Bạn đang xem bài viết Thành Lập Công Ty Kinh Doanh Dịch Vụ Karaoke được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cơ sở pháp lý
– Luật doanh nghiệp 2020
– Nghị định 54/2019/NĐ-CP
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP
– Nghị định 96/2016/NĐ-CP
– Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 sửa đổi bổ sung năm 2013
– Nghị định 79/2014/NĐ-CP
Dịch vụ karaoke là gì?
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 54/2019/NĐ-CP “Dịch vụ karaoke là dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định”
– Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
+ Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
+ Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ
+ Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ)
Vì sao khi kinh doanh dịch vụ karaoke phải thành lập công ty?
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 54/2019 về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke “Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật”. Như vậy việc thành lập công ty là một trong những điều kiện để kinh doanh dịch vụ karaoke. Hơn nữa việc thành lập công ty sẽ mang lại nhưng lợi ích sau đây:
+ Việc thành lập công ty sẽ được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty khi xâm phạm như: Sẽ được đăng ký và đảm bảo không có bị một đơn vị khác có thể đặt tên trùng hợp hoặc gây ra sự nhầm lần cho mọi người
+ Công ty đi vào hoạt động sẽ giúp tạo khả năng huy động vốn bằng nhiều cách khác nhau và nhờ đó tạo được nguồn lợi nhuận lớn hơn các loại hình khác
+ Công ty kinh doanh dịch vụ ngày càng nhiều nên việc thành lập công ty sẽ tạo sự tin tưởng hơn cho khách hàng, tăng sực cạnh tranh
Trình tự thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke
Để tiến hành thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke thì khách hàng tiến hành lần lượt theo hai bước sau:
– Bước 1: Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke (Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty). Đây là bước đầu tiên khi thành lập công ty nói chung và công ty kinh doanh dịch vụ qua karaoke nói riêng phải thực hiện
– Bước 2: Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
– Bước 3: Xin giấy phép an ninh trật tự
– Bước 4: Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
Bước 1: Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke
Các lưu ý trước khi thành lập công ty kinh đoanh dịch vụ karaoke (xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
– Cá nhân, tổ chức có thể tiến hành lựa chọn một trong năm loại hình doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp 2014, gồm có những loại hình doanh nghiệp sau đây: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh
– Khi khách hàng đang vướng mắc trong việc lựa chọn doanh nghiêp thì có thể trao đổi trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với quý khách
Đặt tên công ty khi tiến hành thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke
Tên công ty là yếu tố bắt buộc khi tiến thành thành lập bất kỳ một công ty nào. Cá nhân tổ chức được tự do lựa chọn tên cho công ty của mình, nhưng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp
VD: Nếu đặt tên công ty kinh doanh dịch vụ karaoke nên đặt tên công ty là “Công ty + loại hình doanh nghiệp + tên riêng”
– Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
– Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký
Địa chỉ trụ sở chính khi xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty kinh doanh dịch vụ karaoke
Địa chỉ chủ sở chính là thông tin bắt buộc mà công ty phải cung cấp để cơ quan nhà nước tiến hành quản lý kiểm tra. Khi tiến hành lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính của công ty kinh doanh dịch vụ karaoke thì cần lưu ý một số điểm sau
– Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)
– Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp…
– Doanh nghiệp cần đăng ký đúng trụ sở công ty tại nơi mình có hoạt động thực tế, tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm tra lại không có hoạt động thì sẽ bị lập biên bản
Vốn điều lệ khi thực hiện xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ để duy trì hoạt động cho công ty. Và phải đăng ký một mức vốn hơp lý với cơ quan đăng ký kinh doanh
– Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần
– Khi thực hiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke bắt buộc phải có vốn điều lệ
Người đại diện theo pháp luật của công ty kinh doanh dịch vụ karaoke
– Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
– Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh
– Công ty TNHH và công ty cổ phần: người đại diện có thể là Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc có thể thuê cá nhân khác làm đại diện theo pháp luật
Chú ý: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật
Ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke
STT
Tên ngành nghề
Mã ngành nghề
1
Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Hoạt động của các phòng hát karaoke
9329
2
Dịch vụ phục vụ đồ uống
5630
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke gồm những tài liệu gì?
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu
- Điều lệ công ty
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
– Danh sách thành viên (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)
Quy trình thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke được tiến hành như thế nào?
– Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở
– Thời gian nhận kết quả: Từ 03 – 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
– Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
+ Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở.
Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
+ Bước 3: Nhận kết quả xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
+ Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp
+ Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
Bước 2: Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
– Theo quy đinh của Luật phòng cháy chữa cháy và Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì khi kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn thì phải bắt buộc phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định mới được phép kinh doanh
– Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP đối với trường hợp kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, Karaoke mà không có giấy phép về phòng cháy chữa cháy thì sẽ bị xử phạm về vi phạm hành chính với mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, tổ chức là 100.000.000 đồng căn cứ vào từng hành vi vi phạm
Điều kiện Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
– Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
– Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
– Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa
– Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
Hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Công ty nộp 02 bộ hồ sơ gồm những tài liệu sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy
– Bản sao Giấy chứng nhận Thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo
– Bảng thống kê các phương tiện PCCC, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu
– Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những nhân viên có “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC”
– Phương án chữa cháy của cơ sở
Quy trình xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
– Thẩm quyền: Cảnh sát PCCC tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cấp Giấy giấy phép phòng cháy chữa cháy
– Thời hạn là 20- 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Xin giấy phép an ninh trật tự
– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP thì khi cơ sở kinh doanh karaoke trước khi kinh doanh thì phải bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
– Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì đối với trường hợp kinh doanh karaoke mà không có giấy phép an ninh trật tự thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với hình thức xử lý là phạt tiền. Đối với hành vi này thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng căn cứ vào mức độ và hành vi vi phạm
Điều kiện xin giấy phép an ninh trật tự
- Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với người Việt Nam: Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
– Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
Hồ sơ xin giấy phép an ninh trật tự cần những tài liệu gì?
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép an ninh, trật tự theo mẫu của cơ sở kinh doanh karaoke
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh
– Bản sao chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hô chiếu của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh karaoke
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh karaoke
Bước 4: Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
Như vậy việc xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke là thủ tục bắt buộc khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke
Hồ sơ xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh theo Mẫu
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Quy trình xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
– Thẩm quyền: Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
– Thời gian: 05-07 ngày làm việc
– Trình tự thực hiện:
+ Doanh nghiệp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại
+ Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện quy định tại Nghị định này, cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 02). Trường hợp không cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
+ Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh gửi và lưu Giấy phép này như sau: 02 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh; 01 bản gửi doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh; 01 bản gửi cơ quan công an cấp huyện nơi thực hiện kinh doanh; 01 bản gửi cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh; đăng tải trên trang Thông tin điện tử của cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh
Câu hỏi khách hàng thường gặp phải khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke
Khách hàng hỏi: Hiện nay tôi muốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke, công ty cho tôi hỏi trình tự thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke được tiến hành như thế nào?
Luật P&P trả lời: Để tiến hành thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke thì khách hàng thực hiện lần lượt theo các bước sau:
– Bước 1: Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke (Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty). Đây là bước đầu tiên khi thành lập công ty nói chung và công ty kinh doanh dịch vụ qua karaoke nói riêng phải thực hiện
– Bước 2: Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
– Bước 3: Xin giấy phép an ninh trật tự
– Bước 4: Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
Khách hàng hỏi: Tôi đang muốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ karaoke do mình tôi bỏ vốn và tự làm chủ, nhưng chưa biết nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào, mong công ty tư vấn cho tôi loại hình công ty phù hợp
Luật P&P trả lời: Vì bạn muốn thành lập công ty do mình tôi bỏ vốn và tự làm chủ nên có 2 loại hình cho bạn lựa chọn là thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên
– Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên
Tiêu chí
Công ty TNHH một thành viên
Doanh nghiệp tư nhân
Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. (Trách nhiệm hữu hạn)
Chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (Trách nhiệm vô hạn)
Quyền phát hành trái phiếu
Có thể phát hành trái phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị hạn chế quyền phát hành cổ phần
Không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.
Tư cách pháp lý
Có tư cách pháp nhân
Không có tư cách pháp nhân
Hạn chế quyền góp vốn, mua cổ phần vốn góp của doanh nghiệp
Không bị hạn chế
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
Khách hàng cần cung cấp
– Thông tin về công ty: tên, địa chỉ, vốn điều lệ, loại hình công ty
– Bản sao Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật và thành viên/cổ đông công ty
– Thông tin về trụ sở chính của công ty
Công việc của chúng tôi
– Nhận tài liệu từ quý khách.
– Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
– Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
– Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
– Làm dấu và thông báo mẫu dấu công ty
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: lienheluattuvan@gmail.com
Thủ Tục Thành Lập Công Ty Kinh Doanh Dịch Vụ Thu Gom Rác
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, cần thực hiện thu gom rác đúng quy định. Do đó, thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thu gom rác rất cần thiết. Tuy nhiên đây là thủ tục phức tạp mà không phải ai cũng nắm rõ.
Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới Quý khách hàng thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thu gom rác như sau:
Cơ sở pháp lý
– Luật doanh nghiệp 2014
– Nghị định 78/2015/NĐ- CP
– Luật Bảo vệ môi trường 2014
– Nghị định 38/2015/NĐ-CP
– Nghị định số 40/2019/NĐ-CP
– Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT
Để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thu gom rác, cần trải qua hai bước sau:
Bước 1: Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thu gom rác theo quy định của luật doanh nghiệp.
Bước 2 : Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác (Giấy phép xử lý chất thải nguy hại) cho công ty sau khi đã thành lập.
Bước 1: Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thu gom rác theo quy định của luật doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp đã thành lập nhưng chưa có ngành nghề thu gom rác thì cần thực hiện thủ tục thông báo bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh cho công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Luật tư vấn P&P sẽ giúp Quý khách hàng tra ngành nghề và thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề nhanh và chính xác nhất.
Một số vấn đề cần chú ý khi thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thu gom rác
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
– Căn cứ vào nhu cầu hoạt động và tình hiện hiện có của mình mà khách hàng nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp là: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Thường các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên lựa chọn loại hình công ty TNHH một thành viên
Đặt tên công ty
– Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp.
– Luật tư vấn P&P với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thu gom rác thải sẽ giúp Quý khách hàng kiểm tra tên công ty và đưa ra những gợi ý phù hợp nhất cho khách hàng.
Xác định ngành nghề kinh doanh của công ty
STT
Tên ngành nghề
Mã ngành
1
Thu gom rác thải không độc hại
3811
2
Thu gom rác thải độc hại
3812
3
Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại
3821
4
Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại
3822
5
Tái chế phế liệu
3830
Lựa chọn trụ sở chính của công ty
– Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp…
– Doanh nghiệp cần đăng ký đúng trụ sở công ty tại nơi mình có hoạt động thực tế, tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm tra lại không có hoạt động thì sẽ bị lập biên bản.
Vốn điều lệ của công ty là bao nhiêu?
– Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
– Tùy vào mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ khác nhau. Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thu gom rác thải thì pháp luật không quy định số vốn điều lệ, nên doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ theo năng lực công ty.
Ai là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp?
– Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
– Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh
– Công ty TNHH và công ty cổ phần: người đại diện có thể là Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc có thể thuê cá nhân khác làm đại diện theo pháp luật.
– Số lượng người đại diện pháp luật trong công ty: Doanh nghiệp tư nhân có một người đại diện là chủ doanh nghiệp, Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
Trình tự thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thu gom rác thải
Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thu gom rác
Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở.
– Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thu gom rác
Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp
Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
Thành phần hồ sơ
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
– Danh sách thành viên (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)
Thẩm quyền
– Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở
Thời gian
Từ 03 – 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Bước 2 : Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác (Giấy phép xử lý chất thải nguy hại) cho công ty sau khi đã thành lập.
Thế nào là rác thải, rác thải nguy hại?
– Rác thải hay còn được gọi là chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
– Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác là gì?
– Giấy kinh doanh dịch vụ thu gom rác (giấy phép xử lý chất thải nguy hại) là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế).
– Các loại giấy phép thu gom rác thải bao gồm:
+ Giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại;
+Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại;
+ Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại;
+ Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
– Thu gom rác chính là hoạt động vận chuyển rác nên doanh nghiệp cần thực hiện xin giấy phép trước khi thực hiện hoạt động này.
Tại sao phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác
– Theo quy định tại Phụ lục IV của Luật đầu tư 2014 thì thu gom rác thải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cá nhân, tổ chức kinh tế được quyền kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.
– Mặc khác cũng tại quy định khoản 1 Điều 8 Nghị định 38/2015/NĐ-CP thì việc thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại chỉ được phép thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Trường hợp thu gom rác thải mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác thì bị xử lý như thế nào?
– Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 thì cá nhân, tổ chức tiến hành thu gom rác thải mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác mà gây ra hậu quả nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ bị khởi tố hình sự về tội phạm về môi trường.
– Trường hợp không bị vi phạm về tội phạm môi trường thì theo quy định tại khoản 7 Điều 21 Nghị định 155/2016/NĐ-CP đối với trường hợp cá nhân thu gom rác thải mà không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng căn cứ vào hành vi và mức độ vi phạm
Điều kiện chung để thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác
Theo quy định tại Điều 9 Nghị đinh 38/2015/NĐ-CP, điều kiện bao gồm:
– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt
– Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.
– Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
– Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
– Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.
+ Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định
+ Phương tiện vận chuyển CTNH phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH.
+ Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một giấy phép xử lý CTNH, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không.
– Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; Kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; Kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; Chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.
– Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.
Các trường hợp sau đây không được coi là cơ sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác
– Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;
– Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm;
– Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm).
Thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký theo mẫu
– 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là báo cáo ĐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
– 01 (một) bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.
– Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có)
– Các mô tả, hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT
– Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định. Kế hoạch vận hành thử nghiệm được đóng quyển riêng với bộ hồ sơ đăng ký.
Số lượng: 02 bộ hồ sơ
Quy trình thực hiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác
Thẩm quyền: Tổng Cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường
Các thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Thời gian thực hiện thủ tục: 25-30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Hiệu lực của giấy phép thu gom rác
– Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP Thời hạn giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 05 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép xử lý chất thải nguy hại quy định rõ địa bàn hoạt động, số lượng và loại chất thải nguy hại được phép xử lý, các phương tiện, hệ thống, thiết bị cho việc vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), các yêu cầu khác đối với chủ xử lý chất thải nguy hại.
Các trường hợp cấp lại giấy phép thu gom rác
– Giấy phép xử lý chất thải nguy hại hết thời hạn;
– Đổi từ giấy phép quản lý chất thải nguy hại đã được cấp theo các quy định trước ngày Nghị định 38/2015/NĐ-CP có hiệu lực;
– Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng.
Trường hợp điều chỉnh giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác
Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được điều chỉnh khi có thay đổi về:
– Địa bàn hoạt động; số lượng và loại chất thải nguy hại được phép xử lý;
– Các phương tiện, hệ thống, thiết bị cho việc vận chuyển và xử lý chất thải (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng);
– Số lượng trạm trung chuyển; số lượng cơ sở xử lý chất thải nguy hại.
Lưu ý: Giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác được cấp lại, điều chỉnh với thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày cấp lại, điều chỉnh; trừ trường hợp chủ xử lý chất thải nguy hại chỉ đề nghị điều chỉnh một phần của Giấy phép và giữ nguyên thời hạn của Giấy phép đã được cấp.
Trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác
– Vi phạm các quy định về quản lý CTNH hoặc quy định trong Giấy phép xử lý CTNH, Giấy phép quản lý CTNH đến mức độ phải thu hồi theo quy định của pháp luật;
– Chủ xử lý CTNH không hoạt động sau 01 (một) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép xử lý CTNH trừ trường hợp bất khả kháng;
– Chủ vận chuyển CTNH, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH, chủ hành nghề quản lý CTNH, chủ xử lý CTNH chấm dứt hoạt động về CTNH hoặc phá sản, giải thể.
Câu 1: Sau khi tôi được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác thì có phải thực hiện báo cáo quá trình hoạt động hay không?
Câu trả lời: Theo khoản 5 Điều 9 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT có quy định về Lập các loại báo cáo như sau:
– Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (B) ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo;
– Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Báo cáo cơ quan cấp phép về các thay đổi đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự (người đại diện theo pháp luật và các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) hoặc các chương trình, kế hoạch trong hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép xử lý CTNH so với khi được cấp phép.
Như vậy hàng năm bạn sẽ phải tiến hành lập báo cáo định kỳ theo quy định
Câu 2: Giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác có thời hạn 05 năm, khi hết thời hạn thì tôi có được gia hạn thêm hay không?
Câu trả lời: Theo quy định của pháp luật thì khi hết thời hạn, giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác sẽ không được gia hạn mà thay vào đó bạn sẽ phải làm thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ thu gom rác theo quy định tại Điều 18 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
Khách hàng cần cung cấp
Thông tin cần cung cấp
– Thông tin về cơ sở
– Thông tin về địa điểm
– Thông tin về người phụ trách kỹ thuật và phụ trách quản lý
– Số lượng phương tiện
Tài liệu cần cung cấp
– Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động.
– Bản mô tả các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển
– Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý Chất thải nguy hại.
– Phương án bảo vệ môi trường
– Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.
– 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là báo cáo ĐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải
- 01 (một) bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.
– Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải
Công việc của chúng tôi
– Nhận tài liệu từ quý khách.
– Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
– Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
– Hỗ trợ quý khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thu gom rác
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com
Thành Lập Công Ty Kinh Doanh Thủy Sản
Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, vai trò quan trọng của ngành thủy sản trong sự phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là xuất khẩu thuỷ sản, phát triển kinh tế chung của đất nước , nước ta đã và đang có những chính sách hỗ trợ cho những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Luật Việt An mong muốn được hỗ trợ doanh nghiệp trong bước đầu khởi nghiệp khi thực hiện thủ tục thành lập công ty cũng như tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động.
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thủy sản được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Trước khi tiến hành soạn hồ sơ, doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin sau:
Tên doanh nghiệp;
Địa chỉ trụ sở chính: số điện thoại công ty là thông tin bắt buộc, ngoài ra có website, email ( nếu có);
Mức vốn điều lệ và thông tin các thành viên tham gia góp vốn;
STT Tên ngành Mã ngành
1. Khai thác thuỷ sản biển 0311
2. Khai thác thuỷ sản nội địa 0312
3. Nuôi trồng thuỷ sản biển 0321
4. Nuôi trồng thuỷ sản nội địa 0322
5. Sản xuất giống thuỷ sản 0323
6. Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt 1010
7. Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản 1020
8. Bán buôn thực phẩm 4632
9. Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh 4722
Với mỗi nội dung trên, Luật Việt An sẽ tư vấn cụ thể cho doanh nghiệp.
Hồ sơ gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:
Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan giải quyết: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: 04-06 ngày làm việc
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
Ngành, nghề kinh doanh;
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Bước 4: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu dấu
Hồ sơ gồm:
Thông báo sử dụng mẫu dấu;
Văn bản ủy quyền cho Luật Việt An
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 5: Thực hiện những thủ tục sau thành lập công ty
Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư
Hiện nay cơ quan thuế đã ngừng tiếp nhận mẫu 08 về thông báo tài khoản ngân hàng Theo Thông tư 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016. Tuy nhiên doanh nghiệp cần thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư để cập nhật lên hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp và hệ thống thuế.
Hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng gồm:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi thông tin đăng ký thuế);
Văn bản ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục
Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet;
Đăng ký nộp thuế điện tử từ một ngân hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký mở tài khoản.
Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài
Làm biển Công ty: Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển tại trụ sở.
Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng;
Đề nghị đặt in hóa đơn và đặt in hóa đơn.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì : công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải góp vốn để thành lập công ty trong thời hạn là 90 ngày kể từ ngày có đăng ký kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
Thành Lập Công Ty Kinh Doanh Phân Bón
Trước tiên để một chủ thể sản xuất kinh doanh phân bón thì cần có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó có có đăng ký ngành nghề về kinh doanh phân bón, cụ thể như sau:
1.
Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ
2012
2.
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp
4669
3.
Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
Chi tiết: Bán lẻ phân bón.
4773
Bên cạnh những ngành nghề chính trên thì doanh nghiệp lựa chọn đăng ký những ngành nghề khác mà mình dự định hoạt động theo mã ngành cấp 4 tại Quyết định 10/2007/QĐ-TTg
Các thông tin cần thiết để đăng ký doanh nghiệp
Tên công ty: Tên công ty được cấu thành bởi Loại hình công ty + Tên riêng
Các loại hình công ty phổ biến hiện nay gồm có Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần. Tên riêng của công ty phải không thuộc một trong các trường hợp sau:
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật Doanh nghiệp 2014;
Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Doanh nghiệp có thể đăng ký tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Địa chỉ trụ sở chính: Trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt tại chung cư và nhà tập thể; có địa chỉ được xác định cụ thể gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường/ thôn/ xóm/ấp; Xã/ phường/thị trấn; Huyện/quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh; Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương kèm theo số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty tùy theo từng loại hình công ty;
Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập;
Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Văn bản ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan thực hiện: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư
Thời gian thực hiện: 06-08 ngày làm việc
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế
Các thủ tục sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nộp phí thực hiện công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
Khắc dấu và nộp hồ sơ công bố mẫu dấu tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh;
Đăng ký chữ ký số điện tử để kê khai và nộp thuế qua mạng;
Kê khai và nộp thuế môn bài;
Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng;
Đề nghị đặt in hóa đơn và đặt in hóa đơn
Ngoài ra, khi đi vào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân bón doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
Các văn bản pháp lý:
Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón ( Sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 77/2016/NĐ-CP)
Thông tư số 29/2014/TT-BCT quy định và hướng dẫn thực hiện về phân bón vô cơ; hướng dẫn cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều kiện xin giấy phép sản xuất phân bón
Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất – kỹ thuật, gồm:
Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón;
Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất;
Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón;
Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm;
Yêu cầu về nhân lực
Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên một trong các chuyên ngành sau: Hóa, lý, sinh học, nông nghiệp, trồng trọt, khoa học cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng.
Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.
Với mỗi sản phẩm phân bón vô cơ, hữu cơ và phân bón khác sẽ có những điều kiện riêng, cơ quan cấp phép khác nhau như cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ sẽ do Cục Hóa chất – Bộ Công Thương cấp phép, sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác là Cục trồng trọt- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Doanh nghiệp tham khảo các văn bản pháp lý nêu trên để thực hiện.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thành Lập Công Ty Kinh Doanh Dịch Vụ Karaoke trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!