Khi doanh nghiệp có 100% vốn Việt Nam chuyển một phần vốn sang nhà đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp đó sẽ trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lúc đấy, những ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị điều chỉnh và thay đổi để phù hợp với pháp luật VIệt Nam và thỏa thuận quốc tế. mã VSIC sang mã CPC
VSIC là viết tắt của Vietnam Standard Industrial Classification System, là Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được sử dụng thống nhất khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
VSIC được Việt Nam phát triển dựa trên chuẩn phân ngành ISIC (International Standard Industrial Classification) của Liên Hợp Quốc được sử dụng để phân loại doanh nghiệp theo hoạt động kinh tế, đăng ký kinh doanh, nhằm tính toán giá trị sản xuất, việc làm, thu nhập quốc nội và các lĩnh vực khác. Mới đây ngày 06 tháng 07 năm 2018, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có hiệu lực từ 20/8/2018. Đây là hệ thống ngành nghề mới nhất hiện nay.
Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó bao gồm những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; và loại trừ những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.
Mã CPC là viết tắt của Provisional Central Product Classification, tức là hệ thống phân loại sản phâm trung tâm của Liên Hợp Quốc.
Việt Nam đã có những thỏa thuận quốc tế về những ngành nghề mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam. Vì thế khi nhà đầu tư muốn đầu tư vào Việt Nam thì cần phải tuân thủ theo quy định về hệ thống phân loại ngành nghề quốc tế theo thỏa thuận của Việt Nam.
II. Khi nào phải chuyển đổi mã? Cách chuyển đổi mã VSIC sang mã CPC
Khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần am hiểu các vấn đề về môi trường đầu tư, ưu đãi đầu tư, nhân công, chính sách Nhà nước là một điều cần thiết… nhưng điều đó sẽ có thể vô nghĩa nếu họ bỏ qua việc chuyển đổi từ mã VSIC sang mã CPC.
Các nhà đầu tư sẽ đối chiếu ngành nghề mà mình muốn đầu tư kinh doanh với Biểu cam kết gia nhập WTO cũng như các quy định pháp lý của hệ thống pháp luật Việt Nam để “nhận dạng” và xem xét tính khả thi của ngành nghề.
Nếu ngành nghề đó đã được cam kết thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể được thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Còn đối với các ngành nghề chưa cam kết thì phía Việt Nam không có “nghĩa vụ” phải chấp thuận để các nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư này.
Nhưng các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, tùy thuộc vào từng loại dự án, quy mô, vốn, địa bàn… mà quyết định có cấp phép với các ngành nghề chưa được cam kết. Tóm lại, với các dịch vụ không xuất hiện trong Biểu cam kết, Việt Nam được toàn quyền cho phép hay không cho phép nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam.
Trong trường hợp phía Việt Nam đồng ý cấp phép thì cũng sẽ được toàn quyền đưa ra các điều kiện cho việc cấp phép hoạt động đầu tư nêu trên, và vẫn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của GATS (Hiệp định chung về thương mại dịch vụ).
Để biết doanh nghiệp sẽ được hiện diện dưới hình thức nào trong một ngành hoặc phân ngành, ta phải căn cứ vào cam kết cụ thể của ngành hoặc phân ngành đó. Nếu trong ngành hoặc phân ngành mà ta quan tâm xuất hiện bảo lưu về hình thức hiện diện thương mại thì phải thực hiện theo bảo lưu.
Vi dụ:
Nhưng theo cam kết gia nhập WTO thì Việt Nam không cam kết hình thức công ty 100% vốn và chi nhánh cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn hoạt động trong lĩnh vực này thì có thể tham gia góp vốn theo hình thức liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với việc chuyển đổi mã VSIC sang mã CPC, trước hết cần phải nắm rõ được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp trong việc đầu tư vào Việt Nam để làm gì. Từ đó mới có thể xác định trên danh sách CPC giữa Việt Nam và WTO để phù hợp với những thỏa thuận quốc tế.
Căn cứ pháp lý:
Luật Đầu tư
Quyết định 27/2018/QĐ-CP
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ!
Tel: 84.4.6285.1114 – Fax: 84.4.6285.1124
Email: lawyer@lincon.com.vn
Cơ sở 1: Tầng 16, Tháp A tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 2: Biệt thự số 272 đường Đỗ Pháp Thuận, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM