người/khoá Đặc biệt: Học phí 990.000 VNĐ chỉ còn 0 VNĐ cho 99 bạn đăng ký đầu tiên tham dự khoá học. ĐĂNG KÝ NGAY HÔM NAY ĐỂ LÀ 1 TRONG 99 NGƯỜI ĐẦU TIÊN

Hoặc gọi điện trực tiếp: 0987 39 31 32

Hoặc để được tư vấn cụ thể hơn về chương trình du học Anh và các thủ tục, quy định về visa du học, quý vị phụ huynh và các bạn học sinh vui lòng liên hệ:

Săn Học Bổng Cao Học Tại Mỹ (P.2)

Có một điều thuận tiện là việc làm hồ sơ xin nhập học và xin học bổng của trường được gộp làm một. Bạn làm hồ sơ xin nhập học bình thường và đánh dấu chọn vào mục có xin học bổng.

Cách điền hồ sơ

Hầu hết các trường đều khuyến khích mọi người nộp hồ sơ trực tuyến, vì cách này đơn giản hơn, tiết kiệm hơn (chi phí gửi thư) và bạn có thể theo dõi được quá trình xét duyệt hồ sơ của mình. Tuy nhiên các bạn trong nước sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng. Điều này có thể khắc phục bằng cách nhờ người thân ở Mỹ thanh toán giúp.

Nếu chọn cách làm hồ sơ trực tuyến, bạn sẽ được trường cấp một tài khoản và mật khẩu để truy cập vào hồ sơ của mình. Bạn có thể biên soạn, chỉnh sửa hồ sơ của mình nhiều lần trước khi nộp. Nếu không muốn nộp đơn trực tuyến, bạn cũng có thể tải hồ sơ về máy của mình, điền bằng tay hoặc đánh máy rồi gửi qua đường bưu điện.

Thông thường hồ sơ gồm có: 1. Bảng điểm (transcript)

Bạn phải nộp bảng điểm của tất cả các trường đại học đã học trước đây. Nếu bảng điểm không phải bằng tiếng Anh thì phải có bản dịch có công chứng. Tất cả bảng điểm (trừ bản dịch) phải được bỏ vào bao thư có dấu niêm phong của trường cấp.

Về bảng điểm, các bạn nên yêu cầu trường ghi chú thêm “thứ hạng” của mình trong khóa. Ví dụ như đứng thứ 5 trên 200 sinh viên (dựa trên điểm trung bình của tất cả các môn). Điều này giúp các trường ở Mỹ đánh giá chính xác năng lực của bạn. Nếu các bạn đứng trong số 5% giỏi nhất thì khả năng xin được học bổng rất cao.

2. Thư giới thiệu (letter of recommendation)

Tải mẫu thư giới thiệu từ trang chủ của trường về, in ra và gửi cho giáo sư. Một số trường yêu cầu thư giới thiệu phải được gửi thẳng từ giáo sư đến trường, một số khác thì yêu cầu bỏ tất cả thư giới thiệu, bảng điểm… vào chung một phong bì và gửi trọn gói. Thư giới thiệu phải bỏ vào phong bì có chữ ký niêm phong của giáo sư.

3. Đơn xin nhập học (cũng là đơn xin học bổng – application form)

Các bạn có thể điền đơn và nộp trực tuyến hoặc tải mẫu đơn về máy, điền tay và gửi qua đường bưu điện.

4. Tiểu luận về mục đích học tập và nghề nghiệp (statement of purpose)

Đây là một trong những mục mà bạn cần phải đầu tư thời gian và sức lực đến nơi đến chốn. Các bạn phải trình bày một cách thuyết phục về bản thân mình, mục tiêu học tập của mình, vì sao bạn muốn theo đuổi chương trình thạc sĩ/tiến sĩ, lĩnh vực bạn quan tâm nghiên cứu, mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.

Nói chung là trường muốn hiểu bạn là ai, có gì xuất sắc, có quyết tâm, động cơ học tập mạnh mẽ không. Họ muốn trao học bổng cho người không những sẽ đi đến đích của con đường cao học mà còn khả năng nghiên cứu lâu dài nữa.

Trên mạng cũng có nhiều trang web hướng dẫn rất hay cách viết statement of purpose. Các bạn chỉ cần vào Google và gõ statement of purpose là tìm được các trang hướng dẫn này.

5. Điểm thi TOEFL và GRE

Các bạn cần phải thi hai kỳ thi trên chậm nhất là vào trước tháng mười, để có thể có điểm gửi về trường vào trước cuối tháng mười hai – là hạn chót nộp đơn của đa số các trường. Nên thi sớm vì nếu các bạn không hài lòng với điểm đạt được thì vẫn có thời gian để thi lại. Đối với TOEFL thì đạt trên 600 điểm (thi giấy) là an toàn.

Yêu cầu về điểm TOEFL và GRE cũng được các trường công bố trên trang chủ của mình. Tất cả thông tin về nội dung thi GRE, lịch thi, cách chuẩn bị và phần mềm luyện thi được cung cấp miễn phí tại http://www.gre.org/.

Các bước chuẩn bị cần thiết và kế hoạch thực hiện

Nếu có kế hoạch đi học, ví dụ như vào tháng 8-2005, các bạn phải bắt đầu chuẩn bị từ khoảng một năm rưỡi trước đó. Bắt đầu là việc ôn thi GRE/TOEFL vào khoảng tháng 2-2004.

Trong thời gian này các bạn đồng thời dò tìm thông tin tuyển sinh, các bảng xếp hạng để xác định các trường sẽ nộp đơn. Mục đích là khi thi GRE/TOEFL vào khoảng tháng 8-2004 các bạn có sẵn tên trường để yêu cầu ETS (cơ quan tổ chức thi) gửi điểm của mình về đó. Sau khi thi xong, nên bắt tay ngay vào viết statement of purpose.

Song song đó, gửi thư giới thiệu cho các giáo sư, điền hồ sơ để hoàn tất mọi thứ và gửi qua đường bưu điện vào khoảng đầu tháng 12-2004. Các bạn sẽ nhận được kết quả vào khoảng tháng hai và tháng 3-2005. Thông thường hạn chót để các bạn chấp nhận hoặc từ chối học bổng là giữa tháng tư. Nếu bạn chấp nhận học bổng trường sẽ cấp mẫu I-20 hoặc DS-2019 vào tháng năm hoặc tháng sáu để các bạn xin visa.

Tại Trường Cornell mà tôi học, số sinh viên Trung Quốc tự tìm được học bổng lên đến vài trăm, trong khi số sinh viên từ VN sang với học bổng tự tìm chỉ có… 4. Tôi tin chắc là chúng ta có thể thay đổi cán cân trên. Hãy mạnh dạn tìm và gõ cửa đi các bạn, cửa sẽ mở.