Xu Hướng 3/2023 # Tăng Tốc Luyện Đề Thi Đánh Giá Năng Lực Đhqg Tp.hcm # Top 12 View | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tăng Tốc Luyện Đề Thi Đánh Giá Năng Lực Đhqg Tp.hcm # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Tăng Tốc Luyện Đề Thi Đánh Giá Năng Lực Đhqg Tp.hcm được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Định nghĩa

Là cuốn sách giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức trọng tâm, trang bị phương pháp làm bài, làm quen với cấu trúc đề thi để chuẩn bị cho kì thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Phạm vi kiến thức

Từ lớp 6 đến lớp 12, có mở rộng kiến thức ngoài chương trình THPT, bao gồm các thành phần kiến thức: Ngôn ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Việt), Tư duy logic, Phân tích số liệu, Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Địa lí.

3. Đối tượng học sinh

Học sinh lớp 12, có nguyện vọng sử dụng điểm bài thi ĐGNL của ĐHQG HCM để xét tuyển vào trường ĐH thành viên, hoặc các trường ĐH – CĐ khác dùng kết quả này để làm căn cứ xét tuyển.

4. Phương pháp tiếp cận 

– Tổng kết lý thuyết, tính chất, định lí trọng tâm của từng phần kiến thức. – Cung cấp các phương pháp làm bài tối ưu cho từng dạng, kèm ví dụ minh họa áp dụng phương pháp đó. – Thiết kế hệ thống 10 đề thi thử, phủ đủ các thành phần kiến thức, bám sát theo đề thi chính thức. – Cung cấp đáp án kèm lời giải chi tiết cho toàn bộ câu hỏi có trong đề.

5. Cấu trúc sách

Gồm 2 phần: – Phần 1: Các dạng bài thường gặp

Dạng 1: Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm/ kiến thức cần nhớ

Dạng 2: Chiến thuật và kĩ năng làm bài/ Phương pháp làm bài được trình bày theo 2 cách như sau: Chia nhỏ mảng kiến thức thành từng dạng bài và hệ thống lần lượt các phương pháp làm bài, dấu hiệu nhận biết cho các bài tập mà có thể áp dụng phương pháp đó.

– Phần 2: Hệ thống đề tham khảo

Đề thi tham khảo có cấu trúc bám sát theo cấu trúc đề thi chính thức của kì thi ĐGNL do ĐHQG TP. HCM tổ chức.

Cấu trúc đề thi:

Phần 1: Ngôn ngữ

Phần 2: Toán học, Tư duy logic, Phân tích số liệu

Phần 3: Giải quyết vấn đề (bao gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí)

6. Kết quả đạt được

Nắm vững kiến thức trọng tâm trong chương trình THPT, kiến thức được mở rộng bên ngoài SGK.

Nhận diện, biết cách làm các dạng bài có trong đề thi, đặc biệt là các dạng bài nằm trong phần kiến thức lạ, khó

Có phương pháp làm bài hiệu quả cho từng dạng bài đồng thời bổ sung các phương pháp tư duy cũng như kĩ năng cần thiết để giải nhanh, chính xác từng dạng.

Làm quen với cấu trúc đề thi được chuẩn hóa, áp dụng các phương pháp làm bài cũng như kiến thức được hệ thống để đạt được kết quả cao nhất.

Đhqg Tp Hcm Công Bố Cấu Trúc Đề Thi Đánh Giá Năng Lực Năm 2022

Đại học Quốc gia TP HCM công bố cấu trúc và bài thi đánh giá năng lực mẫu ngày 12/11, được xây dựng theo cách tiếp cận đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ và TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh. Thí sinh thực hiện 120 câu trắc nghiệm trong 150 phút.

Phần thứ nhất sử dụng ngôn ngữ với 40 câu gồm hai phần tiếng Việt và tiếng Anh. Với câu hỏi tiếng Việt, đề đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản, khả năng cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn học. Đề thi tích hợp nhiều kiến thức về ngữ văn, đòi hỏi thí sinh nắm vững những kỹ năng thực hành tiếng Việt.

Ở câu hỏi tiếng Anh, đề đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ này ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc với các nội dung: lựa chọn cấu trúc câu, nhận diện lỗi sai, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn.

Phần hai Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu với 30 câu hỏi đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức toán học; tư duy logic; diễn giải, so sánh phân tích số liệu.

Nội dung chủ yếu của Toán học gồm: ứng dụng của đạo hàm để khảo sát hàm số, số phức, hình học thuần túy, hình học tọa độ, tích phân và ứng dụng của tích phân, tổ hợp và xác suất, hàm số mũ và hàm số logarit, giải toán bằng cách lập hệ phương trình, giải hệ phương trình nghiệm nguyên.

Các câu hỏi tư duy logic đánh giá khả năng suy luận thông qua các hình thức logic đơn lẻ và nhóm logic tình huống. Dựa vào các thông tin được cung cấp trong mỗi tình huống logic cùng với kỹ năng suy luận và phân tích, thí sinh tìm phương án khả thi cho các giả định được đưa ra.

Câu hỏi phân tích số liệu đánh giá khả năng đọc và phân tích số liệu thực tế thông qua các sơ đồ và các bảng số liệu. Các sơ đồ và bảng biểu xuất hiện trong đề thi gồm: biểu đồ tròn, biểu đồ Venn, biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ dạng bảng số liệu.

Cuối cùng, phần giải quyết vấn đề với 50 câu đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản và áp dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (hóa học, vật lý, sinh học) và khoa học xã hội (địa lý, lịch sử).

Năm 2020, Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực đợt một vào ngày 29/3 tại TP HCM, Bến Tre, An Giang, Khánh Hoà; đợt 2 ngày 5/7 tại TP HCM, Cần Thơ, Khánh Hoà.

Mùa tuyển sinh năm nay, ngoài 8 trường, khoa thành viên Đại học Quốc gia TP HCM, 24 trường cao đẳng, đại học khác cũng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Năm sau, con số này dự kiến lên đến 40.

Bộ 10 Đề Thi Thử Đánh Giá Năng Lực Ôn Luyện Kỳ Thi Đgnl Đhqg Tphcm

ĐỪNG LO LẮNG! HÃY ĐẶT MUA ĐỂ LUYỆN THI NGAY! Bạn vẫn còn cơ hội yêu cầu hoàn tiền trong vòng 3 ngày nếu không hài lòng mà không cần phải nêu bất kỳ lý do gì! (Xem chính sách cam kết hoàn tiền)

Nhằm giúp các em học sinh lớp cuối cấp PTTH thuận lợi trong việc ôn thi và rèn luyện tâm lý thi xét tuyển đại học theo dạng đề thi đánh giá năng lực, nhóm giáo viên kinh nghiệm luyện thi đại học TPHCM biên soạn bộ đề thi thử kỳ thi đánh giá năng lực 2021 – ôn luyện kỳ thi ĐGNL ĐHQG TPHCM. Bộ đề thi trắc nghiệm trực tuyến được biên soạn bám sát đề thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc Gia TPHCM công bố vào ngày 12/12/2019.

Bộ đề thi thử bao gồm 10 đề thi có độ khó tăng dần để giúp học sinh rèn luyện và chuẩn bị kiến thức vững chắc, tâm lý tự tin cho kỳ thi đánh giá năng lực – ĐH Quốc Gia TPHCM.

8 đề thi đầu tiên (từ đề thi số 1 đến 8) có thời gian làm bài mở, học sinh không bị ràng buộc về thời gian, có thể làm bài từng phần bất cứ lúc nào.

2 đề thi số 9 và 10 có thời gian làm bài theo quy định của kỳ thi là 150 phút cho mỗi bài thi để giúp học sinh làm quen với tâm lý thi. Do vậy học sinh cần sắp xếp thời gian để có thể hoàn thành bài thi, rèn luyện tâm lý thi đánh giá năng lực.

Để giúp học sinh rèn luyện nâng cao năng lực, mỗi đề thi có một ngưỡng điểm thách thức cần vượt qua. Đáp án được phép tham khảo sau khi làm bài.

Học sinh được theo dõi sự tiến bộ phát triển năng lực làm bài dạng đề thi đánh giá năng lực:

Kết quả làm bài được hệ thống lưu trữ, tra cứu, theo dõi sự tiến bộ của năng lực.

Tham gia thi (miễn phí) các đợt thi thử định kỳ hàng tháng để kiểm tra sự tiến bộ năng lực.

Học sinh được các thầy cô tư vấn, giải đáp tại nhóm ôn luyện riêng trên facebook.

Cấu trúc đề thi:

Mỗi đề thi bao gồm 120 câu phân bố thành 3 phần chính như sau:

Phần 1: Ngôn ngữ (40 câu)

Tiếng Việt: 20 câu – Tiếng Anh: 20 câu

Phần 2: Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu (30 câu)

Toán học: 10 câu – Tư duy logic: 10 câu – Phân tích số liệu: 10 câu

Phần 3: Giải quyết vấn đề (50 câu)

Hoá học: 10 câu – Vật lý: 10 câu – Sinh học: 10 câu – Địa lý: 10 câu – Lịch sử: 10 câu

Tổng thời gian làm bài 120 câu: 150 phút

Học sinh được khuyến khích làm các đề thi nhiều lần, làm từ đề thi dễ đến đến thi khó để củng cố kiến thức và rèn luyện tâm lý cho kỳ thi đánh giá năng lực.

Cám ơn các thí sinh đã tích cực ôn luyện và phản hồi… Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp các câu hỏi của các bạn!

“Các câu hỏi toán tư duy đã giúp em biết luyện cách đọc và phân tích dữ liệu để giải quyết nhanh vấn đề…” Minh Phát – Bình Thạnh, TPHCM

“Em thích phần khoa học tự nhiên có nhiều câu hỏi mở rộng vấn đề thực tế giúp em làm quen với phần giải quyết vấn đề lý, hoá, sinh…” Ngọc Thành – Sa Đéc, Đồng Tháp

“Yeah…Em đã được 1050 điểm đề 5, vượt qua mấy cái bẫy tư duy của các câu ngôn ngữ và câu toán thích thật… cám ơn thầy đã giải đáp nhiệt tình các câu toán.” Duy Trần Thành – Quy Nhơn, Bình Định

“Em học cách làm nhanh các câu ngôn ngữ, toán để làm mấy câu phần giải quyết vấn đề. Phần này có nhiều câu tình huống mở rộng thực tế mà em chưa từng làm, giúp em luyện đọc, phân tích tư duy cẩn thận…” Nguyễn Vượng – Tân Bình, TPHCM

“Nhờ thầy giải đáp mấy câu ngôn ngữ đề 3, đề 4 mà em hiểu rõ hơn về cách phân tích bài viết tiếng Việt. Cám ơn thầy!” Hoàng Ngân – Đức Trọng, Lâm Đồng

“Lần đầu em làm được 400 điểm, lần thứ 3 đã được 960, các câu toán tư duy, câu vấn đề em đã biết cách phân tích dữ liệu và suy luận nhanh hơn…” Hoàng Minh Tiến – Huế …

Số lượt luyện bộ đề

Đề Luyện Thi Đánh Giá Năng Lực Môn Ngữ Văn

ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MÔN NGỮ VĂN Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh không được biểu hiện qua những vấn đề chủ yếu nào sau đây: Văn học phải phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Văn chương cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Tác phẩm văn chương phải mang tính chân thực. Văn học phải chứa chan tinh thần nhân đạo. Phải có chất mơ mộng, lạc quan. Cái xấu phải được che giấu đi. Phản ánh như thật cuộc sống, khiến văn chương gần với cuộc đời hơn. Phản ánh đúng bản chất hiện thực, thấy được xu hướng vận động tích cực của cuộc sống. Sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh bao gồm những bộ phận lớn nào sau đây: Văn chính luận, truyện kí, thơ ca. Văn chính luận, truyện ngắn, thơ ca. Văn chính luận, kịch, thơ ca. Hồ Chí Minh có khoảng 250 bài thơ có giá trị, được tuyển chọn và in vào những tập thơ nào sau đây: Ngục trung nhật kí Thơ Hồ Chí Minh Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh Dữ kiện A, C Dữ kiện A, B, C Đánh giá nào sau đây không đúng về giá trị của tập Nhật kí trong tù- Hồ Chí Minh: Nhật kí trong tù là tập thơ chứa chan tình cảm nhân đạo. Phần lớn các bài thơ trong Nhật kí trong tù có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Ta tìm thấy ở Nhật kí trong tù một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Là tập thơ phê phán sự độc ác, tàn bạo, phi nhân tính của chính quyền thực dân Pháp. Ở bài thơ Chiều tối, tác giả đã dùng hình ảnh nào của ngoại cảnh để nói thời gian chiều tối: Chim bay về rừng Chòm mây cô đơn bay chầm chậm Màu hồng của lò than. Cả 3 đữ kiện trên Dữ kiện A,B Hình ảnh cánh chim và chòm mây trong bài Chiều tối có giá trị: Tả cảnh trời chiều Gửi gắm tâm trạng của nhân vật trữ tình Tả cảnh để gửi gắm tâm trạng Thể thơ, bút pháp, chữ Hán. Thể thơ, thi liệu cổ, bút pháp Thể thơ, thi liệu cổ, điểm nhìn. Thể thơ, thi liệu cổ, giọng thơ. Nét đẹp nào của Hồ Chí Minh được thể hiện nổi bật nhất trong bài Chiều tối: Yêu thiên nhiên và cuộc sống. Tinh thần kiên cường, bất khuất. Phong thái ung dung. Cười cợt với gian khổ. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ trên: Hoán dụ Ẩn dụ Nói quá Nói giảm Câu thơ " Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa" diễn tả hoạt động gì của những người lính Tây Tiến" Tổ chức lễ giao quân Đốt pháo hoa mừng ngày chiến thắng. Liên hoan văn nghệ Chuẩn bị vũ khí trong đêm Câu thơ " Áo bào thay chiếu anh về đất" cho chúng ta biết điều gì về hoàn cảnh của những chiến sĩ Tây Tiến: Họ sống và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn Họ sống và chiến đấu trong điều kiện đầy đủ Họ sống và chiến đấu trong điều kiện giàu sang Phẩm chất nào của người lính Tây Tiến được thể hiện trong câu thơ: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Mộc mạc, giản dị Lãng mạn, hào hoa Yêu đời, khắc khổ Nghiêm nghị, hào hoa Những từ ngữ "quân xanh màu lá" trong bài thơ Tây Tiến hiểu như thế nào là đúng: Các chiến sĩ mặc đồng phục màu xanh lá cây Chiến sĩ bị sốt rét, nước da xanh như màu lá Tác giả làm nổi bật vẻ oai phong của các chiến sĩ qua sự ngụy trang. Con đường thơ Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng với thứ tự thời gian sáng tác của các tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa. Từ ấy, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Việt Bắc. Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa. Việt Bắc, Từ ấy, Ra trận, Máu và hoa, Gió lộng,. Cảm xúc nổi bật nhất của tập Từ ấy là: Ca ngợi hình ảnh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tiếng thét căm thù tội ác thực dân, đế quốc. Tiếng hát say mê lí tưởng Cách mạng, sự xả thân vì sự nghiệp CM Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Khúc ca sôi nổi, say mê khi bắt gặp ánh sáng của Đảng. Tố Hữu được đánh giá là nhà thơ của: Lẽ sống lớn, tình cảm lớn, thành công lớn. Lẽ sống lớn, ước mơ lớn, niềm vui lớn Lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. Sử dụng thành công thể thơ dân tộc Sử dụng từ, ngữ và lối nói quen thuộc của nhân dân Phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt Dữ liệu A, C Dữ liệu A, B, C Mở đầu bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Em hiểu thế nào về thời gian "mười lăm năm ấy" được dùng trong câu thơ trên: Thời gian được tính mang màu sắc tượng trưng, không xác định. Thời gian tính từ khi kháng Nhật đến khi chống Pháp thắng lợi. Truyện Kiều có câu: "Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình", Nguyễn Du nói về thời gian Thúy Kiều và Kim Trọng xa cách. Tố Hữu tiếp nhận cách dùng thời gian này là để chỉ sự gắn bó dài lâu. Yếu tố nào sau đây góp phần tạo nên giọng tâm tình ngọt ngào trong thơ Tố Hữu? Quê hương xứ Huế nổi tiếng với những điệu ca hò. Con người xứ Huế (trong đó có tác giả) với tâm hồn, giọng nói ngọt ngào, đằm thắm. Quan hệ giữa nhà thơ và đối tượng "có sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình". Cả 3 dữ kiện trên. Dữ kiện A, B. Cảm xúc tiêu biểu nhất của bài thơ Việt Bắc là: Ca ngợi cảnh sắc và con người Việt Bắc. Ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. Khúc hát ân tình thủy chung của con người kháng chiến với quê hương, đất nước, với nhân dân, với kháng chiến. Tám câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc có ý nghĩa hợp lí nhất là: Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ thương lưu luyến đối với người kháng chiến về xuôi. Kể cụ thể những kỉ niệm gắn bó giữa người kháng chiến và người dân Việt Bắc. Dùng các câu hỏi tu từ để gợi những kỉ niệm trong lòng người về, gửi gắm kín đáo nỗi nhớ của mình. Khuyên người về đừng quên cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc. Nét đẹp tiêu biểu nhất của con người Việt Bắc được nhà thơ Tố Hữu ca ngợi trong bài thơ cùng tên là: Cần cù, chịu khó, tài hoa trong lao động. Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu. Lạc quan, tin tưởng vào Đảng, Cách mạng. Nghĩa tình: San sẻ, chung gian khổ, niềm vui và cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến. Niềm say mê lí tưởng thiết tha. Niềm vui lớn - niềm vui chiến thắng của nhân dân trong cuộc kháng chiến. Khúc hát ân tình với nhân dân, Cách mạng, kháng chiến bằng những rung động của trái tim như trong tình yêu đôi lứa. Tính dân tộc về mặt hình thức của bài thơ Việt Bắc được biểu hiện ở điểm nào sau đây: Vận dụng thành công khả năng diễn tả của thể thơ lục bát truyền thống. Câu thơ lúc thì dung dị, dân dã gần với ca dao; lúc thì cân xứng, nhịp nhàng, trau chuốt đến độ cổ điển. Lời nói giàu hình ảnh, cách chuyển nghĩa truyền thống. Dữ liệu A, B Dữ liệu A, B, C. Từ nào không cùng nghĩa với từ còn lại: Mèo mun Ngựa ô Mắt huyền Chó mực Đen đủi. Nét nào không đúng với đặc điểm con người Nguyễn Tuân: Tài hoa Giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Tinh thần đấu tranh để vươn tới sự hoàn thiện nhân cách của mình. Biết quí trọng nghề nghiệp của mình. Đâu không phải là đề tài chủ yếu trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Tuân: Người trí thức tiểu tư sản Chủ nghĩa xê dịch Vang bóng một thời Đời sống trụy lạc Tác phẩm nào sau đây không cùng thể loại với tác phẩm còn lại: Người lái đò Sông Đà Chữ người tử tù Đường vui Tình chiến dịch Khi phản ánh con người, Nguyễn Tuân thường khám phá ở phương diện: Đạo đức Lập trường Tài hoa, nghệ sĩ Quan điểm, lối sống Điểm khác biệt trong phong cách của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng khi viết về con người là: Những con người đặc tuyển trong xã hội. Những tính cách phi thường, xuất chúng. Nhân dân đại chúng. Những anh hùng lịch sử. Người lái đò Sông Đà thuộc thể loại: Kí . C. Phóng sự. Tùy bút. D. Truyện ngắn. Cảm hứng viết Sông Đà của Nguyễn Tuân được khơi gợi từ: Hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Bắc Tổ quốc. Hình ảnh thiên nhiên vừa dữ dội vừa thơ mộng. Hình ảnh con sông Đà. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc. Câu văn nào sau đây không khiến Nguyễn Tuân cảm thấy đi trên sông Đà như được trở về thời xa xưa: Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Con sông đằm đằm, ấm ấm như một cố nhân. Đâu không phải là nét đặc sắc trong nghệ thuật của Nguyễn Tuân khi viết Người lái đò Sông Đà: Trí tưởng tượng phong phú. Vốn từ ngữ dồi dào, câu văn đa dạng, cách nói tu từ độc đáo. Vốn tri thức uyên bác. Giọng lạnh lùng đến tàn nhẫn. Cốt truyện của "Rừng xà nu" kể về: Hình ảnh rừng xà nu trong chiến tranh. Cuộc đời Tnú. Quá trình đi đến đấu tranh vũ trang của làng Xô Man. Chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Xô Man đan cài vào nhau. Cảm hứng chủ yếu của Rừng xà nu được thể hiện ở: Hình ảnh núi rừng với sức sống vô hạn, gợi sức sống của dân tộc. Hình ảnh những con người kết tinh bản lĩnh kiên cường, bất khuất của dân tộc. Âm hưởng của lời văn, giọng kể. Yêu nước nồng nàn. Gió Lào cát trắng C. Đất nở hoa Tự hát D. Hoa dọc chiến hào. Bài thơ Sóng là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Nhà thơ đã bộc lộ về tình yêu là: Khát vọng muôn đời của tuổi trẻ Yêu là nhớ Yêu là thủy chung Khát vọng vĩnh viễn hóa tình yêu để nó sống mãi với thời gian. Tất cả những điều trên. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu thể hiện trạng thái: Sôi nổi, đắm say C. Đằm thắm, lắng sâu Lo âu, trắc trở D. Hồn hậu, chân thành, lo âu, da diết với khát vọng hạnh phúc đời thường. Biển C. Với biển Sóng D. Thuyền và biển Khổ thơ: Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương nói lên được điều gì trong tình yêu của người phụ nữ: Nhớ nhung C. Thủy chung Đôn hậu D. Đắm say Yếu tố nghệ thuật nào không góp phần diễn tả thành công cảm xúc bài thơ Sóng: Thể thơ 5 chữ Nhịp điệu nhịp nhàng Giọng điệu thiết tha, rạo rực, thủ thỉ, tâm tình Âm hưởng khi sôi nổi, khi lắng sâu. Dữ liệu A, B, C, D Bài thơ nào sau đây của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc: Thuyền và biển C. Sóng Thơ tình cuối mùa thu D. Tự hát Dữ liệu A, B, C Nhà của Tràng được miêu tả như thế nào: Cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Cái nhà vắng teo nhưng hết sức sạch sẽ Cái nhà ba gian nhỏ nằm lọt thỏm trong khu vườn nhiều cây cau cao vút. Bữa cơm nhày đói của gia đình Tràng được miêu tả như thế nào: Trông khá tươm tất B. Không cũng đầy đủ Trông thật tệ hại D. Trông thật thảm hại Tác phẩm nào không phải là của Nguyễn Minh Châu: Dấu chân người lính C. Cửa biển Miền cháy D. Chiếc thuyền ngoài xa Ý nghĩa tên truyện Thuốc - Lỗ Tấn: Là liều thuốc giá trị để chữa bệnh lao của người Trung Hoa Cách chữa bệnh ngu muội, lạc hậu, dễ đưa con người ra nghĩa địa Phải kê đơn chữa trị tinh thần cho quốc dân Trung Hoa. Lỗ Tấn viết chủ yếu bằng bút pháp nào: Dung dị, trầm lắng, sâu xa. Chân thực, cô đọng. Lãng mạn trên hiện thực cuộc sống. Thái độ của Lỗ Tấn qua nhân vật Hạ Du: Trân trọng và kính phục người làm CM Tương lai Tổ quốc sẽ thuộc về những người như Hạ Du Dữ kiện A, B Ngầm ý phê phán Hạ Du.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tăng Tốc Luyện Đề Thi Đánh Giá Năng Lực Đhqg Tp.hcm trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!