20 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn môn Âm nhạc
1. Chọn phướng án đúng nhất: Tên môn học và vị trí môn Âm nhạc ở chương trình GDPT 2023 là:
A. Môn Âm nhạc/Là môn học bắt buộc trong chương trình GDPT, chỉ học ở tiểu học và THCS
B. Môn Giáo dục Nghệ thuật/ là môn học cốt lõi trong chương trình GDPT, học bắt buộc ở tất cả các cấp tiểu học, THCS và THPT
C. Môn Âm nhạc/ là môn học thuộc nhóm môn Giáo dục nghệ thuật, học tự chọn ở tất cả các cấp tiểu học, THCS và THPT phù hợp với định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân.
D. Môn Âm nhạc /là môn học cốt lõi thuộc nhóm môn Giáo dục nghệ thuật. Ở tiểu học và THCS là môn học bắt buộc, ở THPT, học sinh được lựa chọn môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân.
2. Chọn phương án đúng nhất: Các giai đoạn của chương trình môn Âm nhạc ở chương trình GDPT 2023 là gì?
A. Gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9 và giai đoạn hướng nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12
B. Gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản ở cấp Tiểu học và THCS và Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp ở cấp THPT.
C. Gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục thường thức âm nhạc, giai đoạn phát triển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc
D. Gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản ở cấp Tiểu học và THCS và giai đoạn phát triển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc ở cấp THPT.
3. Chọn phương án đúng nhất: Đặc điểm cơ bản trong giai đoạn giáo dục cơ bản của môn Âm nhạc ở chương trình GDPT 2023 là gì ?
A. Âm nhạc là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9, bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc.
B. Âm nhạc là môn học tự chọn từ lớp 1 đến lớp 9, bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc
C. Âm nhạc là môn học bắt buộc đối với HS tiểu họcvà THCS, bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản và nâng cao về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc.
D. Âm nhạc là môn học tự chọn từ lớp 1 đến lớp 9, bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản về âm nhạc.
A. (1) nguyện vọng ; (2) nghề nghiệp;
B. (1) mong muốn; (2) nguyện vọng
C. (1) sở thích; (2) tương lai
D. (1) yêu cầu ; (2) ngành nghề
5. Chọn các phương án đúng: Quan điểm xây dựng chương trình môn Âm nhạc ở chương trình GDPT 2023 là:
A. Chương trình tập trung phát triển ở học sinh năng lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; chú trọng thực hành; góp phần phát triển hài hoà đức, trí, thể, mĩ và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
B. Chương trình kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình môn Âm nhạc hiện hành, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
C. Chương trình xây dựng những hoạt động học tập đa dạng, với sự phong phú về nội dung và hình thức, nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của học sinh; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập.
D. Chương trình quy định mục tiêu, tất cả các nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục âm nhạc thống nhất trong toàn quốc
6. Chọn phương án đúng nhất: Tính mở và linh hoạt của Chương trình môn Âm nhạc trong chương trình GDPT 2023 được thể hiện ở:
A. Thống nhất định hướng chung trong toàn quốc
B. Thực hiện theo khả năng tổ chức các nội dung giáo dục tích hợp theo điều kiện của từng trường;
D. Chương trình vừa bảo đảm những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập của học sinh các vùng miền.
7. Chọn các phương án đúng: Mục tiêu chung của môn Âm nhạc cấp THCS ở chương trình GDPT 2023 là:
A. Giúp học sinh bước đầu làm quen với kiến thức âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âm nhạc và các giá trị âm nhạc truyền thống;
B. Giúp học sinh phát triển năng lực âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động trải nghiệm, khám phá nghệ thuật âm nhạc;
C. Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc; tiếp tục hình thành một số kĩ năng âm nhạc cơ bản, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc;
D. Nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; góp phần phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành từ cấp tiểu học.
A. nhịp điệu/ cao độ
B. nhịp điệu/ tính chất
C. cao độ/ trường độ
D. tính chất /trường độ
A. (1) biến tấu, (2) tưởng tượng
B. (1) sáng tác, (2) vận động
C. (1) cảm thụ, (2) hình dung
D. (1) cảm nhận, (2) phỏng đoán
10. Chọn phương án đúng nhất: Những nội dung được kế thừa trong chương trình hiện hành gồm:
A. Nghe nhạc, Nhạc cụ, Hát ; Đọc nhạc;
B. Lí thuyết âm nhạc; Nghe nhạc, Nhạc cụ, Hát ;
C. Nghe nhạc, Hát ; Đọc nhạc; Lí thuyết âm nhạc;
D. Hát ; Đọc nhạc; Lí thuyết âm nhạc; Thường thức âm nhạc
11. Chọn một phương án đúng nhất: Các mạch nội dung của Môn Âm nhạc chương trình GDPT 2023 là:
A. Hát; Nghe nhạc; Đọc nhạc; Nhạc cụ; Lí thuyết âm nhạc; Tìm hiểu nhạc cụ.
B. Hát; Nghe nhạc; Đọc nhạc; Nhạc cụ; Lí thuyết âm nhạc; Thường thức âm nhạc.
C. Hát; Nghe nhạc; Đọc nhạc; Nhạc cụ; Kí hiệu âm nhạc và các loại nhịp; Thường thức âm nhạc.
D. Hát; Nghe nhạc; Đọc nhạc; Hoà âm; Lí thuyết âm nhạc; Thường thức âm nhạc.
12. Chọn một phương án đúng nhất: Mạch nội dung “Hát” trong giai đoạn chương trình Môn Âm nhạc 2023 gồm các nội dung cụ thể là:
A. Bài hát tuổi trẻ; Dân ca Việt Nam; Bài hát nước ngoài.
B. Bài hát tuổi học sinh; Dân ca Việt Nam; Bài hát nước ngoài.
C. Bài hát tuổi học sinh; Dân ca quan họ; Bài hát nước ngoài.
D. Bài hát tuổi học sinh; Dân ca bài chòi; Bài hát nước ngoài.
13. Chọn một phương án đúng nhất: Mạch nội dung “Nghe nhạc” trong chương trình Môn Âm nhạc 2023 gồm các nội dung cụ thể là:
A. Nhạc có lời; Nhạc không lời
B. Nhạc Việt Nam, Nhạc nước ngoài
C. Nhạc trẻ, nhạc giao hưởng
D. Tất cả các nội dung trên
14. Chọn một phương án đúng nhất: Mạch nội dung “Lí thuyết âm nhạc” trong chương trình Môn Âm nhạc 2023 gồm các nội dung cụ thể là:
A.. Kí hiệu âm nhạc và các loại nhịp; Một số kiến thức cơ bản khác
B. Kí hiệu âm nhạc và các loại nhịp; Nhạc Việt Nam
C. Kí hiệu âm nhạc và các loại nhịp; Nhạc Việt Nam, Nhạc nước ngoài
D. Kí hiệu âm nhạc và các loại nhịp.
15. Chọn các phương án đúng: Ba chuyên đề học tập Âm nhạc lớp 11 gồm:
A. Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc
B. Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ;
C. Kĩ năng chỉ huy.
D. Phương pháp xác định tiết điệu đệm.
16. Chọn các phương án đúng: Ba chuyên đề học tập Âm nhạc lớp 12 gồm
A. Phần mềm chép nhạc
B. Kĩ năng chỉ huy.
C. Phần mềm biên tập âm thanh và thu âm
D. Phần mềm hoà âm tự động.
17. Chọn một phương án đúng nhất: Các nội dung có tính đồng tâm, tuyến tính, xuyên suốt 3 cấp học là:
A. Bài hát tuổi học sinh; Dân ca Việt Nam; Bài hát nước ngoài; Nhạc có lời; Nhạc không lời; Tiết tấu.
B. Bài hát tuổi học sinh; Dân ca Việt Nam; Giai điệu; Hoà âm; Tìm hiểu nhạc cụ; Giọng Đô trưởng.
C. Bài hát tuổi học sinh; Dân ca Việt Nam; Bài hát nước ngoài; Nhạc có lời; Nhạc không lời
D. Bài hát tuổi học sinh; Dân ca Việt Nam; Tác giả và tác phẩm; Âm nhạc và đời sống; Giai điệu; Hoà âm.
A. trải nghiệm, khám phá
B. hoạt động, trải nghiệm
C. ứng dụng, sáng tạo
D. thực hành, trải nghiệm
19. Chọn một phương án đúng nhất: Hình thức đánh giá kết quả giáo dục Âm nhạc gồm:
A. Đánh giá chẩn đoán; Đánh giá định tính và đánh giá định lượng;
B. Đánh giá các kĩ năng của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập;
C. Đánh giá đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể.
D. Đánh giá chẩn đoán; Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; Đánh giá định tính và đánh giá định lượng;
20. Chọn các phương án đúng: Thiết bị dạy học môn Âm nhạc của giáo viên gồm:
A. Kính hiển vi, phấn, máy tính, máy chiếu, sổ sách
B. Nhạc cụ: đàn phím điện tử hoặc piano kĩ thuật số;
C. Tư liệu âm nhạc: tranh ảnh về nhạc cụ, tác giả âm nhạc, nghệ sĩ, nghệ nhân;