Visa Du Hoc F1 / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Acevn.edu.vn

Visa F1 Là Gì? Cách Để Có Visa F1

Bạn là du học sinh muốn đi du học tại Mỹ hoặc bạn là các bậc phụ huynh đang có ý định cho con bạn du học tại Mỹ nhưng Mỹ lại là một nước khó xin visa nhất với điều kiện rất khắc khe và visa để đi du loại lại có khá nhiều loại như visa F1- F2, J1- J2, M1-M2, bạn chắc hẳn sẽ rất bối rối khi không biết các loại visa trên như thế nào. Bài viết này tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn về loại visa thường dành cho các du học sinh tại Mỹ visa F1. Vậy Visa F1 là gì?

Visa F1 là gì?

Visa F1 hay thị thực F1 là loại visa phổ biến nhất dành cho các du học sinh có ý định tham gia khóa học như đại học, trung học phổ thông, hoặc một khóa học tiếng Anh tại các trường đại học ở Hoa Kỳ. Du học sinh được cấp visa F1 phải đảm bảo việc duy trì việc học toàn thời gian tại trường (full-time student status) trong suốt thời hạn của visa F1.

Hạn chế của loại thị thực này là bạn không được phép làm việc bên ngoài trường học, nếu làm việc trong trường học phải đảm bảo chỉ được phép làm không quá 20 tiếng/tuần trong năm học.

Sau khi kết thúc khóa học du học sinh được phép ở lại Mỹ trong 60 ngày, ngoại trừ khi du học sinh được ở lại hoặc làm việc một thời gian nhất định theo chương trình OTP. Du học sinh phải hoàn tất chương trình học trong thời hạn được ghi trên I-20 (Giấy chứng nhận đủ điều kiện dành cho sinh viên không di dân, được cấp bởi trường đại học Hoa Kỳ chứng nhận sinh viên được chấp nhận học tập tại trường).

Điều kiện để được cấp Visa F1

Để được cấp visa F1 du học sinh cần chứng minh mình có đủ các điều kiện sau đây:

Bạn là công dân của một quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ, đến Hoa Kỳ để học tập và sẽ trở về ngay khi kết thúc khóa học.

Chứng minh bạn đủ điều kiện tài chính để chi trả các khoản chi phí học tập, ăn ở khi du học tại Hoa Kỳ.

Chứng minh tình trạng sức khỏe của bản thân.

Chứng minh bạn có điều ràng buộc để trở về nước ngay sau khi hoàn thành khóa học.

Hộ chiếu còn hiệu lực tại Hoa Kỳ ít nhất là 6 tháng ngoài thời gian dự kiến tại Mỹ.

Năng lực ngoại ngữ, có thể bạn sẽ được yêu cầu bằng IELTS phải từ 6.0 – 6.5, có được bằng này sẽ giúp bạn đẩy nhanh quá trình xét duyệt visa hơn.

Thủ tục xin visa F1

Để thực hiện thủ tục xin visa F1, bạn cần làm những việc như sau:

Lưu ý cách điền mẫu đơn DS(160):

Bạn phải điền mẫu đơn nộp trực tuyến trước khi hẹn phỏng vấn tại Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sứ Quán Hoa Kỳ. Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán bạn chọn lúc điền đơn trực tuyến phải là Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán bạn hẹn phỏng vấn.

Các câu hỏi trong mẫu đơn này đều bằng tiếng Anh, bạn phải dùng các ký tự tiếng Anh trừ khi bạn cần phải điền tên của mình theo bảng chữ cái của quốc gia bạn.

Bạn phải tải lên một tấm ảnh được chụp trong vòng 6 tháng trên nền trắng, thấy rõ tai của bạn và không đeo kính.

Không được dừng điền đơn trong vòng 20 phút nếu không đơn sẽ bị hủy vì hết hạn và bạn phải điền lại từ đầu trừ khi bạn đã lưu lại Mã số đơn xin hoặc đã lưu đơn xin trong tập tin trên máy tính. Vì vậy bạn nên lưu lại Mã số đơn nằm ở góc phải màn hình để phòng trường hợp bạn tắt trình duyệt có thể quay lại tiếp tục điền đơn.

Mẫu đơn DS-160 đã điền đầy đủ sẽ kích hoạt một trang xác nhận có mã vạch bằng chữ và số bạn phải in trang xác nhận này. Trang xác nhận là yêu cầu bắt buộc cho cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Khi bạn đã in trang xác nhận mã vạch, ấn vào nút “Quay lại” trên trình duyệt và sau đó tự gửi email cho mình một bản sao lưu của DS-160. Tập tin được gửi email sẽ ở định dạng PDF, bạn cần chương trình Adobe Acrobat để xem hoặc in.

Nhớ phải kiểm tra chính xác thông tin bạn đã điền, chỉ cần trình bày sai bất kỳ thông tin nào bạn cũng không được nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Bước 2: Hoàn tất lệ phí xin xét visa F1, bạn sẽ không được trả lại khoản phí này dù bạn đậu hay không đậu visa. Lệ phí xin visa thường khoảng 200 USD.

Bước 3: Lên lịch hẹn phỏng vấn: Bạn cần có passport, số biên nhận Phí xin visa, số mã vạch gồm 10 số từ trang xác nhận DS-160 của bạn.

Bước 4: Đến Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ đúng ngày bạn hẹn phỏng vấn. Bạn phải mang theo bản in của thư hẹn, trang xác nhận DS-160, một ảnh chụp trong vòng 6 tháng, hộ chiếu hiện tại và các hộ chiếu cũ của bạn, biên nhận thanh toán xin thị thực gốc. Bạn phải mang đầy đủ các giấy tờ này.

Bạn nên mang theo các giấy tờ chứng minh tài chính của bạn, bằng tiếng Anh, xuất trình bản sao gốc tài khoản ngân hàng những giấy tờ này sẽ đảm bảo khả năng bạn xin thị thực Mỹ du học cao hơn.

Mọi thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ:

Email: [email protected]

Hotline: 0914 977 234

Trụ sở chính:

ĐC: 251/1 Nguyễn Văn Trỗi – Phường 10 – Q. Phú Nhuận – Tp. Hồ Chí Minh, Tòa nhà NK Office – lầu 3

Tel: 0914 977 234 – 08 3997 4168

Địa chỉ liên hệ tại Đà Nẵng

ĐC: 98 Hoàng Văn Thụ, P.Phước Ninh, Q. Hải Châu – Tp. Đà Nẵng

Tel: 023 6629 0888

Địa chỉ liên hệ tại Hà Nôi

ĐC: Phòng 204, tầng 2 – Yên Ninh – Ba Đình – Hà Nội

Tel: 0914 977 234

Visa Du Học Mỹ F1

1.Điều kiện để có được visa sinh viên F1?

Phải tham gia chương trình học tại các đại học, cao đẳng, học viện hoặc trung tâm Anh ngữ tại Mỹ Phải là sinh viên toàn thời gian Trường học phải được USICE (Cục di trú và hải quan Hoa Kỳ) phê duyệt cho phép nhận sinh viên quốc tế Chứng minh được tài chính đủ để hoàn thành việc ăn học tại Mỹ Chứng tỏ rằng bạn không có ý định du học chỉ để trốn sang Mỹ định cư 2.Với visa này tôi có thể đi du lịch bên ngoài nước Mỹ được không?

Câu trả lời là được. Bạn có thể quay lại nước Mỹ với điều kiện vắng mặt không quá 5 tháng. Bạn phải có visa F1 mới nếu visa gốc của bạn bị hết hạn. Ngôi trường mà bạn theo học phải xác nhận lên from I-20 của bạn trước khi bạn rời Mỹ.

3.Tôi có thể chuyển đến học 1 trường khác không? Có ảnh hưởng gì đến visa F1 này không?

Có. Nhưng bạn phải thông báo cho ngôi trường bạn đang học và làm việc với Cơ quan trường học được chỉ định (Designated School Official -DSO) để cập nhật thông tin của bạn trên SEVIS ( Student & Exchange Visitor Information System – Hệ thống thông tin sinh viên quốc tế trên internet) để chính quyền Mỹ kiểm soát. Bạn cũng phải xin mẫu đơn I-20 từ trường mới và nộp lại I-20 cũ cho DSO trong vòng 15 ngày kể từ ngày chuyển trường.

4.Với visa này thì tôi làm việc tại Mỹ được không?

Visa F1 cho sinh viên quốc tế được làm việc tại Mỹ, nhưng tiêu chuẩn sẽ rất nghiêm ngặt. Sinh viên chỉ được làm việc trong khu học xá của trường mà mình học, 20 giờ/tuần trong thời gian học và 40 giờ/tuần vào kỳ nghỉ.

5.Với visa F1 này thì tôi được ở tại Mỹ bao lâu?

Thời hạn của visa F1 sẽ bằng thời gian của chương trình học mà bạn theo học. Khi visa hết hạn, bạn sẽ có 60 ngày để rời khởi Mỹ.

Review Phỏng Vấn Du Học Mỹ Cho Visa F1

Phỏng vấn là khâu cuối cùng trong quy trình chuẩn bị du học Mỹ nhưng lại giữ vai trò quyết định. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều HSSV chưa thể hình dung về quy trình cần thực hiện. Nhân đây, du học INEC xin review một buổi phỏng vấn du học Mỹ thông thường tại Lãnh sự quán TP. Hồ Chí Minh để các bạn được rõ.

Nói đến phỏng vấn visa du học Mỹ, vẫn có nhiều HSSV chưa thể hình dung về quy trình cần thực hiện. Nhân đây, du học INEC xin review một buổi phỏng vấn thông thường tại Lãnh sự quán (LSQ) TP. Hồ Chí Minh để các bạn được rõ.

Thông thường, LSQ Mỹ sẽ chia ra nhiều suất phỏng vấn vào những khung giờ hành chính trong ngày bắt đầu từ 7h30 sáng. Để tránh tâm lý vội vã, bạn nên đến trước khoảng 15-20 phút. Nếu đi xe riêng, bạn có thể gửi ở bãi xe nằm đối diện tòa nhà LSQ. Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều người cùng đợi vào cổng để phỏng vấn như bạn. Họ thường đến từ rất sớm và ngồi ở quán cà phê cóc ngay gần đó. Nếu muốn, bạn cũng có thể đến gọi nước và ngồi cùng họ.

Gần đến giờ phỏng vấn, trước cửa LSQ sẽ xuất hiện nhiều dòng người xếp hàng đợi sẵn. Cổng lớn sẽ mở vào đúng 7h30 cho từng tốp 20 người lần lượt bước vào. Bạn hãy làm như họ, xếp hàng và chờ đợi đến tốp của mình!

Bước 3: Lấy số thứ tự và dấu vân tay

Sau vòng check security, các đương đơn sẽ được tiến sâu hơn vào bên trong và xếp lại thành hàng để lấy số thứ tự. Tiếp đến, mỗi người sẽ mang số thứ tự của mình qua cửa số 7 để lấy dấu vân tay. Khu vực lấy dấu vân tay thường nằm sâu bên trong, đương đơn sẽ được nhân viên LSQ chỉ dẫn cách di chuyển đến đó. Đến nơi, bạn không vào lấy vân tay ngay mà phải đợi đến khi số thứ tự của mình hiện lên cái bảng điện tử và đọc trên loa báo cùng lúc. Việc lấy dấu vân tay cũng có quy trình, đương đơn làm theo hướng dẫn để lấy dấu của cả 2 bàn tay.

*Những lưu ý khi đương đơn vào phỏng vấn:

Số thứ tự được gọi vào phỏng vấn được đọc không theo một trật tự nào cả. LSQ có thể gọi số lớn trước số nhỏ sau.

Có tổng cộng tất cả 5 cửa phỏng vấn được đánh số từ 2 – 6. Tuy nhiên, HSSV phỏng vấn du học Mỹ thường chỉ phải qua khoảng 3 cửa trong số này mà thôi.

Các cửa được bố trí sát nhau và giữa chúng được ngăn cách bởi những bức tường so le. Trước mỗi cửa vẽ sẵn có 1 vạch màu vàng để đánh dấu vị trí đứng của đương đơn. Khi được gọi đến số thứ tự của mình, bạn đi lên đứng sau vạch màu vàng và đợi phỏng vấn viên bước ra.

Bên trong mỗi cửa có 2 nhân viên LSQ, bao gồm một cán bộ phỏng vấn và 1 phiên dịch viên. Trong quá trình đối thoại, họ sẽ ngồi, còn bạn đứng. Đừng lo về việc mình phải đứng quá lâu vì thời gian trung bình của 1 cuộc phỏng vấn chỉ kéo dài trong khoảng 3-5 phút.

Cuộc trao đổi giữa bạn và phỏng vấn viên sẽ diễn ra ở 2 bên của một tấm kính dày. Phía dưới tấm kính này có thiết kế một cái khay nhỏ để nhận hồ sơ vào. Đại diện LSQ sẽ đọc câu hỏi qua loa, còn về bạn phải cố gắng trả lời to và rõ nhất có thể.

Nếu không nghe rõ, bạn có thể nhờ phỏng vấn viên nhắc lại hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của thông dịch viên.

Ban sẽ học ở đâu khi qua Mỹ? Với câu này, bạn cần cung cấp tên thành phố và bang mà mình sẽ theo học.

Bạn dự định học trường nào và lý do? Bạn cung cấp rõ tên trường, kèm theo đó là những lý do gần gũi với mình, có thể tham khảo từ các ưu thế độc quyền của trường.

Bạn chọn học ngành gì và lý do? Bạn cung cấp rõ tên ngành học, kèm theo đó là những lý do cho LSQ nhận thấy được bạn phù hợp với ngành đã chọn.

Bạn đang học trường nào tại Việt Nam? Bạn chỉ cần cung cấp thông tin chính xác.

Ba mẹ bạn làm nghề gì? Bạn chỉ cần cung cấp thông tin chính xác.

Đề nghị cho xem học bạ, bảng điểm đại học và sổ tiết kiệm. Khi xem học bạ và hồ sơ tài chính, họ sẽ lật ra và hỏi ngẫu nhiên về một chi tiết có trong đó. Thường gặp nhất là hỏi môn này điểm trung bình của bạn là bao nhiêu, ai là người dạy. Đôi khi viên chức còn hỏi thêm về giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng của bạn…

Bạn dự định qua Mỹ học bao lâu? Câu trả lời nên dựa theo thời lượng khóa học.

Bạn chắc chắn bao nhiêu phần trăm sẽ đậu visa trong ngày hôm nay? Hãy tự tin đưa ra câu trả lời là 100% nếu được hỏi câu này.

Vừa rồi là những mô tả về một buổi phỏng vấn du học Mỹ thông thường tại LSQ TP. Hồ Chí Minh. Nếu đã hình dung được phần nào những gì mình sắp đối mặt, bạn hãy cố gắng ổn định tâm lý và đừng quên chuẩn bị thật tốt. Được như vậy, bạn sẽ không còn phải căng thẳng hay bất ngờ với bất kỳ câu hỏi, tình huống nào xảy ra trong buổi phỏng vấn của mình.

Visa F1 Là Gì? Cha Mẹ Bảo Lãnh Con Diện F

Visa F1 là gì?

Chúng ta thường quen với thuật ngữ visa F1 khi nhắc tới visa du học Mỹ F1. Tuy nhiên, phạm vi bài viết này đề cập đến một loại thị thực bảo lãnh gia đình.

SKT từng nhận được rất nhiều thắc mắc của khách hàng về cha mẹ bảo lãnh con trên 21 tuổi thì đi theo diện nào? Câu trả lời phù hợp nhất là diện F1. Vậy chính xác diện F1 là gì?

Diện visa F1, hay gọi đầy đủ là Thị thực bảo lãnh gia đình theo thứ tự ưu tiên thứ nhất – First Family-Sponsered preferences là một loại thị thực định cư Hoa Kỳ. Thị thực này cho phép cha mẹ bảo lãnh con độc thân từ 21 tuổi trở lên sang nước Mỹ đoàn tụ và sinh sống.

Điều kiện:

Cha mẹ (Người Bảo lãnh) phải là công dân Mỹ, sinh sống và có địa chỉ cụ thể tại Mỹ.

Con (Người Được bảo lãnh) phải còn độc thân, từ 21 tuổi trở lên.

Chứng minh được mối quan hệ cha/mẹ – con.

Loại visa được cấp

Visa F11: Cấp cho người thụ hưởng chính (con độc thân từ 21 tuổi trở lên của công dân Mỹ)

Visa F12: Cấp cho con của người giữ visa F11

Diện F1 chờ bao lâu?

Giống với thị thực diện F2, F3, F4, cùng là thị thực bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên nên số lượng visa cấp đối với visa F1 Mỹ là có giới hạn. Theo đó, số lượng visa cấp hằng năm đối với bảo lãnh diện F1 là 23.400 cộng thêm số visa F4 không sử dụng trong năm đó.

Visa F2A và visa F2B: Thường trú nhân bảo lãnh vợ/chồng và bảo lãnh con độc thân (F2A: bảo lãnh con dưới 21 tuổi, F2B: bảo lãnh con từ 21 tuổi trở lên)

Visa F3: Công dân Mỹ bảo lãnh con đã kết hôn từ 21 tuổi trở lên

Visa F4: Công dân Mỹ bảo lãnh anh chị em

Theo số liệu thống kê tính đến tháng 11 năm 2023 của USCIS (US Citizenship and Immigration Service – Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ hoặc Sở Di Trú), tổng số lượng hồ sơ xin visa F1 nộp vào Sở Di Trú là 235.728. Thời gian xử lý tại Sở Di Trú đối với diện này hiện là 55.5 – 72 tháng (4.6 – 6 năm).

Người Được bảo lãnh vẫn sẽ nằm trong danh sách chờ đến lượt để nộp hồ sơ và phỏng vấn. Hiện tại, NVC (National Visa Center – Trung Tâm Visa Quốc Gia) đã xử lý đến hồ sơ có ngày ưu tiên đến tháng 9/2014. Như vậy thời gian chờ phỏng vấn hiện tại đối với diện F1 khoảng 6 năm. Theo dõi thêm về thời gian chờ xử lý hồ sơ và cấp visa của các diện định cư khác tại Lịch chiếu khán di dân mới nhất.

Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi bảo lãnh diện F1 mất bao lâu thì sẽ là 10-12 năm.

Quy trình xin visa F1 đi Mỹ

Bước 1: Nộp đơn I-130 cùng các giấy tờ chứng minh mối quan hệ lên USCIS.

Bước 2: Nếu đơn I-130 được chấp thuận thì hồ sơ sẽ được chuyển sang xử lý tại NVC. Theo dõi Lịch chiếu khán để biết mình đến lượt nộp hồ sơ và phỏng vấn visa F1 hay chưa.

Bước 3: Nộp hồ sơ lên NVC và thanh toán các loại phí.

Bước 4: NVC gửi thư mời phỏng vấn cho người Được bảo lãnh.

Bước 5: Người Được bảo lãnh khám sức khỏe, chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ.

Bước 6: Người Được bảo lãnh tham dự buổi phỏng vấn visa Mỹ F1 theo đúng lịch hẹn.

Bước 7: Lãnh sự quán cấp visa cho người Được bảo lãnh nếu xét thấy đủ điều kiện.

Visa F1 Mỹ có thời hạn bao lâu?

Người nước ngoài được bảo lãnh dưới diện F1 sẽ nhập cảnh vào Mỹ với loại visa là F11. Sau khi nhập cảnh, họ sẽ nộp Đơn I-485 đến USCIS để xin cấp thẻ xanh 10 năm.

Trên thực tế, thẻ xanh Mỹ có 2 loại:

Thẻ xanh 2 năm (thẻ xanh có điều kiện) – Conditional Permanent Residence Card

Thẻ xanh 10 năm (thường gọi là thẻ xanh dài hạn) – Permanent Residence Card

Thông thường thẻ xanh 2 năm được cấp cho diện bảo lãnh vợ chồng có thời gian kết hôn dưới 2 năm và diện đầu tư EB-5. Sau 2 năm, nếu đương đơn đáp ứng được yêu cầu, sẽ phải nộp đơn để gỡ bỏ điều kiện và nhận thẻ xanh 10 năm. Đơn gỡ bỏ điều kiện (I-751) được nộp trong vòng 90 ngày trước khi thẻ xanh hết hạn.

Khác với thẻ xanh 2 năm, vì mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh đã được chứng minh trong hồ sơ bảo lãnh nên thẻ xanh cấp cho thành viên gia đình bảo lãnh theo diện F đều có thời hạn 10 năm. Người giữ thẻ xanh phải gia hạn trong vòng 6 tháng trước khi thẻ xanh 10 năm hết hạn.

Dịch vụ của SKT

Thủ tục bảo lãnh diện visa F1 Mỹ có thời gian xét duyệt và cấp visa khá lâu. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến luật sư để chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ nhất. SKT là hãng Luật quốc tế với đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Di trú nói chung và định cư Mỹ nói riêng. Hãy liên hệ với luật sư của chúng tôi để đặt lịch và được tư vấn trực tiếp.

Những Lưu Ý Khi Gia Hạn Visa Du Học Mỹ F1

Việc gia hạn Visa du học Mỹ luôn là vấn đề các du học sinh Mỹ rất quan tâm. Nước Mỹ có những điều khoản riêng đối với các loại visa, đặc biệt là visa du học của các bạn sinh viên quốc tế. Nếu du học sinh không nhanh chóng kịp thời hoàn tất các thủ tục cần thiết trước khi hết hạn visa thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn từ nhà trường và chính phủ Mỹ.

VỀ VISA DU HỌC MỸ F1

Để gian hạn Visa du học của mình, các du học sinh sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

Hộ chiếu: Hộ chiếu của bạn phải còn ít nhất hai trang trống để xin thị thực và hộ chiếu của bạn phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng.

Hộ chiếu cũ có visa Mỹ gần nhất (nếu hộ chiếu hiện tại không có visa Mỹ).

Bản photo giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân (nếu hộ chiếu chỉ có năm sinh).

Trang xác nhận DS-160 có mã vạch, đã điền đầy đủ và được nộp trực tuyến.

Một (1) ảnh có kích thước 5cm*5cm chụp trên nền trắng, nhìn rõ hai tai, không đeo mắt kính, chụp trong vòng sáu tháng trở lại.

Thư Xác Nhận Miễn Phỏng Vấn Thị Thực

Các đương đơn không phải quốc tịch Việt Nam phải gửi kèm bằng chứng về việc cư trú hợp pháp ở Việt Nam (bản sao thẻ tạm trú, giấy phép lao động,… 

Những lưu ý để quá trình xin gia hạn visa du học Mỹ không bị từ chối:

GPA – Điểm học tập tại Mỹ: Điểm học là điểm quan trọng để xét cấp gia hạn visa cho các bạn du học sinh. Các bạn không cần phải có thành tích quá xuất sắc tuy nhiên bạn cần chứng minh được rằng bạn có cố gắng và xem trọng việc học tập tại Mỹ. GPA của học kỳ gần nhất nên từ 3.0 trở lên, không có môn nào bị F và không còn nợ môn nào ở trường đang theo học. Nếu có thì bạn nên chuẩn bị sự giải thích hợp lý cho vấn đề này với nhân viên Lãnh Sự Quán.

Không học Anh văn quá 2 năm: Khi đi du học bạn chỉ được đăng ký học dự bị tiếng anh (ESL) cho tối đa là 12 tháng. Khi bạn đã vượt quá thời gian được cho phép để học tiếng anh thì nó sẽ có ảnh hưởng đến quá trình để bạn được gia hạn visa tiếp tục du học tại Mỹ.

Chuyển trường: Luật pháp Mỹ không cấm sinh viên chuyển trường. Tuy nhiên, nếu trong 1 năm bạn chuyển từ hai đến ba trường thì nên cố gắng để đạt thành tích tốt trong học tập để Lãnh Sự Quán có cái nhìn tốt hơn về sự ổn định trong kế hoạch học tập sắp tới của bạn.

Các lý do khác như:

Bạn đã ở tại Mỹ khác với mục đích ban đầu của việc Visa được cấp trước đó mà không chứng minh được tính hợp lý.

Bạn có người thân đã từng chuyển đổi mục đích Visa Mỹ từ du học, du lịch, hoặc thăm thân sang định cư.

Bạn có người thân trốn lại Mỹ, lao động bất hợp pháp, vi phạm luật,…

Bạn không chứng minh được mình sẽ trở về Việt Nam, đã có sự thay đổi về hoàn cảnh của đương đơn ví dụ như: ly hôn, toàn bộ người thân đã sang nước ngoài định cư không còn ràng buộc ở Việt Nam, tài chính (thay đổi sở hữu nhà, đất đai, cổ phần, nhà xưởng, xe cộ, tình hình thay đổi trong việc kinh doanh của công ty, các tài sản được thụ hưởng có sự thay đổi)

HỖ TRỢ THÔNG TIN NHẬP HỌC

Đại học Broward tại Việt Nam

Địa chỉ: Phòng Tuyển sinh – Tầng 6, 21 Lê Quý Đôn, P.6, Q.3, TPHCM

Email: info@broward.edu.vn

Điện thoại: (028)73011880

Hotlines: 

– 0908979991 (thầy Thuận)

– 0902783883 (cô Hân)