Định Cư Ở Hawaii / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Acevn.edu.vn

Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Và Người Việt Nam Định Cư Ở Hawaii

Vừa đến thủ đô Honolulu nằm trên đảo Oahu của tiểu bang Hawaii, chúng tôi được Ban Đại Điện của giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Honolulu đến đón tiếp do sự giới thiệu của LM quản nhiệm Cha Vincent Nguyễn Kiên. Phái đoàn có bà chủ tịch Nguyễn Kim Tuyết, ông phó Chủ tịch Trần Đình Cảnh và ông bà cố vấn Nguyễn văn Hùng.

Chúng tôi về văn phòng giáo xứ Việt Nam cùng chia sẻ chung văn phòng với giáo xứ đồng chính tòa Thánh Têrêsa. Tại đây, Ban đại diện đã trình bày cho biết tình hình sinh hoạt mục vụ và xã hội của người Việt Nam ở Honolulu cũng như các đảo khác.

Đặc biệt, chúng tôi có dịp ôn lại những vị linh mục Việt Nam đã và đang có mặt tại Hawaii, nhất là những linh mục đã giúp cho sự lớn mạnh của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam.

Hiện nay, linh mục Vincent Nguyễn văn Kiên là chánh xứ của giáo xứ Việt Nam. Cha Kiên đã đến với Cộng đoàn từ năm 1998 và cho đến nay vẫn đang hăng hái hướng dẫn và điều hành công việc của giáo xứ Việt Nam ở Honolulu.

Ngược dòng thời gian, các linh mục sau đây đã giúp cộng đoàn và giáo xứ Việt Nam:

Thời gian 1975-1988 và 1995-1998, LM Joseph Cao Phương Kỷ là người đầu tiên sau biến cố tháng 4, 1975 đã đến Hawaii cùng với một số gia đình Công giáo Việt di tản đến đây. Ngài là đã được giáo phận địa phương cho thành lập Cộng đoàn CGVN là cử hành thánh lễ và các bí tích bằng tiếng Việt. Ngài coi sóc Cộng đoàn cho đến năm 1982 thì đi San Jose để nhận công tác dậy học trong đại chủng viện San José. Cha Kỷ lại trở về phục vụ cộng đoàn Honolulu lần thứ hai từ năm 1995 tới 1998.

Thời gian 1982-1990, Cha John Mai Nghị Luận được cử coi sóc Cộng đoàn CGVN ở Hawaii. Dước thời Cha Luận, Cộng đoàn Việt Nam được Đức giám mục sở tại cho phép trờ thành “Giáo Xứ Thể Nhân” (personal parish).

Thời gian 1990-1995, Cha Paul Hội thay thế cha John Mai Nghị Luận điều khiển và lo mục vụ cho Cộng đoàn giáo xứ Việt Nam.

Có thời gian Cộng đoàn CGVN ở Hawaii gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm được một linh mục Việt nam sẵn sàng đến phục vụ ở vùng hải đảo xa xôi này. Nhờ ơn Chúa thương hiện nay giáo phận Honolulu đã có 5 linh mục Việt nam và 2 đại chủng sinh. Ngoài Cha Kiên được chỉ định làm cha xứ Việt nam ở Honolulu, có Cha Phạm Khanh làm chánh xứ nhà thờ St. Stephen, còn có Cha Louis Hoàng Trung làm phó xứ Mỹ ở Maui, nhưng mỗi tháng cũng dâng thánh lễ Việt nam một lần cho Cộng đoàn Việt nam tại đảo Maui. Riêng Cha Hoàng Khánh là Cha chính phụ trách nhân sự linh mục của giáo phận Honolulu và Cha Nguyễn Phương làm trong Tòa Án giáo phận.

Người Công giáo Việt nam cũng rất hành diện vì 2 trong số 5 chủng sinh đang học cho giáo phận Honolulu là gốc người Việ nam, đó là thầy Lê Hùng và thầy Vũ Anh.

Sau khi tìm hiểu về tình hình mục vụ chung và công ăn việc làm của người Công giáo Việt Nam ở Hawaii, chúng tôi được hướng dẫn di thăm Tòa Giám mục và Trung tâm Tĩnh huấn của giáo phận và Dòng kín Carmelite. Khu vực Trung tâm Công giáo này rất đẹp và nằm trên một sườn đồi giữa phong cảnh rừng nhiệt đới và hoa lá xanh tươi, mát mẻ, yên tĩnh. Nhiều buỗi tĩnh tâm của các đoàn thể Việt nam được tổ chức ở đây hằng năm, nhất là những lớp tĩnh huấn cho đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.

Sau khi thăm Tòa Giám Mục và Trung Tâm Tĩnh Tâm, chúng tôi tới thăm một địa điểm du lịch nổi tiếng gần đó là Pali lookout trên sườn núi Koolau.

Tiếp tục cuộc thăm viếng chúng tôi lái xe theo đường vòng quanh đảo Oahu, đi qua các điểm Halona Blowhole, Vịnh Hanauma, và điểm ngắm thời danh Nuuamu Pali, nơi mà 400 chiến binh Hawaii thuộc bộ lạc đối lập đã bị đẩy xuống chân núi sâu thiệt mạng.

Đi một vòng thành phố, qua tòa thị chính, thăm phố Tầu, đền đài Iolani, và một số các điểm như State Capital Hall và Tòa nhà Governor.

Chiều đến, chúng tôi dâng thánh lễ cho Cộng đoàn Việt Nam tại thánh đường thánh Têrêsa, có khoảng 30 người Việt tham dự thánh lễ. Sau thánh lễ chúng tôi thăm anh chị em thuộc hội Legio Mariae đang có cuộc hội họp tại văn phòng sinh hoạt giáo xứ.

Chiều đến chúng tôi dũng bữa tối tại một nhà hàng Việt Nam ngay tại trung tâm thành phố, và sau đó đi dạo trong khu vực Waikiki với những sinh hoạt văn hóa sinh động của một thành phố du lịc vào bậc nhất của thế giới. Điểm đặc biệt nhất là, dù bạn đi thăm bất cứ nơi đâu trong các hải đảo ở Hawaii, bạn sẽ luôn luôn gặp những bộ mặt thân thiện và rất đông những người Nhật bản đang thăm viếng. Thực vậy từ xưa cho tới nay, Honolulu là điểm đến lôi cuốn của người Nhật và người Honolulu cũng rất thích khách du lịch Nhật vì họ rất chịu “chi tiền” rộng rãi, chứ không như “khách Mỹ chỉ đi ngó” mà thôi!

Các gia đình Việt Nam khác khi mới sang đây phải chiến đấu rất nhiều, nhưng nay sau 20, 30 năm, hầu hết đều có đời sống đầy đủ thoải mái, con cháu học hành tấn tới và nay cũng đã thành đạt trong môi trường kính tế mới của Hoa Kỳ.

Nhiều gia đình kể lại cho chúng tôi nghe về những câu truyện làm thế nào để sống còn và lại được thành công trong xã hội mới. Hầu hết là những câu truyện hy sinh, cần kiệm, và nỗ lực làm việc của cha mẹ khi nhìn về tương lai của con cái. Có một bà mẹ kia trong 20 năm qua chỉ buôn bán tại một cửa tiệm hoa quả nhỏ ở góc đường, nhưng nhờ sự thân thiện và đảm đang, đã có đủ sức để nuôi 5 người con đi học và nay đều đã thành đạt.

Anh chị em kể lại cho chúng tôi biết này từ cả mấy chục năm nay, nghề chính của anh em Việt Nam ở Hawaii là nghề lái taxi, một nghề trước đây kiếm được rất nhiều tiền, và nay cũng còn đến 65% người lái taxi là người Việt. Nghề khác lôi cuốn người Việt là những những chiếc xe bán đồ ăn chạy rảo chung quanh các phố. Mỗi chiếc xe là cửa hàng ăn nhỏ nhỏ phục vụ cho nhu cầu ăn và nước uống cho nhiều người bản xứ và những người đi làm, nhất là vào những buổi ăn trưa. Các nhà hàng bán đố ăn Việt Nam cũng rất thành công, ngày nay thì món phở, chả giò và gỏi cuốn là món mà nhiều người Honolulu đã rất quen thuộc. Nhiều tiệm ăn mở ra mục tiêu chính là phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người bản xứ và ở ngay trung tâm sinh hoạt không có người Việt.

Sơ lược về sự hình thành giáo xứ Việt Nam ở Honolulu

Cùng với lớp người di tản vào cuối tháng 4, 1975, có một ít gia đình được đưa tới Honolulu để định cư, trong đó có Linh mục Cao Phương Kỷ. Không ai biết rõ số người thời gian đầu đến đây là bao nhiêu người, nhưng theo Ông Bút, một trong những người sống kỳ cựu ở đây cho biết là: “Lúc đầu số người đi lể độ chừng 50 chục người”, nhưng sau này khi biết có thánh lể Việt Nam thì ngay cả những người không Công giáo cũng tới tham dự các sinh hoạt chung cho vui… Ông kể lại vào năm 1977, khi ông tổ chức tiệc cưới của mình, mời cả mọi người Việt Nam ở trên đảo cho vui, không không biệt tôn giáo, tất cả có trên 100 người tham dự.

Theo hồ sơ còn lưu lại thì vào ngày Lễ Đức Mẹ 15-8-1975, Cha Kỷ được phép Tòa Giám mục và tuyên bố thành lập cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Honolulu. Ngài qui tụ các gia đình Công giáo và ngày Chúa Nhật 24-8-1975 cử hành thánh lễ bằng tiếng Việt Nam đầu tiên tại nhà thờ Sacred Heart (Punahou) trên đường Wilder Avenue vào lúc 3:00pm, và và mỗi Chúa nhật hằng tuần tiếp tục có thánh lễ Việt Nam cho đến ngày 01- 8- 1980.

Từ ngày Chúa Nhật nhật -8- 1980 trở đi, thánh lễ bằng tiếng Việt nam được chuyển về nhà thờ Phụ Chính Tòa thánh Têrêsa trên đường 712 N. School street, cho tới ngày nay.

Hiện nay Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Hawaii được lập thành giáo xứ thể nhân và có tên là Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, văn phòng và mọi sinh hoạt giáo xứ chia sẽ chung với nhà thờ đồng Chính tòa thánh Têrêsa ờ Honolulu.

Số gia đình chính thức ghi danh là 540 gia đình với số nhân danh là 1500 người. Hệ thống tên và sinh hoạt bí tích của giáo dân được điện toán hóa và mỗi gia đình đều có Sổ gia đình.

Trung bình sự đóng góp của giáo dân Việt nam hằng tuần: tiền bao thư và tiền nguyệt liễm là $2.350.00

Giáo xứ được phân chia thành 4 Giáo Khu, gồm có:

-Giáo Khu I: Phaolô Lê Bảo Tịnh: Có 4 liên gia

-Giáo Khu II: Tôma Trần Văn Thiện: Phân chia thành 4 liên gia,

-Giáo Khu III: Emmanuel Lê Văn Phụng: Có 4 liên gia.

-Giáo Khu IV: Anê Lê thị Thành: Có 3 liên gia

Ngoài ra còn có 1 họ đạo bên đảo Maui, đó là Họ đạo Đức Mẹ La Vang với khoảng chừng 100 giáo dân.

Các sinh hoạt của Giáo xứ gồm có:

Sinh hoạt Mục Vụ:

– Thánh Lễ Chúa Nhật: Tối thứ Bảy 7:00pm; Chúa Nhật lúc 3:30pm

– Thánh Lễ ngày thường: Thứ 2,3,5 tại nhà thờ: 5:30pm

– Tối Thứ 4: 7:00pm luôn phiên 4 giáo khu tại tư gia.

Sinh hoạt đoàn thể và theo nhu cầu tuổi tác:

– Thiếu Nhi: Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam: 130 em; Huynh Trưởng: 20 trưởng; Trợ tá: 15 em. Đoàn thể hóa và sinh hoạt chung giúp các em học giáo lý và Việt Ngữ.

– Ca đoàn: Sinh hoạt giới trẻ, phục vụ thánh lễ.

– Đoàn Thanh Niên Công Giáo Gioan-Phaolô II.

– Phong trào Cursillo có 40 cursillistas. Sinh hoạt hàng tháng

– Hội Các Bà Mẹ Công Giáo: 62 bà, nâng đỡ cuộc sống vai trò làm mẹ, và đảm đang nhiều sinh hoạt xã hội và là thành phàn đắc lực của đại gia đình giáo xứ.

– Legio Mariae có 4 tiểu đội; lập thành Curia Việt Nam.

– Hội Gia đình phạt tạ.

*Ngoài ra còn có các ban ngành: Phụng vụ, khánh tiết, thừa tác viên Thánh Thể, thừa tác viên đọc sách thánh, giaó lý thêm sức, xưng tội rước lễ lần đầu, giáo lý Tân Tòng, tài chánh và ban Xã Hội.

Sinh hoạt theo Khu xóm:

Đơn vị là liên gia, chừng 30 gia đình gần nhau, đọc kinh cầu nguyện với nhau trong khi vui khi buồn, như giỗ, người mới qua đời, thánh lễ ngày thứ 6… tạo nên mối tình thân thiện trong đời sống. Mỗi liên gia đều có thánh quan thầy để liên kết sinh hoạt với nhau.

Nói chung nhờ có tổ chức và Sinh hoạt chung đã tạo cho mọi giới, mọi gia đình có cơ hội gặp gỡ, gắn bó và nảy sinh tình thân thiện hiểu biết và thương yêu nhau.

Tôi Có Thể Sống Ở Hawaii Được Không?

1. Chi phí sinh hoạt ở Hawaii có lẽ đắt hơn nhiều so với nơi bạn sinh sống.

2. Các công việc được trả lương cao không nhiều. Tôi đang nói về công việc bạn muốn, công việc mà bạn có thể tìm thấy ở bất kỳ quốc gia nào khác trong nước. Các công việc mà bạn có thể chọn và chọn.

Sẵn sàng chờ đợi cho việc làm đúng để làm việc ở Hawaii?

Tìm một công việc ở Oahu có thể khá khó khăn nếu bạn đang tìm kiếm một cái gì đó cụ thể. Khi Vern Lovic quay trở lại đây vào năm 2002, anh ta biết anh ta muốn có một công việc làm việc trong lĩnh vực tiếp thị qua internet vì đó là chuyên môn của tôi. Anh biết anh muốn tối thiểu 50K, nhưng hy vọng là $ 70K. Anh ta đã sẵn sàng chờ đợi một năm hoặc lâu hơn trước khi thu được 70K. Thế giới kinh doanh trực tuyến đã trở nên rất mạnh mẽ vào thời điểm đó và ông đã không gặp rắc rối trong vòng hai tuần để đạt được vị thế tuyệt vời với một công ty điện toán thông minh đang trở thành một mặt trận cho một hoạt động spam khổng lồ. Spam hợp pháp đó là … email cho phép. Các công việc hiện có ở Hawaii, tất nhiên, chủ yếu dựa vào du lịch và bán lẻ. Tôi nghĩ rằng khu vực lớn thứ hai có thể là xây dựng và lao động thủ công. Ít nhất đó là cách tôi nhìn thấy nó.

Các công việc có sẵn thường xảy ra nhất trong hai lĩnh vực này. Nếu bạn có thể làm việc trong một trong hai ngành công nghiệp này, có thể bạn sẽ không gặp rắc rối gì khi tìm một công việc ở hòn đảo Oahu của Hawaii.

Đó chỉ là Oahu. Oahu có hơn một triệu cư dân và có một số khác trong khu vực du lịch. Bạn thậm chí có thể bắt đầu kinh doanh tour du lịch độc đáo của riêng bạn – nhưng đó cũng là một bài đăng khác. Oahu không phải là việc khó tìm kiếm việc làm – và có thể bạn sẽ ổn nếu đó là nơi bạn muốn sống.

Bây giờ, trên các hòn đảo khác …

Vern Lovic đã dành một năm cộng với Maui – làm việc như một Quản lý Tiếp thị cho một công ty nghỉ mát ở đó. Maui là thiên đường – đó là một trận đấu hoàn hảo cho anh ta. Nhiều người đến thăm Maui cũng nghĩ như vậy. Maui cao trong danh sách những người muốn di chuyển đến Hawaii định cư Mỹ – nhưng rất ít bạn sẽ có những nguồn lực mà bạn cần để có mặt ở đó. Việc làm không có sẵn. Nhà ở không có sẵn. Giao thông vận tải không phải là điều tuyệt vời.

Trong trường hợp của Vern Lovic, ông bắt đầu vào Oahu và tìm thấy những gì ông nghĩ có thể là công việc hoàn hảo trên Maui. Bắt đầu Oahu dễ dàng hơn nhiều và chuyển sang một hòn đảo khác từ đó. Dễ dàng hơn bởi vì bạn đang ở Hawaii và có thể phỏng vấn các vị trí trên các hòn đảo khác. Như bạn có thể biết, rất khó để có được một vị trí ở Hawaii mà không hề có ở Hawaii. Một sự bắt buộc-22 cho hầu hết các doanh nghiệp muốn thuê nhân viên toàn thời gian. Họ muốn gặp bạn trước. Đi con số …

Nếu bạn đang đi thẳng đến một trong những hòn đảo nhỏ hơn (theo dân số) – Big Island, Kauai, Maui, hoặc cấm thần Lanai hoặc Molokai, bạn sẽ muốn có con vịt của bạn theo thứ tự. Vịt có nghĩa duckies. Tiết kiệm tiền mặt. Bạn sẽ muốn có rất nhiều dự trữ vì thực tế di chuyển đến một trong những hòn đảo nhỏ của Hawaii mà không có công việc là bạn sẽ dành rất nhiều tiền mặt dự trữ của bạn chỉ là chi phí sinh hoạt cơ bản cho đến khi bạn tìm được một công việc.

Làm việc ở Hawaii, Big Island

Đảo lớn Hawaii là một cộng đồng rất chặt chẽ, đặc biệt là thị xã HIlo. Có hai quần thể trung tâm và trong Cuộc Tổng điều tra Dân số năm 2010, dân số là 185.000 cư dân trên Big Island. Chi phí sinh hoạt rẻ hơn Oahu hay Maui, nhưng vẫn còn – số lượng việc làm phải khá yếu. Vào đầu những năm 90, vợ tôi và tôi chuyển đến khu vực Puna của Big Island và mua một căn nhà và đất với giá 75.000 USD. Chỉ sau khi chúng tôi thực sự chuyển đến nhà tại sao chúng tôi nhận ra nó đã được giá rẻ như vậy – không có công việc!

Vì vậy, để quấn nó lên tôi sẽ nói điều này về việc di chuyển đến Hawaii định cư Mỹ và tìm một công việc …

Di chuyển đến Hawaii là một ý tưởng tuyệt vời. Nó có thể là ý tưởng hay nhất mà bạn từng có. Di chuyển đến Hawaii rất khó khăn và chi phí bạn phải đối mặt, và khó khăn khi bạn có thể hạ bớt công việc, là những điều bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu đó là tôi, tôi sẽ cố gắng tuyệt vọng để tìm một vài công ty tuyển dụng cho những gì tôi làm trước khi tôi di chuyển. Bằng cách đó ít nhất là có một cơ hội tôi có thể có một công việc nhanh chóng và không sử dụng tất cả tiền tiết kiệm của tôi khi tôi chạy trên khắp hòn đảo để tìm một công việc.

Tôi không khuyên bạn nên di chuyển trực tiếp đến bất kỳ hòn đảo nào ngoại trừ Oahu trừ khi bạn có một khoản tiền mặt nghiêm trọng và bạn không nhớ thổi nó.

Hawaii, Paradise Of The Thái Bình Dương

Hawaii là một bang của Hoa Kỳ bao gồm một quần đảo của quần đảo Hawaii ở trung tâm Thái Bình Dương. Thuở trước được gọi là quần đảo Sandwich, quần đảo Hawaii đã trở thành lãnh thổ của Mỹ vào năm 1900. Quần đảo Hawaii bao gồm tám đảo chính bao gồm Nihau, Kauai, Oahu, Molokai, Lanai, Kahoolawe, Maui và đảo Hawaii và đảo nhỏ rất nhiều.

Một thám hiểm người Anh, thuyền trưởng James Cook, đã phát hiện ra quần đảo Hawaii và đặt tên cho họ là “quần đảo Sandwich”. Quần đảo Hawaii đã được thống nhất lần đầu tiên theo một người cai trị duy nhất, vua Kamehameha Đại

Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ vào năm 1959. Nhà nước của Hawaii còn được gọi là “Nhà nước Aloha”. Aloha là sự thừa nhận rằng có thể được sử dụng như lời chào. Nhà nước là một phần cực nam của nước đó, nằm 2500 km từ đất liền. HI là chữ viết tắt của Hawaii. Honolulu là thủ đô và thành phố lớn nhất của nhà nước. Hawaii và tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của nhà nước

Du lịch

là một trong những nền tảng của nền kinh tế Hawaii. Du lịch là ngành công nghiệp lớn nhất ở Hawaii. Hawaii được đôi khi được gọi là “thiên đường của Thái Bình Dương” vì vẻ đẹp tinh tế của nó bao gồm cả ánh nắng mặt trời dồi dào, cây xanh tươi tốt và hoa đồng tính, lòng bàn tay bao quanh, những bãi biển san hô với cán lướt sóng trắng, và mê hoặc đám mây bao phủ đỉnh núi lửa tăng lên một tầm cao hùng vĩ

kì nghỉ Hawaii, Hawaii du lịch trên biển và các gói nghỉ mát Hawaii du lịch nóng nhất. Các kỳ nghỉ bãi biển hawaii hawaii kỳ nghỉ tuần trăng mật, nghỉ hawaii lãng mạn, hawaii kỳ nghỉ gia đình và kỳ nghỉ golf hawaii là kỳ nghỉ đáng thèm muốn nhất. Các khách sạn hawaii là biểu hiện tuyệt đối của xa hoa lãng mạn.

Các điểm tham quan chính của hawaii bao gồm Ala Kahakai Trail Lịch sử Quốc gia Haleakala Vườn quốc gia Haleakala hoang dã, công viên núi lửa Hawaii, Hawaii hoang dã núi lửa, quần đảo Hawaii Humpback Whale Quốc Marine Sanctuary, Honolulu Kỹ sư Quận Thái Bình Dương khu vực Trung tâm Du khách (PRVC), James Campbell National Wildlife Refuge, Kalaupapa Công viên Lịch sử Quốc gia, Kaloko Honokohau Quốc gia Công viên Lịch sử, Kilauea điểm quốc gia Wildlife Refuge, Kona Historical Society, Lyman Bảo tàng và sứ mệnh House, Northwestern Hawaiian Quần đảo Coral Reef hệ sinh thái dự trữ, Oahu lâm nghiệp quốc gia Wildlife Refuge, Palmyra Atoll Quốc Wildlife Refuge, Pu `O uhonua Honaunau Quốc gia Công viên Lịch sử, Puukohola Site Heiau Lịch sử Quốc gia, Đài tưởng niệm USS Arizona, Pearl Harbor, Akaka Falls, Na Pali Coast, truyền hình vệ tinh hình ảnh, vv

thiên đường

của người lướt và hạnh phúc của một người yêu bãi biển, Hawaii thu hút hàng triệu du khách mỗi năm và lý do tại sao nó sẽ không khi ngay cả tên gợi lên hình ảnh thơ mộng của hòn đảo nhiệt đới hoàn hảo hình ảnh. Được sản xuất bởi truyền hình Lonely Planet Video Rating: 4/5

Định Cư Ở Nước Ngoài, Đi Hay Ở?

Vì sao bạn muốn định cư nước ngoài?

Nếu câu trả lời là bạn đi vì muốn có 1 trải nghiệm mới, nắm bắt 1 cơ hội mới thì hãy cứ đi nhưng đừng đóng luôn cánh cửa quay về VN, vì chưa chắc bạn và gia đình sẽ thích thú hay thích hợp với cuộc sống nơi đất khách đâu. Cứ đi, nhưng biết đâu là để trở về!

Nếu câu trả lời là vì bạn chán ghét VN thì hãy suy nghĩ lại, đất nước cũng như con người, nơi nào cũng có ưu khuyết điểm riêng. Mỹ là cường quốc kinh tế thế giới, nơi mà cơ hội mở ra cho tất cả nhưng cũng chính là thiên đường của súng đạn, của thức ăn công nghiệp và thức ăn nhanh, của lối sống thực dụng và chủ nghĩa vật chất…

Pháp là 1 đất nước tự do, nhân văn với kho tàng văn hoá, kiến trúc đồ sộ, chế độ an sinh xã hội cực tốt nhưng cũng là nơi suốt ngày có biểu tình, khủng bố, hành chính quan liêu, siêu cao thuế nặng… Úc là 1 đất nước có thiên nhiên xinh đẹp, khí hậu ôn hoà nhưng đời sống đắt đỏ, đi đâu cũng xa xôi xách trở, có tỷ lệ ung thư da cao nhất thế giới…

Tuy là Việt Nam có nhiều điều bất cập mà ai cũng biết, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều điểm sáng mà chỉ có khi đi xa mới thấy có giá trị: ẩm thực đặc sắc và phong phú (cái này là cái khiến nhiều người Việt xa xứ nhớ nhất), dịch vụ tốt và rẻ (ở nước ngoài phải tự làm hết mọi việc vì thuê người quá mắc), gia đình và bạn bè (cho dù có cố gắng hoà nhập đến mấy thì cái cảm giác vẫn là mình chỉ là 1 người khách lạ mà thôi).

Nếu câu trả lời là bạn đi vì tương lai con cái thì hãy hỏi con bạn nó có đang hạnh phúc hay không, nó có nhu cầu đi nước ngoài hay không… chứ đừng tự quyết định giùm nó. Nếu bạn nghĩ con trẻ không có khả năng tự quyết định thì cũng đừng phản đối khi cha mẹ can thiệp vào chuyện hôn nhân, sự nghiệp hay cuộc đời của bạn theo tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”.

Một đứa trẻ hạnh phúc sẽ có 1 tương lai hạnh phúc, và hạnh phúc đó là do nó cảm nhận được từ tình yêu của ba mẹ chứ không phải từ nhà trường hay từ 1 đất nước xa lạ. Nhiều gia đình đi vì con nhưng sau đó lại lục đục nơi xứ người do không chịu nổi áp lực của cuộc sống, mà cha mẹ không hạnh phúc thì làm sao có thể đem lại hạnh phúc cho con?

Hãy cố gắng nuôi con bằng tình yêu thương, sự quan tâm nhiều nhất có thể (chứ không phải là cho con iPhone/iPad, tiền bạc vật chất, trường xịn, giúp việc đút cơm tận miệng…) đến năm 18 tuổi, sau đó gửi con đi du học nước ngoài theo nguyện vọng của con cũng không muộn.

Chưa kể đến chuyện, trẻ con đi học nước ngoài trước 18 tuổi sẽ hấp thụ hầu như toàn bộ tư tưởng kiểu Tây, điểm sáng cũng nhiều nhưng không phải là không có mặt trái của nó. Tây phương theo chủ nghĩa tự do và cá nhân, trẻ con cũng sẽ có quyền được nghĩ & làm theo ý nó, dù đúng hoặc sai, miễn là không phạm pháp.

Có người cha lỡ tay tát con gái vì không chịu dọn dẹp phòng mình, cô bé gọi điện luôn cho cảnh sát đến làm việc. Rồi con cái lớn lên cũng ít chia sẻ hay gần gũi với ba mẹ hơn, thế là nhiều phụ huynh cũng bị sốc và bắt đầu kể lể về sự hy sinh của mình với con.

Ơ hay, có bao giờ con cái yêu cầu ba mẹ phải hy sinh hay làm cái gì cho nó đâu? Toàn là người lớn tự cho mình quyền quyết định thay cho con rồi bắt bọn nhỏ chịu trách nhiệm đấy chứ!

Còn nếu nói về sự thành đạt, mình không chắc là các bạn Việt kiều giỏi hơn hay giàu có hơn các bạn Việt Nam. Dĩ nhiên môi trường giáo dục tốt là 1 điều kiện thuận lợi, nhưng đó không phải là tất cả. 1 đứa trẻ có nên người và giỏi giang hay không còn tuỳ vào sự uốn nắn của ba mẹ nó và tố chất riêng của nó cơ mà.

Hãy chọn nơi khiến bạn hạnh phúc nhất rồi con bạn sẽ hạnh phúc theo! Đừng dọn đến 1 nơi mà bạn nghĩ là con bạn sẽ hạnh phúc, còn bạn như thế nào không quan trọng, vì nhiều khi con bạn không hề đòi hỏi bạn hy sinh quá nhiều cho nó để rồi sau này kể công này nọ với nó đâu!

Bạn đã tìm hiểu kỹ về đất nước mình muốn định cư lâu dài chưa?

Nhìn cái bảng xếp hạng các nước đáng sống nhất trên thế giới thì phần lớn là các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương.

Tuy nhiên, các tiêu chí dùng để đánh giá chỉ mang tính định lượng (quantity) như tuổi thọ, giáo dục, bình đẳng giới, tài chính; mà không thể hiện được tính định tính (quality), nghĩa là cảm xúc của mỗi con người.

Chưa có ai dám nói người hạnh phúc nhất là người sống lâu nhất, học cao nhất, được đối xử bình đẳng nhất hay giàu có nhất cả.

Vậy bạn có chắc là bạn sẽ hạnh phúc hơn khi đến sống ở 1 nước nằm trong danh sách quốc gia đáng sống đó? Như mình đã phân tích ở câu 1, đất nước nào cũng có cái hay cái dở, chỉ là phù hợp với ai hay không thôi, chứ làm gì có nơi nào gọi là thiên đường.

Trước khi quyết định định cư ở 1 đất nước nào, ngoài việc biết vì sao mình muốn đi, bạn còn cần phải tìm hiểu thật kỹ về mọi chính sách và thực tế cuộc sống hàng ngày tại đất nước đó nữa.

Ví dụ như hồi mình ở Pháp, công nhận là an sinh xã hội ở đó rất tốt, đặc biệt là cho đối tượng không có thu nhập hoặc thu nhập thấp (sinh viên, thất nghiệp…).

Nhưng khi mình bắt đầu đi làm và đóng thuế thì nhìn bảng lương thấy đã bị cắt bớt 23% cho các khoản bảo hiểm xã hội, mua nhà mua xe cũng tốn một mớ cho bảo hiểm các loại (bắt buộc), rồi hàng năm phải đóng các khoản thuế đủ thứ tên khác: thuế GTGT 20%, thuế TNCN, thuế tài sản, thuế nhà, thuế nghe nhìn (TV), thuế năng lượng, thuế rác thải…

Vậy nên có cái gì là miễn phí đâu, muốn nhận trợ cấp hay hưởng chế độ an sinh tốt thì phải đóng thuế nhiều, chứ chính phủ đâu có tự in tiền để lo cho dân đâu!

Đi khám bệnh tuy là không tốn tiền (vì đã đóng bảo hiểm y tế bắt buộc) nhưng nhiều khi phải ngồi chờ cả buổi, hay lấy hẹn từ trước đó cả tuần hoặc cả tháng, tuỳ là khám tổng quát hay chuyên khoa. Có khi chờ đến lượt khám bệnh chắc bệnh cũng đã tự hết hoặc chuyển nặng thêm rồi!

Còn khi gửi con đi học thì phải theo tuyến, vậy nên lúc chọn thuê hay mua nhà cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng. Khu có trường tốt thường là nhà giá cao, còn nhà rẻ thường nằm trong khu lộn xộn & dĩ nhiên chất lượng trường học cũng bị ảnh hưởng theo. Đừng nghĩ chỉ cần giáo viên giỏi, tài liệu chuẩn là con sẽ thành tài.

Chẳng may chọn nhà trong khu có nhiều thành phần nhập cư đa chủng tộc kém an ninh thì con đi học sẽ bị ảnh hưởng xấu từ bạn bè xuất thân từ các gia đình phức tạp đó. Tuy là học phí gần như là miễn phí cho mọi công dân nhưng các phụ phí khác (ăn trưa, hoạt động ngoại khoá…) lại chênh lệch rất nhiều giữa các gia đình tuỳ theo thu nhập.

Các gia đình nhận trợ cấp thì phải đóng rất ít, còn nếu ba mẹ cùng là cấp bậc quản lý có khi phải trả các khoản phụ phí gấp chục lần các hộ “nghèo” (mình phải viết trong ngoặc kép vì nhiều người vẫn đầy đủ sức lao động nhưng không thích đi làm mà ở nhà nhận trợ cấp chứ không hẳn là nghèo).

Bạn mình còn xin nghỉ nửa buổi đi làm để xếp hàng đăng ký học ngoại khoá cho con mà vẫn không có chỗ (vì có những phụ huynh ở nhà nên rảnh hơn và xếp hàng từ sớm hơn)!

Thật lòng mà nói, nếu muốn an sinh tốt, bạn phải sẵn sàng đóng thuế cao ở các nước phát triển. Trong khi đó, ở Việt Nam, nếu có thu nhập cao, bạn vẫn có thể dành ra một khoản tiền để mua bảo hiểm hay đầu tư để chi trả cho các khoản chi phí giáo dục, y tế cao cấp cơ mà.

Một bên là các khoản dự trữ bắt buộc do chính phủ thu thông qua thuế, một bên là các khoản dự trữ tự nguyện do bạn tự cân đối theo nhu cầu của mình, có khác gì nhau đâu?

Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng về vật chất và tinh thần chưa?

Về vật chất thì nhiều người suy nghĩ đơn giản là chỉ cần bán hết nhà cửa & thu gom tài sản chuyển qua nước ngoài là xong.

Nhưng chi phí sinh hoạt ở các nước phát triển đắt đỏ hơn ở VN rất nhiều, đôi lúc bán 1 căn nhà to ở trung tâm thành phố lớn tại VN chỉ mua được 1 căn hộ nhỏ ở ngoại ô thành phố ở nước ngoài, nhiều khi không đủ tiền phải vay nợ mấy chục năm.

Nhiều người nghĩ ra nước ngoài ai cũng mua được nhà và xe, nhưng không biết rằng phần lớn là phải vay ngân hàng để mua và mất cả đời để trả nợ.

Rồi hoá đơn hàng tháng, tiền thuế hàng năm phải trả cũng là những khoản tài chính khổng lồ dễ gây stress. Không ít người Việt ở VN đang có nhiều tài sản thì khi ra nước ngoài lại chỉ còn 1 tài sản & rất nhiều khoản nợ.

Về tinh thần thì khó có thể giải thích được hết nỗi lòng của người tha hương, nhiều khi phải đi xa rồi mới thấm thía được thế nào là nỗi nhớ từng góc phố, từng món ăn, từng khoảnh khắc ấm áp bên gia đình, bạn bè…

Ở các nước phát triển thì chủ nghĩa cá nhân được đề cao, cộng thêm cuộc sống mưu sinh bận rộn khiến chả mấy ai quan tâm đến nhau. Hàng xóm mạnh ai nấy sống. Đồng nghiệp cũng chỉ xã giao cười nói trong công việc chứ ít khi trở thành bạn bè thân thiết. Thế là nhiều cộng đồng người Việt ra đời để bầu bạn với nhau.

Tuy nhiên, đôi khi trong các hội nhóm đó có những người cũng không hẳn là hợp tính hay cùng tần số với mình để có thể trò chuyện rôm rả, nhưng làm gì có nhiều sự lựa chọn, ở đây chỉ giới hạn giữa chọn bạn Tây hay bạn ta, chứ không còn là chọn bạn có cùng tính cách hay cùng sở thích nữa.

Cuộc sống đắt đỏ & bận rộn như 1 guồng quay công nghiệp nuốt chửng từng người. Trong tuần ai cũng bận đi làm đến 6-7h tối mới về đến nhà, tất bật cơm nước, lo cho con cái xong thì cũng chỉ muốn leo lên giường ngủ.

Cuối tuần thì sáng thứ bảy nhà nào cũng lo đi siêu thị mua sắm cho cả tuần, sau đó lo dọn dẹp nhà cửa hết ngày, đến chủ nhật thì đưa con ra công viên chơi hoặc hẹn hò ăn uống ở nhà bạn (vì mọi hoạt động vui chơi giải trí hay nhà hàng đều đắt đỏ, đi hoài là không có tiền trả nợ ngân hàng).

Trong khi đó, cuộc sống của những gia đình trung lưu ở VN thường có người giúp việc lo trọn gói, rồi buổi tối có muốn hẹn hò ăn uống với bạn bè, đồng nghiệp cũng thoải mái hơn, cuối tuần gia đình cũng tha hồ đi mua sắm ăn chơi hay đi du lịch gần xa mà không phải lo nghĩ gì về tài chính.

Mình còn nhớ cái cảm giác vất vả tìm việc nhưng vẫn thất nghiệp 1 năm ở Úc và 1 năm ở Pháp, trong khi CV của mình cũng không đến nỗi nào vì đã từng làm các vị trí quản lý cấp cao về Marketing trong các tập đoàn đa quốc gia tại VN.

Tuy nhiên, tại các nước phát triển, mình vẫn chỉ là 1 người nhập cư nói tiếng Anh/Pháp dù trôi chảy đến cỡ nào cũng không bằng người bản xứ, còn kinh nghiệm ở thị trường VN không là gì khi ra thế giới. Đang được tự do làm công việc mình yêu thích với mức lương tốt và cuộc sống sung túc, tự dưng mình trở thành bà nội trợ bất đắc dĩ nơi đất khách quê người.

Sáng mình mở mắt ra là tất bật lo cho con nhỏ, xong phải suy nghĩ hôm nay ăn gì rồi lầm lũi đẩy xe nôi đi chợ, về nấu cho con ăn xong, nó vừa chợp mắt là mình nấu cho mình rồi lại lầm lũi ăn 1 mình, dọn dẹp bếp núc xong là con cũng vừa ngủ trưa dậy, lại đẩy con ra công viên chơi rồi về cho con ăn xế và chuẩn bị bữa tối, chồng về đến nhà thì cả nhà ăn cơm tối rồi lo cho con đi ngủ. Ngày nào cũng như ngày nào đều lặp lại buồn tẻ và ảm đạm như thế.

Mà cũng khó trách chính phủ nước người ta sao không cho người nhập cư cơ hội ngang bằng người bản xứ, vì đất nước nào cũng sẽ ưu tiên điều tốt nhất cho công dân nước họ trước, dân họ còn thất nghiệp thì chả việc gì họ phải lo thêm cho dân nhập cư. Cũng giống như việc bạn nhận thêm con nuôi và được yêu cầu là phải yêu thương và lo cho nó ngang bằng với con ruột của mình, bạn có làm được không?

Công việc vốn đã ít thuận lợi là thế, mọi việc trong cuộc sống đều phải tự làm rất vất vả vì không dám vung tiền thuê người hay thuê dịch vụ.

Mình còn nhớ 2 vợ chồng cuối tuần phải gửi nhờ con ở nhà bạn, thuê xe tải nhỏ đi Ikea khuân đồ nội thất về, sau đó trong tuần phải tranh thủ buổi tối khi con ngủ để dựng từng miếng gỗ lên ráp lại thành cái bàn, cái ghế, cái tủ, cái giường… y như chơi Lego nhưng tốn công hao sức hơn nhiều!

Mình không phải đứa sợ việc vất vả nhưng nếu được lựa chọn, mình thích tập trung làm những việc mình giỏi & ra tiền, sau đó thuê người khác làm những việc mình không thích. Nhưng ở nước ngoài, thuê người hay thuê dịch vụ trở thành những thứ xa xỉ chỉ dành cho giới thượng lưu.

Chưa kể ở các xứ lạnh, vào mùa đông là tuyết rơi ngập đường. Nhìn trên phim thấy cảnh tuyết rơi đẹp biết bao nhiêu thì thực tế lại phũ phàng bấy nhiêu, vì cái lạnh tê tái khiến chả ai muốn ra đường, nếu cần đi thì trước tiên phải ra cào tuyết phủ dày trên kính xe, đường lại trơn trượt, đi xe thì phải gắn thêm xích cho khỏi trượt, đi bộ thì dễ té.

Trời mùa đông vừa xám xịt vừa lạnh lẽo lại càng khiến cho tâm trạng dễ buồn thêm chứ không có lung linh lãng mạn như trên phim đâu!

Ở VN mình như cá gặp nước, ở nước ngoài mình là con cá trèo cây và mình chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc trong chuỗi ngày mưu sinh trên đất khách.

Tuy vậy, thời gian du học tại Pháp lại là 1 trong những khoảng thời gian vui vẻ và đáng nhớ nhất của mình, vì lúc đó mình chỉ phải lo học rồi đi chơi, đi du lịch cùng bạn bè, không vướng bận gia đình hay gánh nặng mưu sinh gì cả.

Cùng là 1 mảnh đất nhưng sẽ cho bạn những cảm xúc hoàn toàn khác nhau khi đi du lịch, đi công tác, đi học hay đi định cư.

Mình vẫn thích đi du lịch và đi học nước ngoài vì mình đi với tâm thế của người khám phá, đi công tác thì mình chả có cảm xúc gì vì cũng chỉ biết đến phòng họp và khách sạn, còn đi định cư thì phải thật sự cân nhắc xem mình có chịu nổi áp lực từ cuộc sống hàng ngày hay không.

Tháp Eiffel là điểm đến mơ ước của rất nhiều du khách, nhưng nhiều người dân Paris thậm chí còn chả thèm đặt chân đến tháp Eiffel đấy thôi!

Nếu bạn đã chuẩn bị tinh thần cho các thử thách đó thì bạn có thể đi thử 1 năm cho biết liệu gia đình mình có thích cuộc sống đó không, chứ nếu chỉ đi vài ngày hay 1 tháng kiểu thăm dò thì bạn vẫn chỉ là khách du lịch cưỡi ngựa xem hoa mà thôi, chưa kịp thấm thía nỗi nhớ nhà, sự cô đơn hay các áp lực dồn dập từ cuộc sống thường ngày đâu!

Chúc những ai đang phân vân đi hay ở sẽ tìm được câu trả lời phù hợp nhất với mình. Nhà là nơi trái tim thuộc về. Nếu bạn ở một nơi nhưng trái tim lại luôn hướng về 1 nơi khác thì chắc chắn đó không phải là nhà của bạn rồi!

Phuoc Huyen Anh Nguyen – chúng tôi

Có Nên Định Cư Ở Hungary?

“Tôi năm nay 45 tuổi, có vợ và 2 con, một đứa lớp 11, một đứa lớp 12. Gia đình tôi mong muốn được định cư châu Âu. Tôi có biết chi phí định cư ở Hungary không quá cao và Hungary cũng là thành viên của EU. Tuy nhiên chúng tôi chưa rõ về các phúc lợi và điều kiện sinh sống, học tập, y tế tại quốc gia này. Happier Citizens vui lòng chia sẻ thông tin cùng gia đình chúng tôi” Câu hỏi của anh Bảo đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Cảm ơn khi anh Bảo đã gửi câu hỏi về cho Happier Citizens. Chúng tôi đồng ý với anh Bảo Hungary là quốc gia có chi phí định cư rẻ và đất nước này cũng là thành viên của EU, nếu trở thành công dân của Hungary, anh và gia đình sẽ trở thành “công dân toàn cầu” có quyền đi lại, làm việc và sinh sống tự do tại các quốc gia thuộc khối Schengen và 154 quốc gia trên thế giới.

Đồng thời, Hungary cũng là quốc gia có các chính sách phúc lợi hấp dẫn. Để giúp anh Bảo hiểu rõ và có cái hình khách quan hơn trước khi quyết định có nên định cư Hungary hay không, chúng tôi xin gửi đến anh những chia sẻ của chị Tâm Vân, một khách hàng của Happier Citizens. Chị Tâm Vân đã từng nhập cư trú 32 quốc gia nhưng cuối cùng đã quyết định chọn Hungary làm nơi dừng chân cho bản thân và gia đình vì những lý do sau.

Tự do đi lại ở các nước trong khối EU

Mặc dù đã đi rất nhiều quốc gia (trên 32 quốc gia) nhưng tôi chưa thấy nơi đâu có điều kiện khí hậu lạ như ở Hungary. Đây là quốc gia duy nhất ở vùng lòng chảo Các – pát có khí hậu ôn đới lục địa với 4 mùa: xuân mát mẻ, hè ấm áp với nhiệt độ tuyệt vời từ 20-25 độ C, thu se se lạnh và đông cực kỳ ngắn. Anna và Henry (2 đứa con của tôi) rất thích nơi này, đặc biệt là những khu nước nóng để chúng tắm thỏa thích vào mùa đông. Tôi và chồng rất thích cảnh sắc thiên nhiên với hồ Balaton xanh ngắt êm ả, lâu đài Buda cổ kính, cây cây siêu tuyệt Liberty cùng nhiều cây cầu bắc qua dòng Sông Xanh, nơi 2 bên bờ sông là các tòa nhà và đại lộ cổ kính.

250.000 EUR để có tấm thẻ cư trú Nền giáo dục chất lượng cao với chi phí rẻ

Hungary là nước có bình quân đầu người đạt giải Nobel nằm trong top đầu thế giới. Đặc biệt, mạng lưới giáo dục ở Hungary liên kết giữa các cấp vô cùng mật thiết. Nếu con bạn có tài năng đặc biệt ở trung học có thể chuyển thẳng lên cấp đại học và cao học. Ở đây có đa dạng các ngành học để bạn có thể lựa chọn cho con mình từ kinh doanh, kỹ sư điện, cơ khí, công nghệ thông tin cho đến âm nhạc… Đáng nói là chi phí sinh hoạt, học tập tại Hungary khá rẻ, phù hợp với nhiều hộ gia đình.

Có trên 6000 người Việt Nam sinh sống tại Hungary

Hungary là một trong những quốc gia dễ dàng hòa nhập nhất vì ở đây có đến 6000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc. Ở đây còn có cả Hội phụ nữ và hội Sinh viên Việt Nam từ năm 2009. Hungary là lựa chọn rất tốt để bạn dễ dàng làm quen với môi trường, con cái của bạn cũng sẽ cảm thấy dễ thích nghi hơn.

100% cư dân Hungary được đảm bảo chăm sóc sức khỏe

Nhờ sự hỗ trợ của nhà nước và quỹ bảo hiểm y tế quốc gia nên dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế ở Hungary được đảm bảo 100%. Chi phí dịch vụ y tế thấp hơn Anh, Mỹ và các nước Bắc Âu, miễn phí cho trẻ em dưới 16 tuổi, bố mẹ có con nhỏ, học sinh, người hưu trí trên 62 tuổi, người có thu nhập thấp, tàn tật, mục sư và người quản gia nhà thờ. Đặc biệt, nếu ở đây bạn sẽ cực kỳ an tâm về hệ thống cấp cứu, cứu thương nhờ sự hỗ trợ của ô tô và trực thăng ở bất cứ đâu trên đất nước chỉ trong vòng 15 phút.

Tiến bộ trong thủ tục hành chính

Một trong những điểm tiến bộ vượt bậc so với nhiều nước châu Âu khác mà tôi thấy đó là công dân Budapest có thể nộp hồ sơ thủ tục hành chính ở bất kỳ trụ sở ủy ban nào trong thành phố mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình và có thể nhận kết quả ở nơi cư trú. Điều này thật sự tuyệt vời đối với những người mới bước sang Hungary như chúng tôi.

Rất nhiều nơi vui chơi giải trí

Hungary có nhiều hồ tắm nhiệt cả trong nhà và ngoài trời, nhiều khu sở thú, vườn bách thảo, các khu cắm trại hấp dẫn để bạn và cả gia đình vui chơi, đặc biệt là vào dịp hè và các kỳ nghỉ lễ. Đặc biệt, ở đây cũng hạn chế các cảnh chen chúc như Việt Nam vào các ngày lễ.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về định cư Hungary nói riêng và châu Âu nói chung bạn có thể liên hệ cho chúng tôi theo Hotline 0901.151.939 để được hỗ trợ tư vấn những chương trình định cư Hungary hấp dẫn nhất.