1. Khảo sát Dự đoán điểm xét tuyển vào các ngành của ĐH KTQD
2. Hướng dẫn các thí sinh đăng ký chọn ngành vào Trường ĐH KTQD
3. Bản tin tuyển sinh NEU số 1: Phương thức tuyển sinh sửa đổi, Tiêu chí xét tuyển vào các ngành, Các chương trình tiên tiến, CLC và POHE, Chương trình E-BBA.
1. Chỉ tiêu và điểm chuẩn của các khối (tổ hợp môn thi)
Những năm gần đây, trường không áp chỉ tiêu theo từng khối mà lấy mức điểm chung (các khối bằng điểm nhau). Tuy nhiên nếu có sự chênh lệch tỷ lệ các khối khác mọi năm thì trường có thể sẽ thay đổi điểm chuẩn 1 chút (0,25-0,5) để cân bằng lại tỷ lệ này. Năm nay, các khối không có sự chênh nhau nhiều nên khả năng lớn là điểm chuẩn của các khối là bằng nhau trong từng ngành.
2. Thi đầu vào tiếng Anh
Khi các thí sinh đỗ vào trường đều phải thi đầu vào Tiếng Anh để phân lớp học Tiếng Anh và trình độ, nếu không đỗ thì các thí sinh sẽ phải thi lại vào năm sau với khoá mới để đủ điều kiện ra trường, việc không đạt điểm Tiếng Anh đầu vào không ảnh hưởng đến quá trình học và xét chuyên ngành. Tiếng Anh là môn rất quan trọng, vừa là điều kiện để tốt nghiệp (Sinh viên phải đạt 450 TOEIC) vừa là chìa khoá để thành công nên bạn nào có điều kiện, thì nên đi học Tiếng Anh ngay và luôn.
Điểm Tiếng Anh thi đầu vào chỉ là điều kiện để phân lớp Tiếng Anh và trình độ, chứ k phải là tiêu chí xét tuyển chuyên ngành. Các bạn đừng quá lo lắng khi trình độ tiếng Anh đang ở mức thấp, tuy nhiên anh khuyên là nên đầu tư học Tiếng Anh ngay từ bây giờ.
3. Phương thức xét tuyển các khối ngành Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Kinh tế, …
Các khối ngành như Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, … sẽ có mức điểm chuẩn chung. Sau đó, ngay sau khi các thí sinh đỗ vào trường các khối ngành này sẽ có đơn đăng ký nguyện vọng vào các chuyên ngành hẹp: