Tuyển Sinh Thạc Sĩ Viện Đại Học Mở Hà Nội / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Viện Đh Mở Hà Nội Tuyển Sinh Thạc Sỹ Đợt 2

– Quản trị kinh doanh

– Ngôn ngữ Anh

– Công Nghệ sinh Học

– Luật kinh tế

1. Hình thức và thời gian đào tạo: 2 năm (tập trung)

2. Điều kiện dự thi

2.1. Về văn bằng:

a) Đã tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành hoặc chuyên ngành đăng ký dự thi.

b) Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành dự thi phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi.

c) Riêng ngành Công Nghệ Sinh Học và Luật kinh tế tốt nghiệp đúng ngành

Đối với ngành Kỹ thuật Điện tử: ngành gần bao gồm: Tự động hoá, Đo lường điều khiển, Cơ điện tử, Thiết bị điện – Điện tử, Sư phạm kỹ thuật điện tử, các chuyên ngành trong khối ngành Máy tính và Công nghệ thông tin (được dự thi sau khi có chứng chỉ bổ túc kiến thức 5 môn học) là các môn học:

Lý thuyết mạch

Kỹ thuật mạch điện tử

Kỹ thuật số – mạch logic

Trường & sóng điện từ

Thông tin số & truyền số liệu

Đối với ngành Quản trị kinh doanh:+ Ngành đúng là ngành Quản trị kinh doanh của Viện Đại học Mở Hà Nội. Thí sinh tốt nghiệp đại học ngành đúng không phải học bổ sung kiến thức.

+ Ngành phù hợp: là ngành Quản trị kinh doanh của các trường Đại học khác có chương trình đào tạo đại học khác biệt không quá 10% so với chương trình của Viện Đại học Mở Hà Nội. Thí sinh tốt nghiệp đại học ngành phù hợp không phải học bổ sung kiến thức.

+ Ngành gần là các ngành thuộc khối ngành kinh tế, có chương trình đạo tạo đại học khác biệt từ 10- 40% so với chương trình của Viện Đại học Mở Hà Nội.

* Thí sinh tốt nghiệp đại học ngành gần có chương trình đào tạo khác từ 10-20% so với chương trình của Viện Đại học Mở Hà Nội phải học 5 môn bổ sung kiến thức.

* Thí sinh tốt nghiệp đại học ngành gần có chương trình đào tạo khác từ 20-40% so với chương trình của Viện Đại học Mở Hà Nội phải học 8 môn bổ sung kiến thức.

+ Ngành khác: bao gồm các ngành Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, xây dựng – kiến trúc, nông – lâm – ngư nghiệp, y dược, khoa học xã hội – nhân văn, quân sự – an ninh, có chương trình đào tạo khác biệt quá 40% so với chương trình của Viện Đại học Mở Hà Nội. Thí sinh tốt nghiệp đại học ngành khác phải học 15 môn bổ sung kiến thức.

Đối với ngành Ngôn ngữ Anh:

– Nếu người dự thi đăng ký theo ngành ngoại ngữ đúng với bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức giáo dục thường xuyên thì phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy thuộc ngành ngoại ngữ khác.

3. Hồ sơ dự thi (theo mẫu): Đơn xin dự thi; Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương; Công văn cử thí sinh dự thi của cơ quan chủ quản (CB/CNV nhà nước); Bản sao văn bằng tốt nghiệp và bảng điểm (công chứng), các chứng chỉ bổ túc kiến thức (nếu có); Thí sinh học liên thông từ cao đẳng thì phải có bằng và bảng điểm cao đẳng; Nếu đăng ký dự thi theo văn bằng 2 thì phải có bằng và bảng điểm văn bằng 1); Giấy chứng nhận đủ sức khỏe (của bệnh viện đa khoa hoặc Trung tâm Y tế); 02 phong bì dán tem ghi địa chỉ, số điện thoại liên hệ; 03 tấm ảnh 4 x 6 cm.

4. Thời gian phát hành và thu nhận hồ sơ:

5. Lệ phí thi tuyển và học phí:

(Lệ phí đăng ký dự thi và Lệ phí thi nộp khi nộp hồ sơ)

– Học phí: Thu theo quy định hiện hành của Viện Đại học Mở Hà Nội.

8. Nơi tiếp nhận hồ sơ:LIÊN HỆ CÔ HƯƠNG ĐT 0932327281VP tuyển sinh Trường Trung y hà nội số 70 phố Giáp Nhất, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân

Viện Đại Học Mở Hà Nội (Hou)

post on 2021/07/09 by Admin

Viện Đại học Mở Hà Nội tuyển sinh năm 2021. Viện ĐH Mở HN mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng với nhiều loại hình, chú trọng giáo dục từ xa, đa ngành, đa trình độ, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.

Viện Đại học Mở Hà Nội (HOU) tuyển sinh

Thông tin chung:

Tên tiếng Anh: Hanoi Open University

Mã trường: MHN

Địa chỉ: Nhà B101, đường Nguyễn Hiền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chương trình đào tạo:

Bậc đào tạo: Đại học, Sau đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp

Hệ đào tạo: Chính quy, Vừa học vừa làm (tại chức), Từ xa, Trực tuyến (Elearning)

Thông tin liên hệ:

Nhà B101, đường Nguyễn Hiền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

024 38682321/ Email: mhn@hou.edu.vn

Website: www.hou.edu.vn

Viện Đại học Mở Hà Nội – Ngành đào tạo:

TT Tên ngành Các môn văn hóa trong THXT Xét KQ kỳ thi THPT QG 2019 Xét kết quả học THPT (Học bạ) 1 – Thiết kế công nghiệp (Kết hợp với điểm năng khiếu vẽ) X X 2 – Kế toán X   3 – Tài chính – Ngân hàng X   4 – Quản trị kinh doanh X   5 – Thương mại điện tử X   6 – Luật X   7 – Luật kinh tế X   8 – Luật quốc tế X   9 – Công nghệ sinh học X X 10 – Công nghệ thông tin X   11 – Công nghệ kỹ thuật điện tử- viễn thông X   12 – Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa X   13 – Kiến trúc (Kết hợp với điểm năng khiếu vẽ) X X 14 – Công nghệ thực phẩm X X 15 – Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành X   16 – Ngôn ngữ Anh X   17 – Ngôn ngữ Trung Quốc X  

Ghi chú: Với hình thức xét học bạ, thí sinh cần có điểm trung bình của từng môn học trong THXT hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6.0. Điểm trung bình của môn học tham gia xét tuyển là Điểm trung bình cả năm lớp 12 của môn học đó.

Phương thức tuyển sinh:

Xét tuyển

      Đối với môn năng khiếu vẽ:

Các ngành có môn năng khiếu vẽ gồm: Kiến trúc, Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa.

Các môn năng khiếu vẽ tính hệ số 2 (gồm Vẽ Hình họa, Bố cục màu, Vẽ mỹ thuật):

Để đủ điều kiện tham gia xét tuyển vào các ngành có môn năng khiếu vẽ, thí sinh cần có điểm môn năng khiếu vẽ trong năm 2019 theo 1 trong 2 cách sau:

+ Cách 1:

Tham dự kỳ thi tuyển sinh môn năng khiếu vẽ do Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức sau kỳ thi THPT quốc gia. Thủ tục đăng ký dự thi năng khiếu thí sinh cần xem kỹ tại Cổng thông tin tuyển sinh của nhà trường (tuyensinh.hou.edu.vn). Trường Đại học Mở Hà Nội sẽ chủ động sử dụng kết quả thi năng khiếu vẽ của thí sinh, kết hợp với kết quả các môn văn hóa để xét tuyển.

+ Cách 2:

Dự thi môn năng khiếu vẽ tại các trường Đại học khác trên cả nước, sau đó nộp Giấy chứng nhận điểm về Trường Đại học Mở Hà Nội. Các môn năng khiếu có thể được công nhận tương đương: Trang trí màu tương đương bố cục màu (vẽ bằng màu), Hình họa tương đương Vẽ mỹ thuật (vẽ bằng chì đen)

——————————————————————————

Điểm chuẩn Viện Đại học Mở Hà Nội

Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Đông Đô

——————————————————————————

Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi Viện Đại học Mở Hà Nội

SỨ MẠNG

Mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng với nhiều loại hình, chú trọng giáo dục từ xa, đa ngành, đa trình độ, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

Viện Đại học Mở Hà Nội phấn đấu trở thành một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đa trình độ, đa phương thức trong đó chú trọng đào tạo từ xa, có vị trí xứng đáng trong hệ thống các trường đại học mở Châu Á, thông qua nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, vì một nền giáo dục đại học đại chúng, một xã hội học tập và học tập suốt đời.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Tự chủ toàn diện: Là truyền thống của Viện Đại học Mở Hà Nội từ trước đến nay và sẽ phát huy mạnh mẽ trong tương lai.

Công nghệ hiện đại: Là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ mới trong công tác đào tạo và quản trị nhà trường.

Dịch vụ hoàn hảo: Là đặc trưng về thái độ của mọi thành viên và chất lượng các dịch vụ Trường cung cấp cho xã hội.

Kết nối rộng mở: Là phương thức hoạt động để phát huy hiệu quả của Trường với mô hình giáo dục mở, linh hoạt.

Theo đề án tuyển sinh  của Viện Đại học Mở Hà Nội

Chỉ Tiêu Dự Kiến Tuyển Sinh Liên Thông Viện Đại Học Mở Hà Nội

Hình thức: Đại học liên thông từ Trung cấp, Cao đẳng lên Đại học Chuyên ngành: Thời gian đào tạo:Từ Trung cấp lên Đại học: 3 năm (6 học kỳ)Từ Cao đẳng lên Đại học: 1.5 năm (3 học kỳ) 3. Đối tượng: Đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng chuyên ngành KẾ TOÁN hoặc khối ngành KINH TẾ 4. Môn thi tuyển: Thi 3 môn: Toán, Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, Kế toán tái chính 5. Tầm nhìn, định hướng và các trương trình hợp tác của Viện Đại học Mở Hà Nội Lưu ý: Hồ sơ dự tuyển – Phiếu đăng ký dự thi – Sơ yếu lý lịch – Bản sao giấy khai sinh. – 02 bản sao bằng tốt nghiệp cao đẳng và 02 bản sao kết quả học tập có xác nhận của cơ sở cấp hoặc của công chứng Nhà nước. – Giấy chứng nhận sức khoẻ: do cơ quan y tế đủ thẩm quyền cấp không quá 3 tháng kể từ ngày cấp. – 02 phong bì dán sẵn tem, địa chỉ người nhận và 2 ảnh 4×6 (chụp trong 6 tháng gần đây). Thời gian phát hành và nhận hồ sơ: Đến hết ngày 10/10/2015 Dự kiến thời gian thi tuyển: Cuối tháng 10/2015 Hồ sơ đăng ký dự thi gồm: Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu) 04 ảnh chân dung 4×6 trong thời hạn 06 tháng tính từ ngày chụp đến ngày làm hồ sơ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) Bản sao hợp lệ Bằng tốt nghiệp và bảng điểm Trung cấp, Cao đẳng Lệ phí thi tuyển: 105.000đ/thí sinh Số 7, Mỹ Đình Phường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm Hà Nội Tầng 3 Phòng 309 Hợp tác đào tạo Của Viện Hà Nội Điện thoại: 0462 604 218- 04 66812118 — 0974 459 158 – 0982 333 219

Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại Hà Nội Tuyển Sinh Thạc Sĩ Phật Học

Trang chủ

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tuyển sinh thạc sĩ Phật học

– Căn cứ công văn số 1340/TGCP – PG ngày 15/11/2017 của Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ về việc chấp thuận Giáo hội Phật giáo Việt Nam đào tạo Thạc sĩ Phật học và thí điểm Tiến sĩ Phật học;

– Căn cứ công văn số 556/TGCP – PG ngày 06/6/2018 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc chấp thuận quy chế đào tạo và tuyển sinh Thạc sĩ Phật học của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội;

– Căn cứ Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ 7;

– Căn cứ Nội quy Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

– Căn cứ Nghị quyết phiên họp quý II năm 2018 của Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội;

– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội;

Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ Phật học năm 2018 như sau:

I. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Thời gian đào tạo trình độ Thạc sĩ là từ 2 năm đến 3 năm.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI

1. Đối tượng dự thi:

– Đối tượng dự thi là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ưu tiên Tăng, Ni, Phật tử.

– Học viên đã tốt nghiệp tại các học viện Phật giáo Việt Nam (Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ) đương nhiên được dự thi.

2. Điều kiện dự thi: Thí sinh dự thi cần đáp ứng các điều kiện sau:

2.1 Về văn bằng:

– Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Phật học (Học viện Phật giáo);

– Có bằng tốt nghiệp đại học đối với ngành gần với chuyên ngành Phật học (khối ngành khoa học xã hội và nhân văn) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 16 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội quy định.

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành xa với chuyên ngành Phật học (khối ngành thuộc khoa học tự nhiên) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 30 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội quy định.

2.2. Lý lịch bản thân rõ ràng, không vi phạm pháp luật, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

2.3. Có đủ sức khoẻ để học tập.

2.4. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Học viện.

III. CÁC MÔN DỰ THI

Thí sinh phải dự thi 03 môn (thi viết):

1. Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung (trình độ B)

– Thời gian thi: 90 phút

– Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ;

c) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ theo quy định của Nhà nước.

2. Môn Cơ bản:

– Phật học đại cương

– Thời gian thi: 180 phút

3. Môn Cơ sở:

– Lịch sử Phật giáo Việt Nam

– Thời gian thi: 180 phút

IV. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI

Hồ sơ tuyển sinh do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội phát hành, bao gồm:

1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu của Học viện), trong đó cần ghi rõ đối tượng dự thi, nghề nghiệp và nơi làm việc (nếu có), cam kết thực hiện Quy chế sau khi trúng tuyển.

2. Bản sao có công chứng các văn bằng và chứng chỉ sau:

– Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học (nếu văn bằng không ghi loại tốt nghiệp).

– Công nhận hoàn thành việc bổ sung kiến thức (BSKT) do HVPGVN – tại HN quy định (nếu thuộc diện phải bổ sung kiến thức).

3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh/thành; chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú; hoặc cơ quan công tác.

4. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ học tập do bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố trở lên cấp không quá sáu tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

5. Ba phong bì có dán tem và ghi địa chỉ người nhận.

6. Bốn ảnh màu mới chụp (cỡ 3×4) ghi rõ họ tên, pháp danh (nếu có) phía sau ảnh.

Tất cả các giấy tờ trên được đựng trong túi hồ sơ có đề rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ ở phía ngoài.

Lệ phí hồ sơ, bổ sung kiến thức và thi theo quy định của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

V. HỌC PHÍ VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO

Sau khi trúng tuyển, học viên thực hiện nghĩa vụ đóng học phí 15 triệu/người/năm.

Học viện có Kí túc xá nội trú riêng (miễn phí) và sẽ hỗ trợ một phần học phí cho học viên từ nguồn xã hội hóa.

VI. HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC, ÔN TẬP

Bổ sung kiến thức:

– Thí sinh phải hoàn thiện chương trình bổ sung kiến thức trước khi dự thi theo quy định tại mục II.

– Thời gian học bổ sung kiến thức: từ ngày 01/8/2018 đến ngày 10/9/2018 đối với thí sinh thuộc diện bổ sung kiến thức. Lịch học cụ thể từng môn được thông báo tại Phòng Đào tạo Sau Đại học hoặc trên website: hvpgvn.edu.vn

– Học viên tốt nghiệp các Học viện Phật giáo thì không phải bổ sung kiến thức.

– Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Ôn tập kiến thức:

– Thí sinh ôn tập ba môn dự thi.

– Thời gian ôn tập: từ ngày 01/8/2018 đến ngày 10/9/2018 (trong thời gian học bổ sung kiến thức đối với diện phải học bổ sung kiến thức).

– Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

VII. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ, THI TUYỂN VÀ NHẬP HỌC

1. Nhận hồ sơ:

– Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 29/07/2018 (dành cho thí sinh thuộc diện cần bổ sung kiến thức).

– Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 01/9/2018 (dành cho thí sinh không thuộc diện cần bổ sung kiến thức).

2. Thời gian thi: ngày 15 – 16/9/2018

3. Địa điểm thi: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội).

4. Nhập học: ngày 25/9/2018

5. Địa chỉ liên hệ và nộp hồ sơ: Văn phòng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội chỉ nhận hồ sơ đã đầy đủ theo các mục theo quy định. Hồ sơ đã nộp, Học viện không trả lại.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội trân trọng thông báo để những người có đủ điều kiện dự thi biết, đăng ký và nộp hồ sơ đúng thời hạn.

Liên hệ:

– Phòng Đào tạo sau Đại học:

Cư sĩ Quảng Tuệ Lương Gia Tĩnh – Số điện thoại: 01662821235.

Đại đức Thích Vạn Lợi – Số điện thoại: 0982120025.

– Phòng Đào tạo Học viện:

Ni sư Thích Diệu Bản – Số điện thoại: 0961155072.

– Văn phòng Học viện (phát hành hồ sơ):

Sư cô Thích Tịnh Đức: 0963193663.

Email: hocvienphatgiaohanoi@gmail.com

Website: http://hvpgvn.edu.vn/

Fanpage Facebook: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Phật Sự Học Viện

Nơi nhận:

– Hội đồng Điều hành (để biết).

– Các phòng ban (để thực hiện).

– Lưu VP