Bạn đang xem bài viết Thay Đổi Trong Luật Cư Trú Của Du Học Sinh Và Lao Động Tại Đức được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sau khi thay đổi, điều luật § 16 (AufenthG) được đổi số thứ tự và nội dung gần như hoàn toàn mới. Vì vậy, các bạn cần chú ý các ghi chú điều luật trong thẻ cư trú cấp trước 01.08.2017 có thể sẽ mang ý nghĩa và nội dung khác với điều luật mới đang được áp dụng hiện tại.
Điều § 16 Abs. 1 trước đây quy định du học sinh có thể được cấp Visa/Thẻ cư trú tùy theo cân nhắc của ĐSQ hay Sở ngoại kiều. Tuy nhiên, sửa đổi mới có lợi hơn cho sinh viên, cụ thể du học sinh phải được cấp Visa/Thẻ cư trú cho mục đích học đại học theo điều § 16 khoản 1 AufenthG nếu đáp ứng một trong các yêu cầu:
(1) Đã nhận được Giấy nhập học chính thức từ trường đại học bên Đức. Giấy nhập học này phải là giấy nhập học trực tiếp và vô điều kiện vào học cử nhân hoặc thạc sỹ cho ngành đã xin (trường hợp học sinh được nhận thẳng vào trường mà không cần học khoá tiếng).
(2) Đã nhận được Giấy nhập học chính thức từ trường đại học bên Đức vào Bachelor hoặc Master cho ngành đã xin với chỉ một điều kiện kèm theo duy nhất là tham gia khóa tiếng chuẩn bị cho việc học đại học (STK hoặc DSH).
(3) Đã nhận được Giấy nhập học vô điều kiện chính thức từ trường dự bị đại học bên Đức (không phải giấy báo thi đầu vào dự bị).
Những yêu cầu trên áp dụng đối với sinh viên đã chính thức nhận được một chỗ học toàn thời gian trong trường đại học (Bachelor hoặc Master) hoặc một chỗ học trong trường dự bị đại học. Các trường hợp khác chưa được chấp nhận chính thức 1 chỗ học tại Trường đại học, Trường dự bị bên Đức hoặc học bán thời gian thì sẽ được xét cấp Visa/Thẻ cư trú theo điều § 16 Abs. 6 bởi cân nhắc của ĐSQ/Sở ngoại kiều.
Sinh viên có thẻ cư trú theo điều § 16 Abs. 1 được hưởng quyền qua nước khác trong EU học trong thời gian ngắn không quá 360 ngày mà không cần xin Visa hay thẻ cư trú tại nước đó.
Thay đổi mục đích Visa
Du học sinh theo học đại học (thẻ cư trú theo điều § 16 Absatz 1 hoặc § 16 Absatz 6) có thể đổi sang thẻ cư trú với mục đích khác (§ 16 Absatz 4 Satz 1) khi đã hoàn thành chương trình học tại trường đại học; có thể hủy bỏ việc học và chuyển qua thẻ cư trú theo mục đích học nghề (§ 16 Absatz 4 Satz 2) nếu đáp ứng đủ điều kiện về kiến thức chuyên môn cho việc nhận vào học nghề và nghề được học phải thuộc nhóm khan hiếm được qui định bởi Sở lao động liên bang. Trong trường hợp này sinh viên có thể đổi thẻ cư trú qua học nghề ngay tại nước Đức mà không cần phải về lại Việt Nam xin lại Visa học nghề.
Trường hợp được cấp Visa/Thẻ cư trú mục đích Studium tùy theo cân nhắc của ĐSQ/SNK (§ 16 Absatz 6)
(1) Giấy nhập học có điều kiện kèm theo, và điều kiện đó không thuộc “studienvorbereitende Maßnahme” (ví dụ: trường hợp Zulassung cho Master với điều kiện kèm theo là phải bổ sung bằng Bachelor, vì thời gian đó luận văn Bachelor vẫn đang được chấm điểm chưa xong và chưa có bằng Bachelor)
(2) Zulassung kèm điều kiện phải học Dự bị tại Đức và du học sinh vẫn chưa nhận được Zulassung vào học chính thức ở một trường dự bị nào tại Đức.
(3) Chỉ nhận được Zulassung vào học Teilzeitstudium (ví dụ: Du học sinh thỏa thuận với trường cấp Zulassung với thời gian học kéo dài hơn so với Vollzeitstudium bình thường, số môn học mỗi kì ít đi vì lí do bệnh tật hoặc chăm sóc con nhỏ, người già….).
(4) Chỉ có giấy chứng nhận tham gia khóa tiếng Đức chuẩn bị cho Studium (studienvorbereitender Sprachkurs) mà chưa nhận được một Zulassung chính thức nào cho chương trình Dự bị, Bachelor, Master tại trường đại học (§ 16 Absatz 6 Satz 1 Nr. 2)
– Nhận được sự đồng ý tham gia studienvorbereitendes Praktikum (Vorpraktikum) tại một công ty ở Đức.
Thu hồi Thẻ cư trú đối với sinh viên ngừng việc học
Trong trường hợp du học sinh phải ngừng việc học vì một lí do khách quan (vấn đề thuộc trách nhiệm của trường đại học sinh viên đang học, không phải lỗi của sinh viên) thì SNK có trách nhiệm tạo điều kiện cho sinh viên đó có đủ thời gian để xin học lại ở nơi khác trước khi thực hiện việc thu hồi lại thẻ cư trú đã được cấp (§ 16 Absatz 8). Thời gian hợp lý sẽ là khoảng nửa năm. Trong thời gian nửa năm này, sinh viên sẽ phải hoàn thành xong việc nộp hồ sơ xin Zulassung mới. Nếu hết nửa năm mà trường tại Đức vẫn chưa hoàn thành xong việc xét cấp Zulassung thì SNK có thể gia hạn thẻ cư trú thêm để sinh viên chờ kết quả từ trường. (Tham khảo điều 3.1.4.4 trong Anwendungshinweise.d.BMI)
II. Cư trú mục đích học tiếng Đức ( không phải dự bị đại học)
Người nước ngoài có thể xin cấp Visa/Thẻ cư trú cho mục đích đến Đức học tiếng Đức (không nhằm mục đích Studium). Thời gian tối đa để học tiếng Đức là 12 tháng (Tham khảo 16.5.1.3 trong Allgemeine Verwaltungsvorschrift zum Aufenthaltsgesetz 2009)
Sau khi học xong khóa tiếng Đức (thi đậu được Zertifikat ở một trình độ tiếng Đức tương ứng với thời gian đã ở Đức để học, không phải Teilnahmebescheinigung) thì người nước ngoài đó có thể xin cấp thẻ cư trú theo mục đích khác để tiếp tục ở lại Đức (§ 16b Absatz 4) (§ 16 Absatz 4 Satz 1)
Sinh viên nước ngoài đã tốt nghiệp đại học ngoài EU trong vòng 2 năm vừa qua hoặc sẽ sắp tốt nghiệp đại học có thể xin Visa/Thẻ cư trú đến Đức thực tập trong thời gian tối đa 6 tháng. Thẻ cư trú này không đòi hỏi phải có sự đồng ý của Sở lao động tại Đức nhưng việc thực tập phải phù hợp với chuyên môn và trình độ đã/đang học tại Đại học.
IV. Làm tình nguyện viên
Với thời hạn tối đa là 12 tháng, người nước ngoài có thể đến Đức tham gia làm tình nguyện viên (§ 18d Absatz 2) nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau (§ 18d Absatz 1):
– Bản miêu tả công việc tình nguyện
– Thông tin về thời gian kéo dài của công việc tình nguyện và giờ làm việc của người tình nguyện
– Các thông tin về điều kiện ăn ở, sinh sống, tiền xài túi mà người tình nguyện được nhận trong suốt quá trình cư trú ở Đức
– Các thông tin về việc huấn luyện, đào tạo cho người tình nguyện, để họ có đủ khả năng thực hiện các công việc tình nguyện.
Thẻ cư trú này không đòi hỏi phải có sự đồng ý của Sở lao động tại Đức (Die Erteilung einer Aufenthaltserlaubnis zum Zweck eines Teilnahme am Europäischen Freiwilligendienst bedarf nach § 14 BeschV nicht der Zustimmung der Bundesagentur für Arbeit)
Việc thay đổi điều luật thường ảnh hưởng trực tiếp tới Du học sinh và Người lao động bởi có thể sự thay đổi đó sẽ tạo ra cả những thuận lợi và bất lợi. Biết tận dụng những thuận lợi trong cơ chế Visa để tạo ra nhiều cơ hội cho bản thân là vô cùng quan trọng. Hãy để AMEC giúp bạn tận dụng những cơ hội đó ngay từ bây giờ.
Nguồn: Quách VũĐể cập nhật nhanh nhất luật cư trú dành cho du học sinh tại Đức và người lao động tại Đức, các bạn đăng kí thông tin theo form sau:CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO ÂU MỸ (AMEC)
Website: https://duhocduc.edu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/duhocduc360
Văn phòng Hà Nội
Địa chỉ: 14-16 Hàm Long,Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (04)39411 891/39411 892/39411 890
Email: vphanoi@amec.edu.vn
Văn phòng Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 641 Đại lộ 3/2, P.6, Q.10, HCM
Điện thoại: (08)39575 201/39575 202/ 39575 203
Email: vphcm@amec.edu.
Đức Thông Qua Luật Nhập Cư Lao Động Đầu Tiên Trong Lịch Sử
Du học nghề Đức
Du học nghề Đức
Đức và Bảo lãnh người thân
TBVĐ- Đức nới lỏng luật nhập cư nhằm thu hút lao động lành nghề nước ngoài.
Ngày 19-12-2018, Chính phủ Liên bang đã thông qua Luật Nhập cư Lao động lành nghề Fachkräfteeinwanderungsgesetz (Skill worker’s imigration act) nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng tại Đức. Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer nhấn mạnh, luật được thông qua “vào đú ng thời điểm”, do dân số Đức ngày càng già hóa và tỉ lệ sinh thấp khiến lao động giảm mạnh. Theo Viện nghiên cứu việc làm, Đức hiện vẫn đang còn 1,2 triệu vị trí tuyển dụng.
Theo luật mới, những người không có bằng cấp đến từ một nước thứ 3 không thuộc EU, chứng minh được trình độ nghề nghiệp và có hợp đồng lao động đều có thể làm việc ở Đức trong tương lai. Luật này nhắm tới nới lỏng các quy định của luật nhập cư nhằm thu hút người lao động tay nghề cao nước ngoài.
Những nội dung cơ bản của Luật
Thống nhất khái niệm chung về “lao động lành nghề”: Không chỉ bao gồm những người tốt nghiệp đại học mà cả những người có bằng học nghề. Có nghĩa, chấp nhận cả những lao động không có bằng đại học sang làm việc; – Bỏ quy định Vorrangprüfung đối với những bằng cấp và hợp đồng lao động được công nhận. Có nghĩa, loại bỏ quy tắc yêu cầu người thuê lao động phải chứng minh họ chọn người nhập cư như là sự lựa chọn cuối cùng (vì không tìm được một người Đức hay châu Âu nào thay thế); -Việc công nhận bằng cấp và cấp visa dễ dàng hơn;- Bỏ việc yêu cầu mức lương cao tối thiểu và phân biệt ngành nghề đang thiếu lao động như đối với thẻ Xanh (blaue Karte) hiện nay; -Trước đây, chỉ những người có bằng đại học mới được sang Đức tìm việc. Theo luật nhập cư lao động, những người có bằng học nghề cũng được cấp visa 6 tháng để tìm việc, áp dụng quy định như đối với những người tốt nghiệp đại học, cao đẳng (điều kiện là bằng cấp thích hợp, kiến thức tiếng Đức cần thiết và chứng minh được có thể tự trang trải chi phí cho cuộc sống ở Đức). Trong quá trình tìm việc có thể làm thử việc với thời gian đến 10 tiếng một tuần. Có nghĩa, có thể làm thực tập tại công ty muốn làm việc sau này; – Những người sang Đức làm việc sẽ được hỗ trợ để có thể được cư trú lâu dài tại Đức. Những lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay học nghề ở Đức, sau khi làm việc hai năm sẽ được cấp giấy phép cư trú vô thời hạn, những người có bằng cấp nước ngoài được cấp sau 4 năm.
Ngoài ra, chính phủ Liên bang còn thông qua luật lao động dành cho những người được cấp giấy phép tạm dưung Beschäftigungsduldungsgesetz. Theo đó, những người không được công nhận tị nạn và phải bị trục xuất nhưng vì lý do nhân đạo hay cá nhân được cấp giấy tạm dung Duldung, có thể được cấp giấy phép cư trú nếu trong vòng ít nhất 18 tháng làm việc toàn thời gian (ít nhất 35 giờ/tuần), đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, có trình độ tiếng Đức tốt và trong vòng 12 tháng gần nhất có thể tự trang trải cuộc sống mà không xin trợ cấp và tiếp tục có thể tự lo cho cuộc sống của mình. Ngoài ra, phải có giấy tạm dung từ ít nhất 12 tháng.
Trước mắt, luật nhập cư lao động lành nghề chỉ được áp dụng cho khoảng thời gian giới hạn và có hiệu lực từ 1-3-2020 và chỉ có thời hạn áp dụng trong vòng 2,5 năm, tức đến ngày 30-6-2022 nếu chính phủ liên bang mới không tiếp tục gia hạn. Dự luật này cũng tạo cơ hội cho người lao động nước ngoài tham gia vào các ngành đang thiếu nhân lực như Điều dưỡng, Công nghệ thông tin (IT) hay Kỹ thuật điện. Những công nhân lành nghề được cho phép nhập cảnh 6 tháng vào Đức để tìm việc. Họ có thể có cả giấy phép cư trú để làm việc và giấy phép cư trú để tìm việc. Đặc biệt người lao động chuyên môn cao trong các lĩnh vực toán học và kỹ thuật có thể được cấp thẻ Xanh để ở lại làm việc ít nhất 4 năm.
Bộ trưởng nội vụ Horst Seehofer cho rằng lực lượng lao động trong khối EU không đủ cho nhu cầu của nền kinh tế Đức, vì vậy Đức phải tuyển dụng thêm nhân công từ các nước thứ ba. Các Bộ khác nhấn mạnh cần “phân biệt rõ ràng giữa người tị nạn và lao động nhập cư”.
Chính phủ Đức đã mở một trang web mang tên: https://www.make-it-in-germany.com /de/ để thu hút lao động lành nghề từ nước ngoài.
TÓM TẮT CÁC Ý QUAN TRỌNG
1. Những người có bằng đại học hoặc bằng đào tạo nghề với thời gian đào tạo tối thiểu là 02 năm. Nếu bằng cấp của họ được cơ quan có thẩm quyền ở Đức công nhận (tức là phải làm thủ tục đặt đơn xin công nhận bằng cấp của Việt Nam tại cơ quan nhà nước Đức). Thì được phép đặt đơn xin sang Đức làm việc hoặc tìm việc.
2. Được phép xin sang Đức tìm việc hoặc làm việc với mọi nghề. Không giới hạn chỉ áp dụng với những nghề nước Đức cần như trước đây.
3. Chỉ cần bằng tiếng Đức B1. Và bằng nghề được cơ quan nhà nước Đức công nhận. Là đủ điều kiện đặt đơn xin sang Đức tìm việc làm. Sẽ được cấp giấy phép cư trú 06 tháng để tìm việc. Được phép làm thử việc đến 10 tiếng/01 tuần.
4. Dỡ bỏ rào cản bảo vệ việc ưu tiên việc làm cho người Đức và công dân châu âu. Bộ lao động sẽ bỏ thủ tục kiểm tra xem chỗ làm mà những người này có hợp đồng lao động có người Đức hay công dân châu âu muốn làm hay không.
5. Thay vì bắt buộc phải làm công việc đúng với những gì đã được học và đào tạo trên nước Đức. Thì giờ đây họ có thể làm những việc chỉ cần
6. Vào định cư vĩnh viễn chỉ yêu cầu tối thiểu là làm việc 04 năm thay vì 05 năm như trước đây đối với những lao động có bằng cấp nước ngoài được làm việc tại Đức.
7. Được phép đặt đơn xin sang Đức tìm chỗ học đại học hoặc tìm chỗ học nghề. Yêu cầu là phải có bằng tiếng Đức B2. Tuổi tối đa là 25 tuổi
8. Được phép đặt đơn xin sang Đức học tiếng Đức để chuẩn bị cho đi học nghề hoặc học tiếng Đức để đáp ứng cho việc xin việc làm.
9. Những người đang học đại học trên nước Đức được phép chuyển đổi sang học nghề. Không bị giới hạn là chỉ chuyển sang những nghề nước Đức cần như trước đây nữa
10. Được phép đặt đơn xin vào định cư vĩnh viễn sau 02 năm đi làm. Đối với những người hoàn thành việc học nghề trên nước Đức. Thay vì sau 3,5 năm đi làm trên nước Đức như trước đây. Chỉ áp dụng với học nghề loại 03 năm.
Theo: http://www.loc.gov/
Suspension of Deportation for Training and Employment Residence act
Tại Vogel (duhocngheduc.edu.vn), bạn có thể tìm thấy các khóa học tiếng Đức, các dịch vụ về Du học nghề, về lao động tại thị trường Đức và rất nhiều hỗ trợ hữu ích đang chờ đón bạn.
Duhocngheduc.edu.vn
Duhocngheduc.edu.vn
Những Thay Đổi Trong Luật Quốc Tịch Dành Cho Du Học Sinh Canada
Luật quốc tịch Canada có nhiều thay đổi có lợi cho du học sinh Canada sau khi du học. Chính phủ nước này luôn tạo điều kiện cho các du học sinh nước ngoài, cụ thể không qua những thay đổi trong luật quốc tịch mà hôm nay chúng tôi cùng bàn đến sau đây.
Bộ trưởng Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada, John McCallum – Thành viên Đảng tự do Quốc hội Canada, đã công bố sự ra đời của dự luật Bill C-6. Đây là bước đệm của mục tiêu cải thiện quá trình nhập cư vào Canada và phục hồi những thay đổi được chính phủ bảo thủ đặt ra trong những năm qua.
Một số thay đổi quan trọng theo hướng có lợi cho ứng viên đã được Chính phủ Canada thông qua trong ngày 4/10/2017 như sau :
Thời gian định cư Canada trước khi nộp đơn xin quốc tịch Canada: phải sinh sống ở Canada đủ 3 năm trong khoảng thời gian 5 năm trước khi nộp hồ sơ (Theo quy định cũ 4 năm trong vòng 6 năm)
Người nộp đơn phải kê khai thuế thu nhập 3 năm trong vòng 5 năm trước khi nộp hồ sơ, tương ứng với thời gian phải hiện diện tại Canada theo luật quốc tịch mới (Theo Quy định cũ là 4 năm trong 6 năm)
Thời gian ứng viên ở Canada theo diện làm việc và du học trước khi có thẻ thường trú nhân thì phải chứng minh thời gian hiện diện tại Canada như sau 1 ngày này ở Canada được tính bằng 1/2 ngày, tối đa 365 ngày trong vòng 5 năm kể từ ngày nộp hồ sơ (Quy định cũ : không tính). Đối với công dân đến Canada để làm việc hoặc học tập, sự thay đổi quan trọng này có thể làm giảm thời gian ở Canada làm thường trú nhân trước khi đủ tiêu chuẩn quốc tịch, trong một số trường hợp từ bốn năm xuống còn ít như hai năm.
Thêm vào đó, chính phủ sẽ không yêu cầu người nộp đơn đăng ký quốc tịch phải có mặt tại Canada từ 183 ngày trở lên cho mỗi năm (4 năm trong vòng 6 năm) trước khi nộp đơn.
Ứng viên từ 18-54 tuổi mới phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ và ngôn ngữ để xin quốc tịch (Quy định cũ : yêu cầu các ứng viên từ 14-64 tuổi).
Các ứng viên đáp ứng các yêu cầu mới phải đợi đến ngày 11 tháng 10 năm 2017, trước khi nộp đơn xin công dân. Đây là ngày mà các thay đổi có hiệu lực, và khi đơn đăng ký quốc tịch Canada mới và mẫu hướng dẫn sẽ có sẵn.
Chính phủ Canada vẫn chấp nhận khoảng thời gian học tập tại Canada của du học sinh để xét duyệt việc định cư Canada.
Để có thể sống tại Canada hợp pháp thêm một năm, các bạn du học sinh có thể nộp hồ sơ xin giấy phép lao động dành cho du học sinh sau tốt nghiệp. Bạn chỉ đủ điều kiện để cấp giấy phép lao động khi là du học sinh toàn thời gian với khóa học kéo dài không dưới 8 tháng. Thời hạn của giấy phép lao động sẽ tùy thuộc vào thời gian khóa học của bạn. Nếu khóa học hơn 8 tháng nhưng ít hơn 2 năm thì thời hạn lao động sẽ bằng với thời gian bạn học. Trường hợp khóa học kéo dài từ 2 năm trở lên thì thời hạn lao động có thể tăng lên đến 3 năm.
Thông Báo Về Việc Xuất Nhập Cảnh, Cư Trú Và Lao Động Của Người Nước Ngoài Tại Lào
1. Luật Xuất nhập cảnh và Quản lý người nước ngoài ở CHDCND Lào số 59/QH, ngày 26/12/2014 được Quốc hội nước CHDCND Lào phê chuẩn quy định về xuất nhập cảnh và quản lý người nước ngoài tại Lào.
– Đối với công dân Việt Nam mang hộ chiếu phổ thông được miễn thị thực (visa) 30 ngày với mục đích thăm thân, du lịch. Các trường hợp nhập cảnh Lào bằng hộ chiếu phổ thông với mục đích khác, đặc biệt với mục đích lao động, thương mại, kinh doanh, dịch vụ đều phải làm thủ tục xin cấp thị thực (visa) vào Lào tương ứng với mục đích nhập cảnh (trừ một số trường hợp theo quy định tại các thỏa thuận giữa Việt Nam và Lào về xuất nhập cảnh của công dân hai nước Việt Nam và Lào).
– Thị thực nhập cảnh Lào được cấp tại các Cửa khẩu quốc tế của Lào hoặc tại các cơ quan đại diện của Lào (Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán/Lãnh sự quán) ở nước ngoài.
2. Chỉ thị số 62/TTg, ngày 13/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ Lào quy định về việc tạo điều kiện và hợp tác trong việc đăng ký và cấp thẻ lao động tạm thời cho người nước ngoài tại Lào.
3. Quyết định số 5418/LĐPLXH, ngày 10/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào quy định về việc cho phép nhập khẩu lao động nước ngoài làm việc tại Lào và Thông tư hướng dẫn số 0495/LĐPLXH, ngày 16/01/2012 về việc thu phí đối với lao động Việt Nam đang làm việc tại Lào.
II. Quy định cơ bản đối với lao động nước ngoài tại Lào:
Người nước ngoài được phép lao động tại Lào là người được cấp phép lao động đúng theo quy định của Luật lao động và Quy định của Chính phủ Lào. Người nước ngoài sang thăm thân, du lịch hoặc buôn bán, làm ăn trái quy định pháp luật hoặc có mục đích khác thì không phải là lao động nước ngoài hợp pháp và không được phép lao động tại Lào.
1. Điều kiện người nước ngoài được phép đăng ký lao động tại Lào:
– Người lao động làm việc tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, các dự án, đặc khu kinh tế hoặc người lao động có người bảo lãnh (là người sử dụng lao động, cá nhân hoặc pháp nhân, cả người Lào và người nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của tất cả các thành phần kinh tế – xã hội đầu tư và hoạt động kinh doanh tại Lào đúng theo quy định pháp luật của Nhà nước CHDCND Lào) được xem xét cấp thẻ lao động theo Quyết định số 5418/LĐPLXH, ngày 10/12/2007.
– Nhà đầu tư, buôn bán, cung cấp dịch vụ kinh doanh hợp pháp đúng theo quy định của cơ quan thương mại và đầu tư Lào.
– Những người làm việc tại đặc khu kinh tế có đầy đủ giấy tờ.
2. Theo Chỉ thị 62/TTg, ngày 13/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ Lào thì một số ngành nghề người lao động nước ngoài không được phép kinh doanh tại Lào. Cụ thể là:
– Nghề bán hàng rong, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, làm đẹp (cắt móng chân, móng tay, cắt tóc, gội đầu), sửa xe, thu mua phế liệu, bán thịt, bán rau, hoa quả…
– Mở quán cà-phê, quán karaoke, game…
Những trường hợp người lao động nước ngoài có giấy phép lao động và thẻ cư trú hợp pháp thuộc những lĩnh vực khác nhưng lại hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề bị cấm nêu trên vẫn bị coi là vi phạm luật pháp, khi bị phát hiện vẫn sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật của Lào.
3. Giấy tờ lao động hợp pháp tại Lào:
– Lao động hợp pháp tại Lào phải có đủ 03 loại giấy tờ sau: visa lao động (Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cấp), thẻ lao động (Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội cấp) và thẻ cư trú (Bộ An ninh cấp).
– Nhiều trường hợp người nước ngoài lao động tại Lào không có đủ 03 loại giấy tờ trên nhưng được phía Lào (quận, huyện) cấp thẻ lao động tạm thời với thời hạn 01 tháng, 03 tháng thì không phải là lao động hợp pháp ( chủ yếu họ lợi dụng việc miễn thị thực (visa) lưu trú 30 ngày giữa hai nước để lao động tự do, không có giấy tờ theo quy định. Sau khi hết thời gian lưu trú thì qua các cửa khẩu để làm thủ tục xuất nhập cảnh, quay trở lại Lào tiếp tục lao động trái phép).
4. Phí đăng ký, cấp thẻ và visa lao động cho người nước ngoài:
– Thẻ lao động: 10 đô-la Mỹ/người/tháng, thẻ có thời hạn 3-6 tháng/lần, tối đa là 12 tháng/lần và được phép tiếp tục gia hạn.
– Visa lao động phổ thông (ký hiệu LA-B2): 10 đô-la Mỹ/tháng/người, có giá trị thời gian tương ứng với thời gian được ghi trong thẻ lao động.
– Trường hợp lao động Việt Nam ngoài việc đáp ứng các quy định chung nêu trên, nếu làm việc tại các dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam, dự án hợp tác song phương Việt Nam-Lào và các dự án đầu tư của Việt Nam ( được quy định tại văn bản Hướng dẫn số 0495/LĐPLXH ngày 16/10/2012 về việc thu lệ phí đối với lao động Việt Nam đang làm việc tại Lào) được miễn giảm 50% phí cấp thẻ lao động so với quy định phí cấp thẻ chung đối với lao động nước ngoài (120 đô-la Mỹ/người/12 tháng hay 10 đô-la Mỹ/người/tháng) tức là 60 đô-la Mỹ/12 tháng/người hay 5 đô-la Mỹ/người/tháng.
III. Những vấn đề cần chú ý đối với người Việt Nam sang Lào lao động:
– Không được phép lợi dụng chính sách miễn thị thực (visa) du lịch, thăm thân thời hạn 30 ngày để lao động tại Lào.
– Không được phép kinh doanh những ngành nghề trái với quy định của Lào.
– Hiện nay Chính phủ Lào đang tăng cường việc quản lý, kiểm tra lao động nước ngoài tại Lào với mục đích đảm bảo an ninh trật tự xã hội cũng như để đảm bảo quyền lợi của lao động nước ngoài theo đúng quy định, pháp luật Lào. Những trường hợp vi phạm về lao động, lưu trú và nhập cảnh trái phép, nếu phát hiện sẽ bị tạm giữ, phạt tiền theo quy định và yêu cầu xuất cảnh khỏi Lào. Do vậy, đề nghị công dân Việt Nam hiện đang lao động tại Lào cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về nhập cảnh, lao động, lưu trú tại Lào nêu trên. Cũng lưu ý với bà con cộng đồng, người lao động Việt Nam là ở Lào hiện nay có một số đối tượng lợi dụng tình hình này để chạy giấy tờ thu tiền bất chính, đề nghị bà con cộng đồng, người lao động Việt Nam cần đặc biệt cảnh giác, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Viêng Chăn, ngày 11 tháng 03 năm 2019 (đã ký và đóng dấu)
Phòng Lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam tại Lào xin thông báo tới bà con cộng đồng và người lao động Việt Nam tại Lào biết. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ với Phòng Lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam tại Lào. ( Điện thoại: +8562096106775 hoặc Email: vnemb.lao@mofa.gov.vn).
Nguyễn Duy Quận
Cập nhật thông tin chi tiết về Thay Đổi Trong Luật Cư Trú Của Du Học Sinh Và Lao Động Tại Đức trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!