Học Bổng Tiến Sĩ & Sau Tiến Sĩ

Viện khoa học tính toán (INCOS) trực thuộc Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đang tìm kiếm các ứng viên nghiên cứu sinh (NCS) (không phân biệt quốc tịch) cho 05 suất học bổng tiến sĩ ngành Khoa học tính toán thuộc các lĩnh vực nghiên cứu sau:

Tính toán hiệu năng cao (High Performance Computing, HPC);

Cơ học tính toán;

Tính toán trong xây dựng;

Cơ điện tử tính toán;

Vật lý tính toán;

Tối ưu hóa;

Trí tuệ nhân tạo;

Hóa học tính toán;

Vật liệu tính toán;

Và các chuyên ngành khoa học tính toán khác.

Để xác định các hướng nghiên cứu cụ thể, NCS cần liên hệ và trao đổi với người hướng dẫn phù hợp (theo danh sách bên dưới).

Giá trị học bổng: Trường đại học Tôn Đức Thắng có chính sách học bổng trình độ đào tạo tiến sĩ dựa trên cam kết công bố quốc tế ISI/SCOPUS của nghiên cứu sinh; Người học được nhận học bổng theo từng học kỳ vào tài khoản cá nhân của mình

Các loại hình học bổng và điều kiện cấp học bổng:

Học bổng toàn phần trong 3 năm học chương trình Tiến sĩ (100% học phí): NCS đăng ký công bố 02 bài báo ISI (tác giả thứ nhất hoặc tác giả gửi bài, theo quy định của TDTU) trước khi bảo vệ luận án.

Học bổng bán phần trong 3 năm học chương trình Tiến sĩ (50% học phí): NCS đăng ký công bố 01 bài báo ISI (tác giả thứ nhất hoặc tác giả gửi bài, theo quy định của TDTU) trước khi bảo vệ luận án.

Lưu ý: việc đăng ký chỉ tiêu công bố của NCS cần có sự chấp thuận của người hướng dẫn. Danh sách người hướng dẫn:

Các giáo sư, tiến sĩ thuộc Viện khoa học tính toán (INCOS), Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU)

Các giáo sư, tiến sĩ khác thuộc Đại học Tôn Đức Thắng

Và các giáo sư cộng tác thuộc các Đại học khác trong và ngoài nước.

Bí Kíp Lấy Học Bổng Tiến Sĩ Ở Mỹ

Nhắc tới du học Mỹ sau đại học, phần lớn mọi người nghĩ đến bậc thạc sĩ. Các chương trình này tương đối đắt đỏ và ít trao học bổng cho sinh viên quốc tế. Trong khi đó, ít ai biết rằng có thể nộp đơn vào chương trình tiến sĩ ở Mỹ mà không cần có bằng thạc sĩ, thậm chí khi chưa tốt nghiệp đại học. Hơn nữa, hầu hết chương trình tiến sĩ đều đảm bảo chu cấp toàn bộ học phí cũng như sinh hoạt phí cho các học viên sau khi được nhận.

Tổng quan về chương trình tiến sĩ

Nhiều người nghĩ rằng con đường duy nhất sau khi lấy bằng tiến sĩ là trở thành giáo sư tại các trường đại học. Thực tế không phải vậy. Theo một khảo sát của Viện Vật lý Mỹ (AIP), chỉ 56% số người bảo vệ thành công tiến sĩ Vật Lý ở Mỹ năm 2011-2012 tiếp tục làm nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc). Số lượng tiến sĩ khoa học làm việc tại các tập đoàn công nghệ như Google, Facebook, Microsoft… hay tại các quỹ đầu tư tài chính phố Wall không hề nhỏ, và ngày càng trở nên phổ biến.

Không hiếm gặp trường hợp nghiên cứu sinh bỏ ngang chương trình tiến sĩ. Theo một khảo sát của Hội đồng Cao học Mỹ (CGS), chỉ 50-70% học viên hoàn thành chương trình tiến sĩ dưới 10 năm. Với phần lớn trường hợp bỏ dở sau 2 năm đầu tiên, trường sẽ cấp bằng thạc sĩ mà không có bất cứ ràng buộc nào. Không ít trong số đó bỏ dở để khởi nghiệp, tiêu biểu có Larry Page và Sergey Brin (đồng sáng lập Google), Elon Musk (đồng sáng lập PayPal), hay Jimmy Wales (đồng sáng lập Wikipedia).

Chuẩn bị bộ hồ sơ du học

Với các bạn tại Việt Nam muốn nộp đơn vào chương trình tiến sĩ tại Mỹ, lý tưởng nhất là chuẩn bị từ những năm đầu đại học. Bạn cần chủ động liên hệ với các giáo sư (hoặc các giảng viên đang làm nghiên cứu khoa học) ở trường, để xin làm trợ lý nghiên cứu. Nếu nghiên cứu thành công và tên bạn có trên tạp chí khoa học quốc tế, hội nghị quốc tế thì đó là điểm cộng rất lớn.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, bài luận cá nhân không quá quan trọng trong bộ hồ sơ tiến sĩ khoa học. Dĩ nhiên, một bài viết đầy lỗi ngữ pháp cơ bản sẽ tự động gạch tên thí sinh khỏi danh sách, nhưng một bài luận xuất sắc không hẳn sẽ giúp ích nhiều. Đừng quá sa đà vào những câu chuyện nhàm chán như từ bé bạn mơ ước trở thành nhà khoa học ra sao. Tất nhiên, đó là những ước mơ đáng trân trọng, nhưng hãy nhớ mỗi năm có hàng trăm hồ sơ cũng kể về ước mơ như vậy.

Thay vào đó, hãy tập trung nói về những nghiên cứu khoa học của bạn, những phương pháp bạn đã thử nghiệm, sai lầm mắc phải và bạn đã khắc phục nó thế nào. Đừng quên nhắc đến chuyên ngành nghiên cứu trong tương lai và các giáo sư bạn muốn làm việc cùng. Một bài luận lý tưởng có độ dài 500-700 từ.

Đừng ngại đổi chuyên ngành/giáo sư hướng dẫn

Trong năm đầu tiên chương trình tiến sĩ, bạn sẽ dành phần lớn thời gian để học các lớp căn bản. Một vài chương trình yêu cầu học viên phải vượt qua một bài thi kiểm tra chất lượng, bao quát hầu hết kiến thức bậc đại học. Bài thi này được coi là một trong những cột mốc quan trọng và nhiều áp lực nhất trong suốt toàn bộ thời gian làm tiến sĩ.

Suốt 2 năm đầu tiên, phần lớn học viên được phép chuyển nhóm nghiên cứu để làm việc với các giáo sư hướng dẫn khác nhau, thậm chí chuyển hẳn chuyên ngành. Do vậy, bạn được khuyến khích khám phá tất cả cơ hội để tìm ra hướng nghiên cứu phù hợp nhất với đam mê của mình.

Để chọn một giáo sư hướng dẫn tốt, hãy nói chuyện với những học viên sắp tốt nghiệp trong nhóm, tìm hiểu số lượng học viên chuyển vào nhóm so với số lượng chuyển ra trong vài năm vừa qua, lý do họ chuyển… Giáo sư hướng dẫn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự nghiệp nghiên cứu của bạn, do đó đừng tự ràng buộc mình vào giáo sư đầu tiên nhận bạn cũng như chuyên ngành dự định lúc còn ở bậc đại học.

Nguyễn Quang ThôngNghiên cứu sinh học viện Caltech, California, Mỹ

Học Tiến Sĩ Ở Mỹ

Quá trình học này mang lại cho mỗi cá nhân rất nhiều lợi ích như: cung cấp một lượng kiến thức chuyên môn lớn, phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành một cách hiện đại và bài bản…

Nhờ thế, sẽ có thêm nhiều nhà nghiên cứu có khả năng thực hiện các nghiên cứu mới, sáng tạo với mục tiêu đóng góp cho sự gia tăng của tri thức nhân loại trong quá trình giải quyết các bài toán của thực tiễn và khoa học. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các du học sinh còn học được rất nhiều từ văn hóa và cuộc sống hằng ngày trên đất khách.

Yêu cầu tiên quyết để được chấp nhận vào các chương trình PhD tại Mỹ là TOEFL và GRE/ GMAT. Điểm càng cao càng có nhiều lợi thế, càng có nhiều cơ hội xin các học bổng dạng trợ lý nghiên cứu hay giảng dạy (TA, RA – loại học bổng phổ biến cho nghiên cứu sinh). Bằng Master (thạc sĩ) không bắt buộc ở một số trường, tuy nhiên phổ biến các trường yêu cầu phải có Master trước khi học PhD nếu không phải bổ sung một số môn học. Điểm TOEFL dù cao (trên 600, thậm chí 650) thì cũng chỉ là điểm khởi đầu.

Một chương trình PhD của Mỹ thường bao gồm hai giai đoạn chính: 2-3 năm đầu học các chuyên đề (course work) và 2-4 năm sau làm luận án. Khác với một số trường của hệ thống Anh và Úc, khi đăng ký học PhD sinh viên phải có đề cương nghiên cứu, hệ thống của Mỹ không đặt nặng yêu cầu này. Quan điểm của họ cho rằng dù đã có bằng Master thì về mặt nghiên cứu sinh viên vẫn hoàn toàn mới mẻ, và do vậy cần ít nhất hai năm để đọc, nghiên cứu về chuyên ngành của mình trước khi có thể tự mình tiến hành nghiên cứu độc lập.

Giai đoạn học các chuyên đề hết sức vất vả vì yêu cầu rất cao và phải làm việc hết sức độc lập, đôi khi khá cô đơn. Khác với học đại học hay master mà học nhóm là phổ biến, học tiến sĩ chủ yếu tự mình nghiên cứu lĩnh vực mà mình quan tâm.

Giai đoạn này là khoảng thời gian hết sức quan trọng, cung cấp rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Tạo cơ hội cho du học sinh tiếp cận với rất nhiều thông tin kiến thức, trường phái khác nhau trong chuyên ngành, từ đó xác định và lựa chọn chuyên nghành mình thích và muốn nghiên cứu. Trong mỗi chuyên đề (seminar), mỗi sinh viên phải đọc, nhận xét, phản biện hàng trăm bài báo chuyên môn, tranh luận trên lớp, thực hiện các nghiên cứu độc lập và viết các bài báo (academic papers) – mà yêu cầu chất lượng phải có thể được chấp nhận ở các hội thảo hay tạp chí khoa học, vì đây cũng chính là phương pháp đánh giá một nhà nghiên cứu của Mỹ và thế giới.

Sang giai đoạn hai, sinh viên phải dự một kỳ thi nói nôm na là thi hết những gì đã học (comprehensive examination). Mỗi kỳ thi gồm hai phần, viết và vấn đáp. Chỉ khi đã đạt ở kỳ thi viết mới chuyển sang kỳ thi vấn đáp. Tùy từng trường, nhưng nói chung kỳ thi này luôn được tổ chức nghiêm túc và yêu cầu cao để đảm bảo sinh viên có đủ kiến thức bước sang giai đoạn làm luận văn. Chẳng hạn ở chương trình tôi học thì thi rất vất vả, gồm đến ba phần.

Phần một là thi các kiến thức về thương mại quốc tế gồm ba bài thi trong ba ngày, mỗi bài ba giờ. Xong phần thi này thì đến phần thi chuyên ngành hẹp gồm hai bài thi trong hai ngày, mỗi bài 3-4 giờ. Sau khi có kết quả đạt ở hai phần thi này thì chuyển qua thi vấn đáp với hội đồng là tất cả giáo sư trong bộ môn chừng hơn một tiếng. Sinh viên thi rớt có thể thi lại một lần nữa, nếu vẫn không vượt qua thì đương nhiên bị loại khỏi chương trình.Tiếng Anh không chỉ cần thiết để tiếp cận các nguồn tài liệu khoa học, mà còn là phương tiện để trao đổi kiến thức thông qua viết báo khoa học và tham dự các hội thảo khoa học quốc tế.

Điểm thứ hai là cần cải thiện chất lượng và tăng trọng số cho các chuyên đề đang giảng dạy trong các chương trình PhD trong nước, vì đây là giai đoạn chuẩn bị hết sức quan trọng cho quá trình nghiên cứu sau này.

Điểm cuối cùng là để bậc học này đúng nghĩa là bậc học cao nhất thì cần đầu tư nhiều cho nó. Không thể cứ trách thầy cô và nghiên cứu sinh không làm tốt nhiệm vụ khi họ không có được các trang thiết bị tối thiểu như Internet, thư viện điện tử, phòng thí nghiệm để thực hiện các nghiên cứu của mình.

Vượt qua kỳ thi này, sinh viên có quyền chọn hội đồng hướng dẫn gồm tối thiểu ba giáo sư, trong đó có một giáo sư không thuộc bộ môn mà sinh viên học. Giai đoạn này là giai đoạn nghiên cứu độc lập, sinh viên tự lên kế hoạch và nhận sự hướng dẫn của các giáo sư.

Ở giai đoạn làm luận văn, sinh viên có thể bắt đầu tìm việc làm, thường là các vị trí trong trường đại học hay viện nghiên cứu. Quá trình tuyển dụng cũng rất khoa học.

Các trường và viện thường tổ chức phỏng vấn tại các hội thảo khoa học của từng chuyên ngành. Sinh viên chưa hoặc mới tốt nghiệp sẽ vừa tham dự hội thảo vừa tham dự phỏng vấn tìm việc. Các trường sau đó sẽ chọn một số ít ứng viên phù hợp và mời đến trường để tham quan (gọi là job talk). Các trường sẽ lo chi phí đi lại, ăn ở (thường thì 2-3 ngày).

Trong những ngày này ứng viên sẽ có những buổi trình bày cho hội đồng tuyển dụng và sinh viên, họ cũng sẽ tiếp xúc và được phỏng vấn bởi hầu hết nhân sự trong trường như trưởng khoa, phó khoa, giáo sư các bộ môn, sinh viên (PhD hay Master)…

Bên cạnh danh tiếng của trường và chương trình mà ứng viên theo học, thành tích khoa học thể hiện qua những bài báo đang thực hiện hay đã công bố là cơ sở chính để các trường chọn lựa. Điểm số trong quá trình học PhD không phải là vấn đề quan trọng, miễn là vượt qua 3,2 hoặc 3,5/4 tùy theo yêu cầu của mỗi trường. Các trường của Mỹ thường không giữ sinh viên lại làm việc sau khi tốt nghiệp mà nhận những PhD từ các trường khác. Đây cũng là một cách tiếp cận khá hay để thay đổi và làm mới không khí học thuật của các trường.

Về đào tạo PhD tại Việt Nam

Trình độ ngoại ngữ – đặc biệt là tiếng Anh – cần phải được đặc biệt đầu tư khi bước vào các chương trình PhD. Nếu không có ngoại ngữ thì gần như không thể thực hiện được các nghiên cứu mới vì không biết được bên ngoài đã làm gì, còn thiếu gì và mình nên làm gì.

Kinh Nghiệm Nộp Học Bổng Tiến Sĩ Tại Mỹ

PhD ở Mỹ hay Canada thường là chương trình 𝙏𝙝𝙖̣𝙘 𝙨𝙞̃ + 𝙏𝙞𝙚̂́𝙣 𝙨𝙞̃ 𝙘𝙤𝙢𝙗𝙞𝙣𝙚𝙙, tức kéo dài 5 năm, cũng tương đương như bạn học các chương trình rời 1-2 năm Thạc sĩ rồi nộp tiếp 3-4 năm Tiến sĩ ở các quốc gia khác. Đối với các chương trình Thạc sĩ + Tiến sĩ combined, bạn hoàn toàn có thể nộp khi đang học năm cuối Đại học.

——————————————————-

Mình đã apply thành công chương trình tiến sĩ ngành cơ học tính toán (computational mechanics) của đại học Utah (với 100% funding học phí + sinh hoạt phí như mọi chương trình tiến sĩ khác ở Mỹ) và muốn chia sẻ quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như đánh giá độ quan trọng của từng yếu tố trong hồ sơ.

Quá trình chuẩn bị hồ sơ cao học Mỹ của mình bắt đầu từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 12, nhưng thời gian thực chất mình đầu tư vào quá trình chỉ bao gồm 2 tháng.

1. Về các bài thi chuẩn hóa GRE và TOEFL:Trong vòng 1 tháng (từ đầu đến cuối tháng 9) mình tập trung ôn thi cao độ cho kỳ thi GRE (14 tiếng 1 ngày chỉ luyện verbal vì mình nghĩ toán chỉ cần bỏ ra 3-4 ngày làm quen tay là được đối với những bạn vốn đã học bên kỹ thuật / tự nhiên) và mình sử dụng magoosh cũng như bài thi thử mà ETS cho khi mình đăng ký thi GRE. Vốn mình định dành ra 2 tháng để ôn GRE do mình rất kém verbal nhưng 1 tháng đầu mình chỉ lăn lộn nghĩ làm sao được điểm cao nên chốt lại là không được chữ nào vào đầu, nên tháng 9 mới phải đâm đầu vào học như vậy. Mình thi lần đầu điểm verbal quá thấp nên mình dành tiếp 2 tuần sau khi thi để cố cải thiện điểm verbal bằng cách học từ mới và điểm lần 2 của mình được gọi là tạm chấp nhận được để apply (152V 168Q). Để luyện verbal thì mình luyện đọc từ LSAT (đọc càng khó càng không hiểu thì lên càng nhanh) còn từ vựng mình chỉ học đúng có 1 gói đầu trong app học từ vựng của magoosh (đâu đấy có mấy chục từ nhưng lại hay vào). Vì đã ôn luyện khổ sai nên sau tuần thi lại lần 2 GRE mình thi luôn TOEFL mà không ôn (mặc dù chưa thi TOEFL lần nào, đủ để biết là quá trình chuẩn bị GRE là dư sức để thi TOEFL). Khi các bạn thi TOEFL thì hãy cố gắng đạt điểm nói cao, trên 26 là tốt nhất vì 1 số trường sẽ offer Teaching Asssistantship (TA) thay vì Research Assistantship (RA) mà TA thì 1 số trường sẽ có yêu cầu về điểm tiếng Anh, như trường mình TA yêu cầu nói TOEFL trên 26 hoặc IELTS trên 7.

2. Chuẩn bị Statement of Purpose (SOP), Thư giới thiệu (LOR) và application form:1 tuần rơi đâu đấy vào tháng 11 mình dành để viết SOP, nhờ bạn mình peer đúng 1 lần rồi nộp, chỉ đạt nội dung nhưng mặt từ ngữ rất là thô (quyết định này rất là liều và mình khuyến cáo các bạn dành nhiều thời gian hơn, thậm chí là nên đầu tư nhiều nhất vào cái này, lý do mình sẽ nêu ở phần đánh giá độ quan trọng của các yếu tố trong hồ sơ).

Sau đó mình chỉ điền hồ sơ trong vòng 1-2 ngày và thế là mình hoàn tất quá trình nộp hồ sơ. Trong hồ sơ của mình có phần điền giáo sư mình muốn theo nghiên cứu, và vô tình kĩ năng và hướng nghiên cứu của mình lại là thứ giáo sư mình điền trong danh sách mong muốn, nên sau khi nộp hồ sơ được 3 ngày thì mình được giáo sư liên lạc hẹn lịch phỏng vấn. Nhưng theo mình, các bạn nên chủ động liên lạc giáo sư để đảm bảo cơ hội tốt nhất cho mình. Các bạn có thể lên trang của lab của giáo sư các bạn muốn theo nghiên cứu để xem mình có phù hợp không rồi liên lạc và trình bày nguyện vọng của mình (nội dung thư trình bày có thể giống như trong Statement of Purposes(SoP)).

3. Đánh giá chủ quan về độ quan trọng của các yếu tố trong hồ sơ:Tiếp theo mình muốn chia sẻ đánh giá của mình về độ quan trọng của những yếu tố trong hồ sơ. Thứ tự sẽ được đánh giá như sau

Tiếp đến là GPA và Thư giới thiệu. Vì bạn ở bậc cử nhân, không giáo sư nào sẽ có 1 kỳ vọng quá cao về kĩ năng nghiên cứu, nên điều kiện để đánh giá năng lực học sinh sẽ là điểm GPA và thư giới thiệu. GPA các bạn chỉ cần duy trì ở 1 mức tầm tầm (với mình là 3.7) là ổn.Tiếp theo là điểm GRE. GRE, theo mình, sẽ có vai trò đánh giá khả năng giao tiếp ở tầm chuyên môn để xem bạn có khả năng làm việc ở môi trường đó không. Nghiên cứu có thể sẽ là nghiên cứu theo nhóm, và bạn cũng phải thường xuyên trao đổi với giáo sư nên khả năng giao tiếp là rất cần thiết.

Khả năng nghiên cứu như mình đã nói ở trên, có thì quá tốt, không có thì cũng không sao, vì ở các trường đại học ở Mỹ theo mình được biết, là chỉ có học sinh ở chương trình tài năng mới được làm đồ án.

Cuối cùng là TOEFL. Theo mình nghĩ, nếu điểm TOEFL đã vượt qua được yêu cầu hồ sơ thì mình không cần thiết phải lo về nó nữa.

Săn Học Bổng Tiến Sĩ Ở Mỹ Giống Thi The Voice

Thứ 7, 20/02/2023, 14:35 PM

Tôi rất thích xem Giọng hát Việt (và cả The Voice của Mỹ nữa). Tôi thích chương trình này vì format chương trình rất thú vị. Mở đầu với vòng Giấu mặt, mỗi thí sinh phải bước lên sân khấu và hát bài mình chọn, trong khi 4 huấn luyện viên (giám khảo) phải quay mặt lại và không được nhìn vào thí sinh.

Khi nghe hát, các huấn luyện viên phải quyết định xem có chọn thí sinh đó vào đội của họ không. Nếu được nhiều hơn 1 huấn luyện viên chọn thì đến lượt thí sinh được quyền chọn huấn luyện viên cho mình, sau khi các huấn luyện viên đấu khẩu và giành giật thí sinh với nhau.

Châu Thanh Vũ sinh năm 1992, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ kinh tế, Đại học Harvard, học bổng toàn phần.

Tôi thấy format này hấp dẫn vì hai lý do: Giám khảo không nhìn thấy thí sinh, do vậy cái nhìn không quan trọng, mà chỉ có giọng hát là tiêu chí duy nhất; Thực ra, chuyện thí sinh có hát hay hay không, không phải điều quan trọng nhất. Có rất nhiều thí sinh hát hay. Tuy nhiên, cái cần thiết là một giây phút bùng cháy nào đó trên sân khấu mà tạo đủ sức hấp dẫn để khiến các huấn luyện viên muốn chọn ngay lập tức.

Tôi đã thấy nhiều người hát hay đều đều, nhưng không được chọn; trong khi một số hát kém hơn lại được chọn, vì họ có sự đột phá đúng lúc.

Có nhiều điểm chung giữa cuộc thi The Voice và quá trình tuyển sinh tiến sĩ. Trong quá trình tuyển sinh, các chương trình PhD (tiến sĩ) phải chọn 30 người từ khoảng 900 đơn mà không hề biết các thí sinh này là ai. Ban tuyển sinh (BTS) chỉ có thể nhìn thấy điểm số, và đọc được thư giới thiệu của các giáo sư khác. Không có điều gì đảm bảo người được chọn sẽ phù hợp chương trình PhD của trường đó, hay họ có tiếp tục giỏi như thế hay không.

Ngoài ra, đối với các khoa xếp hạng hàng đầu, việc một người có thành tích giỏi đều đều không quan trọng; ngược lại, họ thích những người nổi bật, có một điểm lóe sáng ở đâu đó.

Tuy nhiên, còn nhiều điểm tương đồng hơn giữa hai cuộc thi này. Sau khi một thí sinh tỏa sáng và được nhiều HLV lựa chọn, thí sinh đó sẽ nhận được sự khen ngợi, trầm trồ của các vị HLV; nhận được những lời có cánh rằng giọng hát của thí sinh đó thật tốt, rằng họ sẽ đi đến đích cuối cùng của cuộc thi, vân vân.

Một số người thực sự xứng đáng với các lời khen này. Phần lớn số khác thì không. Tuy nhiên, khi đứng trên sân khấu và được các nghệ sĩ tài năng khen ngợi, một người non kinh nghiệm rất dễ cả tin vào những lời có cánh kia và nghĩ rằng mình giỏi thật.

Ở kỳ tuyển sinh PhD, mọi chuyện cũng xảy ra như thế đối với tôi. Rất nhiều trường, Harvard, MIT, Stanford, Princeton…, những trường mà tôi chỉ biết nằm mơ giờ đây họ lại mời tôi đến với chương trình của họ.

Một giáo sư của Harvard, người mà tôi rất kính trọng, gọi điện khi tôi đang đi thăm Stanford để thông báo Harvard sẽ tăng thêm tiền học bổng, cho tôi tham gia nhóm nghiên cứu cùng, rồi chốt lại bằng câu hỏi: “Tôi phải nói gì nữa thì mới thuyết phục được em chọn Harvard?”.

Tôi chết lặng ở câu hỏi ấy. Tất cả những điều này có khiến tôi thấy đặc biệt hay không? Có chứ! Đó là phần thưởng lớn cho nỗ lực của bản thân trong nhiều năm qua của tôi. Nhưng tôi đã có cảm giác là nó hơi quá. Đâu đó ở trong tôi nhận ra rằng mình đáng giá ít hơn những gì họ đang cố gắng trả cho mình, và tôi sẽ phải cố gắng hơn để xứng đáng với cái danh dự mà họ đang cho mình.

Tôi muốn gọi giai đoạn này là “giai đoạn tuần trăng mật” – cho cả cuộc thi The Voice và kỳ tuyển sinh PhD. Mọi thứ quá suôn sẻ, quá tốt đẹp đến nỗi nó có thể thuyết phục bất cứ ai rằng mọi thứ từ nay về sau sẽ cực kỳ đơn giản.

Nhưng không – mọi thứ không đơn giản như thế. Ví dụ như trong cuộc thi Giọng hát Việt, một khi đã vào vòng Đối đầu hoặc đi xa hơn, hầu hết mọi người đều sẽ lần lượt bị loại, dù trước kia họ có được ca tụng, được khen ngợi bao nhiêu đi chăng nữa. Một số người được khuyên rằng, nếu chọn đúng HLV, họ có thể thắng toàn bộ cuộc thi. Rồi họ chọn người HLV ấy, chỉ để bị loại bởi chính người HLV đó ở ngay vòng tiếp theo một cách không thương tiếc.

Điều tương tự cũng đúng cho các chương trình tiến sĩ. Đầu tiên, sau khi được nhận và trước khi vào học, bạn sẽ được ca tụng như một thần đồng. Thế rồi, ngay sau khi chọn một trường nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng, có 25 người nữa cũng đặc biệt và thiên tài như kiểu mà các giáo sư đã ca ngợi bạn. Cứ mỗi khoa có khoảng 25 người, tính riêng nội 10 trường top đã đào tạo khoảng chừng 250 tiến sĩ kinh tế mỗi năm.

Cuối cùng, khoảng 10% xuất sắc nhất trong số này sẽ có một sự nghiệp thành công. Như vậy, ở các chương trình tiến sĩ, sau 5 năm, sự loại và đào thải cũng khắc nghiệt như cuộc thi hát The Voice vậy. Chỉ những ai có cả tài năng, sự nỗ lực, bền bỉ, và may mắn mới thành công đường dài.

Tất nhiên, còn có một điểm chung giữa hai cuộc thi nữa là “bạn không nhất thiết phải đứng ở vị trí đầu tiên để thành công”. Thực ra, ngay cả ở The Voice, những người thắng trận chung kết chưa chắc đã thành công và có sự nghiệp tốt hơn những người bị loại trước.

Theo quan điểm của tôi, thành công hay không đòi hỏi một người phải biết đi qua “giai đoạn tuần trăng mật,” tự thức tỉnh bản thân càng sớm càng tốt, phải có một mục đích phấn đấu cụ thể, và làm việc cật lực để đạt được mục đích đó.

Con đường phía trước khá đáng sợ, nhưng nghĩ lại thì việc được ở một trường tốt là khởi đầu khá thuận lợi. Bây giờ, tôi chỉ cần tập trung công việc của mình thay vì sự tự hào, danh dự, hay sự nổi tiếng là được.