Mã ngành: 7210403
Thời gian đào tạo: 4 năm Văn bằng: Cử nhân Thiết kế Đồ họa Tổ hợp môn: môn Vẽ năng khiếu nhân đôi
[1] Toán – Khoa học tự nhiên – Vẽ [H03]
[2] Toán – Tiếng Anh – Vẽ [H04]
[3] Ngữ văn – Khoa học Xã hội – Vẽ [H05]
[4] Ngữ văn – Tiếng Anh – Vẽ [H06]
Bạn đã bao giờ mua một cuốn sách nào đó khi nhìn thấy bìa sách đẹp mắt dù chưa biết được nội dung bên trong như thế nào, hay đang đi đường bỗng phải dừng lại ngoái nhìn khi thấy một tấm poster đẹp mắt. Bạn thích vẽ, có khả năng vẽ ra những thứ mình nghĩ nhưng không biết phải làm sao để tạo ra được những bức tranh đẹp mắt với nhiều màu sắc lung linh như bìa của cuốn sách đó hay tấm poster bạn thấy giữa đường. Nếu như thế, có thể ngành Thiết kế Đồ họa là ngành bạn nên chọn. Thiết kế Đồ họa là nghệ thuật sử dụng các yếu tố thiết kế (typography & hình ảnh) để truyền tải thông điệp hoặc tạo ra một sự ảnh hưởng, đây là một sản phẩm nghệ thuật. Hiểu một cách đơn giản thiết kế đồ họa là thiết kế poster hình ảnh, thiết kế bìa sách, tạp chí, thiết kế game, phim ảnh… tất cả đều được thực hiện trên máy tính.
Học ngành Thiết kế Đồ họa có gì thú vị?
Bạn cần tố chất nào để phù hợp học ngành Thiết kế Đồ họa?
Đam mê và nghiêm túc với nghề: Đó là yếu tố tiên quyết để bạn theo đuổi nghề nghiệp đầy tính cạnh tranh này.
Tư duy thiết kế: Cần nhấn mạnh rằng ngoài kiến thức và đam mê yêu thích thì khả năng thiên phú, năng khiếu mỹ thuật và tư duy của một người thiết kế sẽ là điểm cộng để bạn đạt được những thành công trong nghề.
Sự sáng tạo, khả năng quan sát: Cũng là yếu tố đòi hỏi những người học thiết kế phải có.
Học ngành Thiết kế Đồ họa ở đâu?
Tại khu vực phía Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, có khá nhiều trường đại học đào tạo ngành Thiết kế Đồ họa: Trường Đại học Kiến trúc chúng tôi Trường Đại học Mỹ Thuật chúng tôi Trường Đại học Văn Lang…
Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với năng lực, kết quả học tập và kết quả thi THPT.
Điểm nổi bật của ngành Thiết kế Đồ họa tại Trường Đại học Văn Lang là gì?
Kiến thức nền tảng: Cơ sở thiết kế đồ họa, Hình họa, Trang trí, Nghệ thuật học, Xử lý hình ảnh trên máy tính, Kỹ thuật – Vật liệu in, In ấn đồ họa truyền thống (lụa, đá)…
Công nghệ đồ họa hiện đại: Indesign, Illustrator, Photoshop, Digital, Flash…
Chương trình học ngành Thiết kế Đồ họa đào tạo những gì?
Kiến thức cơ bản: Kiến thức về mỹ thuật tạo hình, màu sắc, những cơ sở kết hợp màu làm nền tảng để tiếp thu kiến thức chuyên ngành; kiến thức về Khoa học Xã hội & Nhân văn, thẩm mỹ, nghệ thuật, lịch sử mỹ thuật, văn hóa Việt Nam…
Kiến thức ngành: Kiến thức nền tảng cho hệ thống chuyên ngành: (1) các kiến thức về nguyên lý thiết kế; (2) kiến thức về xử lý màu sắc, chữ trong thiết kế; (3) hệ thống kỹ thuật số hỗ trợ cho thiết kế; (4) công nghệ in.
Kiến thức chuyên ngành: (1) Khối kiến thức về đồ hoạ thương mại; (2) đồ hoạ in khắc truyền thống; (3) xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.
Công nghệ đồ họa hiện đại: Indesign, Illustrator, Photoshop, Digital, Flash…
Hoạt động phong trào của sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa tại Văn Lang?
CLB Bam Club (cấp Khoa) : Sân chơi nghệ thuật của sinh viên, đóng góp không nhỏ vào các hoạt động nghệ thuật cho Khoa.
Học kỳ 1 mỗi năm, Khoa sẽ tổ chức chương trình truyền thống với tên gọi Hoà Sắc. Đây là một trong những chương trình lớn và đầu tư bậc nhất ở Văn Lang, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ bạn bè các Khoa khác.
Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Thiết kế Đồ họa?
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Thiết kế Đồ họa sẽ đảm nhận vị trị sau đây:
Hoạ sĩ thiết kế đồ họa, họa sĩ minh họa.
Nhân viên thiết kế/ in ấn/ chuyên viên hoạt họa.
Trưởng phòng thiết kế/ Giám đốc hình ảnh/ Giám đốc mỹ thuật.
Giám đốc sáng tạo là đỉnh cao nghề nghiệp.
Freelancer là một lựa chọn việc làm được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay.
Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm hiện tại với Cử nhân Thiết kế Đồ họa?
Kết quả khảo sát việc làm tháng 8/2019 đối với sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa Trường ĐH Văn Lang tốt nghiệp năm 2018 cũng cho thấy điều đó: 97.5% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp, trong đó số có thu nhập trên 10 triệu đồng/ tháng chiếm 52.5%.
Sinh viên Thiết kế Đồ họa Trường Đại học Văn Lang thường đi làm từ năm thứ 2. Theo chia sẻ của sinh viên, mức thu nhập 8 triệu đồng/ tháng dễ dàng đạt được ngay cả khi các bạn chưa tốt nghiệp.
Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Thiết kế Đồ họa tại Văn Lang?
Xét theo điểm thi THPT quốc gia (thang điểm 30): 15 điểm (2018) và 20.5 điểm (2019).
Xét điểm học bạ THPT (thang điểm 40): 24 điểm (2018), 24 điểm (2019), 24 điểm (2020 – đợt 1 và đợt 2).
KHOA MỸ THUẬT VÀ THIẾT KẾ
Trưởng Khoa: ThS. Phan Quân Dũng
Phó Khoa, Trưởng ngành Thiết kế Đồ họa: ThS. Nguyễn Đắc Thái
Văn phòng Khoa: Lầu 3 – Tòa nhà LV, Cơ sở 3 (69/68, Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM)
Điện thoại: (028) 7109.9248 – ext: 4080
Email: k.mtcn@vanlanguni.edu.vn