Mã Trường Học Viện Ngoại Giao / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Mã Ngành Trường Học Viện Ngoại Giao 2022

Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào Học viện Ngoại giao năm 2019 cần điền đúng mã trường là QHT, và cần điền đúng mã ngành 7320107 nếu đăng ký học ngành Truyền thông quốc tế.

Từ đầu tháng 4 này cho đến hết ngày 20/4 là khoảng thời gian để thí sinh trên cả nước ghi phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 và đăng ký xét tuyển Đại học Cao đẳng Trung cấp (xem hướng dẫn ghi phiếu ở đây). Một trong những trường được thí sinh quan tâm tìm hiểu nhất đó là Học viện Ngoại giao.

Thực tế việc ghi đúng chuẩn thông tin trong phiếu đăng ký ngay từ đầu vẫn rất cần thiết, tránh sai sót không đáng có cần phải sửa đổi. Ví dụ thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào Học viện Ngoại giao cần điền đúng mã trường là QHT, và cần điền đúng mã ngành 7320107 nếu đăng ký học ngành Truyền thông quốc tế.

Trên Cổng thông tin chúng tôi các thí sinh có thể tìm hiểu thông tin khá tường tận về các trường Đại học và có thể tra cứu nhanh để tránh nhầm lẫn mã trường, mã ngành, tên ngành…, chúng ta có thể học cách tra cứu ở đây.

Mã ngành Học viện Ngoại giao năm 2019

Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào Học viện Ngoại giao năm 2019 cần điền đúng mã trường là QHT, và cần điền đúng mã ngành 7320107 nếu đăng ký học ngành Truyền thông quốc tế. Nguồn ảnh: dav.edu.vn.

Ngành Quan hệ quốc tế

7310206

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

hoặc

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh hoặc

D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

90

Các môn xét tuyển nhân hệ số 1

Ngành Ngôn ngữ Anh

7220201

D01: Ngữ văn, Toán, TIẾNG ANH

90

Môn Tiếng Anh nhân hệ số 2, các môn còn lại nhân hệ số 1

Ngành Kinh tế quốc tế

7310106

A00: Toán, Vật lí, Hóa học

hoặc

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

hoặc

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

90

Các môn xét tuyển nhân hệ số 1

Ngành Luật quốc tế

7380108

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

hoặc

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

90

Các môn xét tuyển nhân hệ số 1

Ngành Truyền thông quốc tế

7320107

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

hoặc

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh hoặc

D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

90

Các môn xét tuyển nhân hệ số 1

Theo Anh Hào (Tổng hợp)/ICTNews (Vietnamnet) Link Gốc: &nbsp &nbsp &nbsp &nbsp &nbsp Copy Linkhttps://ictnews.vietnamnet.vn/internet/xa-hoi/ma-nganh-truong-hoc-vien-ngoai-giao-2019-180963.ict

Học Viện Ngoại Giao Việt Nam

Cập nhật: 24/10/2020

A. GIỚI THIỆU

Tên trường: Học viện Ngoại giao Việt Nam

Tên tiếng Anh: Diplomatic Academy of Vietnam (DAV)

Mã trường: HQT

Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên kết quốc tế

Loại trường: Công lập

Địa chỉ: 69 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

SĐT: (84-4) 3834 4540

Email: bbtwebsite_dav@mofa.gov.vn

Website: https://www.dav.edu.vn

Facebook: chúng tôi

B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2020

I. Thông tin chung

1. Thời gian xét tuyển

– Phương thức 1: Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Kết quả học tập THPT

Thời gian đăng ký trực tuyến: Từ ngày 15/6/2020 đến hết ngày 30/6/2020.

Thời gian công bố Danh sách dự kiến trúng tuyển: Dự kiến trước ngày 15/7/2020.

Phương thức đăng ký xét tuyển: Đăng ký trực tuyến qua Cổng thông tin tuyển sinh của Học viện Ngoại giao tại địa chỉ: https://tuyensinh.dav.edu.vn (bắt đầu mở cổng đăng ký xét tuyển từ ngày 15/6/2020) và nộp hồ sơ theo quy định về Học viện.

– Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Tổ chức xét tuyển: Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự kiến từ ngày 24/9 đến 17h00 ngày 26/9/2020.

Công bố kết quả xét tuyển: Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự kiến trước 17h00 ngày 27/9/2020.

2. Đối tượng tuyển sinh

Tất cả thí sinh đã tốtnghiệp THPT tính đến thời điểm xét tuyển.

Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành, không vi phạm pháp luật.

3. Phạm vi tuyển sinh 4. Phương thức tuyển sinh 4.1. Phương thức xét tuyển

Học viện Ngoại giao xét tuyển vào hệ đại học chính quy năm 2020 theo các phương thức xét tuyển sau:

Phương thức 1: Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Kết quả học tập THPT.

Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo & của Học viện.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT a. Phương thức 1: Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Kết quả học tập THPT

Thí sinh đăng ký xét tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Tốt nghiệp THPT trong năm 2020;

– Có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển):

Đối với các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Anh: IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên.

Đối với các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Pháp: từ DELF-B1 trở lên.

Đối với các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Trung Quốc: từ HSK 4 trở lên (mức điểm từ 280 điểm trở lên).

– Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên;

– Có điểm trung bình chung học tập của các môn trong tổ hợp xét tuyển vào Học viện của năm học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên;

– Đạt hạnh kiểm Tốt trong từng năm lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12.

b. Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Thí sinh có đầy đủ các điều kiện sau được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển:

– Tính đến thời điểm xét tuyển, được công nhận tốt nghiệp THPT trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

– Có tổng điểm xét tuyển và điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đạt từ mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ngưỡng đảm bảo chất lượng) do Học viện Ngoại giao quy định trở lên, và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1.0 (một) điểm trở xuống.

– Học viện Ngoại giao không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ hoặc kết quả điểm thi được bảo lưu của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 để xét tuyển trong năm 2020.

– Mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển được Học viện Ngoại giao xác định và công bố công khai trên trang điện tử của Học viện sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (dự kiến trước ngày 08/9/2020).

4.3. Chính sách ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông báo về xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đại học hệ chính quy của Học viện Ngoại giao năm 2020 trên trang điện tử của Học viện.

5. Học phí

Mức học phí của Học viện Ngoại giao Việt Nam dự kiến với sinh viên chính quy:

– Học phí theo quy định hiện nay: 890.000 đồng/sinh viên/tháng (tương đương với 8.900.000 đồng/sinh viên/năm học).

– Dự kiến mức học phí năm học 2020-2021: 980.000 đồng/sinh viên/tháng (tương đương với 9.800.000 đồng/sinh viên/năm học).

– Dự kiến học phí được điều chỉnh hàng năm theo quy định của Nhà nước.

II. Các ngành tuyển sinh

Điểm chuẩn của Học viện Ngoại giao Việt Nam như sau:

D. MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Trường Học viện Ngoại giao

Sinh viên trường Học viện Ngoại giao

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: tuyensinhso.com@gmail.com

Học Viện Ngoại Giao Tuyển Sinh 2022 Chính Thức

Học Viện Ngoại Giao thông báo tuyển sinh hệ đại học chính quy với các khối ngành và chỉ tiêu cụ thể từng ngành như sau:

I. Học Viện Ngoại Giao Thực Hiện Tuyển Sinh Trên Phạm Vi Cả Nước

Mã trường: HQT Tổng chỉ tiêu hệ Đại học chính quy: 500.

Trong đó: – Ngành Quan hệ quốc tế : 100

– Ngành Kinh tế quốc tế : 100

– Ngành Truyền thông quốc tế : 100

– Ngành Luật quốc tế : 100

– Ngành Ngôn ngữ Anh : 100

Lưu ý: Học viện Ngoại giao sẽ chọn 01 lớp học ngoại ngữ là tiếng Trung Quốc. Trong số thí sinh trúng tuyển vào ngành Quan hệ quốc tế (thuộc tổ hợp môn xét tuyển A01 và D01)

Học Viện Ngoại Giao tuyển sinh trên địa bàn cả nước

III. Phương thức tuyển sinh

Nhà trường áp dụng 4 hình thức xét tuyển

Hình thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kì thi THPT quốc gia

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT quốc gia hay những năm trở về trước có tham gia kì thi THPT quốc gia tại cụm thi xét tuyển cao đẳng đại học, đạt được mức điểm đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và không có môn nào thuộc khối ngành xét tuyển bị điểm liệt

Điểm xét tuyển là tổng điểm thi 3 môn cộng với điểm ưu tiên đối tượng và khu vực

Đối với ngành ngôn ngữ Anh môn tiếng Anh sẽ được nhân hệ số 2

Hình thức 2: Tuyển thẳng

Thí sinh đáp ứng được điều kiện tại mục a,b,c,e và h của khoản 2 điều 7 quy chế tuyển sinh đại học cao đẳng hiện hành

Hình thức 3: xét tuyển thẳng

Thí sinh đáp ứng được điều kiện trong điểm i, khoản 2 điều 7 quy chế tuyển sinh cao đẳng đại học hiện hành

Hình thức 4: Ưu tiên xét tuyển

Thí sinh đáp ứng được điều kiện tại điểm a khoản 3 điều 7 theo quy chế tuyển sinh cao đẳng đại học hiện hành

IV. Hồ sơ đăng kí xét tuyển

Phiếu đăng kí xét tuyển theo mẫu chung của Bộ giáo dục

Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi THPT quốc gia photo

Giấy tờ ưu tiên (nếu có)

1 Phong bì dán sẵn tem, ghi rõ họ tên địa chỉ số điện thoại của thí sinh

Lệ phí xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục

Thủ Khoa Học Viện Ngoại Giao Chia Sẻ Bí Quyết Săn Học Bổng

Trần Phương Mai- sinh viên thủ khoa đầu ra ngành Quan hệ Quốc tế, Học viện Ngoại giao năm 2019 với vẻ ngoài thân thiện, gương mặt sáng, thông minh vừa nhận được kết quả là một trong số ít người Việt Nam giành được đồng thời 3/3 học bổng Erasmus Mundus của Liên minh châu Âu.

Mục tiêu của chương trình này là giúp các sinh viên xuất sắc theo học khóa Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ Erasmus Mundus hợp tác tại hai hay nhiều hơn hai trường đại học ở châu Âu.

Chuyện học mỗi học kỳ ở một nước khác nhau, bảo vệ tốt nghiệp lại ở một nước khác đã trở thành đặc điểm của sinh viên nhận học bổng này.

Tại Việt Nam, số lượng sinh viên và người đi làm quan tâm đến học bổng này rất lớn.

Đây là học bổng có tính cạnh tranh toàn cầu chứ không đơn thuần là cạnh tranh trong khu vực, mặc dù có 128 ngành đào tạo, mỗi khóa học chỉ trao tối đa 20-22 suất học bổng Erasmus Mundus chính vì vậy “tỷ lệ chọi” rất cao. Bởi lẽ có những năm số thí sinh đăng ký lên tới 700 hồ sơ.

Ngay sau khi Phương Mai nhận học bổng Erasmus Mundus, phóng viên Giáo dục Việt Nam có cuộc gặp gỡ và được cô nàng 9X này chia sẻ về kinh nghiệm “săn” học bổng toàn phần.

Tính đến nay, cô nàng thủ khoa Học viện Ngoại giao năm 2019 đã tốt nghiệp được 1 năm, đặt mục tiêu đi du học trong năm nay nên vừa đi làm Mai vừa “săn” nộp học bổng đúng đợt Covid-19 diễn biến phức tạp chính vì vậy áp lực tương đối lớn, bởi cô không muốn mất thêm thời gian nữa.

Khi biết thông tin mình đã trúng đồng thời 3/3 học bổng, Phương Mai cảm thấy lúc đó thật tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng.

Chia sẻ về “chiêu” giành học bổng danh tiếng này, Mai tâm sự, học bổng thì có nhiều loại nhưng về cơ bản thì cũng đều yêu cầu năng lực học thuật cao hoặc khả năng lãnh đạo… Vì vậy, chúng ta không thể nào chỉ mọt sách, cứ lao đầu vào học là có thể “trúng” học bổng.

“Đòi hỏi phải dung hòa giữa học tập và các hoạt động ngoại khóa bởi học tập giúp trau dồi kiến thức còn hoạt động ngoại khóa cho chúng ta trải nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống cũng như tạo dựng nhiều mối quan hệ”, Phương Mai chia sẻ.

Đặc biệt, theo Phương Mai, khi đã nộp học bổng thì không nên “bỏ trứng vào cùng một giỏ” nhưng cũng không phải nộp càng nhiều càng tốt, chỉ cần làm vừa đủ nhưng mà “chất”, đã làm hồ sơ là phải thực sự nghiêm túc bởi lẽ đôi khi học bổng mình ưu tiên nhất thì chưa chắc đỗ, học bổng nghĩ nộp phụ thì lại thành cái chính.

Chính vì vậy, theo Phương Mai, trước khi nộp hồ sơ phải nghiên cứu thật kỹ đó là học bổng có tính cạnh tranh trong nước, khu vực hay toàn cầu, đặc biệt xem bản thân có phù hợp không, mình có chấp nhận được tính cạnh tranh của học bổng đó hay không.

Phương Mai chia sẻ rằng, mỗi người nên nộp tối đa 4-6 chương trình để đảm bảo làm tốt nhất, tối ưu nhất.

Nhìn nhận thấy tình trạng ở Việt Nam thần thánh hóa IELTS, TOEFL bởi nhiều người cho rằng trình độ IELTS, TOEFL càng cao thì khả năng giành học bổng càng lớn, tuy nhiên từ kinh nghiệm “săn” học bổng của mình, Phương Mai cho rằng đó chỉ là điều kiện cần.

Cô nàng 9X chia sẻ, trong cả bộ hồ sơ thì bài luận là quan trọng nhất, bởi đó là cơ hội để mình trực tiếp thuyết phục hội đồng xét tuyển rằng mình là người phù hợp và xứng đáng.

Để có được bài luận ấn tượng, cách duy nhất là phải hiểu cho rõ: Mình có những gì, và học bổng này, chương trình này cần một ứng viên như thế nào. Một số câu hỏi cần được trả lời rành mạch như:

Tại sao tôi chọn học bổng này, chương trình này?

Học bổng, chương trình học sẽ giúp tôi hiện thực hóa muc tiêu sự nghiệp của mình như thế nào?

Tại sao tôi xứng đáng nhận học bổng?

Thế mạnh nổi bật của tôi là gì?

Tôi đã nỗ lực như thế nào trong thời gian qua?

Tôi có thể đóng góp được gì cho quỹ học bổng và cho khóa học?

Điểm yếu của tôi là gì? Tôi sẽ khắc phục nó thông qua chương trình như thế nào?...

Riêng đối với bài luận của mình, Mai chỉnh chu tới mức “em sửa trên dưới 50 lần, đến mức cảm giác thêm 1 từ cũng thừa và thiếu đi 1 từ sẽ thiếu”.

Nhiều người cho rằng bài luận thì có thể “thuê” viết tuy nhiên Mai cho rằng, một bộ hồ sơ gồm rất nhiều giấy tờ thậm chí lên tới 70-80 trang giấy (kể cả CV – Curriculum Vitae, các giấy tờ bằng cấp, dịch thuật, chứng nhận…) nếu nhờ viết thì không thể có được sự mạch lạc, kết nối của bộ hồ sơ.

Ví như điểm IELTS, TOEFL rất cao nhưng bài luận lại không tương xứng hoặc CV không có gì quá nổi bật nhưng bài luận lại quá xuất sắc…thì chắc chắn hội đồng học bổng sẽ đặt nghi vấn, đặt câu hỏi.

“Chúng ta không thể tiểu xảo để qua mắt hội đồng xét tuyển được bởi họ được đào tạo chuyên nghiệp, từng đọc cả trăm, ngàn hồ sơ do đó điều quan trọng nhất là chúng ta phải TRUNG THỰC”, Phương Mai nhấn mạnh.

Trong một bộ hồ sơ có quá nhiều thứ nếu không nhận được sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô, thậm chí sếp cũ, anh chị đã từng đạt học bổng này và sự động viên của bố mẹ thì Mai thừa nhận mình không thể làm được như ngày hôm nay.

Chính nhờ có sự hỗ trợ đó nên khi nộp 6 học bổng, Mai đã trúng cả 6. Đặc biệt đối với học bổng Erasmus Mundus thì Mai đã nộp 3 chương trình đào tạo và trúng cả 3.

Bên cạnh học bổng Erasmus, em cũng giành được 3 học bổng toàn phần khác. Trong đó có học bổng từ đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa- Trung Quốc (top 1, 2 trường đại học ở châu Á theo bảng xếp hạng mới nhất của Asia Univeristy Ranking) và 1 học bổng tại Hà Lan.

Khi nói về lý do đỗ cả 6 nhưng “chốt” học bổng Erasmus Mundus bởi khi còn là sinh viên Phương Mai đã từng đi học hè ở cả Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh, do đó phần nào em mường tượng được mô hình giáo dục của họ, còn học bổng ở Hà Lan thời gian học chỉ 1 năm vừa học vừa làm luận văn thì Mai sợ thời gian hơi ít.

Từ nhỏ đã thích nói trước đám đông, thích diễn thuyết nên khi học trung học phổ thông các bạn cân đo đong đếm nên học luật hay kinh tế, báo chí… thì Mai vẫn không hề lung lay gì với quyết tâm theo đuổi con đường ngoại giao.

Chính vì vậy giờ có đi du học thì Mai vẫn dự định sau khi tốt nghiệp sẽ trở về Việt Nam làm một nhà ngoại giao hoặc làm trong ngạch đối ngoại của bộ ngành nào đó.

Trần Phương Mai– thủ khoa ngành quan hệ quốc tế, Học viện ngoại giao năm 2019.

Tốt nghiệp với tổng điểm toàn khóa 3.78/4.

– Học bổng toàn phần Liên minh châu Âu Erasmus Mundus – Euroculture: tại Hà Lan, Đức

– Học bổng toàn phần Liên minh châu Âu Erasmus Mundus – Global Studies: tại Đức, Ba Lan

– Học bổng toàn phần Liên minh châu Âu Erasmus Mundus – European Politics and Society: tại Séc, Hà Lan, Tây Ban Nha

– Học bổng Thạc sĩ Toàn phần Yenching Academy, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc

– Học bổng Thạc sĩ Toàn phần Global Studies, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc

– Học bổng Thạc sĩ Toàn phần Quỹ Eric Bleumink Fund, University of Groningen, Hà Lan.

Tác giả: Thuỳ Linh – Báo Giáo Dục