Học Bổng Luật Tại Mỹ / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Học Bổng Ngành Luật Tại Mỹ

Kì tiếp theo

Học bổng

Học ở Mỹ, cái gì cũng thích, chỉ có tiền là tốn nhiều. Mức học phí trường luật ở Mỹ thực sự quá đắt đỏ. Trung bình mỗi năm $47,000 tiền học và $15,000 sinh hoạt phí (con số thay đổi tùy trường và bang). Sinh viên bản xứ cũng phải vay nợ chính phủ để đi học chứ đừng nói đến sinh viên quốc tế chật vật mức nào. Rất nhiều bạn muốn xin học bổng nhưng thực sự các bạn đã hiểu câu chuyện đằng sau nó? Tại sao trường ở Mỹ cho học bổng? Làm thế nào để có học bổng?

Xuất sắc không phải là tất cả. Nhiều người nghe nói đến đi du học và có học bổng là nghĩ ngay đến chắc họ phải xuất sắc lắm. Cũng không chắc.

Chính phủ Mỹ bảo trợ công dân của họ rất tốt. Người bản xứ học JD có mức học phí riêng. Người nào học tại bang mà họ là resident thì chỉ cần đóng một nửa. Người đã từng phục vụ trong quân ngũ nhiều khi được miễn toàn bộ tiền học, kể cả là ở các trường tư. Mặc dù hầu hết sinh viên bản xứ phải vay nợ chính phủ để học luật nhưng rất nhiều trong số họ cũng được học bổng. Phổ biến là $1,000-$10,000/năm. Trường hợp nhiều hơn cũng có. Điểm LSAT và GPA đại học càng cao thì học bổng càng nhiều.

Nhưng cũng chính vì sự ưu đãi này mà budget dành cho chương trình JD của các trường bị ảnh hưởng. Họ phải tìm nhiều nguồn khác để duy trì hoạt động như tiền đóng góp từ cựu sinh viên (alumni gift), tiền dự án nghiên cứu, các khóa học mùa hè và đặc biệt là chương trình LLM, SJD. Có thể ví LLM và SJD như thỏi nam châm hút ngoại tệ về cho mỗi trường. Câu chuyện quay trở về bài toán kinh doanh dịch vụ giáo dục.

Thời điểm dễ có học bổng LLM nhất theo tôi là ngay sau khi tốt nghiệp cử nhân luật. Trường sẽ xét đến quá trình học tập trong 4 năm của bạn. Nhiều yếu tố như GPA cao, IELTS hoặc TOEFL cao, có các bài viết được đăng trên các báo uy tín (VD như Tạp chí luật học, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,…) hoặc bài nghiên cứu được giải (VD như cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học, sách hoặc đề tài nghiên cứu cùng thầy cô giáo), học 2 bằng,… Theo kinh nghiệm bản thân, trong khi trường châu Âu đề cao khả năng học thuật thì trường Mỹ lại rất thích sự năng động ở sinh viên. Ví dụ như đã đi thực tập trong quá trình học, tham gia các cuộc thi trong ngoài nước, tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế,…

Điều thứ 2 trường luật ở Mỹ muốn khi tuyển sinh là tính đa dạng của khóa học, tức là họ tìm kiếm sự khác biệt. Bạn được chọn không phải vì bạn có “tính Mỹ” mà vì bạn đại diện cho một cái gì đó rất riêng của bạn, của nước bạn. Ví dụ như học 2 ngành song song (kinh tế và luật chẳng hạn), có tài lẻ, chơi thể thao, chơi nhạc cụ truyền thống, nói nhiều thứ tiếng, có giải về leadership,…

Tại sao nói là dễ nhất? Vì trong 4 năm học bạn có nhiều thời gian và cơ hội để làm giàu bản thân mình. Còn nếu ra đi làm 1-2 năm thì với các vị trí khởi điểm, bạn không có gì nhiều để ghi vào CV. Hơn nữa, đã đi làm tức là bạn coi như đã có khả năng độc lập kinh tế. Vậy thì trường sẽ nghĩ bạn sẽ không cần tiền nhiều bằng những người đang hoặc mới học xong.

Tiếp nữa là bạn có thể tranh thủ các chương trình hợp tác giữa trường luật bạn theo học và trường ở Mỹ. Cho học bổng cũng là một cách để họ PR. Bởi vậy đối tượng (có nguyện vọng làm) giảng viên và công chức nhà nước thường được ưu tiên. Thử tưởng tượng bạn nghe nói giảng viên mình thích hoặc thẩm phán tòa tối cao từng học ở trường đó thì bạn có thích chọn trường đó hơn không? Tiền học bổng họ cho đi chính là khoản đầu tư dài hạn để có lợi ích kinh tế về sau này.

Thực ra, nếu nói là thời điểm TỐT nhất để đi học thạc sĩ, có lẽ luôn là vài năm sau khi bạn đã đi làm. Bởi khi đã đi làm bạn biết bạn muốn học gì hơn. Nhưng chưa chắc lúc đó bạn đã DỄ xin được học bổng.

JD quả thực có chương trình đào tạo cực kì hay, rất khác biệt so với LLM.

Nếu bạn có LSAT thật cao, khoảng 160 trở lên thì khả năng có học bổng càng lớn.

Nếu bạn có bằng cử nhân về kĩ thuật, y dược, vật lý, toán, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin,… thì khả năng trường luật nhận bạn vào học và cho học bổng càng cao. Vì những bằng này thể hiện trình độ của bạn, nói nôm na là không làm giả được. Và background trong các ngành này cũng khiến bạn dễ xin việc vào các văn phòng luật hơn sau khi tốt nghiệp.

Nếu bạn có bằng cử nhân luật và đặc biệt đã hành nghề được một thời gian thì hầu như bạn sẽ không được cho học bổng. Vì khi đặt bạn lên bàn cân so sánh cùng các ứng viên khác, bạn có hiểu biết về luật quá nổi trội. Như vậy là không công bằng. Chưa nói đến câu chuyện xin visa sang Mỹ sẽ khó khăn hơn khi bạn quá giỏi, độc lập kinh tế và không có vướng bận gì ở nước sở tại. Chẳng có gì chứng minh nổi bạn sẽ trở về sau khi học xong.

Nói tóm lại, ngoài những thứ hiển nhiên như khả năng học thuật và ngôn ngữ, nếu bạn biết được lí do kinh tế như trên thì bạn có thể định hướng tốt hơn khi xin học bổng học luật tại Mỹ.

Một lí do khiến việc học JD ở Mỹ rất hay là vì có rất nhiều cơ hội thực hành trong quá trình học. Nghe có vẻ hoa mỹ nhưng thực chất là để thử lửa xem bạn thích làm gì về sau (in-house counsel, public interest, prosecution, transactional, litigation,…); networking với giới luật sư; tìm việc sau khi tốt nghiệp (nếu thể hiện tốt, có những nơi sẽ đảm bảo tuyển bạn luôn); đi du lịch; và tất nhiên, làm đẹp CV.

Phòng thực hành luật của trường (legal clinic) và văn phòng Career Development Office luôn có rất nhiều thông tin về internship, externship, clerkship, clinical practice cho bạn apply. Ở Mỹ đang có tranh cãi về việc trong tương lai mọi công việc thực tập đều phải có thù lao và phải ít nhất phải bằng mức lương tối thiểu. Còn hiện tại, quan điểm phổ biến là các vị trí này hoặc sẽ có thù lao hoặc sẽ được tính vào số tín chỉ học.

Internship là công việc thực tập, có hoặc không lương. Là vị trí ngắn hạn. Có nhiều công ty luật cứ mỗi mùa hè lại tổ chức internship program trong 8 – 12 tuần dành cho sinh viên luật. Thực tập sinh sẽ được đào tạo, được tham gia vào các vụ việc, được giao những công việc cụ thể như viết memo, brief,…

Externship khá giống internship, nhưng được coi là “shadow position”. Tức là hầu như chỉ được đi theo luật sư để quan sát học hỏi, không có vị trí cũng không được tham gia hoặc giao công việc.

Clerkship là vị trí thực tập hỗ trợ các thẩm phán hoặc văn phòng công tố. Khi thẩm phán nhận một vụ việc, họ sẽ cho bạn đọc tất cả các tài liệu, đơn khởi kiện, chứng cứ của cả nguyên đơn và bị đơn. Nhiệm vụ của clerk là legal research vấn đề và viết memo phân tích một cách khách quan vụ việc để giúp thẩm phán đưa ra phán quyết.

Clinical practice là vị trí thực hành luật trong phòng thực hành pháp luật tại trường (legal clinic). Thường chỉ có sinh viên năm cuối được làm. Cơ bản là họ sẽ tiếp nhận vụ việc, legal research, viết memo, brief, thu thập chứng cứ, nói chuyện với khách hàng, ra tòa bảo vệ thân chủ,… như một luật sư thực thụ. Nhưng họ luôn phải được giám sát bởi một giáo sư phụ trách trong clinic. Đặc biệt khi ra tòa trình bày họ luôn phải có giáo sư ngồi bên.

Research assistant là người phụ giúp giáo sư nghiên cứu cho dự án hoặc bài viết nào đó. Đây là công việc có trả lương.

Journal editor. Mỗi trường luật đều có một hoặc nhiều tạp chí pháp luật của mình về nhiều mảng như international law, IP law,… Điểm đặc biệt là giáo sư chỉ là người chịu trách nhiệm cao nhất, còn lại tất cả các vị trí như editor, editor-in-chief đều do sinh viên trong trường đảm nhiệm. Họ tiếp nhận các bài viết, kiểm tra trích dẫn, chất lượng bài viết và lựa chọn để in vào journal của trường. Nhiều người không biết rằng quyển Bluebook – A Uniform Syste of Citation nổi tiếng cũng được tổng hợp bởi toàn sinh viên. Chỉ có những sinh viên xuất sắc sau năm nhất mới được nhận vào làm trong journal. Dù vậy, nhiều người gọi công việc này là “cheap labour” vì đầu tư chất xám rất nhiều mà không có lương.

Paralegal vs. trainee lawyer

Đây cũng là sự khác biệt rất đáng lưu ý giữa việc bắt đầu thực hành luật ở Việt Nam và ở Mỹ.

Ở Việt Nam, ngay sau khi tốt nghiệp, cử nhân luật có thể xin vào làm việc tại các văn phòng. Vị trí bắt đầu thường là intern, sau đó là paralegal, rồi trainee lawyer, associate, senior associate, junior partner, partner, managing partner,… Paralegal được coi là một vị trí bắt đầu của người muốn trở thành luật sư. Nó nằm trong chuỗi thăng tiến công việc của một lawyer-to-be. Thường sau khi đã lấy được bằng luật sư, bạn mới được thăng tiến thành trainee lawyer.

Có một số nhà tuyển dụng ở Mỹ dị ứng với JD từng làm paralegal trước đó. Nếu có đủ khả năng tại sao không học luật sư ngay từ đầu mà lại làm paralegal. Họ cho rằng như vậy là thiếu tham vọng hoặc khả năng có hạn.

Các hình thức kiểm tra trong trường luật ở Mỹ

Vậy một ngày điển hình của sinh viên luật ở Mỹ là gì? Đơn giản là đọc, đọc, đọc, lên lớp, đọc, đọc, đọc, ăn, ngủ, và lại đọc. Học luật tức là phải đọc rất nhiều và đọc rất khó. Ngay đến những sinh viên bản xứ cũng cảm thấy khó khăn khi phải làm quen với cuộc sống trong trường luật. Họ thậm chí chỉ ngủ 3 – 5 tiếng/ngày.

Trường luật ở Mỹ cũng áp dụng đa dạng hình thức kiểm tra, phụ thuộc vào ý muốn của từng giáo sư cho lớp của họ.

– Phổ biến nhất là kiểm tra viết cuối kì (in-school exam). Mặc dù mỗi buổi thi thông thường 2 – 4 tiếng liên tục nhưng sinh viên vẫn không đủ thời gian để phân tích hết tất cả các vấn đề. Đề bài thường có 2 vụ việc giả định. Sinh viên được yêu cầu nêu tất cả các arguments có thể để bảo vệ cho nguyên đơn hoặc bị đơn. Một số giáo sư cũng cho thêm phần trắc nghiệm. Tuy nhiên câu hỏi sẽ không hiển nhiên như luật quy định thế nào, mà luôn là vụ việc giả định với câu hỏi “đâu là argument mạnh nhất”, “đâu là argument yếu nhất”, “đâu là kết quả có khả năng nhất mà tòa sẽ đưa ra”,…

– Tiếp theo là take-home exam. Thời gian có khi thoải mái từ đầu kì, nhưng chủ yếu là 24 hoặc 36 tiếng. Sinh viên được yêu cầu viết paper, memo hoặc brief dựa trên đề bài.

– Midterm exam. Kiểm tra giữa kì, thường là paper về nhà.

– Quiz. Cứ mỗi đầu tuần giáo sư lại cho làm quiz 5 phút đầu giờ về nội dung học của tuần trước và phần đọc của tuần này.

– Group assignment. Báo cáo theo nhóm.

– Presentation. Thuyết trình trên lớp.

– Các môn kĩ năng như legal writing thì điểm sẽ rải đều với các assignment trong kì học như viết memo, brief, note (directed research paper).

Thông thường mỗi lớp học chỉ áp dụng in-school hoặc take-home exam là bài kiểm tra duy nhất để lấy điểm cả kì. Tuy nhiên cũng có giáo sư áp dụng nhiều loại vào chung một lớp. Mọi thứ phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của giáo sư muốn dùng cách nào để đánh giá sinh viên chính xác nhất.

Điểm khác biệt của nền giáo dục luật ở Mỹ là solution-based. Tức là coi trọng giải pháp. Khi viết một paper, sinh viên được yêu cầu sau khi xác định được vấn đề (problem/issue) thì chỉ đề xuất 1 giải pháp duy nhất (solution). Giải pháp đó được đặt trang trọng làm đề tài (thesis). Toàn bộ paper không dành để miêu tả background, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề tồn tại mà để nêu ra các lí do chứng minh giải pháp mình nêu ra là có giá trị. Đây là điểm rất khác biệt đối với việc viết nghiên cứu ở Việt Nam. Phổ biến vẫn là vấn đề (problem/issue) được đặt làm đề tài (thesis). Toàn bộ thời lượng bài viết được chia đều để nói về background, nguyên nhân, mô tả và hậu quả của vấn đề. Phần giải pháp (solution) được đặt ở cuối cùng, thường có rất nhiều và không cần chứng minh tính ứng dụng.

Du Học Nhật Bản Ngành Luật: Thạc Sĩ Luật Tại Nhật, Săn Học Bổng Ngành Luật

Du học Nhật Bản ngành Luật: Thạc sĩ luật tại Nhật, săn học bổng ngành luật Du học Nhật Bản ngành Luật là lựa chọn của rất nhiều du học sinh Việt Nam bởi những lợi ích nó mang lại với môi trường đào tạo rất tốt. 1. Luật sư ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, để trở thành sinh viên luật khoa thí sinh phải thi đầu vào với các môn khoa học xã hội. Quá trình học kéo dài 4 năm, 2 năm đầu học đại cương, 2 năm sau học các môn chuyên ngành.

Sau khi có bằng cử nhân, sinh viên có thể học tiếp chương trình đào tạo sau đại học: Đào tạo thạc sĩ kéo dài 2 năm và tiến sĩ kéo dài 3 năm.

Học phí học kỳ cho tấm bằng luật ở Nhật Bản là cao hơn so với ở Mỹ và châu Âu.

Mức lương của luật sư tại Nhật Bản:

Thu nhập bình quân/năm: 642 vạn yên

Thu nhập bình quân/tháng: 51 man

Lương trung bình/giờ: 3.025

Thưởng/năm: 47 vạn yên

Độ tuổi trung bình: 32.7

Khi xã hội thế giới ngày càng phát triển và liên kết mạnh mẽ với nhau, việc lựa chọn du học Nhật Bản ngành luật sẽ giúp bạn có kiến thức luật pháp quốc tế đa dạng và trải nghiệm thực tế lý thú hơn, điều mà không phải sinh viên luật trong nước có thể dễ dàng làm được.

Trong thời gian học tập ngành luật tại Nhật Bản, các bạn sẽ được khám phá hệ thống luật pháp của Nhật Bản cũng như thế giới, được tìm hiểu kỹ càng và cặn kẽ phương pháp thực thi pháp luật quốc tế,…

Đặc biệt, tại quốc gia phát triển mạnh mẽ này, việc thực thi luật pháp quốc tế cũng như xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia phù hợp với yêu cầu quốc tế là điều thiết yếu. Chính vì vậy, sinh viên lựa chọn ngành luật khi du học Nhật Bản sẽ có kinh nghiệm tuyệt vời.

3. Danh sách các trường đào tạo ngành luật tốt nhất tại Nhật Bản

Khoa Luật của Đại học Osaka (Osaka University – Faculty of Law)

Khoa Luật của Đại học Kagawa (Kagawa University – Faculty of Law)

Phân viện Luật của Đại học Aichi (Aichi University – Graduate School of Law)

Khoa Luật và Kinh tế của Đại học Chiba (Chiba University – Faculty of Law and Economics)

Khoa Luật của Đại học Kyoto (Kyoto University – Faculty of Law)

Khoa Luật của Đại học Kyushu (Kyushu University – Faculty of Law)

Khoa Luật của Đại học Seinan Gakuin (Seinan Gakuin University – Faculty of Law)

Khoa Luật của Đại học Hiroshima Shudo (Hiroshima Shudo University – Faculty of Law)

Khoa Luật của Đại học Kagoshima (Kagoshima University – Faculty of Law)

Bộ môn Luật của Đại học Senshu (Senshu University – Department of Law)

Khoa Luật của Đại học Kanazawa (Kanazawa University – Faculty of Law)

Phân viện Luật và khoa Luật của Đại học Kobe (Kobe University – Graduate School of Law and Faculty of Law)

Khoa Luật của Đại học Meijo (Meijo University – Faculty of Law)

Khoa Luật của Đại học Konan (Konan University – Faculty of Law)

Khoa Luật của Đại học Kumamoto (Kumamoto University – Faculty of Law)

Khoa Luật của Đại học Doshisha (Doshisha University – Faculty of Law)

Trường Đại học Luật của Đại học Ritsumeikan Daigaku (Ritsumeikan Daigaku – Graduate School of Law)

Phân viện Luật của Đại học Ryukoku (Ryukoku University – Graduate School of Law)

Phân viện Luật của Đại học Shimane (Shimane University – Graduate School of Law)

Trường Đại học Luật Đại học Nagoya (Nagoya University – Graduate School of Law)

Khoa Luật của Đại học Nanzan (Nanzan University – Faculty of Law)

Khoa Luật của Đại học Niigata (Niigata University – Faculty of Law)

Khoa Luật của Đại học Okayama (Okayama University – Faculty of Law)

4. Chương trình du học thạc sĩ luật tại Nhật

Điều kiện du học thạc sĩ tại Nhật

Tốt nghiệp đại học có thể đăng ký học thạc sỹ, tốt nghiệp thạc sỹ có thể đăng ký học tiến sĩ

Giảng viên (GV) các trường đại học, học viên cao học có thể đăng ký thực tập sinh hoặc thỉnh giảng.

Từng ngành học khác nhau sẽ yêu cầu trình độ tiếng Nhật từ cấp 3 đến cấp 1. (Chuyên ngành kỹ thuật tiếng Nhật sẽ yêu cầu thấp hơn so với chuyên ngành xã hội)

Học sinh có thể đăng ký học thạc sĩ bằng tiếng Anh.

Hồ sơ nhập học bao gồm

Bảng đánh giá tổng hợp.

Bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sỹ

Bảng điểm

Chứng chỉ tiếng Nhật, Tiếng Anh

Bản kế hoạch học tập bằng tiếng Nhật, Tiếng Anh

Chú ý: Du học sinh cần nộp giấy tờ mục 2 và 3, 4 ; trước để tư vấn về trường.

Thời gian nhập học

Tháng 4 và tháng 10 hàng năm. Hạn chuẩn bị hồ sơ trước 5-6 tháng

Chi phí

Chi phí trong khoảng : 190 triệu đến 250 triệu. Tùy từng trường cụ thể

5. Săn học bổng du học ngành luật

Các học bổng mà du học sinh tại Nhật Bản có thể nhận được đó là:

Học bổng lãnh đạo trẻ (YLP) của chính phủ Nhật Bản năm 2023

Chương trình học bổng Lãnh đạo trẻ (YLP) của nhật bắt đầu nhận hồ sơ cho năm học 2023-2018. Học bổng này dành cho sinh viên quốc tế theo học bậc thạc sĩ các ngành như Luật, Quản trị kinh doanh, Quản lý công tháng 10, 2023 tại Nhật Bản.

HỌC BỔNG THẠC SĨ JJ/ WBGSP 20115 CHO NGƯỜI TRÊN 3 NĂM KINH NGHIỆM

Đây là chương trình học bổng Thạc sĩ cho sinh viên đến từ các nước đang phát triển, có bằng Đại học và trên 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển.

Học bổng của Hội Nữ sinh Đại học Nhật Bản (JAUW)

Học bổng của Hội Nữ sinh Đại học Nhật Bản (JAUW) nhằm hỗ trợ tài chính cho các nữ sinh viên có nguyện vọng và nhu cầu muốn tiếp tục việc nghiên cứu tại Nhật Bản.

Học Bổng Thạc Sĩ Luật Tại Amity Singapore

Nhận học bổng lên tới 50% học phí MBA Luật Trường AMITY Singapore tại trung tâm Singapore – 1 trong 3 trung tâm trọng tài thế giới.

Lý do nên học thạc sỹ luật tại Singapore?

Ngành luật tại Singapore có tiếng vang trên toàn thế giới. Cố thủ tướng Singapore – Lý Quang Diệu cũng xuất thân từ ngành luật. Singapore được biết đến là trung tâm của châu Á về giải quyết các vụ tranh chấp thương mại, trụ sở của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore SIAC, Trung tâm hoà giải quốc tế Singapore và Toà án thương mại quốc tế SICC. Trong đó, SIAC là trung tâm trọng tài xếp hạng ưa chuộng thứ 4 trên thế giới, sau ICC, LCIA, AAA/ICDR.

Điều đó cho thấy phần nào uy tín cũng như chất lượng đào tạo ngành luật tại quốc đảo sư tử. Với đội ngũ luật sư giỏi và những toà án uy tín, cùng nhiều công ty luật đứng top đầu trên thế giới, học tập thạc sĩ ngành luật tại Singapore không thể phủ nhận là cơ hội tuyệt với cho những ai đam mê ngành này.

Học tập tại Singapore là mơ ước của rất nhiều sinh viên, tuy nhiên với mức sống khá cao, nếu không có học bổng, sinh viên Việt Nam rất khó có thể chi trả toàn bộ học phí cũng như phí sinh hoạt.

Thạc sĩ Luật tại Singapore có mức học bổng cao. Hàng năm, Amity Global School đều có các suất học bổng trị giá 50% học phí cho sinh viên nước ngoài theo học thạc sĩ Luật tại trường, sinh viên chỉ phải đóng thêm khoảng 196 triệu cho thời gian học 1 năm. Đây là mức học phí rất phù hợp với nhiều gia đình Việt Nam và thấp hơn nhiều so với các nước khác như Anh, Úc Mỹ… trong khi đó khi ra trường vẫn đạt được tấm bằng thạc sỹ UK danh giá.

Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Luật tại Singapore?

Một ưu thế rất lớn của các bạn học luật tại Singapore đó là ngoại ngữ. Mức lương của luật sư tại Singapore được xếp vào hàng top đầu. Tại Việt Nam, mức thu nhập của luật sư cũng khá cao. Khi đã có nền tảng kiến thức chuyên sâu cũng như ngoại ngữ, bạn có thể tự tin lựa chọn làm việc tại các công ty luật, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, tập đoàn đa quốc gia, các công ty xuất nhập khẩu, các công ty có giao dịch thương mại quốc tế hoặc bộ phận kinh doanh quốc tế ở các ngân hàng… Những nơi này thường có yêu cầu đầu vào cao nhưng đi kèm với đó là mức lương siêu việt.

Học Bổng Toàn Phần Thạc Sĩ Luật Học Tại Hàn Quốc

A. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG – Tên đầy đủ: TRANSNATIONAL LAW AND BUSINESS UNIVERSITY – TLBU (Đại học Luật và Kinh doanh Quốc tế) – Trụ sở chính và các học viện: o Seoul – Hàn Quốc (trụ sở chính) o Paris – Pháp o New York, New Jersey, Washington DC – Hoa Kỳ – Phạm vi học bổng: 100% học phí đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế (toàn bộ học phí cho 02 năm học trị giá 50.000 USD, các thiết bị và cơ sở vật chất học tập, chi phí đi nghiên cứu thực tiễn tại các nước). – Tính chất học bổng: thường niên.

B. CHI TIẾT VỀ HỌC BỔNG1. Đối tượng và điều kiện tuyển chọn 1.1 Đối tượng: Sinh viên đã tốt nghiệp hoặc sẽ tốt nghiệp trước tháng 7/2017 tại một trong các trường sau: o Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh; o Đại học Luật Hà Nội; o Đại học Kinh Tế – Luật Thành Phố Hồ Chí Minh; o Khoa Luật – Đại học Ngoại thương cơ sở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh; o Khoa Luật – Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. o Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội; o Khoa Luật Quốc tế – Học viện Ngoại giao,

1.2 Điều kiện: – Học lực tốt; – Khả năng tiếng Anh tốt (Không bắt buộc chứng chỉ); – Phẩm chất đạo đức tốt.

2. Chương trình học Chương trình đào tạo Luật quốc tế toàn bộ bằng Tiếng Anh. Phần lớn thời gian học sẽ tại Seoul, Hàn Quốc. Trong thời gian học, sinh viên sẽ có 02 chương trình Field Study, như sau:

– Field Study 1: Chương trình thực tập, tìm hiểu thực tế tại Busan. Sinh viên sẽ có cơ hội tham quan Tập đoàn Thép Posco, Bảo tàng Lịch sử các triều đại Hàn Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Hải dương học và nhiều địa điểm khác tại Busan.

– Field Study 2: Chương trình thực tập, tìm hiểu tình hình thực tiễn trong thời gian 01 tháng tại các quốc gia Châu Âu như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ, Italy… và các tổ chức quốc tế như International Court of Justice; International Criminal Court; International Labor Organization; European Union; World Trade Organization; World Intellectual Property Organization, United Nations, UNIDROIT v.v.

4. Hồ sơ đăng ký – Đơn đăng ký (theo mẫu) (Application Form); – Văn bằng chứng nhận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật (đối với sinh viên sắp tốt nghiệp, tài liệu này có thể bổ sung sau); – Bảng điểm toàn khóa học (đối với sinh viên sắp tốt nghiệp, bảng điểm phải là bảng điểm đến học kỳ gần nhất. Bảng điểm toàn khóa có thể bổ sung sau); – Sơ yếu lý lịch (CV – Curriculum Vitae); – Tóm tắt quá trình học tập, công tác và kinh nghiệm (Personal Statement); – Thư giới thiệu (Letter of Recommendation) (theo mẫu); – 3 tấm hình chân dung 4x6cm; và – Chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có).

Về công tác tuyển sinh, theo dự kiến khoảng tháng 10 hoặc tháng 11/2016 sẽ có thông báo về thông tin học bổng trên các trang thông tin chính thống. Tuy nhiên, ngay từ thời gian này, các bạn có thể tìm hiểu về học bổng, hoàn thiện và chuẩn bị hồ sơ giấy tờ trước.

Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế rất phát triển và một nền giáo dục mạnh, vì thế học bổng của TLBU là một cơ hội rất tốt với những người có đam mê với ngành Luật.