Bạn đang xem bài viết Review Của Du Học Sinh Về Tiếng Anh Trên Đất Mỹ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phát âm: rất nhiều bạn khi học tiếng Anh thường trú trọng phát âm tiếng Anh – Mỹ sao cho chuẩn. Phải nói đúng theo phiên âm có nguyên phụ âm, tiếng gió, nối âm, giọng điệu bla bla bla… Tất cả đều tốt thôi nhưng có một số thứ các bạn lại không để ý đó là ngay cả người Việt Nam cũng có vùng miền, người miền Bắc nói giọng chuẩn ok nhưng vào miền Nam người miền Nam lại không nghe rõ người miền Bắc nói gì vậy thì đâu là chuẩn. Chuẩn chẳng qua chỉ là một quy chuẩn được áp dụng chung chứ không phải ở đâu cũng áp dụng được tốt. Ở Mỹ cũng vậy và các nước khác cũng thế, tôi từng gặp một người Hà Lan, họ phát âm từ soap (xà phòng) rất rất khó nghe, nghe kiểu như là ‘sốp’ ấy (may mà rồi đoán ra được =.=). Vậy chốt lại là người nước ngoài cũng phát âm khó nghe chứ không phải chỉ có người Việt mới vậy nên khi đi du học ở nước ngoài không cần quá tự ti vì phát âm kém mà hãy phát âm sao cho người nghe có thể đoán được từ mà mình đang nói vậy là ok rồi.
Giọng điệu: cái này thường người Việt sẽ nói tiếng Anh theo kiểu Anh – Việt. Có thể cấu trúc câu là đúng thế nhưng ở nước ngoài họ sẽ không nói như vậy. Lấy ví dụ đó là khi hai người Việt gặp nhau họ sẽ hỏi xã giao là “đi đâu đấy” trong khi hai người Mỹ gặp nhau họ chào hỏi xã giao bằng câu “how are you” (bạn khỏe không). Chính sự khác biệt văn hóa đó dẫn đến dù các bạn có giỏi tiếng anh bằng trời mà không hiểu về cách nói chuyện với người nước ngoài các bạn cũng sẽ không được họ đánh giá cao.
Phản xạ nhanh: kinh nghiệm phản xạ nhanh này chính là một trong những điều rất cần thiết. Nếu các bạn học giỏi tiếng Anh và đi nói chuyện với người khác, đầu tiên các bạn sẽ phải nghe người khác nói sau đó dịch câu đó sang tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) rồi nghĩ câu trả lời trong đầu bằng tiếng mẹ đẻ sau đó dịch ngược sang tiếng Anh. OMG, như vậy bạn mất ít nhất vài giây để trả lời 1 câu người khác hỏi. Vậy thì không được, các bạn trả lời như vậy thứ nhất sẽ lại là kiểu nói Anh – Việt như đã đề cập ở trên, thứ hai đó là người nói chuyện với bạn cũng sẽ thấy bạn rất bối rối khi trả lời vì câu trả lời nào cũng mất vài giây trong khi trả lời thì … không giống ai. Vậy thì để trả lời sao cho nhanh và đúng với giọng điệu của người “nước ngoài” các bạn hãy học văn phong của người nước ngoài và gần như học thuộc nó trong đầu để khi có một câu hỏi bạn sẽ có ngay câu trả lời vậy.
Du Học Sinh Việt Mưu Sinh Trên Đất Anh
Không hiếm sinh viên Việt Nam sang học thạc sĩ ở Anh chọn công việc bồi bàn, sơn sửa móng tay và thậm chí cả đi nhặt rác để kiếm tiền.
Muốn phụ giúp bố mẹ trang trải một phần tiền ăn ở, Lê Thị Mai Hòa quyết tâm đi tìm việc sau một tháng chân ướt chân ráo đặt chân tới London.
May mắn cho cô sinh viên Đại học Metropolitan là được nhận vào làm chân chạy bàn tại một quán ăn Việt. Công việc khác xa so với chuyên ngành Tài chính quốc tế cô đang theo đuổi, nhưng Hòa vẫn thấy hài lòng vì “có cơ hội hiểu thêm về cuộc sống và văn hóa của người bản xứ”.
Ngày đầu đi làm, Hòa lạc đường đến tận gần sáng mới về đến nhà trọ, sau nhiều lần tìm đường và chuyển chặng xe buýt.
Nữ sinh viên quê lúa Thái Bình sang Anh học tự túc tâm sự: “Đối với một người mới sang Anh như tôi, đi làm thêm giúp có cơ hội giao tiếp với người địa phương và hòa nhập cuộc sống tại vùng đất mới nhanh hơn”.
Cô thạc sĩ tương lai thường trở về căn phòng thuê của mình sớm nhất là lúc 0h30’ sáng, sau ca làm việc kéo dài từ 17 giờ đến 23 giờ. Nhiều đêm, nhất là trước khi thi hoặc nộp bài tập, Hòa còn phải chong đèn học bài đến sáng.
Vất vả thế, nhưng cô vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ đưa được cậu em trai sang xứ sở sương mù du học bằng chính những đồng tiền do mình kiếm ra.
Không phải đi về đêm hôm khuya khoắt như Hòa, nhưng Vũ Hoài Nam, sinh viên Đại học East London, thường phải dậy lúc tờ mờ sáng, bất kể mùa đông cũng như mùa hè, để đi làm cho kịp ca từ 4 – 8 giờ hoặc 5 – 9 giờ, tùy thuộc vào thời khóa biểu từng học kỳ ở trường.
Cũng giống như các sinh viên đi du học tự túc khác, Nam cho biết đi làm để phụ giúp bố mẹ cũng như học cách tổ chức công việc tại một cửa hàng của người bản xứ, vì cậu đặt mục tiêu “chỉ đi làm cho Tây”.
Nam làm 20 tiếng một tuần tại cửa hàng bán đồ ăn nhanh Pret A Manger. Cậu nói: “So với ở Việt Nam, các tổ chức công việc khoa học hơn và làm ra làm, không có thời gian “chết” như ở nhà”.
Cậu sinh viên MBA thừa nhận rằng đi làm thêm cũng mệt mỏi và ảnh hưởng ít nhiều đến việc học hành, nên để dung hòa được cả hai việc đòi hỏi phải nỗ lực hơn mức bình thường.
Việc lương thiện
Sau khi đấu tranh tư tưởng, Huyền, sinh viên cao học tại Leeds, quyết định đi nhặt rác thuê trong vòng 5 ngày vì nghĩ rằng đó cũng là một cách kiếm tiền chân chính và lương thiện.
Huyền và một nhóm các sinh viên người Anh khác được ôtô chở đến dọn dẹp rác sau khi người ta tổ chức một lễ hội lớn ở khu vực ngoại ô. Cô phải nhặt rác bằng tay, và mỗi lần như vậy phải cúi lên cúi xuống suốt cả một ngày từ 9 giờ sáng cho tới 6 –-7 giờ chiều.
Cô sinh viên thạc sĩ bảo rằng công việc tay chân không làm mệt đầu óc nhưng cô phải luôn nghĩ tới một điều gì đó lãng mạn để xóa đi hình ảnh của rác.
Khác với Huyền, dù có công việc bán thời gian cộng với thu nhập ổn định giúp chi trả tiền ăn ở nhưng N. nhất quyết không muốn tiết lộ tên trên báo vì sợ bố mẹ biết cô đi làm ở tiệm sơn sửa móng tay.
N. cho rằng công việc ở tiệm nail khác với làm bồi bàn và bán quần áo ở chỗ cô được tiếp xúc và nói chuyện với khách hàng nhiều và lâu hơn, vì trung bình thời gian làm móng tay hoặc móng chân cho một khách đã mất một tiếng, nên khả năng nói tiếng Anh cũng được cải thiện hơn.
Cô sinh viên trường Kensington College of Business nói rằng công việc làm nail nhẹ nhàng, rất phù hợp với con gái, nhưng cũng không vì thế mà cô mải mê làm, sao nhãng học hành. Cô kết luận: “Nhưng dù có làm gì, thì quan trọng nhất vẫn là việc học”.
Anh Cương, người quản lý một tiệm nail ở khu Tây Nam London, cho biết các cửa hàng nail của người Việt còn phải cạnh tranh khốc liệt với các tiệm khác của người bản xứ nên thuê nhân viên bán chuyên nghiệp như sinh viên là hợp lý, vì họ có trình độ tiếng Anh và không đòi hỏi mức lương cao ngất trời.
Hằng, một cựu sinh viên Đại học Leeds, người từng kinh qua nhiều việc từ phục bàn, cho tới trông quần áo cho nhà hàng, nhấn mạnh rằng công việc làm thêm giúp cô học hỏi được rất nhiều điều thiết thực trong cuộc sống, đơn cử như bưng một cốc nước thế nào hay lau nhà ra làm sao, và cô cảm thấy dễ nói lời cám ơn và xin lỗi hơn trước.
Và trên hết, đó là cơ hội được làm việc trong một môi trường mang tính quốc tế.
(Theo Dân Trí)
Du Học Sinh Mỹ Xuất Sắc Trên Đất Người
Như bao nhiêu Du học sinh Mỹ khác. Nguyễn Quang Huy – tên thân mật Huy Dưa Hấu cũng chuẩn bị hành trang đến Mỹ với mong muốn học hỏi được những kiến thức bổ ích và quý giá. Huy đã tốt nghiệp ngành Luật Quốc Tế tại trường Đại học Luật TP. HCM trước khi đến Mỹ du học tại trường Alamo Colleges, bang Texas.
Huy tâm sự: “Vào trường tháng 8 năm 2011, tôi nhập học trễ hơn mọi sinh viên khác tới 8 tháng vì phải chuyển trường từ thành phố khác về. Nên thời gian tốt nghiệp của tôi cũng chậm trễ đi gần 1 năm. Tôi phải học lại từ đầu từ những thứ căn bản, những bài toán, những công thức mà tôi đã được biết đến từ cấp 2, những bài ngữ pháp tiếng anh mà cô Nga đã dạy cho từ lúc ôn thi đại học. Nhưng những trải nghiệm mới khi bạn là một sinh viên du học nó khác xa với những gì ngày xưa bạn học bằng tiếng Việt. Có kha khá các bạn sinh viên mới qua nản chí vì phải học lại những thứ này, nhưng tôi thì không. Tôi biết giá trị của những toà nhà cao ốc bao giờ cũng nằm ở những viên gạch cọng kẽm đầu tiên..”
Huy là một tấm gương cực kỳ xuất sắc. Trong suốt thời gian Huy học tập tại Mỹ, Huy vừa học vừa làm. Vậy mà, bảng điểm cuối kỳ nào cũng toàn điểm A. Thành tích học tập cực giỏi GPA 4.0. Bây giờ đây, tốt nghiệp với tấm bằng Xuất sắc và nằm trong TOP 10 sinh viên giỏi nhất trường. Chắc chắn những điều Huy trải qua sẽ không thể nói hết trong một trang giấy hay viết vài ba câu chữ. Nhưng trên tất cả, kết quả mà Huy đạt được ngày hôm nay, khiến ai cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ. Lẽ dĩ nhiên, những khó khăn của Huy bao năm qua trên đất Mỹ đã phần nào được đền đáp xứng đáng.
Chia sẻ về việc làm thêm: “Phần đông dân Việt Nam nhập cư vào Mỹ chọn ngành Nails để mưu sinh và phát triển. Biết bao nhiêu thế hệ con cháu lớn lên được đến trường và đi học cũng nhờ vào sự lao động vất cả của những bậc cha mẹ hàng ngày làm hơn 10 tiếng đồng hồ. Và cũng biết bao nhiêu mảnh đời heo hắt đi lên tròn vẹn cũng vì nghề Nails. Ai đó có mặc cảm và sự khinh miệt đối với nghề này, nhưng tôi thì không. Tôi trân quý nó, vì nhờ nó và những khách hàng của mình, tôi mới kiếm đủ tiền học và chi phí sinh hoạt trong ba năm qua ở Mỹ.
Khi bạn làm bất cứ một công việc gì, từ một nhân viên ngân hàng, tới thẩm phán hay cashier và thậm chí là có làm nails đi nữa, nếu bạn đặt hết sự nghiêm túc và trân trong đối với ngành nghề mà mình đang làm, thì cuộc sống và vận may sẽ không bao giờ quay lưng với bạn!”
Huy là như thế. Huy luôn sống giàu tình cảm, gần gũi với mọi người, chăm chỉ và chịu khó. Với công ty Đại Thiên Sơn cũng vậy. Huy là một trường hợp rất đặc biệt tại Công ty. Đặc biệt, không phải vì hồ sơ khó, mà đặc biệt vì tình cảm Huy dành cho công ty. Huy như là một người bạn thân thiết, người em trong gia đình chứ không phải là một khách hàng. Cách xa cả nửa vòng trái đất vậy đó, thế nhưng Huy vẫn thường xuyên liên lạc, chia sẻ hình ảnh, tâm sự vui buồn cũng như hỗ trợ và giúp đỡ những hoạt động của công ty bên Mỹ. Công ty đang có hàng chục học sinh luyện phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ. Chúng tôi vẫn thường xuyên chia sẻ với các em về trường hợp vừa đi làm vừa đi học với thành tích Xuất sắc của Huy để các em noi gương phấn đấu. Chính Huy đã chứng minh cho những học sinh tại Đại Thiên Sơn nói riêng, và những du học sinh Mỹ nói chung rằng “Người Việt Nam luôn có ý chí cầu tiến và ham học hỏi”.
Công ty Đại Thiên Sơn thật sự rất vui mừng và cũng không biết làm gì hơn ngoài việc gửi đến Huy những lời Chúc mừng sâu sắc. Mong rằng Huy sẽ luôn gặp được nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống.
Địa chỉ: 339/79A Lê Văn Sỹ, Phường 13, Quận 3, TP.HCMHot line: 0908.393995 Điện thoại: (08) 35264249 – 35264254 – 35264293 Fax: (08) 35264259Website: www.daithienson.comEmail: [email protected]
Vài Nét Về Cuộc Sống Của Những Nghệ Sĩ Việt Trên Đất Mỹ
Cuộc sống nơi xa quê đã gần chục năm quả là một khó khăn và thử thách có thể nói là khá lớn với Phương Thùy. Cô chia sẻ công việc hiện tại của cô là làm giám sát trong một sòng bài cách Quận Cam 15 phút đi xe. Thi thoảng cô rất nhớ nghề ca hát và cũng đôi lúc đi hát tại Mỹ nhưng chỉ để góp vui, hát từ thiện. Và nét mặt cô lộ vẻ thoáng buồn khi nhắc đến nghề ca hát mà cô đã từ bỏ, nghề mà cô rất thích. Cô nhỏ giọng: “6 năm rồi Thùy chưa về VN cũng bởi mưu sinh. Muốn về không phải dễ bởi công việc không cho phép. Rồi còn con nhỏ nữa…”.
Dù tôi đang sống và định cư ở Mỹ nhưng công việc ở bên Việt Nam của tôi cũng khá suôn sẻ. Tuy ở bên này bạn thì tôi không có nhiều, nhưng khi chơi với nhau rồi thì rất thương nhau. Tôi và các người mẫu như Mỹ Linh, Ngọc Quyên, Thanh Hương, Thúy Anh hay ca sĩ Minh Tú (Tam ca Áo Trắng – PV), Phạm Thanh Thảo… vẫn thường gặp nhau. Mỹ Linh, Ngọc Quyên hay đến nhà tôi cùng làm món bún đậu mắm tôm cho đỡ nhớ quê…”. Lúc mới sang Mỹ sống, Kiều Việt Liên đã từng kinh doanh áo cưới nhưng sau đó đã ngừng công việc kinh doanh của mình để có thời giian đi học. Trong 4 năm, chị đã học những ngành nghề mà chị thích. Con gái chị đã sắp sửa lên cấp 3, còn chị thì nổ lực miệt mài làm bánh, nếu công việc ổn định thì chị có thể mở một tiệm bánh tại Mỹ.
Người mẫu Ngọc Quyên so với 1 năm trước đây thì giờ đây đã khác hơn nhiều. Bây giừo cô đã thay đổi, cô xinh đẹp hơn, mạnh mẽ và cứng rắn hơn và đặc biệt đã truởng thành hơn rất nhiều. Cô đang rất thỏa mãn về cuộc sống bên đây và không hối hận khi quyết định sang định cư Mỹ cùng chồng, và bỏ lại sự nghiệp để xây dựng hạnh phúc gia đình “Giờ mọi thứ đã phù hợp với tôi. Ngoài việc chăm con để chồng an tâm đi làm thì tôi kinh doanh online. Những ngày đầu tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng cái gì mình kiên trì và cố gắng thì sẽ làm được. Lúc mới sinh con, tôi phải bỏ học tiếng Anh, nhưng giờ tôi đã đăng ký để tháng 2 tới đi học trở lại”. Và sau những năm sinh sống ở Mỹ thì Hoa hậu Phụ nữ VN qua ảnh Dương Mỹ Linh cũng trưởng thành hơn. Cô lái xe đưa tôi đi lòng vòng Quận Cam và cho biết cô hầu như đã quen thuộc hết các ngả đường. Lúc cô quyết định cùng chồng sang định cư ở Mỹ thì nhiều fan cũng rất tiếc nuối. Thỉnh thoảng thì cô cũng đi hát ở Mỹ. Cô chia sẻ thêm: “Dĩ nhiên, khi phải xa “thánh đường” giải trí VN, Thảo tiếc lắm và rất nhớ. Ở Mỹ, ngoài thời gian đi hát, mỗi khi có các show truyền hình bên này, Thảo đều liên lạc muốn được tham gia. Máu nghề vẫn còn mạnh lắm”.
Hơn nữa, tôi còn được gặp gỡ thêm ca sĩ Cam Thơ tại nơi chị cùng con gái đang sống gần khu Phước Lộc Thọ, Quận Cam. Chị thổ lộ: “Ở đây ngoài công việc đi hát cuối tuần, phần lớn tôi dành thời gian cho con gái, bạn bè. Sang năm cháu 18 rồi, có thể tự lập. Mỗi tuần thứ hai, thứ ba tôi còn tham gia trong hội Tâm Linh với gần 100 người phần lớn là nghệ sĩ VN. Gặp nhau trò chuyện cho đỡ nhớ quê”. Cam Thơ mới ở Mỹ gần 3 năm nhưng đã phát hành 3 album và 1 single.
Chuyên gia trang điểm Huỳnh Lợi, một tên tuổi cũng khá nổi tiếng trong showbiz Việt, cũng đã sang định cư Mỹ từ 2 năm trước. Hiện tại, cuộc sống của nah đang rất ổn định, anh mua được nhà, xe và công việc vẫn rất suôn sẻ với anh. Anh cho biết: “Ban đầu tôi lo lắng kinh khủng vì Huỳnh Lợi không phải cái tên được người Việt tại Mỹ biết nhiều. Nhưng tôi tích cực tham gia hoạt động và vừa đoạt quán quân cuộc thi thiết kế thời trang Viet Fashion tại Texas (Mỹ)”. Khi vừa sang Mỹ anh nổi tiếng cũng khá nhanh với tài năng thiết kế áo dài rất đẹp, nên anh cũng nhanh chóng được nhiều người ở đây biết đến.
Các nghệ sĩ khác như người mẫu Đức Tiến, diễn viên “gái nhảy” Minh Thư, ca sĩ Huy Du, Thiên Bảo (nhóm 1088), diễn viên Bảo Như, người mẫu Bằng Lăng, Ngọc Thúy, Hoa hậu Ngọc Khánh… họ cũng đang dần trở nên quen thuộc và hòa mình vào cuộc sống của một đất nước phát triển này.
Nghề Làm Nail Của Người Việt Trên Đất Mỹ Và Những Câu Chuyện Của Du Học Sinh
Nghề nail cũng lắm công phu, có một số kỹ năng phải học từ Việt Nam
Mie (tên thật là L.N.B.T) là bạn của tôi từ thời cấp ba. Lúc tôi còn học đại học, cô đã định cư ở Mỹ cùng gia đình. Mie chọn học ngành điều dưỡng bốn năm và “giũa nail” suốt khoảng thời gian đó để theo đuổi ước mơ.
Tại xứ sở cờ hoa, sẽ không có điều gì dễ dãi như câu chuyện do những người đi du lịch Mỹ vài tuần vài tháng và đem những điều mục sở thị ít ỏi về quê kể lại. Ba mẹ của Mie cũng phải làm công cho hãng, em trai Mie làm thợ, còn Mie làm nail.
Câu chuyện làm nail của Mie rất dài, giống như khoảng thời gian tôi đưa tiễn cô tại phi trường Tân Sơn Nhất…
Theo lời Mie nói, ở Mỹ, thế giới làm nail chính thống có “ba siêu cường” là Hàn Quốc, Mỹ và Việt Nam. Người Trung Quốc, Lào, Campuchia vẫn gia nhập thị phần nhưng không đáng kể.
So sánh về giá, dịch vụ Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng. Nói về độ phủ sóng, dịch vụ của người Việt mới là “anh cả”. “Ghé thăm các trung tâm mua sắm, sẽ gặp không dưới một tiệm nail thuộc về người Việt”, câu nói được Mie nhắc đi nhắc lại đến bốn lần trong cuộc hội thoại.
Tiệm nail người Việt có hai loại thợ là thợ bột và thợ tay-chân-nước. Thợ bột mất thời gian học nghề dài hơn nên tay nghề được đánh giá cao hơn. Thợ tay-chân-nước chỉ cần đáp ứng khâu thủ công làm sạch và sơn móng. Theo kinh nghiệm làm nail ở nhiều tiểu bang, Mie cho rằng thợ bột thường được bao lương, còn thợ tay-chân-nước “tùy lòng hảo tâm của chủ”.
Muốn làm nail hợp pháp tại Mỹ, bạn phải mất nhiều tháng đi học đủ số giờ tại trường dạy nghề và thi lấy chứng chỉ tùy quy định mỗi bang. Đối với một đất nước mà tính rạch ròi của lý trí đã được pháp điển vào hệ thống thì nail cũng có chuẩn mực hành nghề tương tự công việc tiêm thuốc.
Mie thường khuyên những người đến sau rằng, nếu muốn làm nail tại Mỹ thì nên học trước một số kỹ năng trong nước, do trường nghề của Mỹ dạy kém hơn. Điển hình là các kỹ năng trang trí bằng cọ bản, đắp hoa nổi, đính hạt. Những dịch vụ này rất được khách hàng ưa chuộng.
“Nghề làm dâu trăm họ”: Lấy cảm tình của khách hàng và trông chờ tiền tip
Nhiều năm nay, Mie kiên trì “giũa nail” 5-8 giờ mỗi ngày với các công đoạn làm sạch, mat-xa, đắp mask mất khoảng 1 tiếng và lãnh về từ 20 USD – 50 USD. Ban đầu, cô còn ăn chia theo tỷ lệ 5-5 hoặc 6-4 với chủ tiệm. Nhưng về sau, xu hướng bao lương tuần và thưởng doanh số đã thịnh hành.
Thông lệ chi tiền tip trở thành văn hóa trên thị trường cung cấp và tiêu dùng dịch vụ của Hoa Kỳ cũng giúp cho Mie gia tăng thu nhập có khi lên đến 100 USD/tuần, bên cạnh mức lương dao động mạnh trong khoảng 2.000 USD/tháng vì ngày làm, ngày nghỉ.
Theo lời của Mie, khách hàng người Việt đến các tiệm nail của cô làm khá ít, thường là khách người Mỹ và gốc Ấn. Đi về phía Nam nước Mỹ, nhân viên nam làm nail khá đông và còn xuất sắc hơn cả nữ. Phía Bắc thì hiếm có hiện tượng này.
Bên lề sự nghiệp làm nail, Mie từng chứng kiến câu chuyện dở khóc dở cười khi bà mẹ Ấn Độ muốn giới thiệu con trai của bà cho Mie làm quen. Về phía khách hàng người Mỹ, không ít người đến làm nail và “soi” rất kỹ. Họ có thể từ chối trả tiền nếu dịch vụ không đạt sở nguyện.
Tuy nhiên, Mie cũng gặp những khách hàng tốt bụng biết cô còn đang đi học. Họ đã ý tứ gửi cho cô số tiền tip nhiều hơn.
“Có lần, tôi trò chuyện với một nữ khách hàng người Mỹ và nói mình hay ra Starbucks ngồi học bài. Sau khi làm nail xong, cô này đi ngang qua Starbucks đối diện mua về một ly tặng tôi. Có nhiều khách hàng còn tặng dép, tặng chocolate nữa”, cô Mie kể.
Nước Mỹ hiện đại đã xa lạ với văn hóa dùng tiền mặt. Chính vì vậy, các vấn đề tiền bẩn và qua mặt sở thuế được kiểm soát rất chặt chẽ tại khâu thanh toán quy đổi bằng giấy tờ có giá. Cuối hạn, chủ tiệm sẽ trả tờ check (tấm séc) cho nhân viên. Tờ check này đã được bên thứ ba (bắt buộc) xử lý theo chuẩn mực kế toán và thuế vụ. Sau đó, nhân viên đem check ra ngân hàng để làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản.
Du học sinh làm bất hợp pháp có thể bị trục xuất, bị phạt nặng nếu vi phạm chuẩn mực
Thông thường, từ 9 giờ đến 10 giờ sáng, nhân viên tiệm nail sẽ đến mở cửa, có nơi còn đốt nhang cúng thần tài và làm thủ tục treo bằng tại quầy lễ tân. Lực lượng chuyên ngành (state-board) sẽ kiểm tra không thường xuyên và không báo trước, về nhân thân và lao động hợp pháp dựa theo thông tin treo tại quầy với số người đang làm việc tại tiệm.
Con đường phi chính thống của nghề làm nail cũng lắm chông gai. Mặc dù sang Mỹ theo diện định cư nhưng Mie đã làm nail nhiều năm và không hề có một chứng chỉ lận lưng. Để tránh lãnh hai giấy phạt cho cả nhân viên và chủ, những người giống Mie thường phải vừa làm vừa “cảnh giác”. Nếu “có biến”, họ lẳng lặng tẩu thoát theo hướng cửa sau.
Mie nói rằng rất nhiều du học sinh qua Mỹ chọn nghề nail nhưng luật pháp Mỹ chỉ cho phép họ làm công việc trong trường học (trừ thực tập). Nếu bị phát hiện làm việc “chui”, họ sẽ đối mặt với nguy cơ bị trục xuất.
Trong một tiệm nail, ngoài câu chuyện tị hiềm vì giành khách, vấn đề pháp lý cũng rất “tai bay vạ gió”. Mie kể cho tôi nghe những việc có thật mà tưởng như đùa về việc khách hàng quỵt tiền, chủ tiệm đuổi theo chặn đầu xe thì bị người này… lỡ ga tông mất mạng.
Hoặc có một trường hợp khá đình đám được báo chí nước ngoài đăng là chết do dị ứng khi làm nail ở tiệm. Sau khi điều tra, mặc dù nhà chức trách xác định nguyên nhân tử vong bởi di chứng của bệnh tiểu đường nhưng vẫn tiến hành phạt chủ tiệm.
Luật pháp Mỹ quy định rất rõ, rằng nơi cung cấp dịch vụ nail nếu biết khách hàng có tổn thương ở vị trí thực hiện thì phải từ chối và tuyệt đối không được tiếp xúc vết thương hở khi làm nail. Hai vi phạm hành chính trên buộc chủ tiệm phải đóng phạt 4.000 USD.
Chuyện người Việt làm nail trên đất Mỹ vốn có nhiều “thâm cung bí sử” hơn những điều tôi tường thuật lại. Tuy nhiên, Mie đã từ chối kể thêm và cô tin rằng công việc hiện tại sẽ sớm kết thúc để mở ra một thiên đường mới. Đó là những phòng ốc tinh tươm trong bệnh viện và mức lương kỳ vọng trên 70.000 USD/năm.
Video: Ảnh hưởng covid 19 Gần một triệu người Úc bị mất việc làm
Du Học Sinh Mỹ Làm Thêm Trên Đất Mỹ: Nên Hay Không?
Giấc mơ du học Mỹ không phải là điều quá xa vời trong thời đại hội nhập. Tuy nhiên, làm thế nào để sớm thích nghi với một cuộc sống hoàn toàn khác biệt, khi lần đầu tiên đặt chân tới xứ sở cờ hoa, vẫn là câu hỏi khiến không ít bạn băn khoăn.
Một số bạn đã lựa chọn đi làm thêm để sớm hòa nhập với những thay đổi của môi trường sống, nếu bạn cũng nằm trong danh sách này thì đừng bỏ qua “lời giải đáp” về điều kiện cần và đủ đối với du học sinh Mỹ làm thêm, cũng như bạn có thể được gì? mất gì? hoặc công việc nào phù hợp với cá nhân bạn.
1. Quy định làm thêm của chính phủ MỹThứ nhất: Bạn chỉ nên bắt đầu một công việc làm thêm khi bạn đã được DSO(1) và cơ quan hữu quan cấp giấy phép làm thêm.
Thứ hai: Bộ An Ninh Nội địa đã đưa ra 4 việc làm thêm để du học sinh có thị thực F1(2) có thể làm việc hợp pháp tại Mỹ.
Việc làm trong học xá – on campus job
Việc làm ngoài trường học – off campus job
Chương trình đào tạo thực hành ngoại khóa
Chương trình đào tạo thực hành tùy chọn
Du học sinh Mỹ làm thêm cần lưu ý các quy định của Chính phủ (Nguồn: Halo Education)
Lưu ý: Để làm việc ngoài trường học, bạn phải hoàn thành ít nhất một năm học tại các trường đại học, cao đẳng, học viện… và chỉ được làm tối đa 20 giờ trong một tuần. Riêng ngày nghỉ hay dịp lễ bạn có thể làm toàn thời gian.
a) Làm thêm tại trường đại học
2. Một vài công việc làm thêm hấp dẫn cho các bạn du học sinh MỹBạn có thể làm việc tại căn tin, thư viện, phòng thí nghiệm, trợ giảng cho giảng viên… Để đăng ký nhận các công việc này, bạn có thể theo dõi thông tin tuyển dụng trên các diễn đàn của hội sinh viên.
b) Nghề Viết
Đây thực sự là một công việc an toàn cho các bạn du học sinh. Đồng thời, bạn sẽ tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm cho bản thân với môi trường giáo dục lành mạnh. Hơn nữa, bạn còn có thể có thêm nhiều bạn bè và có cơ hội kết thân với các giảng viên trong trường. Công việc này có mức lương từ 8 USD – 10 USD/giờ.
b) Hỗ trợ quay bài giảngViết và biên tập nội dung là một trong những việc làm thêm có thu nhập cao tại Mỹ (Nguồn: v3rtice)
Viết và biên tập nội dung: Đối với các bạn yêu thích viết lách thì đây là một công việc có mức lương khá hấp dẫn, khoảng 40 USD – 55 USD/giờ. Yêu cầu đối với công việc này là khả năng viết tiếng Anh của bạn phải khá tốt, không sai chính tả, ngữ pháp, có khả năng sáng tạo là một điểm cộng.
c) Một số công việc khác
Công việc này ra đời nhằm giúp cho các giáo sư không phải nói đi nói lại một vấn đề nhiều lần và cũng giúp cho các bạn du học sinh có thể xem lại bài giảng vì hầu hết các bạn không nghe hiểu hoàn toàn những gì được học.
Khi làm việc, bạn sẽ được biết thêm nhiều phương pháp truyền đạt kiến thức khác nhau của giảng viên nhưng cũng đòi hỏi các bạn cần thật sự kiên trì. Mức lương cao nhất là 19 USD/giờ.
Du học sinh Mỹ làm thêm nhận được gì?
Chăm sóc người cao tuổi: mức lương 12 USD – 15 USD/giờ
Chăm sóc thú cưng: mức lương 10 USD – 12 USD/giờ
Gia sư cho các sinh viên khóa dưới: mức lương 20 USD/giờ
Phục vụ nhà hàng: mức lương 8 USD – 10 USD/giờ
3. Thuận lợi và khó khăn khi du học sinh Mỹ làm thêmKiếm thêm thu nhập: Chi phí tại Mỹ thực sự đắt đỏ đối với các bạn du học sinh không có điều kiện tài chính tốt, nên lựa chọn của một số bạn là tìm cho bản thân một công việc làm thêm.
Nếu như có người quen giới thiệu việc làm tại những địa điểm uy tín, hay may mắn tìm được cho mình một công việc phù hợp nào đó trên các trang mạng/website và trên các diễn đàn hội sinh viên của các trường đại học, học viện, cao đẳng nào đó thì mức lương nhận được cũng giúp các bạn chi trả được một phần chi phí sinh hoạt.
Tích lũy kinh nghiệm: Công việc làm thêm giúp bạn nâng cao sức chịu đựng, học cách ứng biến với những vấn đề xảy ra xung quanh, cải thiện khả năng giao tiếp, ôn lại kiến thức cũ với công việc gia sư hay trợ giảng.
Tối ưu hóa thời gian: Có một công việc làm thêm đồng nghĩa với việc bạn phải biết sắp xếp thời gian sao cho hợp lý để đạt được kết quả tốt nhất cho mọi việc.
Mở rộng mối quan hệ: Làm thêm giúp bạn tiếp xúc với nhiều người. Hãy mở lòng mình ra để đón nhận những mối quan hệ mới, biết đâu những mối quan hệ này giúp ích cho bạn trong việc học hay cho những công việc tương lai.
Cuộc sống không toàn màu hồng, công việc nào cũng thế, du học sinh Mỹ đi làm thêm cũng không ngoại lệ. Cùng điểm qua những khó khăn đối với du học sinh khi làm thêm:
Ảnh hưởng đến việc học: Các bạn du học sinh hãy nhớ rằng việc học luôn cần được ưu tiên hàng đầu. Làm thêm cũng tốt đấy, nhưng đừng vì nguồn lợi trước mắt mà sao lãng việc học. Bạn sẽ gặp khó khăn để cân đối được việc học của mình. Nếu như rớt môn quá nhiều hay làm việc bất hợp pháp không thông qua các quy định của chính phủ Mỹ thì bạn hoàn toàn có nguy cơ bị trục xuất khỏi nước Mỹ.
Quyền lợi lao động: Du học sinh khi làm thêm thường không được người tuyển dụng chào đón, không có các quyền lợi như nhân viên chính thức, bị bóc lột sức lao động hoặc bị lừa đảo, đặc biệt là với những bạn còn chân ướt chân ráo trên đất Mỹ.
Sức khỏe và tâm lý: Kiếm thêm một phần thu nhập cho bản thân đôi khi sẽ đi kèm những áp lực công việc. Môi trường làm việc tại nước ngoài đòi hỏi khả năng tự học hỏi rất cao, điều này khiến cho nhiều bạn cảm thấy rất khó khăn để thích ứng và tâm lý dễ bị mệt mỏi.
Thùy Dương (Tổng hợp)
Ghi chú:
(1) DSO (Designated School Official): Văn Phòng Hỗ Trợ Du Học Sinh trong trường đại học, học viện, cao đẳng.
(2) Du học sinh được cấp thị thực F1 khi:
Là công dân của 1 quốc gia ngoài Mỹ, đến học tập toàn thời gian và trở về ngay khi hoàn thành khóa học
Chỉ học tập tại các cơ sở mà thị thực cho phép tại Mỹ
Chứng minh tài chính ổn định để có thể học tập và sinh hoạt tại Mỹ
Chứng tỏ rằng bạn đến để học và không có ý định trốn sang Mỹ định cư
Giá trị chuyển đổi (ngày 26/11/2023): 1 USD = 22,743 VNĐ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Review Của Du Học Sinh Về Tiếng Anh Trên Đất Mỹ trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!