Bạn đang xem bài viết Thi Đậu Nghề Làm Nail: Kinh Nghiệm Kể Lại được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đây là kinh nghiệm đi thi của một thí sinh thi đậu về kể lại. Xin chia xẻ với quí bạn.
Trong lúc thi để lấy bằng làm nghề Manicuring, bạn cần nhớ:
1/ Đọc đề thi cho kỷ, nếu thi bằng tiếng Việt Nam thì có đề bằng tiếng Việt.
2/ Đề thi tiếng Việt, trên cùng một trang có sẽ hai phần: một bên là tiếng Anh, một bên là tiếng Việt, rất dễ dàng cho thí sinh đối chiếu.
3/ Phải làm tuần tự từ bài đầu đến bài cuối.
4/ Nếu lỡ nhảy một bài, làm đảo lộn trật tự của đề thi thì cũng đừng rối trí, cứ làm xong bài mình đang làm rồi đi ngược trở lại, làm bài mình vừa mới nhảy đó, cũng như trường hợp lúc thi lý thuyết, nếu mình chưa hiểu rõ một câu hỏi, mình cứ nhảy câu đó, chừng làm xong bài rồi trở lại những câu chưa trả lời, như vậy đở mất thì giờ.
5/ Nếu lở làm rớt đồ nghề, thí dụ như cây kềm cắt da hay cây giũa móng tay trong chậu nước làm chân thì cứ lấy lên tiếp tục làm. Nếu làm rớt đồ nghề xuống đất thì phải đem món đó, thí dụ cây đẩy da bằng sắt, thì phải cầm bằng miếng giấy lượm cây đẩy da bằng sắt lên bỏ vô hộp đựng đồ nghề dơ, đậy nắp lại rồi lấy cây đẩy da bằng sắt sạch (nếu có) rồi tiếp tục làm việc. Nếu không có cây đẩy da sạch thì có thể xài cây Cam (orangewood stick) hoặc phải làm việc khử trùng cây đẩy da vừa mới lượm từ dưới đất lên, xong rồi mới lấy ra tiếp tục xử dụng.
6/ Nếu thiếu đồ nghề, thí dụ thiếu cây cọ đắp bột, là một món đồ nghề có thể làm cho mình choáng váng, hết hồn, không sao hết, cứ lấy cây đẩy da bằng gổ (cây “cam”, orangewood stick) hoặc bất cứ món gì khác và ráng mà xử dụng như cây cọ, đắp bột lên móng rồi ráng giũa cho mịn.
7/ Khi đắp bột, đừng lấy chất liquid quá nhiều, chỉ lấy một phần liquid, hai phần bột, cục bột phải thiệt khô và ít, đắp lên một lớp mỏng, đở phải giũa nhiều, vì chất liquid không có mùi là chất có dầu, không bốc hơi nên rất lâu khô.
8/ Nếu lở đem theo người mẫu có móng tay hay móng chân bị nấm và bị giám khảo bắt phải nhảy bài làm móng tay hay móng chân, cứ bình tỉnh, cố gắng làm những bài khác cho hoàn hão.
9/ Tất cả những việc làm trong bài thi thực hành, thí dụ như giũa móng tay móng chân, đẩy da, cắt da, phải làm đúng cách và làm thiệt tình, đừng làm giả bộ.
10/ Khi làm bài sát trùng đồ nghề, phải đợi lấy ra xong, xả sạch, cất vô rồi mới bắt đầu làm bài kế.
Chúc quí bạn thí sinh tương lai thi một lần là đậu cả hai phần lý thuyết và thực hành, đem cái bằng Manicurist về và đi làm thành công lớn.
Ngọc Anh
Chuyện Chưa Kể: Du Học Sinh Việt Làm Nail Ở Mỹ
Với tình hình kinh tế như ở Việt Nam hiện nay, việc chi vài chục nghìn USD để đi du học thật không dễ dàng chút nào. Thậm chí, đó là cả gia sản với những gia đình có thu nhập bình thường.
Vì vậy, ngoài việc lên lớp hàng ngày, Trần Thảo Linh đang học tại ĐH Troy (bang Alabama, Mỹ) cũng như rất nhiều du học sinh khác thường tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm để giúp đỡ cha mẹ một phần nào đó trong việc chi trả các khoản phí sinh hoạt nơi xứ người.
“Ngoài việc học, mình có đi làm thêm tại một tiệm nail. Công việc chính là vẽ móng cho khách Việt và khách Tây. Mỗi giờ mình được trả 8 USD, thêm cả tiền “boa” của khách nữa, cộng lại cũng đủ trang trải sinh hoạt”.Công việc này tuy không hỗ trợ nhiều trong quá trình học, nhưng dù sao cũng giúp Linh bớt được một chút gánh nặng tài chính cho gia đình. Đồng thời có thể rèn luyện được khả năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng sống cần thiết để hòa hợp, sống tốt với người Mỹ. Trong thời gian làm việc ở đây, trình độ tiếng Anh của Linh cũng khá lên.
Tuy nhiên, Linh cho biết cũng quen rất nhiều du học sinh Việt Nam khác từng làm nail, mỗi lần tâm sự hay nói chuyện với họ, cô lại bắt gặp rất nhiều ý kiến trái chiều. Thậm chí tỏ ra bất mãn và nhục nhã với nghề nail tại Mỹ.
“Chị Hòa, học trên mình một khóa kể rằng, chủ tiệm lấy cớ ‘chị chưa có quyền làm việc’ để trả lương thấp và chèn ép. Hơn nữa, chủ đó cũng thuê rất nhiều người nhập cư bất hợp pháp để làm những công việc tay chân như dọn dẹp, cắt cỏ…”. Linh nói và cho biết, đôi khi cũng cảm thấy rất bất an vì chưa có quyền được đi làm.Theo Linh, đôi khi cũng cảm thấy nhục nhã nhưng rồi lại nghĩ lao động bằng sức của mình thì không có điều gì là xấu hết. Ở Mỹ không có nghề gì là xấu, chỉ có tự bản thân mình cho là xấu thôi. Dù đôi khi lao động bằng chính công sức của mình mà đồng lương được hưởng không xứng đáng.
“Nhiều khi gặp khách khó tính, chỉ trả mấy đồng thôi mà hành hạ mình, cũng đau lòng lắm. Nhưng biết sao được, mình vẫn cố gắng đi học và đi làm”, sinh viên này chia sẻ.
Công ty Du học Hồng Phước là công ty tư vấn DU HỌC, DU LỊCHuy tín, chuyên nghiệp, hiệu quả, minh bạch với chi phí tiết kiệm nhất.Chi tiết vui lòng liên hệ Công ty Du học Hồng Phước!
Hotline: 0903 216 703 (Ms Thuỷ) tư vấn 24/24
Kinh Nghiệm Thi Tuyển Và Làm Việc Tại Fpt
Gợi ý
Tạo CV
Tổng quan về FPT
Năm 1988, FPT được thành lập bởi 13 nhà khoa học trẻ thuộc các lĩnh vực Vật lý; Toán, Cơ, Tin học,…
FPT là công ty dịch vụ công nghệ thông tin số 1 tại Việt Nam; thuộc Top 50 thương hiệu công ty có giá trị nhất Việt Nam; Top 300 công ty châu Á có hoạt động kinh doanh tốt nhất.
Làm việc tại FPT hiện tại là 28.000 cán bộ nhân viên; trong đó có hơn 12.000 kỹ sư Công nghệ thông tin, lập trình viên.
FPT cung cấp sản phẩm, dịch vụ tại 63 tỉnh thành Việt Nam; và đặt chi nhánh tại 21 quốc gia như Trung Quốc, Nhật, Hàn, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Mỹ.
Thi tuyển vào FPTThông qua kênh tuyển mộ nội bộ; kênh tuyển sinh viên; các kênh tuyển dụng uy tín như chúng tôi ,… các ứng viên ở nhiều độ tuổi khác nhau với kinh nghiệm làm việc khác nhau đều có thể thi tuyển vào FPT, tuy nhiên mọi ứng viên đều phải trải qua quy trình thi tuyển tương tự nhau.
1. Vòng Hồ sơNếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc làm 1 bản CV, hồ sơ chuyên nghiệp thì hãy truy cập chúng tôi để có những tư vấn hữu ích nhất cho hồ sơ của mình.
Sau từ 7 -10 ngày, nếu hồ sơ ứng viên phù hợp với yêu cầu, ứng viên sẽ nhận được lời mời phỏng vấn thông qua email.
Gợi ý việc làm
Việc làm lương cao
2. Kiểm tra kiến thức cơ bảnCó hai hình thức thi là thi online và làm bài giấy trực tiếp. Các phần thi mà ứng viên cần vượt qua là:
a. Bài kiểm tra tư duy logic IQPhần trắc nghiệm IQ thi tuyển vào FPT không quá khó, phần thi làm trong vòng 20 phút với 20 câu hỏi; và cả khi có những câu bạn không làm được thì cũng không nên bỏ trống; hãy chắc chắn rằng mọi câu hỏi đều được điền đầy đủ.
Lên Internet làm thật nhiều các dạng bài này; luyện cho bản thân phản ứng nhanh nhạy là cách duy nhất để ứng viên vượt qua vòng này. Các website có thể giúp đỡ rất nhiều trong việc luyện tập như Iqtest.dk, TestIQ.vn,…
b. Kiểm tra khả năng tính toán GMATPhần thi GMAT cũng bao gồm 20 câu hỏi làm trong 20 – 30 phút; yêu cầu ứng viên tính toán nhanh mà không sử dụng máy tính. Đề thi khá dài nên ứng viên cần nhanh chóng đưa ra lựa chọn; tránh sa vào các bẫy trong bài làm mất thời gian.
Tương tự như bài kiểm tra IQ, bạn cũng có thể tham khảo và làm quen với các mẫu bài GMAT trên Internet trước; tránh để vào phòng thi mới bỡ ngỡ.
c. Kiểm tra năng lực Tiếng AnhHầu hết các câu hỏi đều khá dễ, trừ phần đọc hiểu; ít có thí sinh đạt tối đa điểm tiếng Anh do phần đọc hiểu, trả lời. Vậy nên ứng viên cần chắc chắn hoàn thiện những câu đơn giản, với bài đọc; nếu không thể hiểu hết nội dung cũng đừng quá lo lắng; nắm bắt các từ khóa tương đương giữa đề bài và bài đọc sẽ giúp nâng khả năng đưa ra đáp án đúng.
d. Tương ứng với vị trí dự tuyển mà tham gia các bài thi chuyên môn phù hợpTùy theo vị trí ứng tuyển mà ứng viên sẽ phải trải qua các bài thi khác nhau; ví dụ nếu ứng tuyển vào vị trí Android thì sẽ làm trắc nghiệm về Java. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng; vì theo kinh nghiệm được chia sẻ lại thì bài thi rất cơ bản; bao gồm các cấu trúc phổ thông học ở đại học.
3. Vòng Phỏng vấnCách phỏng vấn FPT cũng có quy trình phỏng vấn tương tự với các công ty khác; ứng viên sẽ được bộ phận tuyển dụng hỏi về thông tin cá nhân; mục tiêu, lý lịch ứng viên, làm rõ các vấn đề được đề cập trong CV; cũng như sử dụng các câu hỏi phỏng vấn thông thường khác.
Ví dụ như phỏng vấn vị trí Chăm sóc khách hàng, một bạn có tên mschongchongtre chia sẻ trên wordpress: “Hội đồng phỏng vấn gồm 4 người: 1 giám đốc, 1 bên CSKH, 1 bên nhân sự và 1 anh tuyển dụng dẫn bọn mình vào.
Không khí rất thoải mái, bên tuyển dụng luôn tạo một bầu không khí vui vẻ, thân thiện cho các ứng viên. Cái này cũng chính là điều mà mình thích ở FPT cũng như 2 lần phỏng vấn trước của mình lấy học bổng vào trường FPT vậy.
Về những yếu tố mong muốn có được ở ứng viên, bà Chu Thị Thanh Hà – Chủ tịch FPT Telecom chia sẻ: “Việc tuyển dụng không bó buộc vào điều kiện sinh viên tốt nghiệp loại giỏi mà còn cần nhiều yếu tố khác nữa… Khi tuyển nhân viên kinh doanh; có bạn chỉ có kinh nghiệm bán mỹ phẩm, quần áo… với những kinh nghiệm đơn giản nhất có khi lại trúng tuyển. Với tôi, quan trọng không phải là bạn đã làm gì; mà là bạn học được gì từ công việc ấy… Khi tuyển dụng, chúng tôi chú ý đến yếu tố gì? Có một kinh nghiệm đơn giản là bạn phải thể hiện sự nỗ lực, tìm hiểu gì thì tìm hiểu đến cùng… Không có cách gì khác”.
Môi trường làm việc tại FPTTheo khảo sát của Anphabe và Nielsen, FPT đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng các công ty trong ngành Công nghệ thông tin và Phần mềm; có môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam; lọt Top 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam trong 24 ngành nghề.
Môi trường làm việc tại FPT luôn được đánh giá là môi trường làm việc trẻ trung; năng động, sáng tạo với chế độ đãi ngộ; lương thưởng, cơ hội thăng tiến tốt.
Văn phòng làm việcCơ sở vật chất đầy đủ,; môi trường làm việc hiện đại; thân thiện môi trường; văn phòng thoải mái; thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên;… đó chính là một trong những bí quyết giúp FPT “giữ chân” nhân sự.
Ngoài ra FPT còn có những khu vực như F-Ville tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội – tổ hợp văn phòng làm việc với trang thiết bị hiện đại và khu vực tiện ích thể thao ngoài trời; bể bơi; phòng gym; quán cà phê…, tòa nhà FPT Đà Nẵng; F-Tow tại khu công nghệ cao Quận 9 – TPHCM.
Văn hóa công tyVăn hóa làm việc tại FPT được gói gọn trong 6 chữ “TÔN ĐỔI ĐỒNG – CHÍ GƯƠNG SÁNG”:
“TÔN ĐỔI ĐỒNG”: Tôn trọng cá nhân – Tinh thần đổi mới – Tinh thần đồng đội.
“CHÍ GƯƠNG SÁNG”: Chí công – Gương mẫu – Sáng suốt.
Những hoạt động như STCo (Văn hóa Doanh nghiệp); Ngày Phụ huynh; Ngày đi làm cùng bố mẹ; Ngày Men’s Day…Hay các sự kiện truyền thống của công ty như Hội làng; Hội diễn văn nghệ; Hội thao,… được tổ chức thường niên nhằm gắn kết thành viên, công nhân viên tại FPT; và sự gắn kết chính là thứ vũ khí đưa FPT đi tới thành công; đặc biệt là khi đội ngũ nhân viên làm việc tại FPT đều rất trẻ với độ tuổi trung bình là 26.
Lương thưởng và phúc lợi việc làmLàm việc tại FPT, bạn sẽ nhận được lương thưởng hoàn toàn xứng đáng với năng lực làm việc:
Ngoài lương cơ bản hàng tháng còn có lương tháng thứ 13. Tuỳ theo kết quả kinh doanh hàng năm, đơn vị; nhân viên FPT Telecom còn được thưởng lương kinh doanh, lương mềm vào cuối năm; giải thưởng hàng tháng cho Salesman xuất sắc; phần thưởng Du lịch nước ngoài dành cho các cá nhân xuất sắc trong năm,…
Mức lương tại FPT khá cạnh tranh so với các công ty cùng ngành; ví dụ như các ứng viên là kỹ sư cầu nối tại FPT có thể nhận mức thu nhập từ 2.800 – 3.000 USD/tháng; với sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường có kỹ năng chuyên môn về một ngôn ngữ lập trình thì mức lương khởi điểm từ 350 USD/tháng.
Chế độ phụ cấp đầy đủ như phụ cấp điện thoại; phụ cấp kiêm nhiệm; trợ cấp đồng phục,…
Ngoài các loại bảo hiểm đúng theo quy định của Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội; nhân viên làm việc tại FPT còn được hưởng bảo hiểm FPT Care cho cá nhân; gia đình; bảo hiểm đi công tác nước ngoài.
Chế độ khen thưởng kịp thời; cơ hội thăng tiến mở rộng; đánh giá tăng lương nhân viên định kỳ 2 lần/năm.
Tham gia khóa đào tạo về kỹ năng và chuyên môn.
Những hạn chế tồn tại khi làm việc tại FPT Thời gian làm việc, áp lực công việc khiến nhiều ứng viên e ngại FPTCó khá nhiều ý kiến trái chiều về quá trình làm việc tại FPT như:
“Làm việc vất vả,áp lực cao, có BU còn OT + ON xuyên đêm không chi trả tiền.
Nghe nói có hàng loạt lần thay mới nhân sự để giảm thiểu phần lương cho nhân viên lâu năm.”
Một thời gian dài FPT cũng dính phải lùm xùm khi mà bỗng nhiên xuất hiện phát biểu của chủ tịch FPT Software trên một diễn đàn trên Internet: “Làm phần mềm cần 10-14h/ngày; anh chị nào quen làm 5 – 6h ở những nơi khác thì đừng về Fsoft!”
Không thử, sao biếtÝ kiến trái chiều khi làm việc tại FPT cũng nhiều, nhưng ý kiến đồng thuận cũng không thiếu; ví dụ như cũng về thời gian làm việc tại FPT; có bạn chia sẻ:
“Ở Fsoft không phải ai và không phải lúc nào cũng làm việc 10-14h như vậy. Khi dự án đến giai đoạn gấp thì chắc chắn phải OT và chế độ OT và nghỉ bù đều phải được chi trả đầy đủ. Những ai OT đến mức 200h đều bị Nhân sự cấm không cho làm OT nữa; trừ những trường hợp rất quan trọng. Nếu 200h chia cho 250 ngày làm việc thì bạn nào nhiều quá cũng chỉ OT chưa đến 1h/ngày.
Tuy nhiên câu nói này là áp dụng cho tầng lớp manager nhiều hơn. Để thành công được thì phải làm ngày làm đêm rất vất vả.
”
Bài viết có thể còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được thêm thông tin góp ý của bạn đọc để bổ sung cho những hiểu biết khi làm việc tại FPT.
Tìm việc làm chất lượng cao tại: https://www.topcv.vn/viec-lam
Tạo CV ngay tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
Review Kinh Nghiệm Du Học Canada 2023: Cuộc Sống, Học Nghề, Làm Thêm, Làm Chui
Người Á Châu mình học Toán, Lý? hoá này kia giỏi. Và muốn làm lương cao nên chỉ có thể học những môn dùng đến cái đầu nhiều hơn cái miệng. Thì những môn vi tính; kĩ sư, họ dùng kinh nghiệm và tư duy của con nhiều. Ra đi làm lương cao hơn làm bên business rất nhiều. Học business con tốt nghiệp xong phải thi đủ thứ mấy cái bằng. Còn học vi tính thì con không cần. Học vi tính hay kĩ sư đi học rất khó nhưng khi ra làm thì rất dễ.
Thế là 2003 mình bắt đầu học vi tính ở University of Regina. Trong trường chỉ có 2 du học sinh ng Việt là mình và anh kia từng học Bách Khoa ở VN. Anh học electronic engineering. Điểm 2 đứa cao ngất ngưỡng vì năm đầu chỉ học toán, lý, hoá. Toán là nguyên phân tích phân loại bắt đầu. Lý và hoá giống như học lớp 9-10 gì ở VN. Điểm tuyệt đối từ 95% trở lên không.
Môn vi tính học kì đầu cũng dễ nên dc 85%. Quan trọng là university of regina được đi làm thực tập. Sau năm học đầu tiên là phải nộp đơn đi thực tập. Năm thứ 2 là tụi nó bắt đầu bỏ học. Tây tụi nó học dỡ mấy môn này lắm. Chỉ giỏi mấy môn xã hội, văn, dùng miệng nhiều. Vì ngôn ngữ của nó.
Thế là trong 1 tuần mình được đến gần 10 cty phỏng vấn. Toàn là của federal government, hoặc của tỉnh. Mình học môn Computer Sicence giỏi không? Hk đầu 84% hK sau 75%, hk khác có 70%. Nhưng vì học science là phải học toán lý hoá nên điểm kéo lên nhiều lắm. Mà lớp học từ 200-300 đứa, năm 2 chỉ còn 20 đứa. Ngay cả bây giờ học viết lập trình dc mướn nhiều lắm. Tất cả dịch vụ, shopping mọi thứ đều online. Phone app và mọi thứ các bạn dùng mỗi ngày đều là tụi mình viết. Ngày ấy 2004 đi thực tập mà đã dc trả $24/giờ. Thì các bạn sẽ hiểu mức lương mới ra trường thế nào. Nhưng mà mình thấy học vi tính khó lắm. Học vừa đủ lấy certificate là mình kêu trường cấp cho mình tờ giấy mình đi xin việc. Và vẫn tiếp tục học để có bằng đại học cùng lúc. Mỗi lần học vừa đủ môn thì lại xin thêm 1 tờ giấy cao đẳng để xin job nhanh để mà có giấy ở lại.
Tháng 9/2008 mình học năm cuối của business. Kiếm job hoài ko ra. Nhưng bên vi tính vì mình đi làm thực tập cho cty chính phủ Sasktel 1 năm (cty có đến 4000 người) nên cty nào cũng muốn mướn mình làm developer. Mình cũng không thích làm vi tính lắm. Cty bảo hiểm của government SGI gọi dt mướn mình 10/2008 và kêu tháng 12 học xong là đi làm liền. Mình còn nói mình về VN ăn tết rồi làm không dc. Họ bảo vậy khi nào về lại cuối tháng 2/2009 thì vào làm IT programmer. Trong khi đó xin job business thì không ai kêu. Điểm cái bằng finance của mình là 85%. Toàn nằm trong top 1% của trường nhiều HK. Mà vẫn không cty nào kêu làm ?.
Mặc dù không thích viết lập trình nhưng lần nào thi mình cũng đậu. Lên chức! Mỗi lần muốn lên cao 1 bậc là thi làm bài test. Dạo này mình muốn chuyển sang bên business làm thử. Mình làm đủ thứ test mà rớt lên rớt xuống. Giờ mình cảm thấy học business hơi khó. Học thuộc lòng nhiều quá. Nhớ không nổi. Mà thi đậu xong thì lương lại giảm gần phân nữa nếu chuyển sang business làm từ dưới lên (ngành nào không vậy). Ngay cả cao nhất bên bussiness cũng thấp hơn bên developer mấy bậc. Nên giờ mình đi qua di lại thấy cái mình làm là dễ nhất. Con em mình cũng làm IT developers. Cả đám học chung cùng lúc với nó cũng vậy. Đều có job cty lớn.
Nhưng mình biết có nhiều em học bussiness cũng có job và ở lại hết. Quan trọng là chọn trường nào có cho đi thực tập. Bạn đi thực tập mới có cơ hội có việc làm. Học cao đẳng trường nghề càng tốt. Nó dạy đúng vào ngành học cho ra mau kiếm job. Nó cho đi thực tập3 kì bắt buộc. Accounting hay finance cũng vậy. Tất cả các ngành. Nên nếu muốn có job và giấy ở lại, university of Regina và trường cao đẳng Saskpolytech hoặc University of SK là chọn lựa tốt nhất. Các tp và tỉnh khác học sinh du học không có cửa đi thực tập đâu. Ngoại trừ bạn cực giỏi.
Đó là lý do vì sau mình có bà con ở Vancouver, Toronto, Calgary mà ko qua đó.
Vancouver và Toronto: bảo hiểm xe $400/tháng (bạn bảo 40% giảm rồi). Apartment 2 bedroom $1800-2100.
Saskatchewan: bảo hiểm xe $124/tháng là mắc nhất. Apartment 2 phòng ngủ $1100/tháng. Healthcare free hoàn toàn từ ngày đặt chân xuống. Không trả thêm bất kì bảo hiểm gì. Đi bs bv đều ko tốn. Chỉ mua thuốc mới tốn. Đi học tiền học sẽ cover cái này.
Lần nữa, đây là bài viết cho các bạn muốn theo ngành vi tính và muốn ở lại nhanh theo con đường học.
Và thêm nữa. Như mình nói, vì mình không có kinh nghiệm thực tập đi làm bên business nên ngay bây giờ mình kiếm job cũng khó cho dù lương thấp hơn 1/2. Vì thế các bạn học và làm gì cũng được miễn chương trình có cho đi thực tập mới có hi vọng có job sau này.
Mình nói cho các bạn du học biết, các bạn may mắn và hi vọng các bạn học ngành mình yêu thích. Ngày xưa du học không có giấy đi làm. Chỉ được làm trong trường thôi. Học xong là về VN liền đó. Không có bắt kì work permit nào ngoại trừ cty nhận rồi đi xin work permit. Nên các bạn có điều kiện, hãy học tốt. Hãy chọn ngành mình thích. Ko như mình giờ già rồi muốn đổi cũng ko dc
Nghề Làm Nail Của Người Việt Trên Đất Mỹ Và Những Câu Chuyện Của Du Học Sinh
Nghề nail cũng lắm công phu, có một số kỹ năng phải học từ Việt Nam
Mie (tên thật là L.N.B.T) là bạn của tôi từ thời cấp ba. Lúc tôi còn học đại học, cô đã định cư ở Mỹ cùng gia đình. Mie chọn học ngành điều dưỡng bốn năm và “giũa nail” suốt khoảng thời gian đó để theo đuổi ước mơ.
Tại xứ sở cờ hoa, sẽ không có điều gì dễ dãi như câu chuyện do những người đi du lịch Mỹ vài tuần vài tháng và đem những điều mục sở thị ít ỏi về quê kể lại. Ba mẹ của Mie cũng phải làm công cho hãng, em trai Mie làm thợ, còn Mie làm nail.
Câu chuyện làm nail của Mie rất dài, giống như khoảng thời gian tôi đưa tiễn cô tại phi trường Tân Sơn Nhất…
Theo lời Mie nói, ở Mỹ, thế giới làm nail chính thống có “ba siêu cường” là Hàn Quốc, Mỹ và Việt Nam. Người Trung Quốc, Lào, Campuchia vẫn gia nhập thị phần nhưng không đáng kể.
So sánh về giá, dịch vụ Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng. Nói về độ phủ sóng, dịch vụ của người Việt mới là “anh cả”. “Ghé thăm các trung tâm mua sắm, sẽ gặp không dưới một tiệm nail thuộc về người Việt”, câu nói được Mie nhắc đi nhắc lại đến bốn lần trong cuộc hội thoại.
Tiệm nail người Việt có hai loại thợ là thợ bột và thợ tay-chân-nước. Thợ bột mất thời gian học nghề dài hơn nên tay nghề được đánh giá cao hơn. Thợ tay-chân-nước chỉ cần đáp ứng khâu thủ công làm sạch và sơn móng. Theo kinh nghiệm làm nail ở nhiều tiểu bang, Mie cho rằng thợ bột thường được bao lương, còn thợ tay-chân-nước “tùy lòng hảo tâm của chủ”.
Muốn làm nail hợp pháp tại Mỹ, bạn phải mất nhiều tháng đi học đủ số giờ tại trường dạy nghề và thi lấy chứng chỉ tùy quy định mỗi bang. Đối với một đất nước mà tính rạch ròi của lý trí đã được pháp điển vào hệ thống thì nail cũng có chuẩn mực hành nghề tương tự công việc tiêm thuốc.
Mie thường khuyên những người đến sau rằng, nếu muốn làm nail tại Mỹ thì nên học trước một số kỹ năng trong nước, do trường nghề của Mỹ dạy kém hơn. Điển hình là các kỹ năng trang trí bằng cọ bản, đắp hoa nổi, đính hạt. Những dịch vụ này rất được khách hàng ưa chuộng.
“Nghề làm dâu trăm họ”: Lấy cảm tình của khách hàng và trông chờ tiền tip
Nhiều năm nay, Mie kiên trì “giũa nail” 5-8 giờ mỗi ngày với các công đoạn làm sạch, mat-xa, đắp mask mất khoảng 1 tiếng và lãnh về từ 20 USD – 50 USD. Ban đầu, cô còn ăn chia theo tỷ lệ 5-5 hoặc 6-4 với chủ tiệm. Nhưng về sau, xu hướng bao lương tuần và thưởng doanh số đã thịnh hành.
Thông lệ chi tiền tip trở thành văn hóa trên thị trường cung cấp và tiêu dùng dịch vụ của Hoa Kỳ cũng giúp cho Mie gia tăng thu nhập có khi lên đến 100 USD/tuần, bên cạnh mức lương dao động mạnh trong khoảng 2.000 USD/tháng vì ngày làm, ngày nghỉ.
Theo lời của Mie, khách hàng người Việt đến các tiệm nail của cô làm khá ít, thường là khách người Mỹ và gốc Ấn. Đi về phía Nam nước Mỹ, nhân viên nam làm nail khá đông và còn xuất sắc hơn cả nữ. Phía Bắc thì hiếm có hiện tượng này.
Bên lề sự nghiệp làm nail, Mie từng chứng kiến câu chuyện dở khóc dở cười khi bà mẹ Ấn Độ muốn giới thiệu con trai của bà cho Mie làm quen. Về phía khách hàng người Mỹ, không ít người đến làm nail và “soi” rất kỹ. Họ có thể từ chối trả tiền nếu dịch vụ không đạt sở nguyện.
Tuy nhiên, Mie cũng gặp những khách hàng tốt bụng biết cô còn đang đi học. Họ đã ý tứ gửi cho cô số tiền tip nhiều hơn.
“Có lần, tôi trò chuyện với một nữ khách hàng người Mỹ và nói mình hay ra Starbucks ngồi học bài. Sau khi làm nail xong, cô này đi ngang qua Starbucks đối diện mua về một ly tặng tôi. Có nhiều khách hàng còn tặng dép, tặng chocolate nữa”, cô Mie kể.
Nước Mỹ hiện đại đã xa lạ với văn hóa dùng tiền mặt. Chính vì vậy, các vấn đề tiền bẩn và qua mặt sở thuế được kiểm soát rất chặt chẽ tại khâu thanh toán quy đổi bằng giấy tờ có giá. Cuối hạn, chủ tiệm sẽ trả tờ check (tấm séc) cho nhân viên. Tờ check này đã được bên thứ ba (bắt buộc) xử lý theo chuẩn mực kế toán và thuế vụ. Sau đó, nhân viên đem check ra ngân hàng để làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản.
Du học sinh làm bất hợp pháp có thể bị trục xuất, bị phạt nặng nếu vi phạm chuẩn mực
Thông thường, từ 9 giờ đến 10 giờ sáng, nhân viên tiệm nail sẽ đến mở cửa, có nơi còn đốt nhang cúng thần tài và làm thủ tục treo bằng tại quầy lễ tân. Lực lượng chuyên ngành (state-board) sẽ kiểm tra không thường xuyên và không báo trước, về nhân thân và lao động hợp pháp dựa theo thông tin treo tại quầy với số người đang làm việc tại tiệm.
Con đường phi chính thống của nghề làm nail cũng lắm chông gai. Mặc dù sang Mỹ theo diện định cư nhưng Mie đã làm nail nhiều năm và không hề có một chứng chỉ lận lưng. Để tránh lãnh hai giấy phạt cho cả nhân viên và chủ, những người giống Mie thường phải vừa làm vừa “cảnh giác”. Nếu “có biến”, họ lẳng lặng tẩu thoát theo hướng cửa sau.
Mie nói rằng rất nhiều du học sinh qua Mỹ chọn nghề nail nhưng luật pháp Mỹ chỉ cho phép họ làm công việc trong trường học (trừ thực tập). Nếu bị phát hiện làm việc “chui”, họ sẽ đối mặt với nguy cơ bị trục xuất.
Trong một tiệm nail, ngoài câu chuyện tị hiềm vì giành khách, vấn đề pháp lý cũng rất “tai bay vạ gió”. Mie kể cho tôi nghe những việc có thật mà tưởng như đùa về việc khách hàng quỵt tiền, chủ tiệm đuổi theo chặn đầu xe thì bị người này… lỡ ga tông mất mạng.
Hoặc có một trường hợp khá đình đám được báo chí nước ngoài đăng là chết do dị ứng khi làm nail ở tiệm. Sau khi điều tra, mặc dù nhà chức trách xác định nguyên nhân tử vong bởi di chứng của bệnh tiểu đường nhưng vẫn tiến hành phạt chủ tiệm.
Luật pháp Mỹ quy định rất rõ, rằng nơi cung cấp dịch vụ nail nếu biết khách hàng có tổn thương ở vị trí thực hiện thì phải từ chối và tuyệt đối không được tiếp xúc vết thương hở khi làm nail. Hai vi phạm hành chính trên buộc chủ tiệm phải đóng phạt 4.000 USD.
Chuyện người Việt làm nail trên đất Mỹ vốn có nhiều “thâm cung bí sử” hơn những điều tôi tường thuật lại. Tuy nhiên, Mie đã từ chối kể thêm và cô tin rằng công việc hiện tại sẽ sớm kết thúc để mở ra một thiên đường mới. Đó là những phòng ốc tinh tươm trong bệnh viện và mức lương kỳ vọng trên 70.000 USD/năm.
Video: Ảnh hưởng covid 19 Gần một triệu người Úc bị mất việc làm
Kinh Nghiệm Làm Nghề Điều Dưỡng Tại Đức: Bật Mí Thú Vị
Yêu cầu cần có để làm được nghề điều dưỡng tại Đức Có sức khỏe tốt
Bạn Nguyễn Thu Trang, điều dưỡng viên tại viện dưỡng lão tại Đức cho biết “Ban đầu em nghĩ công việc cũng khá đơn giản, chỉ loanh quanh trong viện thôi, nhưng thực ra các cụ đã già, yếu và cần hỗ trợ nhiều, nên điều dưỡng phải chạy đi chạy lại rất nhiều. Thật may, trong quá trình đi học tại trường, bọn em vừa học, vừa thực hành kĩ càng trên hình nộm nên khi đi làm thực tế không bị bỡ ngỡ nhiều”
Do đặc thù công việc, người điều dưỡng phải có sức khỏe tốt để chăm sóc người già, người bệnh, đỡ bệnh nhân. Đôi khi điều dưỡng còn phải mang vác đồ đạc hay đi bộ quãng đường rất xa để đến nơi làm việc. Trong quá trình làm việc, người điều dưỡng cũng phải vận động khá nhiều như gập người lên, xuống, đi lại nhiều, thi thoảng phải trực ca đêm nên nếu không có sức khỏe tốt thì không thể trụ lại được với ngành này.
Nói thạo tiếng Đức, trình độ thấp nhất là B1Công việc chính của điều dưỡng viên là chăm sóc người già, bệnh nhân,… tại các trung tâm y tế, bệnh viện, viện dưỡng lão, nên phải sử dụng thông thạo tiếng Đức để giao tiếp với bệnh nhân, hiểu được bênh nhân muốn gì, cần sự trợ giúp nào. Ngoài ra, cần phải nắm chắc số lượng lớn từ chuyên ngành để vận dụng vào công việc, trao đổi chuyên môn trôi chảy với các đồng nghiệp người bản xứ.
Có đam mê với nghề mới làm tốt công việc đượcNghề điều dưỡng tại Đức không có quá nhiều yêu cầu khắt khe nhưng lại vất vả, bởi về cơ bản, nghề điều dưỡng chính là chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi và bệnh nhân hoạt động ăn uống, đi vệ sinh, tắm rửa,…Do đó, người điều dưỡng phải hết sức có trách nhiệm, tính tự giác, và có khả năng kiềm chế bản thên, biết đồng cảm, hòa nhã với mọi người. Đa số học viên ban đầu sẽ gặp chút khó khăn để làm quen với công việc. Phải có đam mê thật sự mới giúp bạn không bị nản chí dẫn đến bỏ nghề giữa chừng. Vì thế trước khi làm, bạn nên cân nhắc kĩ càng về vấn đề liệu nghề này có hợp với bạn không.
Chịu được áp lực caoĐiều dưỡng viên là ngành thu hút nhiều du học sinh Việt Nam
Cơ hội và những ưu điểm của nghề điều dưỡng ở ĐứcTuy nói nghề điều dưỡng viên tại Đức gắn với các yêu cầu cao nhưng lại gắn với rất nhiều ưu điểm nổi bật:
Cơ hội tìm việc lớnNhu cầu tuyển dụng nhân lực điều dưỡng viên cho các bệnh viện, viện dưỡng lão ở Đức rất lớn nên gần như du học sinh ngành điều dưỡng nào cũng có thể tìm được việc ngay khi vừa ra trường. Do đặc dù dạy nghề tại Đức là vừa lý thuyết vừa thực hành nên sinh viên ngành điều dưỡng học 40% tại trường và dành 60% đi thực tập. Trong thời gian làm thực tập sinh vẫn được nhận lương.
Thu nhập tốt, đảm bảo cuộc sốngĐiều dưỡng viên ở Đức kiếm khoảng số tiền 20-25 triệu VNĐ/tháng khi đang học việc và 40-50 triệu VNĐ/tháng khi đã đi làm toàn thời gian. Nếu được thăng tiến lên chức vụ cao hơn thì tất nhiên mức thu nhập cũng tăng lên rất nhiều. Kinh nghiệm làm điều dưỡng tại Đức từ những người đi trước cho biết mức lương này không chỉ giúp bạn sinh sống ổn định ở Đức mà còn có thể tiết kiệm và gửi tiền về nhà giúp đỡ gia đình.
Công việc của điều dưỡng viên tại Đức chủ yếu là hỗ trợ người cao tuổi
Chi phí cho du học nghề điều dưỡng tại Đức trong tầm tayDo được miễn 100% học phí tại các trường công của Đức nên du học sinh nghề điều dưỡng chỉ cần đóng một số phí dạy nghề và trả tiền chi phí sinh hoạt là được. Đức cho phép sinh viên làm thêm nên hoàn toàn có thể vừa học, vừa làm để trang trải thêm cuộc sống.
Không phải tự nhiên mà nghề điều dưỡng viên thu hút đông đảo người Việt, đặc biệt là phái nữ đi du học nghề. Những chia sẻ trên đã phần nào giúp bạn có một cái nhìn tổng quan cũng như hiểu hơn kinh nghiệm làm điều dưỡng tại Đức để chuẩn bị cho mình một tương lai tươi sáng và đầy hứa hẹn với ngành này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thi Đậu Nghề Làm Nail: Kinh Nghiệm Kể Lại trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!