Visa Định Cư Việt Nam / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Các Loại Visa Định Cư Mỹ Tại Việt Nam

Theo Luật Di dân Hoa Kỳ, visa định cư bao gồm 4 loại: visa dành cho thành viên trực hệ, visa dành cho thành viên gia đình, visa làm việc và visa trẻ lai.

1. Visa dành cho thành viên trực hệ:

Vợ/ chồng của công dân Hoa Kỳ

IR-1/CR-1

Con đẻ hay con riêng của vợ/ chồng công dân Hoa Kỳ, còn độc thân, dưới 21 tuổi

IR-2/CR-2

Con nuôi của công dân Hoa Kỳ

IR-3

Con nuôi của công dân Hoa Kỳ (được nhận nuôi ở Hoa Kỳ)

IR-4

Cha/ mẹ đẻ hay cha/ mẹ kế của công dân Hoa Kỳ

IR-5

Hôn phu (hôn thê) của công dân Hoa Kỳ

K-1

Vợ/ chồng và con riêng của vợ/ chồng công dân Hoa Kỳ

K-3

2. Visa dành cho thành viên gia đình:

Có một số loại visa dành cho các thành viên trong gia đình của công dân Hoa Kỳ và của Thường Trú Nhân. Số lượng visa cấp cho các loại visa này bị giới hạn hàng năm. Hồ sơ được giải quyết căn cứ vào thứ tự ngày mở hồ sơ tại Sở Di Trú Hoa Kỳ. Ngày mở hồ sơ được gọi là ngày ưu tiên.

Con còn độc thân của công dân Hoa Kỳ

F-1

Vợ/chồng và con còn độc thân dưới 21 tuổi của Thường trú nhân

F-2A

Thị thực không định cư cho vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân để đến Hoa Kỳ chờ giải quyết hồ sơ bảo lãnh định cư F2A.

V

Con còn độc thân trên 21 tuổi của Thường trú nhân.

F-2B

Con đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ

F-3

Anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ

F-4

3. Visa làm việc:

Đối với thị thực định cư để làm việc, công ty bảo lãnh ở Hoa Kỳ cần có một yêu cầu công việc đặc biệt để xin bảo lãnh định cư Mỹ cho đương đơn. Thị thực làm việc bao gồm 5 loại. Có thể cần phải có chứng nhận của Bộ Lao Động Hoa Kỳ và một hồ sơ bảo lãnh được mở tại Sở Di Trú Hoa Kỳ để đương đơn xin thị thực làm việc.

4. Visa trẻ lai:

Có hai loại chương trình mà trẻ lai có thể nộp đơn để được định cư tại Hoa Kỳ là: the Amerasian Immigration Act và the Amerasian Homecoming Act.

Chú thích:

IR-1/ CR-1: Người vợ/ chồng đã kết hôn hợp pháp với công dân Hoa Kỳ. Do đó, hồ sơ bảo lãnh chỉ được mở sau khi có giấy chứng nhận kết hôn. Người bảo lãnh phải từ 18 tuổi trở lên và có tình trạng lưu trú ở Hoa Kỳ.

IR-2/ CR-2: Con đẻ hay con riêng của vợ/ chồng công dân Hoa Kỳ, còn độc thân, dưới 21 tuổi.

+ Con riêng chỉ đủ điều kiện xin định cư nếu cuộc hôn nhân của cha/ mẹ với người bảo lãnh được thiết lập trước khi con riêng được 18 tuổi.

+ Mỗi đương đơn xin định cư phải được mở một hồ sơ bảo lãnh riêng.

+ Hồ sơ bảo lãnh không có đương đơn đi kèm.

IR-5: Cha/ mẹ đẻ hay cha/ mẹ kế của công dân Hoa Kỳ.

+ Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh hồ sơ phải từ 21 tuổi trở lên.

+ Cha/ mẹ kế chỉ đủ điều kiện xin định cư khi cuộc hôn nhân của họ với cha/ mẹ của người bảo lãnh được thiết lập trước khi người bảo lãnh được 18 tuổi.

+ Nếu đã được xin làm con nuôi hợp pháp, người bảo lãnh có thể không bảo lãnh được cho cha/ mẹ đẻ.

+ Mỗi đương đơn xin định cư phải có một hồ sơ bảo lãnh riêng.

K-1: Hôn phu/ hôn thê của công dân Hoa Kỳ. Công dân Hoa Kỳ có thể nộp đơn xin bảo lãnh cho hôn phu/ hôn thê nếu:

+ Cả hai đều có tình trạng hợp pháp để kết hôn;

+ Đương đơn phải kết hôn với người bảo lãnh trong vòng 90 ngày kể từ ngày người hôn phu/ hôn thê đến Hoa Kỳ với visa hôn phu/ hôn thê

+ Người hôn phu/ hôn thê sẽ chuyển sang tình trạng lưu trú lâu dài ở Hoa Kỳ sau khi kết hôn với người bảo lãnh; và

+ Người bảo lãnh và hôn phu/ hôn thê phải gặp gỡ trực tiếp trong vòng 2 hai năm vừa qua.

+ Con riêng còn độc thân, dưới 21 tuổi của hôn phu/ hôn thê của Công dân Hoa Kỳ có thể xin thị thực K-2 theo hồ sơ bảo lãnh K-1. Tên của (những) người con phải được ghi trong hồ sơ bảo lãnh.

+ Con của người hôn phu/ hôn thê của Công dân Hoa Kỳ (K-2) có thể đi cùng với cha/ mẹ (K-1) hay đi theo sau trong vòng một năm kể từ ngày cha/ mẹ (K-1) được cấp visa.

K-3: visa dành cho vợ/ chồng của Công dân Hoa Kỳ. Trước tiên, người bảo lãnh cần mở một hồ sơ bảo lãnh định cư (Mẫu đơn I-130) cho mỗi đương đơn, sau đó mới mở thêm một hồ sơ bảo lãnh K-3 (Mẫu đơn I-129F) cho vợ/ chồng và con còn độc thân, dưới 21 tuổi của K-3.

+ Đương đơn sẽ xin visa K-3 và visa phải được cấp tại nước mà người bảo lãnh kết hôn với đương đơn xin visa

+ Con của K-3 có thể đến Hoa Kỳ bằng thị thực K-4 với điều kiện đương đơn chính đã có thị thực K-3 hay đang giữ tình trạng K-3.

+ Không cần phải mở riêng một hồ sơ bảo lãnh (Mẫu đơn I-129F) cho con. Người con có thể cùng hồ sơ với đương đơn chính của hồ sơ bảo lãnh K-3.

F-1: Đương đơn loại visa này phải giữ tình trạng độc thân. Nếu như đương đơn kết hôn, loại visa sẽ chuyển thành diện F3 (Con đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ).

F-2A: Vợ/ chồng và con còn độc thân, dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân. Hồ sơ bảo lãnh có thể bao gồm vợ/ chồng và con của Thường Trú Nhân. Tuy nhiên, khi người bảo lãnh nhập tịch Hoa Kỳ, mỗi người con sẽ cần có một hồ sơ riêng. Khi nhập quốc tịch, người bảo lãnh cần gửi bằng chứng nhập tịch của mình đến Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) hay Lãnh sự quán.

V: Vợ/ chồng và con độc thân, dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân có thể xin thị thực diện V với các điều kiện:

+ Hồ sơ bảo lãnh định cư (mẫu I-130) được mở trước hay vào ngày 21 tháng 12 năm 2000.

+ Hồ sơ bảo lãnh mở đã được 3 năm trở lên;

+ Hồ sơ chưa đến lượt giải quyết;

+ Đương đơn chưa được phỏng vấn hay chưa được xếp lịch phỏng vấn xin visa định cư;

+ Hồ sơ bảo lãnh chưa được chuyển đến Đại sứ/ Lãnh sự quán Mỹ;

+ Đương đơn hội đủ điều kiện để xin visa định cư.

F-2B: Con còn độc thân, trên 21 tuổi của Thường Trú Nhân. Hồ sơ bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực nếu như đương đơn kết hôn trước ngày người bảo lãnh nhập tịch Hoa Kỳ.

F-3: Con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ . Vợ/ chồng và con còn độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn được xin visa định cư theo hồ sơ bảo lãnh của đương đơn.

F-4: Anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ.

+ Người bảo lãnh (công dân Hoa Kỳ) phải từ 21 tuổi trở lên.

+ Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn được xin visa định cư theo hồ sơ bảo lãnh của đương đơn.

Người Nước Ngoài Định Cư Tại Việt Nam

Câu hỏi: Chồng tôi là người nước ngoài về Việt Nam sinh sống với tôi đã lâu. Nay tôi muốn xin thường trú để chồng tôi có thể sinh sống, làm việc lâu dài tại Việt Nam. Công ty có thể hướng dẫn tôi về trình tự, thủ tục tiến hành xin thường trú được không?

Chuyên viên tư vấn: Cảm ơn câu hỏi bạn đã gửi về cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Người nước ngoài muốn sinh sống, làm việc lâu dài tại Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định có thể tiến hành thủ tục xin xét thường trú. Trình tự, thủ tục xin xét thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Người nước ngoài đề nghị cho thường trú chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Đơn xin thường trú theo mẫu do Bộ Công an cấp;

– Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

– Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;

– Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện xét cho thường trú;

– Giấy bảo lãnh;

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người nước ngoài đề nghị xét cho thường trú nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Bước 3: Trả hồ sơ.

Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo cho người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể của mình.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

Mail: tuvanltl@gmail.com

Khái Niệm Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Theo Pháp Luật Việt Nam

Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được hiểu tương đối thông nhất.

Hỏi: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu như thế nào ?

Đáp: Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được hiểu tương đối thông nhất.

Điều 3 khoản 3 Nghị định Số:138/2006/NĐ-CP quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Khái niệm này được khẳng định lại tại Điều 3 khoản 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Như vậy, theo khái niệm trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm 2 loại là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

– Công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam (Điều 49 Hiến pháp năm 1992).

– Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (Điều 3 khoản 4 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008).

Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666

Phản hồi khách hàng

Bùi lý nói: Cho tôi hỏi là chồng tôi làm ăn ở Tiệp từ 2008 đến năm 2015, Va khi được phép lao động ơ châu au và chuyển giấy tờ qua Đức thì chong tôi sang Đức từ 2015 đến nay và có thẻ tạm trú. Vậy có phải là người Việt Nam định cư tại nước ngoài k ạ? nguyễn tiến trọng nói: Em muốn sang bên đức học và làm bên ấy thì được định cư bao nhiêu năm bên ý ạ Phạm Anh Tuấn nói: Tôi muốn hỏi VPLS ” Cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài” cụ thể là bao nhiêu năm thì coi là người việt nam định cư ở nước ngoài? Một người mang quốc tịnh Việt Nam lấy chồng nước ngoài vừa có thời gian sống ở nước ngoài vừa có thời gian sống ở Việt Nam có được gọi là Người Việt Nam ở nước ngoài K? Cao Việt Hà nói: Xin chào Văn phòng Luật sư, tôi muốn hỏi trường hợp sau: tính đến hết năm 2013, Bà A vẫn được coi là người Việt Nam định cư tại nước ngoài. Nhưng từ năm 2014 đến nay, bà A đã về nước sinh sống cùng chồng tại 1 biệt thự tại TP Hồ Chí Minh. Xin hỏi luật sư, trường hợp như bà A còn được coi là Người Việt Nam định cư tại nước ngoài nữa hay không? Xin cảm ơn! nguyễn anh quang nói: cho phép em hỏi: có một chị là công dân việt nam , năm 2000 chị bị lừa bán sang trung quốc thời gian ở trung quốc chị chị làm việc ở nhà chứa mại dâm năm 2015 chị về việt nam cùng một đứa trẻ mà được chị khai là con của chị sinh ra trong quá trình làm mại dâm ở trung quốc . cho em hỏi là đứa trẻ đó mang quốc tịch gì ạ ???? Lê Anh Tuấn pleiku, gia lai nói: Kinh gửi: Văn phòng luật sư Nam Hà Nội Tôi xin chân thành cảm ơn Van phòng luật sư Nam Ha noi trong thời gian qua đã tư vấn rất nhiều ý kiến mà người dân đã hỏi! Tôi xin được trình bay nội dung mong được tư vấn như sau: – Bà Nguyễn Thị Hồng Đào đi Mỹ từ năm 1992, bà vẫn mang quốc tịch Việt nam, bà được chính phủ Mỹ cấp thẻ xanh để được thường trú tại Mỹ thời hạn 10 năm! Hết thời hạn nếu còn tiếp tục sẽ được gia hạn thêm! Bà vẫn còn hộ khẩu thường trú tại thành phố pleiku, gia lai và về thường xuyên để thăm người nhà! – Bà Đào có 01 lô đất tại thành phố pleiku! Nhận chuyển nhượng từ năm 1980 và bà Đào chưa được công nhận đat ở lần nào tại địa phương, bà đang làm thủ tục đăng ký cấp giấy CNQS dụng đất! Vậy xin hỏi Văn phòng luật sư trường hợp bà Đào thuộc diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay k? Để có cơ sở lập thủ tục cấp gcn cho bà Đào theo đúng quy định! Xin chân thành cảm on! nguyễn văn tuấn nói: Tôi đồng ý với VPLS là các văn bản nhà nước quy định rất THỐNG NHẤT, vì đều ghi chung một câu là” cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài” nhưng chẳng có văn bản nào giải thích lâu dài là bao nhiêu tháng, năm? liên tục hay không liên tục? THẾ NÀO LÀ CƯ TRÚ LÂU DÀI, THẾ NÀO LÀ LÀM ĂN SINH SỐNG LÂU DAI?

Ý kiến của bạn

Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Có Được Mua Nhà Đất Tại Việt Nam?

Người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được mua nhà ở và mua đất tại Việt Nam không? Quy định về việc Việt Kiều mua đất tại Việt Nam.

Theo căn cứ tại Điều 8 Luật nhà ở 2014 quy định về Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở có quy định:

“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định của Luật này. 2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây: a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật; c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định của Luật này.”

Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 có nêu:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Như vậy, để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép nhập cảnh vào Việt Nam, cho phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên và có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai 2013 về Người sử dụng đất thì:

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

“1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức); 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); 3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; 4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ; 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”

Như vậy, theo quy định trên, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài để được phép nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật về quốc tịch. Do đó, trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà đã thôi quốc tịch Việt Nam thì không được phép nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì được nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam theo quy đinh tại Điều 169 Luật đất đai 2013.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;