Xu Hướng 3/2023 # Thủ Tục Làm Hồ Sơ Bảo Lãnh Diện F3, Bảo Lãnh Diện F3 # Top 7 View | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thủ Tục Làm Hồ Sơ Bảo Lãnh Diện F3, Bảo Lãnh Diện F3 # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Làm Hồ Sơ Bảo Lãnh Diện F3, Bảo Lãnh Diện F3 được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

THỦ TỤC LÀM HỒ SƠ BẢO LÃNH DIỆN F3

Cali Visa xin chia sẻ một số thủ tục làm hồ sơ bảo lãnh diện F3.

Thủ tục làm hồ sơ bảo lãnh diện F3 gồm những bước nào ?

Bước 1: Nộp hồ sơ bảo lãnh diện F3

NBL làm một bộ hồ sơ bao gồm mẫu đơn I-130 và giấy tờ yêu cầu theo quy định gửi cho Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Sau 2-6 tuần, NBL sẽ nhận được giấy báo đơn được chấp nhận có kèm số Receipt number để theo dõi hồ sơ qua mạng Internet.

Tiếp đến, USCIS chuyển hồ sơ sang Trung tâm thị thực Quốc gia (NVC). Tại đây, hồ sơ sẽ được mã hóa bằng Case Number và đưa vào danh sách chờ đợi theo thứ tự ngày ưu tiên. Lưu ý : Cả NBL và NĐBL cũng sẽ nhận được thư báo Case Number này.

Bước 2: Hồ sơ được mở

Khi Visa Bulletin (bản tin Visa) đăng lịch đáo hạn của ngày ưu tiên, trước đó khoảng 6 tháng, các hồ sơ đến lượt sẽ được NVC bắt đầu tiến trình xử lý cấp Visa định cư bằng cách gửi mẫu đơn DS-261 cho NBL và NĐBL. Cụ thể :

NĐBL, sau khi nhận được đơn DS-261 đóng 325 USD/ người theo hóa đơn của NVC, điền vào mẫu « Document Cover Sheet » và gửi cho NVC đơn DS-260 và các giấy tờ dân sự kèm

Bước 3: Nhận thư phỏng vấn và chuẩn bị bằng chứng

Sau khi hồ sơ đã được hoàn thành đầy đủ theo yêu cầu và ngày ưu tiên trước ngày đáo hạn của bản tin Visa

Thư phỏng vấn sẽ được gửi cho NĐBL qua email hoặc đường bưu điện. NĐBL cần in thư phỏng vấn thành 2 bộ, đồng thời đi khám sức khỏe và chuẩn bị các giấy tờ NVC yêu cầu cũng như các bằng chứng để chứng minh mối quan hệ gia đình.

Bước 4: Nhận Visa

Phỏng vấn thành công, không gặp vấn đề trong việc chứng minh mối quan hệ gia đình thì NĐBL sẽ được cấp Visa, chuẩn bị định cư tại Mỹ.

Bước 5: Trở thành thường trú nhân của Mỹ

Thẻ SSN và Thẻ Xanh sẽ được gửi đến địa chỉ mà NĐBL đã đăng ký cư ngụ khoảng sau 3 tuần, tính từ ngày NĐBL chính thức nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Lưu ý : Nếu thay đổi địa chỉ, thường trú nhân phải báo với USCIS trong vòng 10 ngày.

Bạn cần tư vấn về di trú, du lịch, Du học Mỹ. Đừng ngần ngại, CALI VISA luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc:

 Điện thoại      : (028) 3838.4568 / 3838.4569

 Hotline           : 0901.440.666

 Facebook       : https://www.facebook.com/calivisa

 Email             : vietnam@calivisa.vn

 Website         : http://calivisa.vn/

Cali Visa: Chuyên hỗ trợ dịch vụ làm Visa Du học Mỹ, Di trú Mỹ, Bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ, Du lịch Úc, Định Cư Úc…

Diện F3 – Visa Bảo Lãnh Con Đã Có Gia Đình

Visa F3 là gì?

Bạn mong muốn được đặt chân đến Mỹ? Bạn có cha mẹ đang sinh sống và làm việc tại Mỹ và muốn được đoàn tụ cùng cha mẹ mình. Bài viết này SKT sẽ cho bạn những câu trả lời hợp lý nhất.

Hiện nay, có rất nhiều loại visa định cư Mỹ. Chắc chắn có rất nhiều bạn thắc mắc rằng visa F3 là visa gì? Hoặc diện F3 chờ bao lâu? Chúng tôi có câu trả lời ngay bên dưới.

Visa F3 là một loại visa định cư Mỹ theo diện Đoàn tụ gia đình. Visa này cho phép cha mẹ bảo lãnh con trên 21 tuổi diện F3 sang Mỹ đoàn tụ. Cha mẹ muốn bảo lãnh con theo diện này phải là công dân Mỹ. Số lượng visa cấp mỗi năm đối với visa F3 là 23.400 visa; cộng thêm số visa F1, F2A và F2B không sử dụng trong năm đó.

Câu trả lời trên chắc hẳn đã giải đáp được phần nào về diện F3 là gì.

Điều kiện của visa đi Mỹ diện F3

Cha mẹ bảo lãnh con đã có gia đình phải là công dân Mỹ; đang sinh sống và có địa chỉ cụ thể tại Mỹ.

Những cá nhân là thường trú nhân không được bảo lãnh con đã có gia đình theo diện F3.

Hồ sơ của di trú Mỹ diện F3 cần chuẩn bị gì?

Đơn I-130;

Bằng chứng về quyền công dân Mỹ của người bảo lãnh như: Bản sao giấy khai sinh; Bản sao hộ chiếu chưa hết hạn; Bản sao giấy chứng nhận nhập tịch; Bản sao giấy chứng nhận quốc tịch,…

Bằng chứng về mối quan hệ giữa người Bảo lãnh và người Được bảo lãnh;

Đơn DS-260;

Đơn I-864;

2 ảnh chụp kiểu passport theo quy định;

Tài liệu khác theo yêu cầu của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (…)

Đối với từng trường hợp cụ thể, hồ sơ sẽ được chuẩn bị linh hoạt khác nhau. Nếu như bạn quan tâm về hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện F3, vui lòng liên hệ với luật sư để được tư vấn thêm.

Quy trình bảo lãnh đi Mỹ diện F3

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ bảo lãnh diện F3, bạn nên lưu ý về quy trình bảo lãnh con đã có gia đình này.

Bước 1: Người Bảo lãnh nộp đơn I-130 (đơn Bảo lãnh thân nhân ngoại kiều); giấy tờ chứng minh quan hệ đối với diện bảo lãnh F3 lên Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ. Thời gian xử lý hồ sơ tại USCIS hiện là hơn 11 năm.

Bước 2: Nếu đơn I-130 được chấp thuận thì hồ sơ sẽ được chuyển sang xử lý tại Trung tâm Thị thực Quốc gia (National Visa Center – gọi tắt là NVC). Đương đơn phải theo dõi Lịch chiếu khán hàng tháng phát hành trên website chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; hoặc tại mục Tin tức SKT. Việc này giúp người Được bảo lãnh biết đã đến lượt nộp hồ sơ và phỏng vấn định cư Mỹ diện F3 hay chưa. Bạn có thể cập nhập thông tin về số lượng visa của diện bảo lãnh con trên 21 tuổi đã có gia đình gần nhất tại Lịch Visa Hàng Tháng trên mục Tin tức SKT.

Bước 3: Nộp hồ sơ lên NVC và thanh toán các loại phí; gồm phí xử lý đơn xin thị thực nhập cư và phí bảo trợ tài chính. Ngoài ra, Người Bảo lãnh còn cần phải chứng minh được rằng họ đủ khả năng để bảo trợ về tài chính cho Người Được bảo lãnh và chắc chắn Người Được bảo lãnh sẽ không trở thành gánh nặng của xã hội bằng cách hoàn thành đơn bảo trợ tài chính I-864.

Bước 4: NVC gửi thư mời phỏng vấn cho Người Được bảo lãnh. Khi đi tới bước này nghĩa là quy trình xin visa F3 Mỹ của bạn đã hoàn thành được một nửa.

Bước 5: Người Được bảo lãnh và các thành viên đi cùng thực hiện khám sức khỏe; chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ. Lưu ý phỏng vấn định cư chỉ được thực hiện tại Lãnh sự quán Mỹ tại Tp.HCM.

Bước 6: Người Được bảo lãnh tham dự buổi phỏng vấn theo đúng lịch hẹn. Nếu như vì các lý do mà không thể tham gia buổi phỏng vấn, người Được bảo lãnh có thể thay đổi thời gian phỏng vấn nhưng điều này sẽ tốn thêm thời gian chờ được phỏng vấn.

Bước 7: Lãnh sự quán cấp visa cho Người Được bảo lãnh và các thành viên đi cùng nếu xét thấy đủ điều kiện.

Thời gian xử lý của diện cha mẹ bảo lãnh con đã có gia đình

Rất nhiều cá nhân đã thắc mắc khi có ý định muốn nộp hồ sơ rằng nộp hồ sơ định cư Mỹ diện F3 mất bao lâu?

Theo số liệu thống kê tính đến tháng 11 năm 2019 của USCIS; tổng số lượng hồ sơ diện visa F3 nộp vào Sở Di Trú là 647.236 hồ sơ. Trong khi số lượng visa hằng năm được cấp đối với diện này bị giới hạn là 23.400 visa; nhu cầu vượt đáng kể so với lượng visa sẵn có. Hiện nay thời gian bảo lãnh diện F3 đang chờ lâu thứ hai, đứng sau diện visa F4 (bảo lãnh anh, chị, em ruột của công dân Mỹ). Thời gian chờ đợi được xét duyệt hồ sơ đối với các quốc gia thông thường là hơn 11 năm. Riêng các quốc gia như Mexico là 20 năm, Philippines là 19 năm.

Diện F3 gồm các loại phí nào?

Trả lời cho câu hỏi của khách hàng: nếu mẹ bảo lãnh cho con có gia đình thì phí là bao nhiêu?

SKT xin đưa ra bảng phí đối với quy trình xin visa định cư Mỹ diện F3 như sau:

Ngoài các loại phí nêu trên; trong quá trình làm hồ sơ sẽ có một số loại chi phí phát sinh khác như: phí luật sư (nếu bạn ủy quyền cho luật sư nộp đơn); phí trích lục; dịch thuật; công chứng tài liệu… Việc chuẩn bị, nộp hồ sơ và chờ đợi để được xét duyệt đối với diện visa bảo lãnh diện F3 mất bao lâu còn tùy thuộc vào bạn xúc tiến sớm hay muộn. Vì thế, nếu bạn có nhu cầu muốn định cư tại Mỹ theo diện bảo lãnh người thân thì nên xúc tiến sớm nhất có thể.

Để hồ sơ của mình được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhanh chóng, xin vui lòng liên hệ với SKT. Chúng tôi là hãng Luật quốc tế với đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Di trú nói chung và định cư Mỹ nói riêng sẽ giúp bạn đạt được nguyện vọng của mình.

SKT LawTracy Bui

Bài viết này thuộc sở hữu của SKT Law. Vui lòng trích dẫn nguồn khi chia sẻ hoặc sao chép bất kỳ phần nào trong bài viết này.

Hồ Sơ F3 (Cha Mẹ Bảo Lãnh Con Đi Mỹ) Mất Bao Nhiêu Năm?

Ngày đăng: 17 – 08 – 2019 Chuyên mục: Hỏi đáp Số lượt xem: 17753

Hồ sơ F3 của cha mẹ bảo lãnh con đi Mỹ thông thường kéo dài 12 -13 năm sẽ đến lượt giải quyết và sẽ có lịch phỏng vấn. Visa Nam Du sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản cho 1 quy trình hồ sơ F3 của cha mẹ bảo lãnh con đi Mỹ

Người bảo lãnh (Cha hoặc Mẹ) phải là người có quốc tịch Mỹ. Đối với cha mẹ chỉ có thẻ xanh thì không đủ điều kiện mở hồ sơ diện này.

Người được bảo lãnh (Đương đơn Việt Nam): là người đã có gia đình, và các con dưới 21 tuổi có quyền được đi theo cùng đương đơn sang Mỹ.

Nếu trong quá trình bảo lãnh của hồ sơ F3, đương đơn Việt Nam ly hôn thì hồ sơ chuyển sang F1 (Quốc tịch Mỹ bảo lãnh con độc thân). Lúc này hồ sơ sẽ đi nhanh hơn, trung bình là 7 năm cho hồ sơ F1.

Các giai đoạn của hồ sơ F3 (cha mẹ bảo lãnh con đi Mỹ)

Giai đoạn 1: Nộp hồ sơ F3 tại sở di trú (USCIS). Hồ sơ sẽ được USCIS xét duyệt ít nhất 6 tháng đến 10 năm (Tùy từng trường hợp). Giai đoạn đoạn này bạn sẽ nhận được 2 tờ đơn I-797 và I-797C. Tờ đầu tiên là biên nhận đóng phí và tờ tiếp theo là tờ chấp nhận hồ sơ.

Giai đoạn 2: Hồ sơ được chấp nhận, USCIS sẽ chuyển hồ sơ này qua trung tâm visa (NVC). NVC sau đó sẽ gửi cho người bảo lãnh hoặc bên Việt Nam một thư có số HCMXXXXXXX . Và hiển thị ngày ưu tiên của hồ sơ của bạn

Giai đoạn này là dễ bị trễ hồ sơ và thất lạc Giai đoạn 3: Khi hồ sơ đến lượt giải quyết. Trung tâm visa sẽ gửi thư cho NBL hoặc bên Việt nam để yêu cầu hoàn tất hồ sơ. Lúc này, NBL sẽ đóng phí bảo trợ và phí visa cho đương đơn Việt Nam. Ở bước này là bước để hồ sơ hoàn tất và chờ lịch phỏng vấn. hồ sơ F3 nhất. Bởi NVC giai đoạn này họ hay gửi bằng thư bưu điện, mà bưu điện thì lúc nhận được lúc thì không nên có rất nhiều hồ sơ qua giai ngày ưu tiên rồi vẫn chưa nhận được thư yêu cầu đóng phí để hoàn tất hồ sơ cha mẹ bảo lãnh con đi Mỹ.

Lời khuyên ở đây, bạn cần biết rõ ngày ưu tiên của bạn để tránh hồ sơ bị quá hạn quá lâu.

Con trên 21 tuổi của hồ sơ F3 có được đi cùng không?

Lúc mở hồ sơ F3 cho đến khi đến lượt phỏng vấn, chắc chắn sẽ có những người con vượt quá 21 tuổi. Lúc này NVC sẽ xem xét người con này có đủ điều kiện đi hay không. Nhưng xét duyệt của NVC chỉ mang tính tương đối. Cơ quan đưa ra quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào Lãnh Sự Quán Mỹ tại chúng tôi

Trong quá trình đang chờ của hồ sơ F3, Người bên Việt nam ly hôn thì nên làm gì?

Nếu trong quá trình bảo lãnh, đương đơn đã ly hôn hãy nhanh chóng bổ sung cho NVC cập nhật. Hồ sơ bạn sẽ chạy nhanh hơn 1/2 thời gian.

Đang trong quá trình bảo lãnh, NBL qua đời thì như thế nào?

Người bảo lãnh qua đời trong quá trình bảo lãnh hồ sơ F3, hãy cung cấp giấy chứng tử của người bảo lãnh đến NVC. Đồng thời, kèm theo đơn cứu xét và tìm người tiếp theo đủ điều kiện để tiếp tục bảo lãnh cho hồ sơ này (có thể là người cha mẹ còn lại hoặc anh chị em ruột). Nếu giai đoạn hồ sơ ở NVC mà người bảo lãnh qua đời, hồ sơ sẽ bị trả về sở di trú và khiếu nại bắt đầu ở USCIS. Và được chấp nhận đổi sang NBL mới hay không sẽ phụ thuộc vào USCIS.

DỊCH VỤ VISA NAM DU

Với đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình năng động, chúng tôi luôn tận tình tư vấn và hỗ trợ tối đa cho quý khách, giao nhận hồ sơ tận nơi và tư vấn tận tình miễn phí.

Bảo Lãnh Định Cư Mỹ Theo Diện F

Diện F1 Đối tượng được bảo lãnh theo diện F1 là con độc thân (vẫn chưa kết hôn) của công dân Hoa Kì. Nếu như đã kết hôn, loại thị thực này sẽ chuyển thành diện F3.

Diện F2A Theo diện này, Thường trú nhân có thể bảo lãnh vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi sang Mỹ. Tuy nhiên, khi người bảo lãnh nhập tịch Hoa Kỳ, mỗi người con cần có một hồ sơ riêng. Khi nhập quốc tịch, người bảo lãnh cần gởi bằng chứng nhập tịch của mình đến Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) hay Lãnh sự quán.

Diện F2B Diện F2B bao gồm con độc thân trên 21 tuổi và người phụ thuộc (con độc thân dưới 21 tuổi) của Thường trú nhân. Đối với diện này, hồ sơ bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực nếu như đối tượng kết hôn trước ngày Thường trú nhân nhập tịch Hoa Kỳ.

Diện F3 Người được bảo lãnh diện F3 là con đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ. Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của người bảo lãnh được xin thị thực định cư theo hồ sơ bảo lãnh nộp NVC hoặc Lãnh sự quán.

Diện F4 Diện F4 là anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ. Theo đó, người bảo lãnh (công dân Hoa Kỳ) phải từ 21 tuổi trở lên, có thể làm hồ sơ bảo lãnh cho vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của mình.

Nộp hồ sơ bảo lãnh Người bảo lãnh làm hồ sơ gửi cho Sở Di trú Hoa Kỳ (USCIS) với mẫu đơn I-130 kèm các giấy tờ theo yêu cầu.

Khoảng 2 – 6 tuần sau khi gởi I-130, người bảo lãnh sẽ nhận được giấy báo I-797/ I-797C với nội dung “USCIS đã nhận đơn, lệ phí để xem xét và sẽ báo khi cần hoặc khi có kết quả”. Trong giấy báo I-797/ I-797C này cũng có số Receipt number của I-130. Do đó, người bảo lãnh có thể dùng số này để theo dõi hồ sơ trên mạng. Lưu ý, người bảo lãnh phải báo cho USCIS biết nếu thay đổi địa chỉ.

Khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, USCIS sẽ gửi cho người bảo lãnh Thư chấp thuận I-797. Tiếp đến, USCIS chuyển hồ sơ chấp thuận sang Trung Tâm Thị Thực Quốc Gia (NVC). Tại đây, hồ sơ sẽ được mã hóa bằng Case Number và đưa vào danh sách chờ đợi theo thứ tự ngày ưu tiên. Người bảo lãnh và người được bảo lãnh cũng sẽ nhận được thư báo Case Number này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù không được NVC gửi thư báo Case Number, hồ sơ vẫn được tiến hành bình thường.

Hồ sơ được mở Khoảng 6 tháng trước khi Visa Bulletin đăng lịch đáo hạn của ngày ưu tiên, các hồ sơ đến lượt sẽ được NVC bắt đầu tiến trình xử lý cấp visa định cư. Cụ thể, NVC gửi cho người bảo lãnh và người được bảo lãnh mẫu đơn DS-3032 để chỉ định người đại diện. Chú ý, người được bảo lãnh cần chuẩn bị các giấy tờ dân sự ngay khi hồ sơ được mở.

Về phía người được bảo lãnh, sau khi nhận được đơn DS-3032, NVC sẽ gửi Hóa đơn đóng $404/người cho người đại diện ghi trên đơn. Vì vậy, người được bảo lãnh cũng in “Document Cover Sheet” sau khi được xác nhận là PAID rồi gửi cho NVC đơn DS-230 và các giấy tờ dân sự kèm theo “Document Cover Sheet” đã chuẩn bị.

Thư phỏng vấn sẽ được gửi cho người được bảo lãnh hoặc/và người đại điện qua email hoặc qua đường bưu điện. Người được bảo lãnh cần in thư phỏng vấn đính kèm trong email thành 2 bộ, đồng thời đi khám sức khỏe và chuẩn bị các giấy tờ NVC yêu cầu mang theo khi phỏng vấn cũng như các bằng chứng để chứng minh mối quan hệ gia đình.

Nhận Visa Phỏng vấn thành công, không gặp vấn đề trong việc chứng minh mối quan hệ gia đình thì người được bảo lãnh sẽ được NVC cấp Visa, chuẩn bị định cư tại Mỹ.

Khi đã là Thường trú nhân của Mỹ Thẻ SSN và Thẻ Xanh sẽ được gửi đến địa chỉ mà người được bảo lãnh đã đăng ký cư ngụ khoảng sau 3 tuần, tính từ ngày người được bảo lãnh chính thức nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Lưu ý, nếu thay đổi địa chỉ, người có thẻ xanh/ Thường trú nhân phải báo với USCIS trong vòng 10 ngày. Việc này đôi khi sẽ ảnh hưởng đến kì thi nhập quốc tịch. Do đó, cần tránh những lỗi khiến USCIS từ chối cấp quốc tịch Hoa Kỳ với lí do người được bảo lãnh đã vi phạm luật Di Trú.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Làm Hồ Sơ Bảo Lãnh Diện F3, Bảo Lãnh Diện F3 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!