Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Tiến Sĩ / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Acevn.edu.vn

Kinh Nghiệm Nộp Học Bổng Tiến Sĩ Tại Mỹ

PhD ở Mỹ hay Canada thường là chương trình 𝙏𝙝𝙖̣𝙘 𝙨𝙞̃ + 𝙏𝙞𝙚̂́𝙣 𝙨𝙞̃ 𝙘𝙤𝙢𝙗𝙞𝙣𝙚𝙙, tức kéo dài 5 năm, cũng tương đương như bạn học các chương trình rời 1-2 năm Thạc sĩ rồi nộp tiếp 3-4 năm Tiến sĩ ở các quốc gia khác. Đối với các chương trình Thạc sĩ + Tiến sĩ combined, bạn hoàn toàn có thể nộp khi đang học năm cuối Đại học.

——————————————————-

Mình đã apply thành công chương trình tiến sĩ ngành cơ học tính toán (computational mechanics) của đại học Utah (với 100% funding học phí + sinh hoạt phí như mọi chương trình tiến sĩ khác ở Mỹ) và muốn chia sẻ quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như đánh giá độ quan trọng của từng yếu tố trong hồ sơ.

Quá trình chuẩn bị hồ sơ cao học Mỹ của mình bắt đầu từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 12, nhưng thời gian thực chất mình đầu tư vào quá trình chỉ bao gồm 2 tháng.

1. Về các bài thi chuẩn hóa GRE và TOEFL:Trong vòng 1 tháng (từ đầu đến cuối tháng 9) mình tập trung ôn thi cao độ cho kỳ thi GRE (14 tiếng 1 ngày chỉ luyện verbal vì mình nghĩ toán chỉ cần bỏ ra 3-4 ngày làm quen tay là được đối với những bạn vốn đã học bên kỹ thuật / tự nhiên) và mình sử dụng magoosh cũng như bài thi thử mà ETS cho khi mình đăng ký thi GRE. Vốn mình định dành ra 2 tháng để ôn GRE do mình rất kém verbal nhưng 1 tháng đầu mình chỉ lăn lộn nghĩ làm sao được điểm cao nên chốt lại là không được chữ nào vào đầu, nên tháng 9 mới phải đâm đầu vào học như vậy. Mình thi lần đầu điểm verbal quá thấp nên mình dành tiếp 2 tuần sau khi thi để cố cải thiện điểm verbal bằng cách học từ mới và điểm lần 2 của mình được gọi là tạm chấp nhận được để apply (152V 168Q). Để luyện verbal thì mình luyện đọc từ LSAT (đọc càng khó càng không hiểu thì lên càng nhanh) còn từ vựng mình chỉ học đúng có 1 gói đầu trong app học từ vựng của magoosh (đâu đấy có mấy chục từ nhưng lại hay vào). Vì đã ôn luyện khổ sai nên sau tuần thi lại lần 2 GRE mình thi luôn TOEFL mà không ôn (mặc dù chưa thi TOEFL lần nào, đủ để biết là quá trình chuẩn bị GRE là dư sức để thi TOEFL). Khi các bạn thi TOEFL thì hãy cố gắng đạt điểm nói cao, trên 26 là tốt nhất vì 1 số trường sẽ offer Teaching Asssistantship (TA) thay vì Research Assistantship (RA) mà TA thì 1 số trường sẽ có yêu cầu về điểm tiếng Anh, như trường mình TA yêu cầu nói TOEFL trên 26 hoặc IELTS trên 7.

2. Chuẩn bị Statement of Purpose (SOP), Thư giới thiệu (LOR) và application form:1 tuần rơi đâu đấy vào tháng 11 mình dành để viết SOP, nhờ bạn mình peer đúng 1 lần rồi nộp, chỉ đạt nội dung nhưng mặt từ ngữ rất là thô (quyết định này rất là liều và mình khuyến cáo các bạn dành nhiều thời gian hơn, thậm chí là nên đầu tư nhiều nhất vào cái này, lý do mình sẽ nêu ở phần đánh giá độ quan trọng của các yếu tố trong hồ sơ).

Sau đó mình chỉ điền hồ sơ trong vòng 1-2 ngày và thế là mình hoàn tất quá trình nộp hồ sơ. Trong hồ sơ của mình có phần điền giáo sư mình muốn theo nghiên cứu, và vô tình kĩ năng và hướng nghiên cứu của mình lại là thứ giáo sư mình điền trong danh sách mong muốn, nên sau khi nộp hồ sơ được 3 ngày thì mình được giáo sư liên lạc hẹn lịch phỏng vấn. Nhưng theo mình, các bạn nên chủ động liên lạc giáo sư để đảm bảo cơ hội tốt nhất cho mình. Các bạn có thể lên trang của lab của giáo sư các bạn muốn theo nghiên cứu để xem mình có phù hợp không rồi liên lạc và trình bày nguyện vọng của mình (nội dung thư trình bày có thể giống như trong Statement of Purposes(SoP)).

3. Đánh giá chủ quan về độ quan trọng của các yếu tố trong hồ sơ:Tiếp theo mình muốn chia sẻ đánh giá của mình về độ quan trọng của những yếu tố trong hồ sơ. Thứ tự sẽ được đánh giá như sau

Tiếp đến là GPA và Thư giới thiệu. Vì bạn ở bậc cử nhân, không giáo sư nào sẽ có 1 kỳ vọng quá cao về kĩ năng nghiên cứu, nên điều kiện để đánh giá năng lực học sinh sẽ là điểm GPA và thư giới thiệu. GPA các bạn chỉ cần duy trì ở 1 mức tầm tầm (với mình là 3.7) là ổn.Tiếp theo là điểm GRE. GRE, theo mình, sẽ có vai trò đánh giá khả năng giao tiếp ở tầm chuyên môn để xem bạn có khả năng làm việc ở môi trường đó không. Nghiên cứu có thể sẽ là nghiên cứu theo nhóm, và bạn cũng phải thường xuyên trao đổi với giáo sư nên khả năng giao tiếp là rất cần thiết.

Khả năng nghiên cứu như mình đã nói ở trên, có thì quá tốt, không có thì cũng không sao, vì ở các trường đại học ở Mỹ theo mình được biết, là chỉ có học sinh ở chương trình tài năng mới được làm đồ án.

Cuối cùng là TOEFL. Theo mình nghĩ, nếu điểm TOEFL đã vượt qua được yêu cầu hồ sơ thì mình không cần thiết phải lo về nó nữa.

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Tiến Sĩ Rtp Của Chính Phủ Úc (Phần 1)

Cộng đồng săn học bổng du học thạc sĩ và tiến sĩ thường quen với các học bổng Chính phủ Úc như Endeavour Leadership Program, Australia Awards Scholarships (AAS).

Endeavour Leadership Program đã dừng tuyển sinh từ năm học 2023-2023. AAS có khoản sinh hoạt phí cao với nhiều chương trình hỗ trợ ưu việt nhưng lại có ràng buộc, yêu cầu học viên quay trở lại Việt Nam sau khóa học. Hơn nữa, Linh cũng từng thất bại khi xin AAS vào năm 2014 nên muốn tìm học bổng khác phù hợp hơn.

Bạn có thể hình dung đây là một quỹ học bổng nghiên cứu mà Chính phủ dành cho các trường đại học Úc. Các trường đại học được quyền tuyển học viên theo tiêu chí của trường, quản lý, điều phối học viên và học bổng. Nếu Endeavour và AAS yêu cầu ứng viên nộp hồ sơ học bổng qua cơ quan điều phối riêng, đồng thời phải nộp hồ sơ xin học tại các trường (nộp 02 hồ sơ), thì RTP được các trường xét song song với hồ sơ xin học (chỉ cần nộp 01 hồ sơ).

Đối với sinh viên quốc tế, RTP có các gói gồm học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm, sắp xếp nơi ở, hỗ trợ con cái phụ thuộc, hỗ trợ làm đề tài nghiên cứu. Về sinh hoạt phí, mức hỗ trợ được tính theo thời giá từng năm, ví dụ năm 2023 là $27,596AUD/năm, năm 2023 là $28,092AUD/năm. Các gói hỗ trợ này được tách riêng chứ không trọn gói toàn phần như AAS hay Endeavour.

Chẳng hạn, trường có thể dành gói học phí cho sinh viên A, gói sinh hoạt phí cho sinh viên B, gói bảo hiểm cho sinh viên C, hoặc dành cả ba gói cho sinh viên D. Trong trường hợp của Linh, ANU dành cho Linh 03 gói cơ bản gồm học phí, sinh hoạt phí và bảo hiểm; còn Macquarie University chỉ dành cho Linh 02 gói học phí và sinh hoạt phí.

Các trường xét học bổng RTP theo tiêu chí cạnh tranh. Trong cùng một khóa tuyển sinh, ứng viên nào có hồ sơ tốt hơn sẽ nhận được nhiều gói RTP. Các hồ sơ điểm thấp sẽ nhận gói lẻ có giá trị thấp hơn. Trong trường hợp của Linh, có khả năng hồ sơ cùng khóa tuyển sinh của Linh tại ANU tốt hơn các ứng viên khác nên được nhận 03 gói RTP, nhưng hồ sơ của Linh tại Macquarie lại xếp dưới các ứng viên khác nên chỉ nhận được 02 gói RTP.

Bạn có thể tìm đọc thông tin chi tiết về RTP tại website chính thức của Chính phủ Úc: https://www.legislation.gov.au/Details/F2023L01602

Để biết trường đại học nào có học bổng RTP, bạn phải vào website của từng trường tìm hiểu. Hầu như các trường đều có phần thông tin học bổng rất hữu ích và thuận lợi. Ngoài RTP còn có nhiều loại học bổng khác để các bạn lựa chọn. Đối với ANU và Macquarie University, bạn có thể tìm hiểu tại các địa chỉ sau đây:

ANU

https://www.anu.edu.au/study/scholarships/find-a-scholarship/australian-government-research-training-program-agrtp-stipend

Macquarie University

https://www.mq.edu.au/research/phd-and-research-degrees/scholarships/scholarship-search/data/iMQRES_international_main_round

Một hồ sơ cá nhân tốt đóng vai trò rất quan trọng để xin học bổng đào tạo của Chính phủ các nước. “Tốt” ở đây không hẳn là có nhiều giải thưởng, vị trí công việc cao hay nhiều bài báo khoa học. “Tốt” theo Linh là phải phù hợp với các tiêu chí của học bổng.

Năm 2014, tại thời điểm nộp hồ sơ học bổng Phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Nhật Bản (JDS) để học thạc sĩ, Linh chỉ đạt IELTS 5.5 và không có bài báo khoa học. So với một số ứng viên đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu thì hồ sơ của Linh không thể xuất sắc bằng. Thế nhưng, Linh là công chức trong cơ quan hành chính địa phương và có đề cương nghiên cứu phù hợp với ngành, lĩnh vực của JDS nên đáp ứng được các tôn chỉ, mục đích của JDS về phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công Việt Nam. Vậy nên Linh đã giành được học bổng.

Khi xin học bổng tiến sĩ tại Úc, Linh xác định cần tập trung xây dựng một hồ sơ học thuật thật tốt vì học bổng dành cho tiến sĩ hướng đến tìm kiếm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong hoạt động nghiên cứu.

Để các bạn dễ theo dõi, Linh xin được sơ lược một số thông tin về hồ sơ học thuật của Linh.

– Lĩnh vực nghiên cứu: Management (Organizational Behavior).

– Tiếng Anh IELTS 6.5. Sau khi trở về từ Nhật Bản, Linh chần chừ mãi không thi, công việc thường ngày cũng không dùng tiếng Anh nên điểm thi thấp hơn mong đợi. Linh nhận định điểm tiếng Anh chưa cao là điểm yếu khiến hồ sơ của Linh thiếu tính cạnh tranh và phạm vi nộp hồ sơ bị giới hạn (chỉ có thể nộp các trường chấp nhập IELTS 6.5).

Mời các bạn tiếp tục tham khảo kinh nghiệm nộp hồ sơ xin học bổng tiến sĩ RTP tại ANU và Macquarie University trong Phần 2.

By Linh Bùi

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Đi Du Học Ở Pháp, Trình Độ Thạc Sĩ Và Tiến Sĩ

Với các bạn sinh viên dược, Pháp là một trong những điểm đến lý tưởng cho việc tiếp tục trau dồi kiến thức ở những bậc học sau Đại học. PharmSchoolar xin giới thiệu bài viết của bạn Tống Phước Bảo Việt – người đã hoàn thành khóa học thạc sỹ và hiện đang theo tiếp chương trình tiến sĩ tại Pháp. Những bạn nào quan tâm có thể liên lạc qua email (được cung cấp ở cuối bài viết) để hỏi thêm bạn Việt

Lúc học phổ thông, không giỏi ngoại ngữ nên chưa bao giờ mình có ý định sẽ học lên thạc sĩ và cũng không nghĩ rằng mình sẽ có cơ hội đi du học.

Lên đại học, điểm phẩy của mình nằm trong nhóm trung bình khá, và khó có ai nghĩ rằng với số điểm này sẽ được nhận học bổng du học.

Cuối năm 2 đại học, bắt đầu học tiếng Pháp theo phong trào, vì trong lớp ai cũng học hai ngoại ngữ trở lên. Nhưng không ngờ mình bắt đầu thích tiếng Pháp và tiếng Pháp theo mình từ đó. Có lẽ vì khi mình học ngôn ngữ Pháp, mình có cơ hội học được văn hóa của một đất nước cụ thể ( Pháp) ( Mình nghĩ rằng nhiều nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính quá nên không biết học văn hóa của nước nào, dẫn đến không có đam mê tiếng Anh). Từ đó mình tham gia vào rất nhiều hoạt động, cuộc thi bằng tiếng pháp và có lẽ đây là điểm nhấn của mình trong CV và là nguồn động lực của mình để quyết tâm đi du học Pháp.

a.Không bao giờ từ bỏ hy vọng chỉ vì điểm số ở trường, vì điểm số chỉ là một tiêu chí xét duyệt học bổng thôi. Tất nhiên điểm số càng cao thì sẽ là một lợi thế, nhưng không phải là điều bắt buộc.

2. Xin học bổng thạc sĩ ở Pháp

Để xin được học bổng thì tiêu chí đầu tiên là bằng ngoại ngữ. Để đi du học Pháp, thường các trường yêu cầu bằng từ B1 trở lên nhưng như mình nêu ở trên, do điểm số của mình không được cao nên mình quyết tâm lấy bằng B2 để có một lợi thế khi xét học bổng. Tất nhiên để học lấy bằng ngoại ngữ thì rất tốn thời gian nên mình đã quyết tâm lấy bằng trước năm cuối đại học, để sau đó dành toàn bộ thời gian cho việc làm hồ sơ học bổng.

Ngay từ giữa năm 4 đại học, mình đã tìm hiểu nhiều nguồn học bổng khác nhau và quy trình để xin từng học bổng. Năm của mình chỉ có 6 học bổng phổ biến:

a. Học bổng Eiffel: rất khó để xin được vì yêu cầu điểm số cao, hồ sơ hoàn hảo và phải do giáo sư của trường bên Pháp nộp hồ sơ. Mình không đạt tiêu chí nào cả nên thôi, bỏ qua.

b.Học bổng Eramus: phải học từ Master 1 và phải học ở nhiều nước khác nhau, và điều này đòi hỏi tiếng Anh. Mình dốt anh văn, nên thôi, cũng bỏ qua.

d. Học bổng AUF: dành cho sinh viên khối Pháp ngữ thuộc AUF. Do mình học anh văn chuyên ngành ở Đại học và chỉ bắt đầu học tiếng Pháp theo phong trào ở trung tâm nên thành ra mình là dân ngoại đạo không thuộc khối pháp ngữ và mình không có thể apply cho học bổng này. Để apply hb AUF, bạn cần đăng kí học bổng và tham gia làm khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Pháp. Mình không làm ( thật ra là không đủ điều kiện làm) khóa luận, nên coi như không xét tới hb này.

f.Học bổng các trường ở Paris, mình không tìm hiểu kỹ

Sau khi đã có bằng ngoại ngữ, tìm hiểu học bổng và các giấy tờ cần thiết, trước khi bắt đầu năm cuối đại học, mình đã đem tất cả các hồ sơ, giấy tờ đi dịch sang tiếng Pháp (khoảng 3-4 bộ). Như vậy thì yên tâm mỗi khi cần sẽ có sẵn giấy tờ để nộp rồi.

3. Xin học bổng Tiến sĩ ở Pháp

Có 3 nguồn khác nhau để làm tiến sĩ ở Pháp :

a.Có sẵn kinh phí ở lab: cần liên hệ lab để xin làm PhD và thường phỏng vấn trực tiếp với người hướng dẫn đề tài. Năm mình học thạc sĩ, mình không biết có trường hợp này nên mình không tìm hiểu.

c.Các nguồn học bổng, mình đăng kí duy nhất học bổng của đại sứ quán Pháp ở Việt Nam. Bạn có thể apply khi bạn đang học thạc sĩ ở Pháp hoặc sau khi đã về Việt Nam.

Để xin học bổng tiến sĩ thì hồ sơ của bạn phải thật sự nổi bật và mình nghĩ nếu mình xin trực tiếp khi mình học thạc sĩ ở Pháp thì khả năng đậu học bổng là không có ( vì điềm số, thi lại và các điều kiện khác đều thua rất nhiều người). Nên mình đã tìm kiếm cơ hội cho riêng mình bằng cách :

-Mình rất thích viết luận bằng tiếng Pháp nên mình đã tham gia cuộc thi viết luận do đại sứ quán Pháp tổ chức, và may mắn lọt vào vòng phỏng vấn. Mình tham gia ngày hội giáo dục Pháp ngữ do CampusFrance tổ chức với tư cách là phiên dịch. Đây là một điểm nhấn nữa.

Như vậy, từ một bộ hồ sơ ít điểm nổi bật, mình đã tìm được những điểm mạnh cho hồ sơ của mình và mình đã đạt được học bổng đại sứ quán Pháp ở Việt Nam cho trình độ tiến sĩ.

Đây chỉ là những kinh nghiệm cá nhân của bản thân mình, có thể có nhiều sai sót về thông tin, mong các bạn thông cảm.

Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp phân vùng Languedoc Roussillon

Email: baovietvn2000@gmail.com

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Tiến Sĩ Rtp Của Chính Phủ Úc (Phần 2)

Linh chuẩn bị một bộ tài liệu gồm CV học thuật, đề cương nghiên cứu, bảng điểm thạc sĩ để liên hệ giáo sư. Linh cũng tìm hiểu nhiều gợi ý về cách viết thư cho giáo sư trước khi viết một lá thư của riêng mình. Một trong những bài viết mà Linh thấy rất hữu ích là chia sẻ của chị Trương Thanh Mai, một nghiên cứu sinh ở Mỹ, trên trang blog của chị. Bạn có thể tham khảo tại địa chỉ https://sunflowerfields.blog/2023/06/16/phd-o-my-lien-he-voi-giao-su-truoc-khi-nop-ho-so-tai-sao-khong-nhi-2/

Linh tìm đến website các trường tại Úc có đào tạo Tiến sĩ ngành Management, lọc danh sách các trường mà Linh đảm bảo tiêu chí đầu vào. Từ danh sách này, Linh đọc CV của các giáo sư để tìm người có lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với đề cương nghiên cứu. Kết quả là có 02 giáo sư ở ANU và Macquarie University được đưa vào danh sách tiềm năng để liên hệ.

Linh cũng liên hệ 03 giáo sư từng dạy khóa thạc sĩ ở Nhật Bản để xin thư giới thiệu. Các thầy đều là Tiến sĩ tại các trường nổi tiếng ở Mỹ: Yale University, Indiana University và American University. Linh đã khá nghiêm túc khi làm nghiên cứu và học với các thầy, cũng đã tạo quan hệ khá tốt nên tin rằng các thầy dành lời lẽ “có cánh” cho mình. Khi đánh giá lại hồ sơ, Linh nhận thấy các thư giới thiệu của mình rất có giá trị, chiếm tỷ lệ lớn về sức thuyết phục cho hồ sơ.

Linh liên hệ một giáo sư đang hướng dẫn hai luận văn tiến sĩ có đề tài tương tự đề cương nghiên cứu của Linh. Ban đầu Linh khá tự tin cho rằng thầy sẽ thích hướng dẫn sinh viên có đề tài tương tự. Tuy nhiên, thầy trả lời thư khá dè dặt, chỉ bảo rằng thầy sẽ chờ kết quả xét duyệt của trường đối với hồ sơ của Linh. Sau phản hồi này, Linh nhận định tỷ lệ được chấp nhận là khá thấp, có lẽ thầy đang lịch sự từ chối. Hơn nữa, ANU là trường thuộc top cao của Úc, rất cạnh tranh. Dẫu vậy, Linh vẫn nộp hồ sơ ANU, hy vọng mình đủ may mắn.

Đối với các ứng viên muốn xin học bổng trường, ANU không yêu cầu ứng viên đăng ký cụ thể bất cứ học bổng cụ thể nào. Ứng viên chỉ cần điền vào đơn xin học, ghi muốn xin học bổng của trường. Trường sẽ tự xét, xếp thứ tự chất lượng ứng viên từ cao xuống thấp để cấp học bổng.

Giữa tháng 9, Linh nhận được thư của College of Business and Economics báo rằng một nữ giáo sư đã nhận hướng dẫn Linh, sau đó là vòng xét của ANU. Linh rất bất ngờ về điều này. Mặc dù Linh đề xuất một thầy hướng dẫn nhưng trường đã tìm và giới thiệu giáo sư khác phù hợp hơn khi thầy từ chối. Thật may mắn khi cô đã nhận Linh vào nhóm nghiên cứu của mình. Ngay sau khi nhận được thư này, Linh đã chủ động liên hệ với cô. Nếu không có sự chấp nhận của cô, chắn chắn Linh không thể đi tiếp vòng sau.

Giữa tháng 10, Linh nhận được thư báo trúng tuyển của ANU. Một tuần sau đó, bộ phận xét học bổng của ANU báo tin Linh được trao học bổng RTP.

Giáo sư mà Linh liên hệ ở Macquarie University đã dành cho Linh một cuộc nói chuyện trực tuyến. Hai cô trò trao đổi khá vui vẻ và hứng thú về nhau. Sau cuộc nói chuyện, cô đồng ý sẽ nhận Linh vào nhóm nghiên cứu của cô. Theo yêu cầu của Macquarie University, cô còn viết một thư gửi cho bộ phận xét học bổng để giới thiệu Linh làm ứng viên học bổng. Do có sự chắc chắn từ giáo sư nên Linh khá tự tin khi nộp hồ sơ tại Macquarie University.

Website của Macquarie University có một trang riêng giới thiệu về các học bổng, trong đó có nhiều học bổng dành cho sinh viên quốc tế làm nghiên cứu sinh. Sau khi tìm hiểu, Linh chọn học bổng RTP. Bạn lưu ý, tại cổng nộp hồ sơ trực tuyến phải chọn cụ thể học bổng RTP (đây là điểm khác so với nộp hồ sơ tại ANU). Mình đã từng nộp một số trường thì thấy Macquarie University yêu cầu khá nhiều thành phần hồ sơ, so với ANU thì cũng phức tạp hơn. Bạn nên chuẩn bị kỹ từng hồ sơ theo yêu cầu, nhất là các thư giới thiệu phải được giáo sư gửi đúng hạn.

Đối với Macquarie University, nếu muốn xin học bổng RTP cho năm học sau, bạn nên nộp hồ sơ trước 30/8 của năm trước. Trường sẽ bắt đầu báo kết quả từ tháng 10. Nếu có người từ chối học bổng thì sẽ dành cơ hội cho người tiếp theo trong danh sách cạnh tranh. Trong trường hợp của Linh, kết quả được báo đầu tháng 11. Có lẽ trước đó có người đã từ chối học bổng, rồi mới đến lượt Linh.

Do kết quả của ANU đến trước Macquarie University, nếu không trả lời kịp thời, ANU sẽ chuyển học bổng cho ứng viên khác nên Linh đã nhận lời đề nghị của ANU. Thật sự Linh cũng khá tiếc Macquarie University vì cô giáo sư ở đây có hồ sơ học thuật rất xuất sắc, kinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu và làm dự án. Dẫu vậy, cơ hội đến thì phải nắm bắt. Tốt nghiệp từ một trường top cao như ANU cũng sẽ giúp Linh thuận lợi khi xin việc sau này.

Mặc dù RTP không có các hỗ trợ toàn phần về đi lại và chuẩn bị trước khi lên đường như AAS và Endevour, đây là một học bổng khá hấp dẫn. Mặc dù là học bổng của Chính phủ Úc, RTP do các trường tự xét và quản lý nên thuận lợi trong quá trình nộp hồ sơ. Sau khi tốt nghiệp, học viên không bắt buộc quay trở lại Việt Nam như AAS. Một điểm cộng nữa của RTP là học bổng này được xếp vào diện học bổng Chính phủ nên học viên được miễn phí visa (năm 2023, mức phí visa cho nghiên cứu sinh tiến sĩ là khoảng 10 triệu đồng).

Linh Bùi

Kinh Nghiệm Học Bổng Tiến Sĩ Toàn Phần Ở Anh

– Undergraduate: BA in International Economics, Học viện Ngoại Giao Việt Nam (2:1)

– Kinh nghiệm làm việc: không đáng kể, vì mình chưa có 1 permanent job nào, chỉ là các job trong khoảng thời gian vài tháng giữa các bậc học (mình tốt nghiệp ĐH xong là học Ths, giờ là TS luôn).

– Về học bổng: Full PhD scholarship (full tuition fees + annual maintenance stipend + research training support grant) awarded by Sheffield University Management School.

Mình thành công học bổng tiến sĩ là vì..

Nhìn qua CV của mình thì có thể thấy đó là 1 CV rất bình thường, nếu đặt cạnh CV của các ứng viên khác thì nguy cơ chìm nghỉm rất cao. Vậy nên theo cá nhân mình, lí do mình thành công trong apply học bổng là vì:

Tìm hiểu về một số học bổng toàn phần ở Anh

Chọn trường

Ở Anh thì có 2 cách để có admission vào chương trình PhD. 1 là có ý tưởng cho 1 research của riêng mình, viết proposal rồi gửi đi các trường, Giáo sư nào thấy interest in topic của mình thì sẽ hẹn lịch phỏng vấn, ok thì sẽ có offer. Cách 2 là apply trực tiếp vào các funded projects. Trường hợp của mình thì mình làm theo cách 1, tức là viết 1 proposal rồi gửi đi các trường mà có giáo sư có research interests tương tự và trường có offer học bổng cho international students (mình đã lọc danh sách các trường qua web chúng tôi

Chuẩn bị sớm

mình chuẩn bị hồ sơ, tập trung vào viết research proposal khá sớm, từ tháng 8/2014. Đến tháng 10 thì mình đã hoàn thành xong hồ sơ và gửi đi các trường, đến tháng 11 mình bắt đầu phỏng vấn với profs các trường và đến tháng 12 thì có offer. Sau khi có offer thì tiến hành apply học bổng. Việc chuẩn bị sớm đã giúp mình có nhiều thời gian chau chuốt cho bài luận xin học bổng và chuẩn bị cho buổi interview học bổng hơn

Chuẩn bị research proposal

Về research topic thì mình khuyên là các bạn nên nghĩ 1 vài topic và research methods, sau đấy liên hệ với các thầy đã từng dạy mình để tham khảo ý kiến xem topic và methods của mình có khả thi không trước khi bắt tay vào viết proposal. Việc viết proposal cũng sẽ tốn kha khá thời gian để hoàn thành và chỉnh sửa. 1 lưu ý nhỏ nhưng nhiều bạn hay quên đó là bên cạnh check lỗi chính tả, ngữ pháp, các bạn cần chú ý check cả citation và references (để cho chắc chắn thì nên dùng citation và references theo Harvard style).

Phỏng vấn học bổng

Nguồn: Theo Scholarshipplanet