Cập nhật lúc: 16:21 08-03-2023 Mục tin: Đề thi Chính thức vào lớp 10 môn Văn
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn tiếng Ngữ Văn của Sở GD & ĐT Bà Rịa Vũng Tàu năm học 2023 -2023 chi tiết như sau:
Bà Rịa Vũng Tàu NĂM HỌC 2023 – 2023
Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (1,0 điểm)
Em hãy trích dẫn 4 dòng thơ có sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9, Tập một – NXB Giáo dục – 2007).
Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ.
(Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói của văn nghệ, SGK Ngữ văn 9, Tập hai – NXB Giáo dục – 2007).
Câu 3: (3,0 điểm)
Trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (SGK Ngữ văn 9, Tập hai – NXB Giáo dục – 2007), tác giả Vũ Khoan có viết: “Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-nét thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu”.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về cái hay cũng như mặt trái của tính cộng đồng trên mạng in-tơ-nét ở nước ta hiện nay.
Câu 4: (5,0 điểm)
Vẻ đẹp tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu.
Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 2023
Trích dẫn 4 dòng thơ có sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
“Buồn trông cửa bể chiều hômThuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa,Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
– Hai phép liên kết câu và từ ngữ dùng để thực hiện các phép liên kết ấy:
+ Phép nối: từ “Và”
+ Phép lặp: từ “ta”, “bài thơ”.
Trình bày suy nghĩ về cái hay cũng như mặt trái của tính cộng đồng trên mạng in-tơ-nét ở nước ta hiện nay.
– Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng in-tơ-net mang lại cho con người những lợi ích không ngờ.
– Bên cạnh đó, “thế giới mạng” cũng bộc lộ không ít những hạn chế, những mặt tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến những người tham gia vào nó.
– Mạng xã hội giúp cải thiện và mở rộng các mối quan hệ.
– Nắm bắt thông tin nhanh nhạy.
– Những thành viên trong các mạng xã hội liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh họat offline. Nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực từ “mạng ảo” đã xuất hiện trong “đời thực” .
– Nhiều người sử dụng tính cộng đồng của mạng xã hội để buôn bán, kinh doanh các mặt hàng một cách dễ dàng, rộng rãi.
– Quyền riêng tư không được đảm bảo.
– Những thông tin, hình ảnh không lành mạnh, không rõ nguồn gốc, không được xác thực lan truyền một cách nhanh chóng, không thể kiểm soát được.
– Các nhóm, hội có mục đích tiêu cực lập ra tràn lan.
– Khẳng định tính cộng đồng của mạng xã hội vừa mang có tính tích cực, lại vừa tiêu cực.
– Liên hệ bản thân và rút ra bài học: Cần tỉnh táo, khôn ngoan để phát huy mặt lợi và hạn chế mặt hại của “thế giới mạng”
– Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Là người từng cầm súng chiến đấu nên ông am hiểu tâm tư, cuộc đời người lính. Thơ ông mang cảm xúc chân thành, mãnh liệt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú.
– Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, được in trong tập “Đầu súng trăng treo” và là một trong những thi phẩm thành công nhất của Chính Hữu, tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
– Bài thơ khắc họa vẻ đẹp của tình cảm đồng chí, đồng đội trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, gian khổ.
– Chung nhau về hoàn cảnh xuất thân (2 câu đầu)
+ Thủ pháp đối: “quê hương anh” – “làng tôi” cùng thành ngữ cho thấy sự tương đồng trong lai lịch, cảnh ngộ của những người lính thời chống Pháp. Họ đều ra đi từ những miền quê nghèo khó.
+ Gợi lên không khí cách mạng của thời đại và cuộc đổi đời vĩ đại của giai cấp nông dân. Lần đầu tiên trong lịch sử họ đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.
– Chung nhau về lí tưởng, lòng yêu nước (2 câu tiếp):
+ Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong quân ngũ.
+ Họ cùng chung một chiến tuyến chống kẻ thù chung.
– Cùng chung nhiệm vụ, chung cuộc đời người lính:
+ “Anh” – “tôi” thành “anh với tôi” rồi “đôi tri kỉ” và “đồng chí”.
+ “Bên”, “sát” thành “chung”
– Khép lại đoạn thơ chỉ vẻn vẹn 2 từ “Đồng chí!” đứng tách riêng thể hiện một cảm xúc dồn nén, chân thành và gợi sự thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí.
* Là sự thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau:
– Nhân vật trữ tình nói về nỗi lòng của đồng đội mà như đang bộc bạch nỗi lòng của chính mình.
– Thấu hiểu:
+ Cảnh ngộ, nỗi bận lòng về hậu phương.
+ Ý chí lên đường, tình cảm cách mạng mãnh liệt. Khi cần họ biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì dân tộc. Họ bỏ lại ruộng vườn, ngôi nhà – là những tìa sản quý giá để vào lính. Từ “mặc kệ” đã nói lên sự lựa chọn dứt khoát ấy.
+ Nỗi nhớ quê nhà đau đáu trong tâm hồn người lính: nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ…
* Là sự đồng cam, cộng khổ trong cuộc đời người lính:
– Đó là những cơn sốt rét rừng đã từng cướp đi bao sinh mạng, từng là nỗi ám ảnh đè nặng lên cuộc đời người lính. Cách nói “anh với tôi” một lần nữa cho thấy câu thơ không chỉ tả hình ảnh người lính bị cơn sốt rét rừng hành hạ mà còn gợi tình cảm đồng chí, đồng đội khi gian khổ đến cùng cực “sốt run người” vẫn quan tâm, lo lắng cho nhau.
– Đó còn là cái hiện thực thiếu thốn, khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính. Họ đã sống trong hoàn cảnh nghèo nàn về vật chất: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc men…nhưng họ vượt lên tất cả nhờ sức mạnh của tình đồng chí.
* Là niềm yêu thương, gắn bó sâu nặng họ dành cho nhau.
– Hình ảnh “tay nắm bàn tay”:
+ Chất chứa bao yêu thương trìu mến.
+Sẵn lòng chia sẻ khó khăn.
+ Chứa đựng cả những khao khát bên người thân yêu.
* Được xây dựng trên nền một hoàn cảnh khắc nghiệt:
– Thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo.
– Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu. Trước mắt họ là cả những mất mát, hi sinh không thể tránh khỏi.
* Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:
– Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu.
– Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú:
+ Gợi liên tưởng: chiến tranh – hòa bình, hiện thực – ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ – chất thi sĩ.
+ Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, sâu sắc. sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh.
+ Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh.
+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình.
– Nội dung: Bài thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp.
– Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên; từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.