Các học sinh tham dự IMO 2023 mới ra khỏi phòng thi hơn 60 phút. Tình hình làm bài của đội tuyển Việt Nam đang “kín như bưng”, mặc dù ngay khi ra khỏi “trại”, thầy Nguyễn Khắc Minh đã giới thiệu ngay đề gốc (tiếng Anh và tiếng Việt) cho các thầy cô và phụ huynh trong nước đang chờ.
Trưởng Đoàn Lê Anh Vinh cùng đội tuyển sau ngày thi thứ hai IMO 2023
Đề gốc từ Ban Tổ chức IMO 2023
Đề ngày thứ nhất IMO 2023
Đề ngày thứ hai IMO 2023
1. Khác với một số năm gần đây, hai bài ở mức độ trung bình (medium) trong đề thi năm nay có khoảng cách rõ rệt về độ khó – dễ so với hai bài ở mức độ dễ (easy).
2. Đề thi năm nay là một đề thi không thật dễ chịu đối với các bạn học sinh của đội ta, vì trong đề chỉ có 1 bài hình (điểm mạnh hiện tại của hs ta), trong khi có tới 2 bài Tổ hợp (điểm không mạnh hiện tại của học sinh ta), lại đều ở mức trung bình trở lên; thêm vào đó, bài đại số (bài 2) cũng không thật sự dễ chịu, tuy ý tưởng và phương pháp giải quyết rất thân quen, không có gì mới lạ.
3. Ngày hôm qua, học sinh ta đã làm bài với tinh thần nỗ lực tối đa; các em hầu như đã thể hiện đúng năng lực thực sự của mình.Ngày hôm nay, các em có rất nhiều thời gian và cơ hội để “chém gió” ở bài 5. Rất hi vọng các em sẽ biết “góp gió thành bão”.
Hai ngày thi của Kỳ thi toán quốc tế lần thứ 58 (IMO 2023) vừa kết thúc. Chúng ta cùng điểm lại các bài toán trong đề thi cũng như phân tích các cơ hội dành cho 6 chàng trai của đội tuyển Việt Nam.
Trong ngày thi thứ nhất (18/7/2023)
Các thí sinh phải làm 3 bài toán trong vòng 270 phút. Bài 1 là bài về dãy số số học, bài 2 là bài đại số và bài 3 là bài hình học tổ hợp + thuật toán.
Bài 1 là bài toán dễ nhất của ngày thứ nhất. Chỉ cần thử qua vài trường hợp là thấy ngay được sự tuần hoàn trong trường hợp a0 là bội số của 3 và không tuần hoàn trong trường hợp ngược lại. Trên diễn đàn artofproblemsolving có rất nhiều ý kiến cho rằng bài này quá dễ, không có lý do để được chọn làm đề IMO, nhưng cũng có ý kiến bảo vệ với lập luận: học sinh dự IMO có rất nhiều mức độ và luôn phải có những bài dễ như vậy để khuyến khích phong trào.
Bài 1 IMO 2023
Bài 2 là một bài toán phương trình hàm. Đây là một dạng toán khá quen thuộc với học sinh Việt Nam và cũng là dạng toán xuất hiện nhiều trong các IMO Shortlist các năm gần đây (thay cho trào lưu bất đẳng thức). Kỹ thuật giải cũng không có gì đặc biệt: cũng là tính f(0), f(1), chứng minh tính toàn ánh rồi xử lý tiếp để đi đến kết quả. Điểm khó duy nhất trong bài này là tất cả các biến đều nằm trong biểu thức hàm nhưng vẫn giải ra hữu hạn nghiệm hàm (thông thường các phương trình hàm như thế sẽ có các họ nghiệm).
Bài 2 IMO 2023
Bài 3 là một bài toán khó. Riêng việc đọc để hiểu yêu cầu bài toán đã là cả một vấn đề. Tổng hợp trên diễn đàn artofproblemsolving các ý kiến đánh giá thì thấy các từ “bài toán quá khó và không thể giải được trong phòng thi!” “bài toán khủng!” “khó lòng mà giải được trong phòng thi!”. Nhưng điểm khó ở bài toán này là ở định hướng chứ không phải là kỹ thuật. Nếu xác định đúng hướng (câu trả lời là “không”), ta có thể tiếp tục suy nghĩ đến việc xây dựng chiến thuật di chuyển của thỏ để “cao chạy xa bay”. Và điều có thể nói thêm là ở bài này cũng khó có cơ hội kiếm điểm thành phần.
Bài 3 IMO 2023
Trong ngày thi thứ hai (19/7/2023)
Các thí sinh cũng tiếp tục làm 3 bài toán trong vòng 270 phút. Bài 4 là bài toán hình học, bài 5 là bài toán tổ hợp và bài 6 là bài toán số học-đại số.
Bài 4 là bài dễ nhất của ngày thi thứ hai và tương đương với bài 1. Theo lời nói vui của thầy Nguyễn Khắc Minh, người đã cùng trưởng đoàn Lê Anh Vinh dịch đề cho đội tuyển Việt Nam thì “bài 4 coi như hàng khuyến mãi”. Với thế mạnh về hình học của học sinh Việt Nam thì chắc chắc bài này sẽ không làm khó được 6 chàng trai của chúng ta.
Bài 4 IMO 2023
Bài 5, bài tổ hợp thì chỉ mới đọc đề, một người quen với toán olympic đã có thể liên tưởng ngay đến định lý Erdos-Szekeres về dãy con tăng, giảm trong dãy số thực. Và quả thực là định lý này sẽ giúp ích trong việc xây dựng lời giải. Trong trường hợp không biết hoặc không nhớ đến định lý này, bài toán vẫn có thể giải được nếu sử dụng quy nạp toán học. Nói chung đây là một bài toán hay (cho dù không thực tế lắm) vì lời giải không dùng đến bất cứ một kiến thức hay khái niệm cao siêu nào (ngay cả định lý Erdos-Szekeres cũng có thể chứng minh dễ dàng bằng nguyên lý chuồng và thỏ). Điều này đáng mừng vì ở một xu thế ngược lại, có nhiều bài toán olympic đã quá lạm dụng các kiến thức cao cấp (như trong lý thuyết số, lý thuyết đồ thị, đại số tuyến tính, đại số giao hoán …), dẫn đến việc chạy đua vũ trang về kiến thức.
Bài 6 IMO 2023
Đánh giá tổng thể đề thi
Đề ngày 1 là khá lệch. Một thí sinh (nước ngoài) dự IMO 2023 cho biết bạn chỉ mất 15 phút để giải xong bài 1, 45 phút để giải xong bài 2 nhưng với 3 tiếng rưỡi còn lại bạn đã phải bó tay với bài 3. Đề ngày 2 có vẻ đồng đều hơn, dù bài 4 vẫn là rất dễ.
Theo thông tin của Thầy Nguyên Khắc Minh về xuất xứ các bài của đề thi:
Bài 1: Do Nam Phi đề xuất.Bài 2: Do Albani đề xuất.Bài 3: Do Áo (Austria) đề xuất.Bài 4: Do Luxamburg để xuất.Bài 5: Do Nga đề xuất.Bài 6: Do Mỹ đề xuất.
Các bạn có thể xem Lịch diễn biến của IMO lần thứ 58.
Các bạn có thể tải Kho đề thi IMO từ năm 1959 đến năm nay.