Du Học Sinh Việt Nam / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Acevn.edu.vn

Du Học Sinh Việt Nam Ở Singapore

Chương trình giáo dục ở Singapore mang tính thực hành cao, học sinh được trang bị một vốn kiến thức cơ bản vững chắc, nhưng áp lực của chương trình học cũng khá nặng, và khi ra trường, kiếm được một việc làm phù hợp không phải là dễ dàng.

Ở lại Singapore làm việc trong chương trình “trả nợ” học phí cho Chính phủ nước sở tại, hay về Việt Nam để làm “một cái gì đó của riêng mình”, là những điều mà các bạn trẻ Việt Nam đang du học Singapore băn khoăn không ít trong những ngày giữa hè trên đất khách Singapore.

Áp lực học tập và cuộc sống là những điều mà mọi du học sinh phải đối đầu.

Nhiều sinh viên đang học Đại học Bách khoa ở VN, khi sang Singapore du học đều cho rằng chương trình giáo dục ở Singapore nặng hơn ở VN rất nhiều. Họ chú trọng đến việc trang bị kỹ những kiến thức cơ bản cho sinh viên, nhưng sau đó chương trình học được cập nhật rất nhanh với một khối kiến thức khổng lồ, vì thế sinh viên phải tự học là chính. Ưu điểm của chương trình giáo dục Singapore là mang tính áp dụng rất cao. Sinh viên được tiếp xúc với thực tế qua những trang thiết bị hiện đại, vì thế họ có kiến thức vững chắc và kỹ năng thực hành tốt.

Minh Thanh, quê Cà Mau (gia đình đang ở quận 9, TP.HCM), tốt nghiệp khoa du lịch của trường Ait Acdemy, hiện đang ký hợp đồng thời vụ làm hướng dẫn viên du lịch với một Công ty du lịch Singapore, cho rằng:”Chương trình học ở đây rất lý thú khi sinh viên thường được tạo điều kiện tiếp xúc với thực tế. Em đã được thực tập rất nhiều với các đoàn du khách nước ngoài ngay khi còn đang đi học, vì thế em không bỡ ngỡ khi đi làm”. Nhưng để theo đuổi chương trình học này, sinh viên phải chịu một áp lực nặng nề, hầu như không có thời gian giải trí.

Nguyễn Đồng Anh, sinh viên năm nhất khoa thiết kế của truyền thông đa phương tiện (Multimedia Design) của trường đại học liên doanh giữa Úc và Anh, cho biết, bên cạnh áp lực của công việc, học tập, áp lực cuộc sống ở Singapore cũng rất dễ gây strees. Ở đây có một “thống kê” vui về 5 tiêu chuẩn để các cô gái Singapore kén chồng, đó là: Xe hơi, thẻ tín dụng, chung cư cao cấp, thẻ các câu lạc bộ và tiền mặt. Đồng Anh kể: “Ở Singapore xe hơi rất đắt, vì thuế đến 250%, cao hơn ở VN, đã vậy còn phải chịu thuế cầu đường cũng rất cao, nên chi phí “nuôi xe hơi” ngốn khá nhiều tiền. Riêng chung cư cao cấp ở Singapore là phải đáp ứng các điều kiện như có bể bơi, khuôn viên, ở gần trung tâm, có phòng tập thể hình. Vì thế, ở đất nước này, học thật mà làm việc cũng thật. Phải tính toán để có thể hài hòa giữa công việc và nghỉ ngơi”. Để giữ thăng bằng cho mình, Đồng Anh luôn dành hai ngày nghỉ cuối tuần cho việc tập thể hình hay đi bơi cho thư giãn.

Mong được làm việc mà mình thích:

Hồ Minh Thi vừa tốt nghiệp khoa công nghệ thông tin của trường Nanyang Technological University. Em ở lại Singapore 3 năm và đang tìm kiếm việc làm. Minh Thi cho biết, em theo học chương trình do Chính phủ Singapore hỗ trợ học bổng cho du học sinh quốc tế (80%, kể cả ăn ở). Có rất nhiều du học sinh VN theo học chương trình này và chủ yếu là theo ngành kỹ sư, một ngành có mức lương cao. Chính phủ Singapore cũng quy định, sau khi ra trường, các du học sinh phải ở lại làm việc từ 3-5 năm để “trả nợ”, với mức lương tối thiểu từ 1.600 – 2.000 đôla Singapore.

Theo Minh Thi, trong khi nhiều học sinh VN không có điều kiện để đi du học ở các nước khác, thì chương trình hỗ trợ học bổng của Chính phủ Singapore là một việc đáp ứng kịp thời nhu cầu du học của học sinh VN. Sau khi tốt nghiệp, ở lại và làm việc trong một điều kiện tốt hơn ở VN cũng là cơ hội để tiếp tục học tập, nắm bắt kiến thức và thu lượm kinh nghiệm cho bản thân, để sau này về nước làm việc tốt hơn. Thế nhưng, để tìm được một việc làm phù hợp với ngành học của mình không phải là dễ. Hiện nay, nhất là sau dịch Sars, nền kinh tế Singapore có chiều suy thoái, vì thế, sinh viên ra trường thất nghiệp khá nhiều.

Dĩ nhiên, đó cũng là một ý kiến rất thú vị, nhưng quả thật, mỗi người một hoàn cảnh, không phải ai cũng có khả năng du học tự túc để không phải dựa vào chương trình trợ cấp học bổng của Chính phủ Singapore. Chỉ có một điều mà bất cứ du học sinh VN nào cũng mong muốn, là được làm những công việc mình thích, phù hợp với ngành học, và tất nhiên, được làm việc trên đất nước mình, quê hương mình, vẫn là niềm mong mỏi và hạnh phúc. Bởi vì, dù có đi đâu, ở đâu, dù là sinh viên hay là học sinh phổ thông, đều có một cảm giác thật đặc biệt khi nghe ai đó nhắc đến hai từ “Việt Nam”.

“Em sẽ về để phục vụ đất nước mình”!

Xuân Trang, cô bé 15 tuổi, du học sinh lớp 8/10 của trường North View Secondary School, tự hào khoe: “Em đã hát Quốc ca Việt Nam trên đất nước Singapore đấy”. Lặn lội đến 1 giờ sáng vì lạc đường, chuyển biết bao bến xe buýt tìm gặp một người bạn VN sang Singapore du học để lấy được lá cờ đỏ sao vàng, Xuân Trang và một người bạn gái VN học cùng trường đã sung sướng treo lá cờ Tổ quốc lên sân khấu trường mình trong buổi lễ dành cho các du học sinh quốc tế. Chuẩn bị sẵn một kịch bản dài 10 phút (gấp đôi thời gian Ban tổ chức cho phép), Trang năn nỉ để được biểu diễn sau cùng. Và những phong cảnh quê hương xinh đẹp với Vịnh Hạ Long, Hà Nội… đã khiến thầy cô của Trang đòi đến hè năm sau sẽ sang thăm VN. Hai cô gái VN bé bỏng đã cất cao giọng hát Quốc ca nước mình trong tiếng vỗ tay tán thưởng “hát hay quá, giọng cao quá” của cả trường. Trang bảo, em tự hào lắm tuy rất run!

Xuân Trang sang Singapore học phổ thông từ năm ngoái, em thuê nhà ở trọ và tự nấu ăn. Trang bảo, tháng đầu mới qua rất háo hức nên chưa thấy nhớ nhà lắm, nhưng qua tháng thứ hai bắt đầu thấm nỗi nhớ nhà, không có ai trò chuyện, buồn và tủi mà chỉ biết ôm gối khóc!

Du học sinh VN ở Singapore không phải là nhiều, vì thế, có một người bạn-đồng-hương để cùng nhau trò chuyện, giúp đỡ nhau lúc đau ốm là một nhu cầu rất thực của các bạn trẻ. Nhắc nhớ về quê hương với người đồng hương chưa đủ, nhiều em còn tự hào khi giới thiệu về VN với bạn bè nước khác. Đã có lần Đồng Anh viết: “Đi đâu em cũng kể về VN cho các bạn nghe. Nào là VN có 5 di sản văn hóa thế giới, về Hà Nội ngàn năm văn vật. Có lần em đã dành cả một buổi chiều để nói về VN, về các món ăn VN… Có lần em phải giải thích mỏi miệng để mấy bạn Indonesia hiểu ra là, tiếng VN không giống tiếng Thái Lan tẹo nào”.

Làm hướng dẫn viên du lịch, được tiếp xúc với nhiều người, mỗi khi gặp đoàn du khách VN, Minh Thanh lại vui như gặp lại người thân: “Sống ở xứ người nhiều khi cô đơn lắm. Vì thế gặp người bên nhà sang đây em muốn làm thật tốt công việc của mình để mọi người hài lòng. Nỗi nhớ nhà vì thế cũng nguôi ngoai phần nào”. Hỏi Thanh có định ở lại Singapore lập nghiệp luôn không? Em lắc đầu: “Ồ không, cha mẹ luôn mong em về. Em là con một mà. Nhớ mẹ lắm!”.

Không chỉ có Thanh, hầu như bạn trẻ nào cũng ngong ngóng ngày trở về quê hương, để được đem những kiến thức thu lượm được trên đất người về phục vụ Tổ quốc. Đồng Anh tâm sự: “Trong phòng của em có treo một lá cờ VN nho nhỏ, có ảnh Bác Hồ và khi thấy bất cứ cái gì hay, mới là em lại nghĩ về VN, liệu có thể áp dụng ở VN trong tương lai được không? Chắc chắn em sẽ trở về VN để phục vụ Tổ quốc, kể cả có được mời ở lại làm việc với mức lương cao. Em thấy mình cần phải làm một cái gì cho đất nước vì nước mình còn nghèo quá, nhất là vùng đất Quảng Bình nơi em đã đi qua, chỉ có cát trắng, cây cỏ không mọc lên được, vậy mà con người vẫn phải sống và sống thật cực khổ. Chỉ mong khi quay trở về đất nước, em và những học sinh khác sẽ được tạo những điều kiện tốt để làm việc, phục vụ đất nước”.

Nguồn tin: SVVN

Hội Du Học Sinh Việt Nam Ở Anh Quốc

Giới thiệu chung

Hội du học sinh Việt Nam ở Anh Quốc có tên tiếng Anh là The Vietnamese Student Association in the UK – SVUK. Hội được đánh giá là cộng đồng sinh viên Việt Nam tại nước ngoài có cơ chế và tổ chức hoạt động mạnh mẽ và sôi nổi nhất.

Được thành lập vào năm 2005, SVUK ra đời nhằm mục tiêu gắn kết những du học, sinh viên đang sinh sống và học tập tại vương quốc Anh nhằm giúp bạn bè thế giới có cái nhìn toàn diện, tích cực và sâu sắc hơn về hình ảnh đất nước hình chữ S của chúng ta. Sau 13 năm đi vào hoạt động, SVUK ngày càng phát triển lớn mạnh. Có tất 45 Vietsoc (viết tắt Vietsociety – cộng đồng người Việt) có mặt ở hầu hết các thành phố, trường Đại học Anh trải dài trên 7 miền chính của Nước Anh. Đây là địa chỉ tin cậy để 8500 du học sinh có thể lui tới mỗi khi cần sự giúp đỡ về học tập cũng như đời sống sinh họat.

Cộng đồng du học sinh tại Anh luôn cố gắng tạo ra những hoạt động ngoại khóa trên mọi lĩnh vực giúp mọi người gần gũi, gắn kết với nhau hơn. Ví dụ, tổ chức giao lưu ngày tế, tìm kiếm tài năng, giải bóng đá SVUK Cup được tổ chức thường niên từ năm 2001, nơi gặp gỡ và giao lưu với những ai mê quay phim, nhiếp ảnh mang tên SVUK Focus và SVUK In Motion , chương trình từ tiện nhớ về quê nhà “Any penny count”.

Không chỉ nỗ lực cho ra đời những hoạt động vui chơi giải trí, ban chấp hành còn đề cao kĩ năng sống giúp các thành viên có thể tồn tại và vượt qua những ngày tháng khi sinh sống và học tập tại xứ sở xương mù. Đây là nơi cung cấp cho bạn những trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế nhất mà chính những cựu sinh viên từng trải qua.

Làm thành viên của Hội du học sinh Việt Nam ở Anh Quốc – Tại sao không?

Nếu có dự định du học tại vương quốc Anh, bên cạnh việc tìm hiểu kĩ những thông tin cần thiết đến chuyên ngành, môi trường học tập và chi phí du học, thì việc đăng kí trở thành hội viên trong cộng đồng du học sinh người việc ở đây cũng rất quan trọng.

Không phải ngẫu nhiên mà hội sinh viên tại Anh được đánh giá là tổ chức lớn mạnh nhất trong những cộng đồng sinh viên Việt Nam tại nước ngoài. Năm 2014, SVUK đã chính thức được công nhận là hội sinh viên thứ 7 ở nước ngoài và trở thành hội viên của Hội sinh viên Việt Nam.

Hơn nữa, một tấm CV với những kinh nghiệm ngoại khóa và đóng góp cho cộng đồng cũng là điểm nhấn giúp bạn có thêm những điểm cộng đáng kể trong mắt nhà tuyển dụng phải không nào?

Lời Khuyên Của Du Học Sinh Việt Nam Tại Ireland

Vu Dinh là sinh viên Việt Nam từng theo học chương trình Thạc Sĩ Quản Lý Quốc Tế và Kinh Doanh Toàn Cầu tại Đại Học Limerick, Ireland. Đây là câu chuyện về việc học tập của cô tại Ireland. Vu Dinh hiện đang làm việc ở Ireland tại vị trí nhà tuyển dụng của Facebook.

Tại sao tôi chọn Ireland và Đại Học Limerick?

IMM Group: Ban đầu tôi đã suy nghĩ về việc du học tại Úc nhưng sau khi nghiên cứu trên Internet, tôi đã khám phá ra Ireland và Đại học Limerick.

Giáo dục chất lượng cao, chi phí học tập và sinh hoạt thấp đã thu hút tôi đến với Ireland còn các khóa học cũng như khuôn viên xinh đẹp của Đại học Limerick là những yếu tố khiến tôi quyết định học tập tại ngôi trường này. Tôi rất lo lắng khi đến du học tại Ireland vì tôi chưa từng học ở nước ngoài trước đây, tuy nhiên quá trình chuyển đổi thực sự suôn sẻ. Tôi đã học tiếng Anh tại Trung tâm Ngôn ngữ học của Đại học Limerick 6 tháng trước khi bắt đầu chương trình Thạc Sĩ của mình, điều này thực sự đã giúp tôi, cả về việc học tiếng Anh lẫn về văn hoá và môi trường của Đại học Limerick.

Chỗ ở

Tôi ở lại với một gia đình Ireland trong hai tuần đầu tiên và được trải nghiệm những món ăn của châu Âu, cuộc sống gia đình ở Ireland và gặp rất nhiều người Ireland. Sau đó, tôi đã tự sắp xếp chỗ ở riêng cho mình và gặp một chút khó khăn khi tìm nơi ở. Nhưng tôi đã may mắn và tìm được một sinh viên Việt Nam có phòng ở gần trường đại học.

Các bạn sinh viên Việt Nam trước khi chuyển đến Đại học Limerick nên chuẩn bị và sắp xếp chỗ ở thông qua Văn phòng hỗ trợ chỗ ở của Đại học Limerick một vài tháng trước khi đến. Chi phí thuê ở Limerick thấp hơn nhiều so với ở Dublin.

Về khóa học của tôi Những lời khuyên của tôi

Nếu tôi có thể đưa ra một số lời khuyên cho sinh viên Việt Nam đến với Đại học limerick cũng như Ireland, đó là:

Sắp xếp chỗ ở từ sớm

Mua quần áo mùa đông ở Ireland. Thời tiết ở Ireland lạnh hơn so với bạn nghĩ và quấn áo ở đây có giá tương tự như ở Việt Nam và được sản xuất riêng theo kiểu thời tiết này.

Mang theo một số món ăn khô từ Việt Nam. Thức ăn Việt là một trong những điều tôi nhớ nhất khi du học tại Ireland.

Thưởng thức cuộc sống du học sinh tại Ireland một cách trọn vẹn nhất.

IMM Group

Du Học Sinh Việt Nam: Mòn Mỏi Chờ Nhập Học

Mòn mỏi chờ nhập học

Thiên Hương là du học sinh tại Trường Đại học Dương Châu cho biết “theo lịch, em sẽ phải quay trở lại trường vào ngày 15/2/2020. Tuy nhiên, do có dịch cúm corona, trường đã gửi thông báo: học kỳ mới không thể bắt đầu như kế hoạch ban đầu, thời gian nhập học sẽ được thông báo sau. Không biết trong thời gian nghỉ học, trường có cắt học bổng của bọn em không nữa”!

Thiên Hương may mắn về nước sớm, các bạn cùng trường của Hương chưa kịp về đã phải ở lại trường và được khuyến cáo tạm thời không nên ra ngoài đường để đối phó với virus corona. Nhà trường sẽ khóa cổng từ 10h tối đến 7h sáng và chỉ mở cửa cho học sinh đi mua đồ dùng.

Danh sách các loại củ bán cho lưu học sinh Trường Đại học Dương Châu Danh sách các loại rau, quả bán cho lưu học sinh Trường Đại học Dương Châu

Hương cho biết thêm, Trường Đại học Dương Châu hiện đã có phần mềm đi chợ online để học sinh không phải ra ngoài. Đặt hàng tối hôm trước, sáng hôm sau đã có hàng. Rau củ quả sẽ do khách sạn Dương Châu hỗ trợ cung cấp cho lưu học sinh ở trường.

Bạn Thùy Trang đang theo học tại Trường Đại học Bắc Kinh cho biết, trường cung cấp đồ ăn và sách cho học sinh dùng trong thời gian bị cấm túc trong ký túc xá.

Thùy Linh, Thu Trang và nhóm bạn đang là sinh viên tại Trường Đại học An Huy đã lên kế hoạch ở lại ăn Tết và du lịch khám phá đất nước Trung Quốc. Nhưng mới đi đến Bắc Kinh thì phải hủy kế hoạch, các bạn rất may mắn vì đã đặt được vé để bay về Việt Nam vào đúng ngày 28 Tết. Theo kế hoạch, các bạn sẽ quay trở lại trường vào ngày 17/2, nhưng giờ chưa biết ngày nào mới có thông báo về ngày nhập học.

Phương Thảo, du học sinh trở về từ Vũ Hán thì có nỗi khổ khác. Thảo dời Vũ Hán về nghỉ tết từ trước khi dịch cúm corona bùng phát cả tháng trời. Nhưng từ khi biết tin Thảo đang du học ở Vũ Hán, thì hàng xóm nhà Thảo có thái độ dè chừng và tránh xa khiến Thảo không dám ra khỏi nhà. Đồng nghiệp của mẹ còn không dám đên nhà chúc Tết. Giờ Thảo chỉ mong, dịch cúm sớm được khống chế để cô trở lại trường học.

Thông báo lùi thời gian nhập học của Trường Đại học Thương mại Vũ Hán

Cũng về Việt Nam từ trước tết, Phạm Phương, sinh viên tại ĐH Quảng Tây cho biết, hiện lịch học đã lùi lại gần một tháng nên Phương và nhiều bạn cùng trường đã huỷ vé.

Tương tự, Nhật Quang, du học sinh Việt Nam tại Trường ĐH Cát Lâm cho biết, trường này cũng đã dời lịch học sau tết từ ngày 3.2 sang ngày 24.2. “Nếu đến ngày nhập trường mà dịch chưa được kiểm soát em vẫn phải sang học. Em theo hệ học bổng chính phủ, nếu không sang thì có thể bị cắt học bổng và ảnh hưởng tới chương trình học”, Quang nói và cho biết, khi nhập học trường sẽ cho kiểm tra sức khoẻ mới được vào ký túc xá. Đối với những bạn nhập trường vào ngày 3.2 sẽ bị cách ly 2 tuần.

Bạn Khánh Dương, lưu học sinh tại Trường đại học Tứ Xuyên than thở “Trường mình đã hoãn lịch học kỳ 2 rồi. Đi ra cổng ký túc xá đổ rác cũng bị đo thân nhiệt, oải quá”!

Đồng loạt hủy vé máy bay chiều về Trung Quốc

Trước tình trạng dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona đang lan rộng ở Trung Quốc, nhiều du học sinh Việt Nam phải huỷ vé trở lại Trung Quốc, chưa thể quay lại trường.

Bạn Ngân Trần, du học sinh ở Hàng Châu than thở trên trang cá nhân của mình rằng “Trip vừa gửi email thông báo hãng Sichuan Air đã hủy chuyến bay của mình vào ngày 19/2. Mình xém rơi nước mắt vì động thái này giúp mình nhận thức được mọi chuyện thực sự nghiêm trọng thế nào. Mình không biết nói gì bây giờ. Mình mong sớm được quay trở lại Hàng Châu, mình nhớ trường và các bạn bè ở đó”.

FB Ngân Trần trong Hội du học sinh Việt nam tại Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Bích: Hàng Châu bây giờ số người mắc virus chỉ sau Vũ Hán thôi nên hãng tự động hủy vé đấy. Chị ơi cố lên, mong là mọi chuyện sẽ ổn.

Trà My: Mình bay Côn Minh tận 21/2 cũng bị hủy vé rồi.

Võ Ngọc Huyền Dung: Chuyến bay của mình đến Vũ Hán ngày 15/2 cũng tự hủy rồi.

Mai Khả Như: Mình bay Thẩm Quyến 11/2 cũng bị hủy rồi.

Phương Thảo: Mình bay Thượng Hải 16/2 thì vẫn còn chưa thấy báo hủy

Trong nhóm wechat của các du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc, các sinh viên tỏ ra khá lo lắng. Bởi, nếu lịch học bị lùi lại đến hết mùa xuân đồng nghĩa với việc, thời gian học sẽ bị kéo dài thêm, thời gian ra trường sẽ lâu hơn. Có nhiều bạn đi học theo diện được học bổng của Chính phủ Trung Quốc hoặc học bổng của Tỉnh cũng tỏ ra khá lo lắng vì không biết trong thời gian nghỉ học có bị cắt học bổng không?

Mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên của các du học sinh Việt Nam là cập nhật tình trạng lây nhiễm virus cúm corona Vũ Hán tại các tỉnh, thành của Trung Quốc trong nhóm wechatĐây là tình trạng lây nhiễm virus corona sáng ngày 31/1/2020

Theo thống kê của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, có khoảng 400 du học sinh là người Việt Nam đang theo học ở thành phố Vũ Hán trong đó có 24 lưu học sinh ở lại dịp tết, trong đó có bốn gia đình với ba cháu nhỏ. Lưu học sinh Việt Nam hiện đang học tập tại Đại học Sư phạm Hoa Trung, Đại học Vũ Hán, Học viện Thể thao Vũ Hán, Đại học Địa chất Trung Quốc.

Ngoài Vũ Hán, hiện còn 117 lưu học sinh Việt Nam ở 19 tỉnh thành của Trung Quốc. Ngày 27/1, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục thông tin, có biện pháp đảm bảo an toàn cho lưu học sinh Việt Nam, đồng thời giúp trao đổi với Bộ Giáo dục Trung Quốc để cập nhật kế hoạch học tập nói chung cho lưu học sinh tại các cơ sở giáo dục.