Usth Tuyển Sinh Sau Đại Học / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Tuyển Sinh Sau Đại Học

a. Viện đào tạo sau đại học hiện đang triển khai đào tạo 03 chương trình tiến sĩ: Quản trị kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng; Việt Nam học và 04 ngành trình độ thạc sĩ: Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Khoa học máy tính và Việt Nam học, chuyên khoa cấp 1 ngành xét nghiệm y học.

b. Phát triển đội ngũ giảng dạy chất lượng: thế mạnh lâu nay của Đại học Quốc tế Hồng Bàng là đội ngũ giảng viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm thực tế; đặc biệt là sự góp mặt của những giáo sư đầu ngành có học hàm học vị cao, có nhiều công trình nghiên cứu giá trị trong lĩnh vực họ hoạt động. Các ngành Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng mở lớp đào tạo trình độ thạc sĩ đều là những ngành mà trường có đội ngũ giảng viên tốt nhất.

c. Bảo đảm giáo trình hiện đại theo hướng hội nhập với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết với thực tiễn, bám sát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Phương pháp đào tạo của trường được xây dựng theo trường phái case-study, phân tích và giải quyết từng tình huống thực tế, lấy người học làm trung tâm. Phương pháp này giúp người học tiếp thu tốt hơn kiến thức nhờ những tình huống cụ thể có thể xảy ra trong thực tế đời sống xã hội, môi trường công tác… Đồng thời, góp phần tích lũy kinh nghiệm thực tế cho học tập ngay trên ghế nhà trường, kích thích tinh thần tự nghiên cứu trong từng học viên.

d. Cung cấp thời gian đào tạo linh hoạt: học viên có thể đăng ký bảo vệ đề cương trong quá trình học và tốt nghiệp với thời gian chỉ 1,5 năm theo đúng thời gian đào tạo qui định. Học viên cũng có thể chọn thời gian học là 3 buổi tối trong tuần hoặc đăng ký học lớp cuối tuần. Với quy định thời gian đào tạo linh hoạt như trên sẽ phù hợp với mọi đối tượng có nhu cầu học lên trình độ thạc sĩ.

f. Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể đăng ký tham gia giảng dạy, nghiên cứu ngay tại trường. Với định hướng đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, Đại học Quốc tế Hồng Bàng cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học viên thăng tiến trong học tập, giới thiệu các chương trình học lên tiến sĩ và tham dự các khoá tu nghiệp, dự án quốc tế.

Phương Thức Tuyển Sinh Sau Đại Học

Trường đại học Tôn Đức Thắng tuyển sinh Đợt 2 – Tháng 12/2019 theo các phương thức sau:

1. Tuyển sinh trình độ tiến sĩ:

Hình thức tuyển sinh: XÉT TUYỂN

Điều kiện dự tuyển:

– Về văn bằng: Đáp ứng 01 trong các điều kiện văn bằng sau:

– Cán bộ hướng dẫn

Được tối thiểu 01 giảng viên của Trường đại học Tôn Đức Thắng đồng ý nhận hướng dẫn;

Người hướng dẫn độc lập có chức danh phó giáo sư trở lên hay học vị tiến sĩ khoa học hoặc hai nhà khoa học có học vị tiến sĩ đồng hướng dẫn.

– Thư giới thiệu: Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành.

– Có giấy xác nhận của địa phương nơi cư trú: xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập phải là tiếng Anh;

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên Ngành ngôn ngữ Anh;

Có một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ IELTS 5.0 hoặc TOEFL iBT 45, hoặc PET/FCE 160 trở lên (trong thời hạn 02 năm tính từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển);

Đăng ký dự tuyển trên website http://tuyensinhsaudaihoc.tdtu.edu.vn

Nhận hồ sơ dự tuyển:

– Nhận hồ sơ dự tuyển: đến ngày 02/11/2019;

– Phí xét tuyển: 750.000đ/hồ sơ;

– Phí bảo vệ đề cương nghiên cứu: 750.000đ/hồ sơ.

Hồ sơ đăng ký dự tuyển:

01 Phiếu đăng ký dự tuyển chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ (in từ trang đăng ký dự tuyển trực tuyến);

02 Lý lịch khoa học (có dán ảnh đóng dấu giáp lai lên ảnh, xác nhận của cơ quan công tác hoặc địa phương cư trú);

01 bản photo văn bằng đại học và thạc sĩ (nếu có);

01 bản photo bảng điểm đại học và thạc sĩ (nếu có);

01 bản photo văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ;

01 giấy xác nhận thâm niên công tác (nếu có yêu cầu chuyên ngành đăng ký dự tuyển);

01 phiếu khám sức khỏe (còn giá trị trong thời hạn 06 tháng và có đóng dấu ảnh);

04 ảnh 3 x 4 (đúng kích cỡ, ảnh chụp cách đăng ký dự tuyển không quá 6 tháng).

2. Tuyển sinh trình độ thạc sĩ:

Hình thức tuyển sinh:

a. Xét tuyển:

Thí sinh là người nước ngoài có bằng tốt nghiệp đại học;

Thí sinh tốt nghiệp đại học chính qui tập trung do Trường Đại học Tôn Đức Thắng cấp hoặc thí sinh Việt Nam có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi, loại hình đào tạo chính qui tập trung do các trường đại học công lập trong nước cấp trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét tuyển;

Thí sinh là người Việt Nam đăng ký dự tuyển vào những ngành học mà Hiệu trưởng quyết định thí điểm tuyển sinh theo hình thức xét tuyển.

b. Thi tuyển:

Áp dụng cho tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp đại học không thuộc đối tượng xét tuyển, đáp ứng điều kiện dự tuyển;

Môn thi:

Môn cơ bản, cơ sở: thời gian làm bài tối đa 180 phút, hình thức thi: tự luận;

Môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh/Tiếng Trung/Tiếng Pháp): 4 kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết):

Bài thi Nghe-Đọc-Viết: thời gian làm bài tối đa 120 phút, hình thức thi: trắc nghiệm và tự luận;

Bài thi Nói: thời gian tối đa 10 phút.

Điều kiện dự tuyển:

Tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự tuyển (không phân biệt loại hình đào tạo, cơ sở đào tạo, hạng tốt nghiệp);

Tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự tuyển phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức theo qui định;

Trường hợp có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đúng ngành hoặc ngành phù hợp vẫn được dự tuyển nhưng phải có bằng tốt nghiệp trước khi được công nhận trúng tuyển.

– Về thâm niên công tác:

Chuyên ngành khác: Tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành hoặc chuyên ngành đăng ký dự tuyển được dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp.

– Điều kiện miễn thi môn Ngoại ngữ: thỏa một trong các mục sau

Miễn thi tiếng Anh (trừ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh):

Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ trong nước mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh không qua phiên dịch;

Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ Anh;

Có chứng chỉ Tiếng Anh tương đương cấp độ 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do cơ sở đào tạo ngoại ngữ được Bộ GD&ĐT cho phép cấp chứng chỉ (trình độ B1); hoặc có một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: IELTS 4.5, TOEFL iBT 45, TOEIC 500, PET 140 còn trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển;

Đối với chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh: có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: TRKI 1 (tiếng Nga), DELF B1/TCF niveau B1 (tiếng Pháp), B1 ZD (tiếng Đức), HSK cấp độ 3 (tiếng Trung), JLPT N4 (tiếng Nhật) còn trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển.

Thi môn Môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh/Tiếng Trung/Tiếng Pháp): 4 kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết) và phải đạt tối thiểu 50 điểm trên thang điểm 100;

Đối tượng và chính sách ưu tiên:

Đối tượng ưu tiên:

Người có thời gian công tác liên tục từ 02 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được qui định là Khu vực 1 trong Qui chế tuyển sinh đại học loại hình chính qui, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên loại hình chính qui. Trong trường hợp này, thí sinh phải xuất trình quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (*);

Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;

Con liệt sĩ;

Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động;

Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được qui định tại mục (*) ở trên;

Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

Mức ưu tiên:

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên qui định ở trên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 (mười) điểm cho môn Ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo qui định; và cộng 1 (một) điểm (thang điểm 10) cho 1 (một) trong 2 (hai) môn thi môn thi Cơ bản và Cơ sở.

Đăng ký dự tuyển trực tuyến: http://tuyensinhsaudaihoc.tdtu.edu.vn

Nhận hồ sơ dự tuyển:

– Nhận hồ sơ dự tuyển: đến hết ngày 10/11/2019;

– Phí đăng ký dự thi: 750.000đ/hồ sơ;

– Phí đăng ký xét tuyển: 450.000đ/hồ sơ.

Thời gian đào tạo sau khi trúng tuyển:

– Tổng thời lượng: 18 – 24 tháng (12 – 18 tháng học các học phần và 06 tháng thực hiện luận văn thạc sĩ);

– Dự kiến thời gian đào tạo: Từ tháng 01/2020 đến 01/2022;

– Lịch học dự kiến: Các buổi tối trong tuần hoặc ngày thứ 7 và chủ nhật.

Hồ sơ đăng ký dự tuyển:

01 Phiếu đăng ký dự tuyển chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ (in từ trang đăng ký dự tuyển trực tuyến);

02  Lý lịch khoa học (có dán ảnh đóng dấu giáp lai, xác nhận của cơ quan công tác hoặc địa phương cư trú);

01 bản photo văn bằng tốt nghiệp đại học;

01 bản photo bảng điểm tốt nghiệp đại học;

01 bản photo văn bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh/chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (nếu có);

01 bản photo chứng chỉ bổ sung kiến thức (nếu có);

01 phiếu khám sức khỏe (còn giá trị trong thời hạn 06 tháng và có đóng dấu ảnh);

02 ảnh 3×4 (đúng kích cỡ, ảnh chụp cách đăng ký dự tuyển không quá 6 tháng);

01 giấy xác nhận thâm niên công tác (theo yêu cầu chuyên ngành dự tuyển như: Bảo hộ lao động, Xã hội học, Quản trị kinh doanh, Quản lý thể dục thể thao);

01 thư giới thiệu (dự tuyển chuyên ngành Luật kinh tế);

01 thư dự tuyển (dự tuyển chuyên ngành Luật kinh tế).

01 bài luận về dự định nghiên cứu trình độ thạc sĩ (dành cho những đối tượng xét tuyển)

Các địa điểm tư vấn tuyển sinh:

Phòng sau đại học, Trường đại học Tôn Đức Thắng (Phòng A.305, Nhà A)

Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7

Lịch tiếp học viên từ thứ hai đến thứ bảy: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều 13h00 – 17h00.

Điện thoại: (028) 37755 059 – 22137 066.

Email: tssdh@tdtu.edu.vn. Website: http://grad.tdtu.edu.vn

Bảo Lộc: Trường Đại học Tôn Đức Thắng (Lâm Đồng) 

Đường Nguyễn Tuân, TP. Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: (0263) 3922 888 – 3967 888

Email: baoloc@tdtu.edu.vn 

Khánh Hòa: Phân hiệu Nha Trang, Trường Đại học Tôn Đức Thắng

22 Nguyễn Đình Chiểu, P. Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: (0258) 3837 485

Email: phanhieunhatrang@tdtu.edu.vn. 

Cà Mau:

– Cơ sở Cà Mau, Trường đại học Tôn Đức Thắng

Đường Mậu Thân, Khóm 6, P. 9, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Điện thoại: (0290) 3590 924

Email: cosocamau@tdtu.edu.vn.

- Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau

Số 4 Đường số 8, Phường 5, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Điện thoại: (0293) 3590 345 – 0944 953 446 (Cô Thắm)

Email: ttgdtxtinh.tuyensinh@gmail.com. Website: www.ttgdtxcamau.edu.vn

An Giang: Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh An Giang

1/9- Võ Thị Sáu, phường Đông Xuyên, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang

Điện thoại: (0296) 3841951

Bình Định: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công đoàn Bình Định

168 Nguyễn Thị Định, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Điện thoại: (0256) 3746 272

Gia Lai: Trường cao đẳng sư phạm Gia Lai

126 Lê Thánh Tôn, P. IAKring, TP. Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: (0259) 3877 244 – 0989 230 116 (Thầy Trọng)

Bình Thuận: Trường cao đẳng cộng đồng Bình Thuận

38 Nguyễn Hội, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3828 818

Vũng Tàu: Trường trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật công đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu

1A Nguyễn Trường Tộ, phường 3, Tp. Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Điện thoại: (0254) 3532 558

Kiên Giang: Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Kiên Giang

425 Mạc Cửu, phường Vĩnh Thanh, Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

Điện thoại: (0297) 3872 086 – 091 974 0711.

Phú Yên: Trường đại học Phú Yên

18 Trần Phú, phường 7, Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Điện thoại: (0257) 3843 025

Thông Báo Tuyển Sinh Sau Đại Học Năm 2022

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thông báo tuyển sinh Chuyên khoa 1, Chuyên khoa 2, Bác sĩ nội trú, Thạc sỹ, Tiến sỹ năm 2020 như sau:

1. Thí sinh đăng ký hồ sơ dự thi trực tuyến tại trang thông tin điện tử http://tuyensinh.pnt.edu.vn từ ngày 12/8/2020 đến hết ngày 13/9/2020 . Trước và sau thời gian trên hồ sơ sẽ không được chấp nhận

– sẽ nộp hồ sơ tại trường sau khi trúng tuyển. Thời gian nhận hồ sơ trực tiếp tại trường Thí sinh dự thi Chuyên khoa 1, Chuyên khoa 2, Bác sỹ Nội trú và Thạc sỹ theo thông báo cụ thể trên website của trường sau khi công bố danh sách trúng tuyển.

– Thí sinh Đăng ký ôn thi sẽ tiến hành đăng ký trực tuyến . theo dõi thông báo cụ thể trên website của Trường bắt đầu vào ngày

Thí sinh theo dõi thông tin về phòng thi, lịch thi, danh sách miễn thi ngoại ngữ, danh sách thuộc đối tượng ưu tiên trên website của trường và T ừ ngày 06/10 – 08/10/2020, phản hồi về phòng Sau đại học nếu có sai sót. Mọi thắc mắc, khiếu nại sẽ không được giải quyết sau ngày 09/10/2020.

địa chỉ – Thí sinh phải nghiêm túc thực hiện khai báo y tế qua email sẽ được nhà Trường gửi đến email cá nhân do thí sinh cung cấp khi nhập thông tin hồ sơ trực tuyến hoặc truy cập trang http://noibo.phongkhamdaihocypnt.edu.vn/khaibaoyte/

– Thí sinh bắt buộc thực hiện khai báo y tế vào ngày 11/10 – 12/10/2020 và cập nhật khai báo y tế nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường (sốt, ho, khó thở…), hoặc có tiền sử tiếp xúc với người nhiễm F0. F1. F2., hoặc trở về từ vùng dịch. Thí sinh có nguy cơ nhiễm virus nCov mà không khai báo y tế sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và bị hủy kết quả thi.

Trường Đh Ngày Càng Khó Tuyển Sinh Sau Đại Học

“Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ với cơ sở giáo dục ĐH tối thiểu cần 50% với trường theo hướng ứng dụng. Trong khi đó, tỷ lệ hiện tại trung bình toàn quốc mới chỉ là 27%.” – PGS Hoàng Minh Sơn

Hiện nhu cầu nhân lực có trình độ sau ĐH là rất lớn. Theo PGS Hoàng Minh Sơn, riêng với các cơ sở giáo dục ĐH, để đạt được tỉ lệ 50% giảng viên có trình độ tiến sĩ, Việt Nam cần thêm 17 nghìn tiến sĩ và cần ít nhất 6-7 năm nữa mới đạt được con số này.

Mặc dù nhân lực có trình độ sau ĐH được ưu tiên hơn về đãi ngộ – nói như TS Trần Việt Hùng, người sáng lập GotIt từ thực tế doanh nghiệp mình, người có trình độ sau ĐH có thể có thu nhập cao gấp đôi trình độ ĐH – nhưng nghịch lý là, càng ngày, số có nhu cầu học sau ĐH càng giảm và các trường càng khó tuyển sinh, kể cả những trường lớn, nhiều uy tín.

Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cách đây 5 năm, quy mô tuyển sinh thạc sĩ khoảng 2000/năm, nhưng nay đã giảm chỉ còn 500-600 và khoảng 80% trong số đó được tốt nghiệp. Với năng lực đào tạo của trường (gần 800 giảng viên là tiến sĩ, hơn 40 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ) thì con số 500-600 là rất ít (bằng khoảng 1/10 quy mô tuyển sinh ĐH). Với đào tạo tiến sĩ, việc tuyển sinh nhiều năm ổn định khoảng 100 người mỗi khóa, nhưng năm vừa rồi chỉ tuyển được 35.

Tình trạng tương tự với Trường ĐH Bách khoa Hồ Chí Minh. Theo PGS, Hiệu trưởng Mai Thanh Phong, nhiều năm gần đây, số học viên của trường tham gia học sau ĐH giảm. Trước đây, số lượng tuyển mỗi năm đạt khoảng 1.300-1.400, nhưng gần đây giảm chỉ còn 500-600 mỗi khóa. Theo quan sát của ông Phong, những trường lớn, đặc biệt là trường kĩ thuật, đầu vào sau ĐH giảm rất lớn.

“Trường ĐH ngoài chức năng đào tạo còn có chức năng nghiên cứu, đó là đòi hỏi bắt buộc và đương nhiên có nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là sau ĐH. Chúng ta đã có quy định cụ thể về tỷ lệ giảng viên là tiến sĩ trong một trường ĐH. Nhìn chung, ở trong nước, tỷ lệ này luôn là con số thấp. Một số trường ĐH lớn có tỷ lệ giảng viên là tiến sĩ tương đối cao, nhưng nhu cầu vẫn còn nhiều” – PGS Mai Thanh Phong chia sẻ.

Đại diện trường ĐH và doanh nghiệp cùng trao đổ về đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Nguyên nhân từ đâu?

Lý giải nguyên nhân nghịch lý này, PGS Hoàng Minh Sơn cho biết, hiện nhiều sinh viên chọn tiếp tục học lên cao ở nước ngoài bởi họ được hỗ trợ bởi nguồn học bổng khá cao. Trong khi đó, học ở trong nước, người học vừa phải tự trả học phí và trả cả chi phí nghiên cứu.

Ông Sơn lấy ví dụ, nhiều trường ĐH nước ngoài đến mời chào thậm chí có ranking thấp hơn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhưng họ lại có hỗ trợ cho học viên. Như vậy, các em sẽ lựa chọn đi học ở nước ngoài vì vừa có trải nghiệm mới, vừa được trả tiền để đi học.

Cũng có quan điểm tương tự, ông Mai Hồng Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sáng tạo Mobifone – nhắc đến việc chúng ta đang bị cạnh tranh cả về giáo dục lẫn đào tạo và tuyển dụng. Số học sinh ở trường chuyên đi học nước ngoài khá lớn, con số đó làm hao hụt nguồn đào tạo trong nước. Chúng ta chỉ có một cách là cải thiện môi trường giáo dục trong nước tốt hơn để cạnh tranh với cơ sở đào tạo nước ngoài.

“Nếu vào những trang tuyển dụng lớn có thể thấy có rất ít vị trí yêu cầu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ mà chủ yếu yêu cầu kĩ sư, cử nhân có nhiều năm kinh nghiệm. Sinh viên không có lý do gì khi thấy yêu cầu như vậy lại đi học lên thạc sĩ, tiến sĩ” – ông Duy nói thêm.

Tuy nhiên, ông Bùi Thế Duy – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – có một góc nhìn khác khi lý giải việc người học sau ĐH ngày càng ít. Theo ông Duy, khi có cung thì có cầu. Có giai đoạn chúng ta đột biến về số người học cao học, tiến sĩ, đặc biệt là các trường lớn, do có nhu cầu lớn về chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên và nhu cầu tự thân của các cán bộ muốn nâng cao trình độ để phát triển trong hệ thống quản lý. Đến nay số lượng giảm nhiều vì cơ bản những người có nhu cầu đã trang bị xong trình độ họ cần.

Cho rằng nhu cầu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ không phải nhiều trong các doanh nghiệp, theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện chỉ có một vài tập đoàn lớn có bộ phận nghiên cứu phát triển cần nhân lực trình độ như trên; còn khoảng 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít có nhu cầu lao động trình độ thạc sĩ, tiến sĩ…

Đại diện người học: Hầu hết người học sau ĐH đều vừa đi học vừa đi làm nên gặp nhiều khó khăn.

Trường ĐH cần thay đổi tư duy

Nói về giải pháp, ông Hoàng Minh Sơn cho rằng, bản thân các trường phải thay đổi tư duy đào tạo. Khá nhiều trường, chương trình thiết kế thời gian phải học rất nhiều, nhưng thời gian để người học thực sự được trải nghiệm, nghiên cứu còn ít.

Đồng quan điểm, theo PGS Mai Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa HCM, nhà trường cần nhìn nhận lại chính mình xem đã đào tạo có đáp ứng yêu cầu hay không. Trên thực tế, chương trình đào tạo còn theo lối mòn, chưa thiết kế chương trình một cách linh động theo nhu cầu luôn biến đổi của thị trường và xã hội.

Nhiều ý kiến cũng thống nhất chính sách học bổng hỗ trợ người học rất quan trọng để thu hút người học sau ĐH. Tuy nhiên, cần có cơ chế chính sách rõ cho nội dung này. Bởi thực tế từ chia sẻ của đại diện Mobifone, hiện doanh nghiệp này có Quỹ với nghìn tỷ nhưng không tiêu được vì cơ chế chính sách chưa rõ ràng.

Đại diện Bộ GD&ĐT, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH – cho rằng, chính sách của Bộ GD&ĐT trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH mới được thông qua, ở đó tinh thần quan trọng nhất là mở rộng tự chủ ĐH gắn liền với đổi mới quản trị ĐH, phát huy tính năng động, sáng tạo của các trường để nâng cao chất lượng.

“Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 – 2025 cũng mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đưa vào cơ chế đồng bộ hơn, từ đào tạo giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường trọng điểm, quốc tế hóa, gắn kết với doanh nghiệp…” – Vụ trưởng Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết thêm.

Theo Hiếu Nguyễn

Giáo dục & Thời đại- Nguồn Internet