Xin Định Cư Ở Mỹ / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Thủ Tục Xin Visa Định Cư Ở Mỹ

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu những đối tượng được sang Mỹ định cư gồm những ai. Theo quy định luật hiến pháp của Mỹ, để trở thành công dân của quốc gia này, bạn phải là thành viên trực hệ hoặc là người trong gia đình với những người Mỹ. Ngoài ra nếu bạn là vợ hoặc chồng của người Mỹ thì cũng được định cư tại quốc gia này. Những người có tài năng muốn đến Mỹ để sinh sống và phục vụ công việc cho quốc gia này cũng được chính phủ Mỹ cấp phép làm thủ tục để định cư.

Thủ tục xin visa định cư ở Mỹ cũng tương đối phức tạp. Điều đầu tiên bạn cần thực hiện là làm hồ sơ bảo lãnh do cơ quan Di trú và Nhập tịch Mỹ cấp. Nếu được thông qua, hồ sơ của bạn sẽ được tiếp tục chuyển đến trung tâm Thị thực quốc gia để xem xét. Trường hợp bạn có đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết thì bạn sẽ được sắp xếp lịch phỏng vấn tại đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam.

Thủ tục xin visa định cư ở Mỹ bao gồm những giấy tờ quan trọng và cần thiết sau:

Hộ chiếu: Lưu ý hộ chiếu của bạn phải còn hiệu lực ít nhất trong 6 tháng. Nếu không còn đủ 6 tháng thì bạn phải làm một hộ chiếu mới để đáp ứng yêu cầu.

Ảnh thẻ: Kích cỡ của ảnh là 5x5cm, thời gian chụp chưa quá 6 tháng, ảnh được chụp trên nền trắng.

Hồ sơ sơ yếu lí lịch: các giấy tờ trong hồ sơ được công chứng tại địa phương mình sinh sống. Trường hợp bạn đã lập gia đình thì cần có bản photo giấy kết hôn công chứng.

Giấy tờ để chứng minh thu nhập, tài chính, công việc của bạn: thẻ ngân hàng, giấy tờ nhà đất…

Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người bảo lãnh và bạn.

Đối với người bảo lãnh cho bạn làm thủ tục xin visa định cư ở Mỹ thì cũng cần chuẩn bị các giấy tờ như: sổ hộ khẩu công chứng, giấy khai sinh công chứng, thẻ cư trú tại Mỹ, đơn bảo lãnh nhân thân, đơn thân nhân (mẫu có sẵn), giấy đăng kí kết hôn công chứng (nếu đã lập gia đình)…

Định Cư, Xin Việc, Xin Postdoc Tại Mỹ

Vậy thì NHỮNG điều gì là quan trọng nhất mà quyết định việc bạn có nhận được offer cho vị trí Postdoc hay ko?

(1) Funding: Điều này rất quan trọng, vì để có thể mở vị trí Postdoc thì các Prof. PHẢI có funding, còn ai bỏ tiền túi ra mở vị trí thì cái nay mình cũng chưa thấy bgio.

(2) Research field: Cũng quan trọng không kém, dù là Prof. có funding thì họ cũng sẽ ưu tiên tuyển những người có lĩnh vực nghiên cứu gần với họ, hoặc là người phù hợp nhất cho một vị trí hoặc hướng nghiên cứu nào đó mà project họ đang cần.

Cách của mình như sau:

Trong lĩnh vực của mình (computer science) thì mình biết NSF [A] là một nguồn lớn mà các Prof. hay xin funding từ đó. Có một cái hay ở website của NSF mà chúng ta thể khai thác đó là các bạn có thể search để tìm kiếm những proposals đã từng được funded cho tới thời điểm mới nhất. Không những vậy còn có thêm một chức năng khác nữa đó là tìm kiếm theo từ khóa [B]. Mình sẽ giải thích vì sao một động tác đơn giản trên đó lại đánh trúng hai mục tiêu (1) và (2) ở trên.

Mình xong Ph.D. năm 2016 tại Taiwan và qua Mỹ làm Posdoc cùng năm đó, nhận thẻ xanh approval năm 2018, và Prof. job 2019. Từ khi qua Mỹ 2016 mình đã chuyển qua vị trí Postdoc hai lần và cùng với cách làm như trên mình đã nhận được vài offers cho vị trí Postdoc ở lần thứ 2 đó chứ ko giống lần đầu khi đi từ Taiwan qua Mỹ ngày vẫn còn non và xanh mơn mởn chưa có kinh nghiệm gì.

[A] Tuỳ vào mỗi ngành mà nguồn funding có thể đến từ những quỹ khác nhau, ngay cả trong lĩnh vực mình (CS) thì cũng ko phải chỉ có funding của NSF. Trên kia mình chỉ muốn lấy một ví dụ đơn giản nhất để các bạn thấy được ý của mình nên mình lấy ví dụ về NSF. Về mỗi trường hợp của các bạn thì hãy tìm hiểu là những nguồn funding chủ yếu trong lĩnh vực của bạn và vận dụng linh hoạt.

[B] Hình B

Định Cư Ở Mỹ Và Canada : Tôi Chọn Mỹ

Đây là câu hỏi gây nhiều tranh cãi trong lịch sử của hai quốc gia lớn nhất Bắc Mỹ. Xã hội Canada và Mỹ đều nghĩ rằng quốc gia của mình mới là nơi đáng sống hơn. Nhưng nếu nhìn vào các tiêu chí thực tế để đánh giá, thì quốc gia nào mới là bến đỗ của bạn?

Kinh tế

GDP của Canada trong quý 4 năm 2019 nhỏ hơn 2 nghìn tỷ USD, trong khi Mỹ báo cáo con số này là 21,73 nghìn tỷ USD. Mỹ là siêu cường kinh tế, nhưng thu nhập của công dân hai nước lại gần bằng nhau. Cục điều tra dân số Hoa Kỳ cho biết, thu nhập trung bình của các gia đình ở Hoa Kỳ ở mức 63.179 USD. Tại Canada, thu nhập trung bình dao động từ 45.220 USD đến 89.610 USD.

Mỹ và Canada là hai quốc gia Bắc Mỹ có nhiều điểm tương đồng và rất ít sự khác biệt.

Trong khi Mỹ có GDP cao hơn Canada, nhưng thu nhập bình quân đầu người của hai quốc gia tương đương nhau.

Chi phí học đại học và chi phí cho sức khỏe ở Canada thấp hơn.

Thuế là tiêu chí khác biệt nhất giữa hai đất nước. Canada có thuế suất thực tế trung bình cao hơn Mỹ, khoảng 28%. Theo Business Insider, sau thuế người Canada chỉ mang về được gần 35.500 USD một năm. Ở Mỹ, thuế thực tế thấp hơn, 18%. Vì vậy, lương sau thuế trung bình ở Mỹ khoảng hơn 52.000 USD.

Theo trang “numbeo.com”, chi phí sinh sống ở Mỹ cao hơn ở Canada. Chỉ số Chi phí Sống ở Mỹ là 69,91 so với 65,01 ở Canada. Chỉ số này so sánh giá thuê nhà, nhu yếu phẩm, giá ăn ở nhà hàng và mua đồ ở địa phương.

Thuê một căn hộ có 1 phòng ngủ: Ở Toronto, Canada là 1.536,22 USD; trong khi ở New York, Mỹ là 3.116,43 USD

Thực phẩm: Một ổ bánh mỳ có giá 95 cent ở New York, nhưng có giá 59 cent ở Toronto; 0.15 kg ức gà ở New York có giá 1,96 USD nhưng lại có giá 1,88 USD ở Toronto; một bữa ăn ở nhà hàng đắt đỏ có giá 14,9 USD ở Toronto và 20 USD ở New York; một cốc cappuccino có giá 3,15 USD ở Toronto và 4,47 USD ở New York.

Giao thông: Vé đi lại trong địa phương một chiều là 2,42 USD ở Toronto và 2,75 USD ở New York; giá taxi cho một dặm là 2,16 USD ở Toronto và 2,70 USD ở New York.

Quần áo: Một đôi quần jean Levi có giá 52,59 USD ở Toronto và 53,74 USD ở New York; một đôi giày chạy bộ Nike có giá 79,64 USD ở Toronto và 86,69 USD ở New York.

Phúc lợi cho gia đình

Trở thành mẹ là một trong những món quà tuyệt vời nhất trên thế giới này. Dành thời gian cho con mình và chứng kiến chúng trưởng thành là những kỉ niệm tuyệt vời, tuy nhiên, quá trình này cần một nguồn tài chính không nhỏ. Và hai quốc gia này hỗ trợ các bà mẹ thế nào?

Canada

Canada quy định thời gian nghỉ sinh nở bắt buộc và cung cấp những chính sách phúc lợi rõ ràng. Chính phủ hỗ trợ thông qua bảo hiểm lao động địa phương. Chương trình này áp dụng cho cả bố và mẹ. Phúc lợi có thể lên tới 573 USD mỗi tuần.

Mỹ

Trong lĩnh vực này, Mỹ hơi khác biệt so với Canada. Mỹ hỗ trợ các gia đình theo luật Family and Medical Leave Act (FMLA). FMLA cho phép người mẹ nghỉ không lương 12 tuần. Mỗi bang lại có chính sách riêng.

Y tế

Mỹ có chi phí y tế cao nhất thế giới. Theo đầu người, một cá nhân có thể trả khoảng 10.739 USD một năm; so với người Canada là 7.068 USD một năm.

Giáo dục

Các trường đại học có thể khiến sinh viên tốn một khoản tiền lớn và họ sẽ phải vay nợ để trả tiền học phí. Tổ chức Student Loan Hero cho biết Mỹ có danh sách các trường đại học có chi phí cao nhất, chỉ đứng sau Anh. Trung bình, học phí mỗi năm ở các trường cao đẳng công của Mỹ là khoảng 8.200 USD. Một trường tư có chi phí trung bình một năm là 21.200 USD. Canada đứng thứ 4 về học phí cho các trường đại học. Ở Canada, học phí trung bình mỗi năm ở các trường công khoảng 5.000 USD.

Montreal là thành phố lớn thứ 2 ở Canada, rất nhiều cư dân nói song ngữ, cả tiếng Pháp và tiếng Anh. Thực tế, theo Cencus Canada 2016, 20% người Canada khẳng định tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ 2 của mình.

Quốc gia nào đáng sống hơn?

Hoa Kỳ là một cường quốc trên thế giới, người Mỹ có thể mong đợi chi tiêu nhiều hơn trong gần như mọi khía cạnh của cuộc sống. Người dân ở Hoa Kỳ và Canada có thu nhập hàng năm tương đương. Tuy nhiên, thuế ở Hoa Kỳ thấp hơn, có thể mang lại cho người Mỹ một lợi thế thanh toán.

Tuy nhiên, những ai lựa chọn sống ở Mỹ cũng không phải là một quyết định sai lầm, khi Mỹ tôn trọng giá trị dân chủ (qua mô hình Tam quyền phân lập) và đem đến nhiều cơ hội giao lưu phát triển, đa dạng sắc tộc hơn. Xét về độ năng động, có thể thấy Mỹ “nhỉnh” hơn Canada.

Mỹ là quốc gia có ba cấp lập pháp: quốc gia, bang, thành phố (địa hạt), mỗi cấp ban hành Luật pháp, quyền và trách nhiệm riêng của mình. Pháp luật quốc gia lấy nhân quyền làm nguyên tắc, quản lý các phương châm đối nội đối ngoại, các chính sách lớn. Luật pháp bang lấy nhân tính làm cơ sở, xử lý các tranh chấp dân sự, hình sự. Luật pháp thành phố (địa hạt) tôn trọng tình hình thực tế của nhân dân, giữ gìn bản sắc truyền thống.

Ba cấp lập pháp không phải quan hệ trên dưới trực thuộc, mà mỗi cấp phụ trách chức trách riêng của mình, cũng như cá dưới nước phân tầng rõ ràng, tầng trên, giữa, dưới, cũng có ba loại thức ăn khác nhau, không can thiệp lẫn nhau. Nếu bất chợt có tranh chấp xung đột, thì trái lại pháp luật cấp thấp hơn sẽ có tác dụng quyết định.

Đạo lý này cũng không khó giải thích, càng là luật pháp thấp hơn một cấp thì càng gần với người dân, hợp tình hợp lý. Mà pháp luật cấp cao do tính trừu tượng của nó đã mất đi tính khả thi. Theo chiều dọc thì ba cấp lập pháp, mỗi cấp nắm giữ chức phận của mình. Theo chiều ngang thì pháp luật bang, pháp luật thành phố (địa hạt) cũng có khác nhau.

Một nhà văn Trung Quốc sau khi đến Mỹ đã cảm khái nói: “Suốt 20 năm nay, càng đi sâu vào xã hội Mỹ, tôi không ngừng phát hiện thấy một sự thực rằng: thiết kế chế độ xã hội ở đây hoàn toàn là để giải quyết các loại vấn đề có thể xảy ra của nhân dân. Cũng có thể nói rằng, trong xã hội này, bất kể anh có xảy ra chuyện gì, rất khó mà cảm thấy mình lâm vào bước đường cùng, luôn luôn có con đường đang chờ đợi bạn”.

Có lẽ điều đó chính là lý do giải thích vì sao dù là nhân tài hay kẻ bất tài, người khôn hay kẻ dại cũng đều có nhiều người muốn di cư sang Mỹ. Đây chính là quốc gia mà bạn khó có thể bị rơi vào bước đường cùng.

Thiên Bình Theo Investopedia

Sự Thật Vụ Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm Xin Visa Đi Định Cư Ở Mỹ

Theo đó, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm khẳng định, các thông tin lan truyền trên mạng cho rằng bà xin visa, chuẩn bị sang Mỹ định cư là “hoàn toàn sai sự thật”. Bà Quyết Tâm cho rằng, đây là thông tin xuyên tạc và do một số người nghĩ ra.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói gì khi bị đồn đi học tiếng Anh để sang Mỹ định cư?

Những ngày qua, trên một số trang thông tin điện tử, báo mạng, các mạng xã hội tại Việt Nam lan truyền thông tin đồn bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Phó Bí thư Thành uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND chúng tôi Đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá 14 sau khi nghỉ hưu đã đăng ký đi học tiếng Anh để xin visa, làm thẻ xanh, “chuẩn bị sang Mỹ định cư”.

Lên tiếng về vấn đề này trên báo Dân Sinh, cơ quan của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trưa 1/9, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay, bà đã nắm được thông tin lời đồn về việc “chuẩn bị sang Hoa Kỳ định cư”.

Theo đó, nguyên Phó Bí thư Thành uỷ chúng tôi khẳng định, đây không phải lần đầu tiên các thông tin không đúng sự thật về bản thân bà Nguyễn Thị Quyết Tâm lan truyền trên mạng xã hội nhưu Facebook, Youtube…

“Tôi đăng ký học một lớn Tiếng Anh để nâng cao trình độ và thực hiện mong muốn cá nhân mà trước đó không thực hiện được do quá bận công tác”, bà Quyết Tâm nêu rõ.

Tuy nhiên, theo nguyên Chủ tịch HĐND chúng tôi không hiểu vì sao, chỉ với việc đăng ký đi học Anh Văn mà đã dẫn đến các thông tin xuyên tạc của một số người cho rằng bà Tâm học tiếng Anh để chuẩn bị xin visa, làm thẻ xanh, đi Mỹ định cư sau khi đã nghỉ hưu.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm chuẩn bị sang Mỹ định cư: Thông tin xuyên tạc?

Thực tế, những ngày qua, sau khi xuất hiện thông tin về việc, ĐBQH của đoàn chúng tôi Phạm Phú Quốc có quốc tịch thứ 2 thì thông tin đồn thổi trên về bà Nguyễn Thị Quyết Tâm lại xuất hiện nhiều hơn trên mạng xã hội.

Cụ thể đó là trường hợp của ông Phạm Phú Quốc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) có quốc tịch và sở hữu hộ chiếu vàng Cyprus (Cộng hòa Síp).

“Các thông tin lan truyền trên mạng cho rằng, tôi xin visa, chuẩn bị sang Mỹ định cư là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc và do một số người rảnh việc nghĩ ra”, bà Tâm gay gắt phủ nhận tin đồn.

“Tôi vẫn ở thành phố Hồ Chí Minh sinh sống, làm việc bình thường”, vị ĐBQH khóa 14 Đoàn chúng tôi nhấn mạnh.

Cũng chia sẻ với báo giới, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, có người quen sau khi đọc được thông tin lan truyền trên mạng nói bà chuẩn bị đi Mỹ định cư đã gọi điện để hỏi. Sau khi nghe thông tin, bà mời người này đến nhà chơi và kiểm chứng lại.

“Tôi nghĩ rằng, khi họ đưa ra những điều không chính xác về tôi sẽ khó tránh một số người thiếu thông tin có thể tin. Nhưng hiện nay, đa phần người dân đều có trình độ, nhận thức tốt, do đó họ sẽ không dễ gì tin. Họ có sự nhìn nhận đúng đắn, kiểm chứng lại thông tin khi cần thiết”, nguyên Chủ tịch HĐND chúng tôi Nguyễn Thị Quyết Tâm bày tỏ.

TP.HCM đang họp báo vụ ông Phạm Phú Quốc mang hai quốc tịch

Được biết, cùng với đại diện Văn phòng Đoàn ĐBQH chúng tôi lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Chánh Văn phòng – người phát ngôn UBND chúng tôi cùng chủ trì họp báo. Cụ thể, tham dự có các ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban tuyên giáo Thành ủy chúng tôi ông Hà Phước Thắng, Chánh Văn phòng UBND chúng tôi ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM.

Theo thông báo trước đó, thời gian buổi họp báo bắt đầu lúc 17h, tại Trung tâm Báo chí chúng tôi tuy nhiên, đến 17h30 cuộc họp báo cũng vẫn chưa bắt đầu do “các lãnh đạo đang bận một cuộc họp khác”.

Trước đó, trong khi trả lời báo chí, ông Phạm Phú Quốc thừa nhận mình có quốc tịch Cyprus từ giữa năm 2018. Tuy nhiên, không phải ông bỏ 2,5 triệu USD ra để mua hộ chiếu vàng mà là được “gia đình bảo lãnh”.

Ông Phạm Phú Quốc khẳng định, khi ứng cử ĐBQH vào tháng 5 năm 2016, ông chỉ có một quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên, vì lý do có một số thay đổi trong công việc và hoàn cảnh cá nhân nên năm 2018, ông Quốc đã hai lần làm đơn trình bày nguyện vọng xin thôi nhiệm vụ công tác (ở thời điểm đó ông đang là phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM), để chuyển đến Thành ủy, UBND TP.HCM.

Vị Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội này cũng cho hay, đến năm 2017, vợ và con gái ông có mong muốn ra nước ngoài học tập và sinh sống cùng con trai tôi nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại đảo Síp. Quốc gia này cho phép nhập quốc tịch không phải thôi quốc tịch Việt Nam. Sau đó, giữa năm 2018 gia đình ông đã làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho ông Quốc tại Cộng hòa Síp.