Vào Đảng Có Được Định Cư Nước Ngoài Không / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Con Của Đảng Viên Có Được Kết Hôn Với Người Nước Ngoài Không?

18/06/2020

Nguyễn Thị Lan Anh

Được đứng vào hàng ngũ của Đảng là một điều vinh dự và đáng tự hào. Đảng viên là ngọn cờ đầu nên sẽ có những điều lệ điều chỉnh riêng. Trong một số trường hợp, người đảng viên cần không được thực hiện hoặc phải thực hiện một thủ tục khác để đảm bảo sự quản lý từ Đảng. Nếu bạn đang có những vướng mắc về vấn đề này, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

1. Luật sư tư vấn về Điều lệ Đảng:

Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam là Văn kiện quan trọng từ đó xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của Đảng viên trong nhiều vấn đề đời sống và xã hội. Theo đó, Đảng viên có thể bị xử lý kỷ luật nếu không tuân thủ và thực hiện đúng các quy định được đề ra trong điều lệ Đảng. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình cũng sẽ bị điều chỉnh bởi chính các quy định này.

– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng

2. Luật sư tư vấn về kết hôn với người nước ngoài có bố mẹ là Đảng viên:

Nội dung tư vấn: Kính gửi Văn phòng Luật sư Minh Gia, trước đây đã nhờ văn phòng luật sư tư vấn về việc thi chuyên viên chính. Nay gia đình tôi lại có vấn đề muốn nhờ tư vấn ạ.Chồng tôi là công chức nhà nước, có chức vụ về mặt chính quyền và đảng. Tôi cũng là công chức nhà nước và là đảng viên. Chúng tôi có con đi du học nước ngoài và hiện nay cháu có yêu và muốn kết hôn với người gốc Việt nhưng có quốc tịch Úc. Vậy xin hỏi:1. Khi con tôi kết hôn với người nước ngoài như vậy thì có ảnh hưởng đến chúng tôi hay không?2. Thủ tục để con có thể kết hôn mà chúng tôi không bị ảnh hưởng đến công việc và đảng?Xin trân trọng cảm ơn.Trân trọng.

Theo quy định về việc kết hôn với người nước ngoài của Đảng viên tại Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm, những trường hợp mà Đảng viên vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài được quy định như sau:

“Điều 25. Vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài 1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: a) Có con kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo trung thực bằng văn bản với chi bộ, thường trực cấp ủy quản lý mình về lai lịch, thái độ chính trị của con dấu (hoặc con rể) và cha, mẹ ruột của họ. b) Biết nhưng để con kết hôn với người nước ngoài vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam. 2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): a) Có vợ (chồng) là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo với cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi mình sinh hoạt. b) Bản thân biết mà không có biện pháp ngăn chặn việc con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng và Nhà nước. c) Có hành vi ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm vụ lợi. d) Môi giới kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài trái quy định của pháp luật Việt Nam. 3- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: a) Cố tình kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà người đó không đủ điều kiện đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam. b) Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà biết người đó có hoạt động phạm tội nghiêm trọng, có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng, Nhà nước. c) Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo bằng văn bản với chi bộ về lai lịch của người đó, hoặc đã báo cáo nhưng tổ chức đảng có thẩm quyền không đồng ý nhưng vẫn cố tình thực hiện. d) Cố tình che giấu tổ chức đảng; ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trái với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”

Căn cứ vào quy định trên và đối chiếu đối với trường hợp của bạn, để con bạn được phép kết hôn cần đáp ứng một số những điều kiện sau đây:

– Người con bạn muốn kết hôn phải đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam: Về độ tuổi, về ý chí, về năng lực chủ thể và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định.

– Người con bạn muốn kết hôn không thuộc đối tượng có hoạt động phạm tội nghiêm trọng, có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng, Nhà nước.

– Bạn cần có báo cáo bằng văn bản với chi bộ về lai lịch của người con bạn muốn kết hôn và được xác nhận đồng ý của chi bộ.

Khi đáp ứng đủ những điều kiện trên thì bạn hoàn toàn có quyền để con mình kết hôn với người nước ngoài.

Về thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài, bạn có thể thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài. Nếu ở Việt Nam, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Còn nếu thực hiện ở nước ngoài, bạn có thể thực hiện đăng kí kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam tại Úc.

Có Nên Định Cư Ở Nước Ngoài Không?

Có nên định cư ở nước ngoài không?

Định cư ở nước ngoài là một trong những quyết định khó khăn và vô cùng quan trọng của mỗi người. Với mong muốn trải nghiệm cuộc sống mới, có một công việc tốt với mức thu nhập cao hơn hay tìm kiếm những cơ hội mới rất nhiều người đã chọn con đường ra nước ngoài định cư.

1. Ưu điểm khi định cư nước ngoài là gì?

Như đã đề cập ở trên, lợi ích chính của việc định cư nước ngoài là bạn có thể tận hưởng chất lượng cuộc sống cao tại quốc gia phát triển.

Ở hầu hết các quốc gia phương Tây, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như chế độ an sinh xã hội luôn nhận được sự đầu tư lớn từ chính phủ. Ví dụ như hệ thống y tế ở Bồ Đào Nha trong top 12 thế giới, còn ở Malta hệ thống bệnh viện công và tư có mặt ở tất cả các vùng trên đất nước, mạng lưới ” House of care”- xe chăm sóc lưu động bao phủ khắp cả nước. Những người nhập cư ở Malta có thẻ PR, quốc tịch hay đang làm việc tại Malta chỉ cần xuất trình số an sinh xã hội và phiếu lương là đã được chăm sóc y tế công miễn phí. V ới Canada, quốc gia này tập trung vào hệ thống bảo hiểm y tế tỉnh bang và bảo hiểm tư nhân đảm bảo sự toàn diện và dễ dàng tiếp cận đối với mọi người dân. Hay như hệ thống phúc lợi y tế Medicare ở Úc được coi như một nét đặc trưng riêng biệt của quốc gia này.

Tại sao hệ thống giáo dục luôn được nhắc đến khi nói về ưu điểm khi định cư nước ngoài? Chắc chắn một điều rằng, hệ thống trường học và chất lượng giáo dục ở các quốc gia hàng đầu luôn được đảm bảo. Trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới, Hoa Kỳ chiếm 46 trường đại học trong đó có 7 trường trong top 10. Sinh viên sau khi tốt nghiệp các đại học ở Mỹ có cơ hội tìm được việc làm dễ dàng. Ngoài ra, nhắc đến giáo dục thì New Zealand cũng là một lựa chọn sáng suốt. Năm 2010, OECD xếp hạng hệ thống giáo dục của New Zealand tốt thứ 7 trên thế giới, trong đó học sinh thể hiện đặc biệt tốt năng lực toán học và khoa học. Bên cạnh đó bằng cấp được cấp từ các quốc gia phát triển luôn được công nhận trên thế giới, điều đó có nghĩa cơ hội việc làm sau này cũng được đảm bảo hơn.

2. Những khó khăn thường gặp khi định cư nước ngoài

Mặc dù việc định cư ở nước ngoài mang lại nhiều giá trị xong bạn vẫn có thể gặp một số khó khăn trong việc hòa nhập với cuộc sống mới.

Rào cản về ngôn ngữ: Việc phải bắt đầu học một ngôn ngữ mới với một số người có thể không dễ dàng thực hiện. Các quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính sẽ giảm bớt sự khó khăn cho bạn bởi tính phổ biến của nó. Nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên trì khi học một ngôn ngữ mới khác ngoài tiếng Anh.

Khác biệt về văn hóa: Nhiều người khi đặt chân đến một vùng đất mới sẽ bị choáng ngợp bởi sự khác biệt về phong cách sống, cách cư xử, giao tiếp, phong cách ẩm thực…Nếu không có sự thích nghi kịp thời sẽ bị sốc văn hóa, cảm xúc dễ bị lung lay, tiêu cực, gia đình sẽ rơi vào trạng thái mất phương hướng và cảm thấy lạc lõng giữa một môi trường hoàn toàn mới.

Khác biệt về chính trị và pháp luật: Hiểu biết về chính trị và pháp luật là điều kiện cần để có một cuộc sống định cư nước ngoài thuận lợi hơn. Các nước phát triển trên thế giới luôn có hệ thống luật pháp nghiêm minh, rõ ràng để bảo vệ quyền công dân nước họ. Định cư nước ngoài bên cạnh việc yên tâm về quyền lợi được bảo vệ, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về luật của quốc gia định cư để tránh những rủi ro pháp luật khi vô tình phạm phải chỉ vì kém hiểu biết.

Nếu bạn vẫn đang phân vân về việc có nên định cư ở nước ngoài không? hay nên định cư tại quốc gia nào? thì hãy liên hệ đến BSOP theo hotline 0904 966 797 – 098 913 6666 để được tư vấn hỗ trợ thông tin một cách đầy đủ nhất.

Người Đang Định Cư Tại Nước Ngoài Có Được Nhận Thừa Kế Không?

Mẹ tôi mất nhưng không để lại di chúc, tài sản của mẹ tôi có 2 căn nhà và một số tiền tiết kiệm . Gia đình tôi còn bố tôi, tôi và 1 em trai và 1 em gái. Em trai của tôi đang định cư ở bên Đức. Xin hỏi luật sư em trai tôi vì đang định cư ở bên Đức như vậy thì có được hưởng thừa kế không? Và thừa kế được chia như thế nào?

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Quyền thừa kế là quyền về tài sản của cá nhân được pháp luật công nhận, bảo vệ. Vì vậy dù em trai bạn đang ở nước ngoài, anh vẫn được nhà nước Việt Nam công nhận là đồng thừa kế và được nhận tài sản thừa kế thuộc về mình theo quy định của pháp luật.

Do mẹ bạn mất không để lại di chúc nên thừa kế sẽ được chia theo pháp luật ( căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 675 Bộ luật Dân sự 2005 )

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể tại điều 676 Bộ luật dân sự như sau:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự thì Di sản sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn là: ” vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, , con nuôi” của mẹ bạn.

Theo đó: Tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn( trừ những người không được quyền hưởng di sản theo điều 643 BLDS hay những người từ chối nhận di sản theo điều 642) đều được hưởng thừa kế bao gồm cả em trai bạn.

Về thừa kế với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cụ thể là em bạn đang định cư tại Đức

Thứ nhất: Nếu em bạn là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại điểm điều 1 Luật sửa đổi bổ sung điều 126 Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai:

“Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

a) Người có quốc tịch Việt Nam;

b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

Khi đó việc thừa kế ngôi nhà của cô bạn diễn ra bình thường. Quyền và nghĩa vụ của cô bạn được quy định tại khoản 2, điều 186 Luật đất đai 2013.

Thứ hai: nếu em bạn không phải là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì việc chia thừa kế và sở hữu nhà ở trong trường hợp này theo quy định tại khoản 4, điều 186 Luật đất đai 2013:

“4. Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính.

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Cách Đi Nước Ngoài Nhanh Nhất. Có Nên Định Cư Nước Ngoài Không?

Định cư nước ngoài, đi du học hay xuất khẩu lao động nước ngoài. Đặc biệt là những quốc gia có môi trường sống văn minh và nhiều tiềm năng phát triển như Anh, Úc, Mỹ,.. Là mong muốn của nhiều người Việt trong và ngoài nước nên có nhiều câu hỏi được đặt ra là có cách đi nước ngoài nhanh nhất không? Có nên đi định cư nước ngoài? Do vậy bạn cần tìm hiểu về những quy định về việc nhập cư của nước ngoài nào là nhanh chóng và phù hợp với bản thân mình. Bài viết hữu ích cho bạn trong việc chuẩn bị đi nước ngoài:

Những cách đi nước ngoài nhanh nhất mà không phải ai cũng biết

Các hình thức định cư nước ngoài khá đa dạng và phụ thuộc vào pháp luật và các quy định của người xin nhập cảnh. Hiện nay người Việt Nam nhập cư ra nước ngoài dưới một số hình thức phổ biến sau:

1. Định cư dạng đoàn tụ gia đình là cách đi nước ngoài đơn giản nhất

Cách đi nước ngoài nhanh nhất và phổ biến trong các hình thức bảo lãnh ra nước ngoài hiện nay thì định cư dạng đoàn tụ gia đình tương đối phổ biến. Tức là cha mẹ bảo lãnh cho con cái sang nước cha mẹ đang sinh sống hoặc ngược lại và vợ chồng bảo lãnh cho nhau sang nhập cư sinh sống đoàn tụ với nhau.

Ngoài ra, trong trường hợp cha mẹ chưa có quốc tịch chính thức ở nước ngoài đó nhưng nếu sinh con tại quốc gia đó sẽ được công nhận là công dân. Khi đủ 18 tuổi, cha mẹ vẫn chưa có quốc tịch thì sẽ được bảo lãnh định cư dài hạn hoặc có thể đưa con cái sang nước ngoài nhập cư dưới hình thức nhận con nuôi để nhập quốc tịch và nhận sự bảo trợ từ người nhận nuôi.

Đây được coi là hình thức đi nước ngoài nhanh nhất đó là bảo lãnh diện vợ chồng nhưng hầu hết phải chịu nhiều rủi ro dưới sự kiểm tra từ sở di trú các nước khi được phát hiện đa số là hồ sơ kết hôn giả.

2. Định cư dạng du học là cách đi nước ngoài tiếp theo

Dạng định cư khá phổ biến tiếp theo là các du học sinh có nhu cầu học tập hoặc xin việc làm trong thời gian giáo dục và học tập tại quốc gia đó sau khi hoàn thành khóa học. Điều kiện để được nhập cư tại nước ngoài là phải có thư mời làm việc từ một công ty hoạt động hợp pháp tại quốc gia đó. Sau đó, các du học sinh có quyền nộp đơn xin cấp thẻ xanh làm thường trú nhân và sau đó có thể tham gia kỳ thi quốc tịch để trở thành công dân chính thức.

3. Định cư dạng kỹ năng cũng được coi là một trong những cách giúp đi nước ngoài nhanh

Hiện nay, định cư diện lao động có tay nghề cao đang là xu hướng được ưa chuộng do nhu cầu xuất khẩu ra nước ngoài lao động hiện nay đang rất cao. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những nghề nghiệp cần nhiều nguồn lao động tại quốc gia đó đẻ có lợi thế khi nộp hồ sơ. Đối với hình thức đi nước ngoài theo diện bảo lãnh sinh sống và làm việc này dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau như trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc, bằng cấp, tuổi tác sức khỏe để tạo tính công bằng cho các đương đơn.

4. Định cư dạng doanh nhân, đầu tư

Đây là hình thức cho người muốn đi nước ngoài làm việc, có vốn tài sản lớn. Trong trường hợp bạn đã từng quản lý doanh nghiệp và đáp ứng được các yêu cầu về sở di trú về giá trị tài sản, mức tiền tiết kiệm và tiến hành xét duyệt hồ sơ đương đơn cũng nên lập kế hoạch đầu tư kinh doanh chi tiết, cung cấp các giấy tờ chứng minh năng lực của mình

Có nên đi định cư nước ngoài?

Có rất nhiều cách đi nước ngoài nhanh nhất và có rất nhiều lý do để cho một người quyết định ở lại nước ngoài hay trở về Việt Nam. Tuy nhiên, hãy thật tỉnh táo trước khi quyết định để tránh rơi vào trường hợp “tiền mất tật mang”. Dù có đi với mục đích nào đi chăng nữa thì họ cũng chấp nhận vượt qua tất cả những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, nỗi nhớ quê hương,.. Với mục đích cuối cùng là muốn hướng tới những điều tốt đẹp nhất cho tương lai. Vì thế, có nhập quốc tịch nước nào đi chăng nữa thì dòng máu chảy trong họ mãi là của người dân Việt Nam!