Chính phủ Canada đặc biệt quan tâm đến trình độ học vấn của các bạn nên sinh viên muốn đi du học Canada cần có một kết quả học tập tốt, với điểm số từ trung bình khá trở lên tại Việt Nam.
Yêu cầu về độ tuổi học tập
14 – 17 tuổi: Bạn có thể học chương trình phổ thông của Canada. Hệ thống phổ thông của đất nước này được chia làm 2 cấp: Cấp 1 (từ lớp 1 – 8), cấp 2 (từ lớp 9 – 12)
17 – 19 tuổi: Khi học hết lớp 11, bạn có thể theo học chương trình dự đại họccủa Canada. Nhưng khi lựa chọn chương trình này sẽ không có quá nhiều lựa chọn về các trường đại học mà bạn sẽ theo học trong tương lai, đặc biệt là các trường nổi tiếng tại Canada. Ngoài ra, khi học xong chương trình này bạn sẽ không có bằng tốt nghiệp THPT.
18 – 34 tuổi: Lứa tuổi này bạn có thể theo học các chương trình có trong hệ thống đào tạo của Canada, gồm: trường nghề, cao đẳng, đại học và chương trình sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ)
Yêu cầu về tài chính
Hiện nay, chính phủ đang áp dụng chính sách không chứng minh tài chính (SDS) (trước đó là chương trình CES) cho hệ thống đào tạo đại học, nhưng khi học THPT thì bạn vẫn cần phải chứng minh tài chính. Do đó, để có thể đáp ứng yêu cầu khi du học tại Canada, sinh viên và phụ huynh học sinh cần chuẩn bị chi phí gồm (học phí năm đầu tiên, chi phí sinh hoạt, chi phí đi lại,…)
1.1.Kế hoạch học tập
Đây là phần quan trọng nhất trong hồ sơ xin giấy phép học tập cũng như trong kế hoạch du học của mỗi học sinh. Thư giải trình kế hoạch học tập được xây dựng đầy đủ chi tiết sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu của học sinh nhằm tạo ra định hướng, kế hoạch sự nghiệp dự kiến, là căn cứ để đầu tư thời gian, tiền bạc, cơ hội của gia đình và cũng là căn cứ chủ yếu để đánh giá mục đích du học thực sự của cơ quan xét duyệt visa, giấy phép. Trong kế hoạch học tập này, bạn cần làm sáng tỏ câu trả lời của một số câu hỏi chính như sau:
+ Ước mơ, nguyện vọng của bạn là gì và nền tảng bắt đầu dẫn đến nguyện vọng đó?
+ Lộ trình sự nghiệp dự kiến của bạn trong vòng ít nhất 5 năm nữa ra sao? Sau khi kết thúc khóa học, kế hoạch sự nghiệp của bạn thế nào?
+ Bạn và gia đình bạn đã chuẩn bị thế nào để thực hiện lộ trình đó?
+ Khóa học tại Canada đóng góp giá trị gì cho lộ trình dự kiến của bạn? Vì sao bạn lựa chọn Canada và khóa học này thay cho một chương trình học ở Việt Nam hoặc một quốc gia khác? Giá trị đó có tương xứng với việc đầu tư tài chính, thời gian của bạn và gia đình cho khoá học này hay không?
+ Khoản đầu tư này có nằm trong khả năng mà gia đình bạn có thể đảm bảo tính ổn định để bạn tập trung hoàn thành kế hoạch học tập của mình, ngay cả khi có rủi ro xảy ra hay không?
1.2.Về hồ sơ học tập chi tiết
Các nội dung về hướng nghiệp để xác định lộ trình sự nghiệp (bao gồm học tập và làm việc sau tốt nghiệp). Học sinh và gia đình đã nghiên cứu, có lộ trình học tập – làm việc rõ ràng, so sánh môi trường giáo dục các nước, các nhà cung cấp giáo dục tại Canada và lựa chọn chương trình học phù hợp. Điều đó thể hiện sự chuẩn bị kỹ càng, mục đích học tập đúng đắn và nghiêm túc của học sinh và gia đình.
1.3.Về hồ sơ chứng minh tài chính
Không chỉ thể hiện số tiền qua sổ tiết kiệm bởi số tiền đó không thuyết phục được Lãnh sự cấp visa cho bạn. Bạn cần nộp kèm chi tiết hồ sơ chứng minh thu nhập từ các nguồn phát sinh và tài sản sở hữu của gia đình để thể hiện khả năng tài chính đủ chi trả ăn ở học phí cho bạn trong thời gian học tại Canada.
DANH MỤC HỒ SƠ CHUẨN BỊ XIN VISA DU HỌC CANADA CHI TIẾT:
– Toàn bộ hồ sơ đều phải được dịch ra tiếng Anh và công chứng trước khi nộp cho trường.
Hộ chiếu còn thời hạn
Ảnh chụp kích thước 3×4
Chứng minh nhân dân (CMND)
Giấy khai sinh
Giấy ĐKKH (nếu có)
Sơ yếu lý lịch
Lý lịch tư pháp mẫu số 2
Kế hoạch học tập
Bằng Tốt nghiệp THPT/Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT
Bằng Tốt nghiệp Đại học/Giấy chứng nhận tốt nghiệp Đại học
Bảng điểm đại học
Chứng chỉ IELTS/TOEFL
Giấy khen/Giấy chứng nhận thành tích
Đơn xin học (theo mẫu của trường)
Lệ phí đăng ký học (tùy trường)
3: HỒ SƠ CÔNG VIỆC CỦA HỌC SINH
Xác nhận công việc
Hợp đồng lao động
Sao kê lương/bảng lương hàng tháng
Thư giới thiệu
4.1: Hồ sơ cam kết bảo lãnh tài chính
Thư cam kết bảo lãnh tài chính
4.2: Hồ sơ chứng minh quan hệ với người bảo lãnh tài chính (Trường hợp người bảo lãnh không phải bố mẹ của đương đơn) 4.3: Hồ sơ chứng minh mối quan hệ giữa người bảo lãnh tài chính và đương đơn (Trường hợp người bảo lãnh không phải bố mẹ của đương đơn)
Nguồn thu 1: Thu nhập từ lương
Nguồn thu 2: Thu nhập từ lương ngoài lương chính thức
Nguồn thu 3: Thu nhập từ kinh doanh (công ty, hộ gia đình)
Nguồn thu 4: Thu nhập từ cho thuê tài sản (nhà, đất, ô tô,…)
Nguồn thu 5: Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản (nhà, đất, ô tô…)
Nguồn thu 6: Thu nhập từ đầu tư vốn (góp vốn kinh doanh, cổ tức lợi tức, cho vay tiền, lãi sổ tiết kiệm…)
Nguồn thu 7: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Nguồn thu 8: Thu nhập từ quà tăng, thừa kế
Nguồn thu 9: Thu nhập từ trúng thưởng
Nguồn thu 10: Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Nguồn thu 11: Thu nhập từ bản quyền
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Sổ tiết kiệm
Giấy chứng nhận quyển sở hữu ô tô
Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần
Phần 4.6: Hồ sơ CMTC theo chương trình CES
Giấy chứng nhận tài chính từ ngân hàng (theo chương trinh CES)
Không cần Chứng minh tài chính và giải trình nguồn thu
PHẦN 5: HỒ SƠ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Phí hành chính cho một bộ hồ sơ: 32,67 USD
Lệ phí biometrics (nếu có): 65 USD cho cá nhân, 130 USD cho gia đình, 195 USD cho nhòm từ 3 người trở lên
Lệ phí xin giấy phép học tập và thị thực: 110 USD
– Phí visa có thể thay đổi theo từng thời điểm
– Thời gian xét visa thường kéo dài thậm chí trên 03 tháng, với chương trình CES miễn chứng minh tài chính là từ 2 – 4 tuần, vì vậy bạn nên chuẩn bị và nộp hồ sơ xét duyệt visa càng sớm càng tốt tránh lỡ kỳ học và các rủi ro xảy ra.
2. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin visa du học Canada
2.1.Trang phục chỉnh tề
Trang phục gọn gàng sẽ giúp bạn gây thiện cảm với chuyên viên phỏng vấn trong lần đầu gặp mặt. Điều đó cho thấy bạn tôn trọng bản thân, tôn trọng người đối diện và hoàn toàn nghiêm túc với mục đích đến với buổi phỏng vấn xin visa đi Canada du học.
2.2.Luôn tự tin thể hiện bản thân
Sự rụt rè và lo lắng sẽ là một bước cản lớn khi bạn đối mặt với các chuyên viên lãnh sự quán, việc đó sẽ làm bạn đưa ra các câu trả lời không đầy đủ hoặc sai thông tin mà bạn đã cung cấp trong bộ hồ sơ xin visa đi Canada của bạn. Đừng tự gây áp lực cho bản thân mình. Hãy thoải mái, tự tin, trả lời thật bình tĩnh và rõ ràng các câu hỏi mà phía lãnh sự quán đưa ra. Hãy để đầu óc bạn luôn minh mẫn, nhanh nhẹn và sáng suốt.
2.3.Trả lời câu hỏi thông minh
Trả lời câu hỏi chính xác nhất có thể. Nếu bạn không nghe rõ câu hỏi, hãy lịch sự nhờ họ nhắc lại một lần nữa, đừng cố đoán và cố trả lời dẫn đến câu trả lời không chính xác.
Lời khuyên cuối cùng là trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, xúc tích và trung thực nhất. Trả lời sao cho nhân viên lãnh sự quán dễ hiểu nhất, dùng từ ngữ đơn giản và gần gũi để diễn đạt ý của mình.
Yêu cầu về tài chính
Hiện nay, chính phủ đang áp dụng chính sách không chứng minh tài chính (SDS) (trước đó là chương trình CES) cho hệ thống đào tạo đại học, nhưng khi học THPT thì bạn vẫn cần phải chứng minh tài chính. Do đó, để có thể đáp ứng yêu cầu khi du học tại Canada, sinh viên và phụ huynh học sinh cần chuẩn bị chi phí gồm (học phí năm đầu tiên, chi phí sinh hoạt, chi phí đi lại,…)
Canada cũng giống như các quốc gia khác, các trường học THPT đều có chương trình dạy tiếng Anh đầu vào để thi xếp lớp nên không quá yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Chỉ khi bạn học các hệ thống sau:
Cao đẳng: IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 71 trở lên
Đại học: IELTS 6.5 hoặc TOEFL iBT 79 trở lên
American Study – Nơi chắp cánh ước mơ du học Mỹ!
Email: americanstudy.info@gmail.comHotline: 096 410 2268 – 0912 170 676 – 0946 211 151Fanpage Facebook: American StudyĐịa chỉ: – CS1: Tòa nhà Yên Hòa Sunshine, 09 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội– CS2: Tòa nhà Viettel Complex, 285Cách mạng tháng 8, phường 12, quận 10, TP. HCM