Bạn đang xem bài viết Quy Trình Bổ Nhiệm Chức Danh Của “Fellowship” được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Quản lý khoa học
–
Cái khác giữa xin việc và xin chức danh ở đây là những người xin việc không phải là những người đang thất nghiệp hay muốn chuyển chỗ làm, mà là những giáo sư đã thành danh, những nhà khoa học lãnh đạo một nhóm nghiên cứu. Vì thế, qui trình của việc bổ nhiệm chức danh này có rất nhiều điều đáng nói về cách chấn chỉnh lại đội ngũ khoa ở Úc- một mô hình mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình tổ chức lại hoạt động khoa học.
Nhu cầu cho chương trình fellowship
Nước Úc chỉ có 20 triệu dân, nhưng có những thành tựu rất đáng tự hào về hoạt động khoa học trên trường quốc tế, với nhiều người đoạt giải Nobel. Nhưng đó là những thành tích của 40 hay 50 năm về trước, còn trong thời gian gần đây thì tình trạng xuống dốc trong các đại học và viện nghiên cứu đã được báo động nhiều lần. Tình trạng chảy máu chất xám càng ngày càng trầm trọng, Ngoài con số hàng ngàn chuyên gia bỏ xứ sang Mỹ và Âu châu làm việc, còn có hàng trăm các nhà khoa học trình độ tiến sĩ, giảng sư, và giáo sư bỏ Úc sang làm việc tại Mỹ với khả năng hồi hương rất thấp vì thiếu ngân sách cho nghiên cứu khoa học và cơ cấu sự nghiệp không rõ ràng. Chẳng riêng gì Mỹ, mà ngay cả nước láng giềng đang lên như cũng đang chiêu dụ các nhà khoa học Úc sang làm việc trong các đại học và trung tâm nghiên cứu của họ. Hệ quả là hoạt động khoa học của Úc xuống cấp.
Chính phủ ý thức được tình trạng khoa học nước họ đang trên đà tụt hậu, nên năm nay Quốc hội dự trù một ngân sách lên đến 5 tỉ USD để chấn hưng và phát triển khoa học. Ngân sách khổng lồ này được dự trù cho 5 năm, với nhiều chương trình cụ thể như xây dựng cơ sở vật chất, chấn chỉnh đội ngũ giáo sư, cung cấp học bổng cho nghiên cứu nước ngoài làm nghiên cứu tại Úc, và cung cấp ngân quĩ cho các nhà khoa học Úc thực hiện các dự án nghiên cứu ở nước ngoài, nhất là các nước Á châu.
Một trong những phương cách để chấn hưng và phát triển khoa học là chấn chỉnh lại đội ngũ nhà khoa học là thiết lập một số chương trình Fellowship (giống như cấp “học bổng” hay nói đúng ra là lương bổng và chi phí nghiên cứu cho các nhà khoa học chuyên nghiệp). Các chương trình này bao gồm NHMRC Fellowship (National Health and Medical Research Council) chủ yếu dành cho các nhà khoa học thực nghiệm như y sinh học, ARC Fellowship (Australian Research Council) chủ yếu dành cho các nhà khoa học tự nhiên, Australia Fellowship chủ yếu dành cho việc “chiêu dụ” các nhà khoa học Úc đang ở nước ngoài, và nhiều chương trình cho các nhà khoa học trẻ.
Ở Úc ARC và NHMRC là hai cơ quan có trách nhiệm quản lí ngân sách khoa học. Thật ra, đây không phải là “cơ quan” đúng nghĩa, mà là một hội đồng khoa học, mà thành viên là các nhà khoa học trong nước thay nhau đứng ra quản lí và điều hành. Mỗi năm, Chính phủ giao cho hai hội đồng một ngân sách, và việc phân phối tiền cho các dự án nghiên cứu được tiến hành theo những qui trình được cộng đồng khoa học nhất trí. Do đó, chương trình fellowship cũng do hai hội đồng này quản lí. Chính phủ hoàn toàn không can thiệp vào quyết định của hai hội đồng này.
Chương trình fellowship này nhắm vào 5 mục tiêu chính như sau: 1. Khuếch trương và nuôi dưỡng một đội ngũ khoa học gia ưu tú cho Úc. 2. Đảm bảo các nhà khoa học này một sự nghiệp vững vàng (tức họ không phải lo chuyện “cơm áo gạo tiền”). 3. Xây dựng một môi trường tri thức và cơ sở vật chất để huấn luyện thế hệ khoa học gia trẻ. 4. Khuyến khích việc chuyển giao công nghệ và ứng dụng các thành tựu nghiên cứu vào thực hành lâm sàng, hoạt động sản xuất, và qua đó nâng cao tính cạnh tranh của Úc. 5. Khuyến khích và tạo điều kiện để các nhà khoa học có những mối tương tác với các cơ quan Chính phủ và công ty kĩ nghệ.
Tóm lại, mục tiêu chính của chương trình fellowship là nhắm vào việc xây dựng một đội ngũ khoa học gia loại “hoa tiêu” cho Úc để nâng cao tính cạnh tranh của Úc trên trường quốc tế.
Tuyển dụng những nhà khoa học ưu tú từ đâu?
Nguồn thứ nhất là từ các giáo sư đang công tác tại đại học và viện nghiên cứu của Úc. Tất nhiên, cũng có thể tuyển từ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và Âu châu. Mỗi năm, fellow gửi thông báo đến những nơi vừa kể để mời các giáo sư và giảng sư đệ đơn xin làm (chữ fellow rất khó dịch, nên tôi đành để nguyên văn). Có 3 loại fellow chính (từ thấp đến cao): research fellow, senior research fellow, và principal research fellow. Người đệ đơn lần đầu không có quyền xin chức principal research fellow, cho dù người đó từng đoạt giải Nobel, vì chức danh này chỉ dành cho những senior research fellow xin đề bạt.
Không dễ định nghĩa và cũng chẳng ai qui định trên giấy trắng mực đen như thế nào là “nhà khoa học ưu tú”, nhưng qua trao đổi cá nhân với nhau, các nhà khoa học đều nhất trí rằng nhà khoa học ưu tú là người đứng trong nhóm “top 5%” trong một lĩnh vực chuyên môn ở bình diện quốc tế (chứ không phải quốc gia).
Được bổ nhiệm làm fellow không chỉ là một vinh dự cho cá nhân nhà khoa học, mà còn là một niềm hãnh diện của trường đại học nơi ứng viên công tác. Thật ra, đối với trường đại học họ “rảnh tay” và tiết kiệm một số tiền khá lớn, vì họ không phải trả lương cho nhà khoa học khi nhà khoa học đã được bổ nhiệm NHMRC fellow! Còn đối với nhà khoa học, họ không phải kí hợp đồng mỗi năm với trường đại học, vì mỗi fellowship được Chính phủ “nuôi dưỡng” đến 5 năm. Nói tóm lại, cả đôi bên – đại học và nhà khoa học – đều có lợi!
Cụ thể như trung bình một đơn xin làm fellow của NHMRC dài khoảng 100 trang tốn đến 2-3 tháng trời. Vì thế, đối với nhiều người, soạn thảo một đơn xin làm fellow là một cơn ác mộng (nightmare). Tất cả các tiêu chuẩn và qui trình duyệt đơn đều được công bố trên mạng. Theo qui trình này, khi nhận được đơn, NHMRC sẽ thành lập một số ủy ban chuyên ngành để duyệt đơn. Mỗi ủy ban có 6 thành viên, được tuyển chọn từ các nhà khoa học. Thông thường những thành viên này là những người đã được bổ nhiệm fellow của NHMRC, nhưng cũng có khi chính những thành viên này cũng là những người đang đệ đơn xin chức fellow. Như đề cập trên, chính sách của chính phủ Úc là các quan chức Nhà nước không can thiệp vào qui trình bổ nhiệm; tất cả việc bổ nhiệm và điều hành ngân quĩ đều do chính các nhà khoa học cùng nhau thực hiện theo các qui tắc đã được cộng đồng khoa học chấp thuận.
Dựa vào đề nghị của 4 báo cáo bình duyệt, ủy ban sẽ loại những ứng viên không đủ tiêu chuẩn, và chọn những ứng viên có triển vọng để phỏng vấn. Thông thường, số ứng viên bị loại bỏ trong vòng một này là 70-80%, tức chỉ có 20-30% được mời phỏng vấn (hay vào vòng hai). Cuộc phỏng vấn rất quan trọng, vì nó có thể đem lại thành công hay thất bại cho ứng viên. Có thể xem cuộc phỏng vấn là một cơ chế để sàng lọc ứng viên. Nên nhớ rằng, tất cả các ứng viên được mời phỏng vấn đều là những người đã đạt tiêu chuẩn fellow, nhưng đơn giản vì NHMRC không đủ ngân sách cho tất cả ứng viên, nên họ phải sử dụng cuộc phỏng vấn để … loại bớt ứng viên sao cho vừa đủ ngân sách.
Theo thống kê, mỗi năm NHMRC nhận được khoảng 2000 đơn, nhưng chỉ có 500 ứng viên lọt vào vòng 2 (phỏng vấn). Sau khi phỏng vấn, chỉ có 50 đến 100 ứng viên (tùy theo ngân sách trong năm và tùy theo chương trình) được bổ nhiệm làm NHMRC fellow. Tuy con số không nhiều, nhưng nó cũng tốn chính phủ từ 50 triệu đến 100 triệu USD, một số tiền rất lớn. Tất nhiên, những người phụ trách điều hành NHMRC phải nói rằng nếu ứng viên không được bổ nhiệm thì điều đó không có nghĩa là ứng viên không thuộc vào hàng ưu tú. Nhưng có mấy ai nghe lời giải thích (mang chút an ủi) này! Trong thực tế, sự thất bại chẳng làm thay đổi công việc hay vị thế của ứng viên, vì họ vẫn là giáo sư, vẫn là những người lãnh đạo một nhóm nghiên cứu, vẫn hoạt động bình thường; có khác chăng là họ không được – hay thất bại trong phấn đấu để được – “kết nạp” vào câu lạc bộ các nhà khoa học ưu tú.
Nếu ứng viên được bổ nhiệm là NHMRC fellow, tùy theo cấp bậc, ứng viên sẽ được cung cấp một ngân sách chủ yếu là lương bổng trong vòng 5 năm (lên đến gần 1 triệu USD). Ứng viên có thể chọn bất cứ đại học hay trung tâm nghiên cứu nào để nghiên cứu. Nói cách khác, với một NHMRC fellowship trong tay, ứng viên bây giờ là người chọn đại học, chứ không phải đại học chọn ứng viên. Vì số tiền khá lớn và kéo dài đến 5 năm, cho nên ủy ban bình duyệt xem đây là một sự đầu tư tri thức, hay một cuộc đánh bạc. Mà, đã là đầu tư, thì họ phải cẩn thận xem xét khả năng đầu tư sẽ đem lại tối đa lợi ích. Chính vì thế mà họ phải xét đến thành tựu trong quá khứ, hiện tại và tương lai của ứng viên. Những thông tin trong đơn cũng chưa đủ, nên họ cần phải trực tiếp phỏng vấn ứng viên để xác định và xác minh các thông tin, cũng như tư cách của ứng viên xem có xứng đáng với chức danh hay không. Do đó, cuộc phỏng vấn đóng vai trò rất quan trọng, vì kết quả phỏng vấn có thể là yếu tố chính quyết định sự thành bại của ứng viên.
* Trong khi cả nước có một trung tâm khoa học và công nghệ, thì các bộ, thậm chí các cục thuộc Chính phủ, cũng có những viện nghiên cứu riêng. Các nghiên cứu khoa học vẫn chủ yếu được thực hiện tại các viện nghiên cứu, trong khi đó đóng góp các đại học còn quá khiêm tốn dù ở đây có đội ngũ giáo sư và nghiên cứu sinh khá hùng hậu. Đó là chưa kể đến tình trạng chảy máu chất xám rất trầm trọng ở trong nước, với nhiều nghiên cứu sinh không chịu (hay không được tạo điều kiện và cơ hội) về nước tham gia nghiên cứu. Rõ ràng, nhu cầu tổ chức lại đội ngũ nghiên cứu khoa học là rất cấp bách trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.
Hiện nay, có nhiều mô hình tổ chức, và kinh nghiệm từ các nước có nền khoa học tiên tiến như Mỹ, Âu châu, Úc và có thể cung cấp cho chúng ta những mô hình có ích. Theo các mô hình này, các viện nghiên cứu nhỏ hay trung bình (dưới 50 người) của các bộ và cục nên sáp nhập với các đại học, nhưng vẫn giữ định hướng nghiên cứu của họ. Cách làm này vừa tạo ra môi trường để các giáo sư trong trường cộng tác với viện nghiên cứu, và sử dụng các nhà khoa học của viện trong công tác giảng dạy và đào tạo nghiên cứu sinh.
* Qui trình phân phối ngân quĩ cho nghiên cứu khoa học cũng cần nên xem xét lại, hay tốt nhất là thay đổi. Hiện nay, các bộ như Bộ y tế ra đề tài nghiên cứu như “đơn đặt hàng” và các nhà nghiên cứu đệ đơn xin ngân sách nghiên cứu. Theo tôi, cách làm theo kiểu đơn đặt hàng này quá máy móc, công thức hành chính, làm hạn chế tầm hoạt động của nhà nghiên cứu. Với cách làm này, nếu một nhà nghiên cứu không có kinh nghiệm làm theo đơn đặt hàng của bộ chắc sẽ … thất nghiệp. Các nhà nghiên cứu nên được khuyến khích tự do tìm tòi và thực hiện những nghiên cứu mà họ muốn. Tất nhiên, dự án các nghiên cứu này phải được duyệt nghiêm chỉnh, và cho dù họ có muốn theo đuổi công trình nghiên cứu, nhưng không chứng minh được khả năng và triển vọng thành công thì công trình sẽ không được hỗ trợ.
Nước ta đang hội nhập quốc tế, và theo tôi hội nhập phải bắt đầu từ nghiên cứu sinh và các nhà khoa học trẻ. Chúng ta đang có một lực lượng nhà khoa học trẻ được đào tạo từ nước ngoài, nhưng tiềm năng của họ chưa được khai thác vì nhiều người chưa có cơ hội nghiên cứu khoa học. Chúng ta cần có một ngân quĩ hay chương trình để tập trung các nhà khoa học trẻ và nâng đỡ họ thành những nhà khoa học quốc tế. Ở các nước tiên tiến và phương Tây, Nhà nước có khá nhiều chương trình huấn luyện hậu tiến sĩ, và các quĩ dành cho các nhà khoa học trẻ “đang lên”, tức có tiềm năng trở thành lãnh đạo trong tương lai. Tôi tin rằng những tiêu chuẩn của Úc rất cần được tham khảo khi thiết lập một chương trình như thế.
* Một trong những vấn đề mà Nhà nước hay nhắc đến trong năm qua là phương thức nào để thu hút các nhà khoa học gốc Việt ở nước ngoài về nước tham gia nghiên cứu. Bàn thảo cũng đã nhiều, nhưng việc thực hiện vẫn chưa đi đến đâu. Theo tôi, một cách để tạo điều kiện cho các nhà khoa học Việt ở nước ngoài về nước là làm như Úc, tức là thiết lập các chương trình fellowship. Các fellow được bổ nhiệm sẽ được sung vào các trường đại học và viện nghiên cứu, và họ được tạo điều kiện ưu tiên cho nghiên cứu khoa học. Tất nhiên, các fellow này phải có chương trình nghiên cứu khả thi và các chương trình này phải được bình duyệt một cách nghiêm chỉnh như cách làm ở Úc hay ở Mỹ.
Danh Sách Học Bổng Của Các Tổ Chức Tư Nhân Ở Nhật
Theo tổ chức JASSO, hiện có các học bổng của các tổ chức, tập đoàn không thuộc chính phủ hay chính quyền địa phương dành cho sinh viên nước ngoài như sau:
Danh sách học bổng của các tổ chức tư nhân ở Nhật
Một số lưu ý khi tra danh sách học bổng:
Cột *1: S ký hiệu cho School và chữ F ký hiệu cho Foundation. Inquiry là nơi tra cứu thông tin học bổng và Application là nơi nộp hồ sơ xét tuyển. (có thể tại trường học nếu là chữ S và tại tổ chức trao học bổng nếu là chữ F).
Cột *2: đối tượng nhận học bổng: HS là học sinh phổ thông, CT là sinh viên cao đẳng kỹ thuật, PT là sinh viên cao đẳng nghề, UJ là sinh viên đại học tiếng Nhật, JL là học viên tiếng Nhật, JC là sinh viên cao đẳng, A là sinh viên thỉnh giảng, U là sinh viên đại học, R là nghiên cứu sinh thạc sỹ, M là thạc sỹ, D là tiến sỹ. Số đi kèm trong ngoặc là năm học có thể nhận học bôngr. Ví dụ U(1-2) nghĩa là học bổng chỉ trao cho sinh viên năm nhât và năm 2.
Cột *3: Có được nhận nhiều học bổng hay không. Y là có N là không.
Cột *4: Không có visa du học có được nhận học bổng hay không. Y là có N là không.
Cột *5: hình thức xét tuyển. D là hồ sơ, I là phỏng vấn, E là thi viết, O là hình thức khác (chi tiết liên hệ theo email ở cột Address/Phone/Fax/Website/Email)
Cột Age Limit không ghi gì nghĩa là không hạn chế số tuổi của ứng viên.
Cột Designated Countries: Không ghi gì có nghĩa là mọi quốc tịch đều được chấp nhận. Lưu ý một số học bổng chỉ dành cho sinh viên tại một số quốc gia được chỉ định không có Việt Nam. Các học bổng ghi là Asia, Pacific, Asian countries, Southeast Asia, All countries that have diplomatic relation with Japan, đều bao gồm Việt Nam ở trong. Một số học bổng yêu cầu lên trang chủ để kiểm tra lại tư cách quốc tích của ứng viên.
Cột Designated School: học bổng chỉ dành cho sinh viên thuộc các trường được chỉ định hoặc thuộc vùng được chỉ định. Không ghi gì có nghĩa là không có yêu cầu cụ thể về trường học.
Cột Designated Fields of Study: chuyên ngành nhận học bổng (không ghi gì nghĩa là mọi chuyên ngành đêu được nhận)
Cột Additional requirements: các điều kiện kèm theo.
Cột Contents là số tiền học bổng. M là tháng, Y là năm. Ví dụ ghi 20/M là 20 man 1 tháng. 200/Y là 200 man 1 năm.
Cột Duration là thời gian nhận học bổng. Ví dụ ghi 1y(April-March) là học bổng nhận trong 1 năm từ tháng 4 đén tháng 3. 6m là 6 tháng.
Cột Application Period là thời gian apply học bổng.
Cột Grantees là số lượng ứng viên được nhận học bổng.
Du Học Và Định Cư Ở Mỹ Thay Đổi Gì Khi Trump Nhiệm Chức?
Sinh viên nước ngoài học tập tại Mỹ được quản lý thông qua Hệ thống thông tin quản lý du học sinh (SEVIS) thuộc DHS. Theo The Washington Post, sinh viên phải đóng khoảng 200 USD lệ phí cho chương trình lúc xin visa nhưng nếu đề xuất của DHS được áp dụng, sinh viên có thể sẽ phải đóng phí này hằng năm.
Hộ chiếu điện tử là điều kiện quan trọng trong hàng loạt tiêu chuẩn Mỹ vừa đưa ra trong chính sách quản lý nhập cảnh đối với công dân tất cả các nước. Ngoài ra, các quan chức còn cân nhắc áp dụng thêm quy định phải cung cấp ngày kết thúc chương trình học tập của sinh viên và phải xin visa lại nếu thời hạn này kết thúc mà sinh viên chưa học xong. Hiện tại, sinh viên nước ngoài được lưu trú tại Mỹ cho đến khi kết thúc chương trình học.
Người phát ngôn DHS Davis Lapan hôm 10.7 xác nhận rằng chương trình sinh viên quốc tế là một trong những vấn đề đang được giới chức xem xét siết chặt nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia, củng cố an ninh và an toàn cho người dân.
Hiện tại, sinh viên nước ngoài chiếm 5% trong tổng số 20 triệu sinh viên cao đẳng và đại học tại Mỹ. Bên cạnh đó, sinh viên nước ngoài cũng đóng góp hơn 35 tỉ USD cho nền kinh tế Mỹ trong năm 2023, theo thống kê của Viện giáo dục quốc tế (IIE), trụ sở tại New York.
Sẽ làm nản lòng sinh viên muốn định cư Mỹ?
Một số học giả Mỹ lo ngại số sinh viên (SV) quốc tế đến Mỹ học tập có thể giảm sau khi ông Trump nhậm chức, theo tạp chí Times Higher Education. Trong đó, Giáo sư Philip Altbach thuộc ĐH Boston phân tích rằng việc ông Trump tuyên bố “soi xét khắt khe” người Hồi giáo và những người nhập cư Mỹ sẽ “làm nản lòng nhiều SV muốn nộp đơn vào các trường Mỹ” và “gây thêm khó khăn” cho đối tượng này.
Hiện nay, nhiều sinh viên nước ngoài học tại Mỹ khá hoang mang về các quy định và quy chế cho học sinh – sinh viên (HS-SV) quốc tế dưới sự điều hành của chính phủ Mỹ mới sẽ do ông Donald Trump lãnh đạo.
“Tôi chắc rằng một vài SV quốc tế sẽ lưỡng lự trong việc chọn học ở Mỹ. Họ lo ngại nguy cơ bị nhắm tới”, Daniel Baack, Giám đốc Chương trình MBA thuộc ĐH Denver (Mỹ), nhận định với CNBC.
Tương tự, nhà tư vấn giáo dục quốc tế Rahul Choudaha tại bang New Jersey (Mỹ) vừa cho The New York Times hay có sự lo lắng rõ ràng trong số những học sinh và phụ huynh ở Ấn Độ. “Họ không xem Mỹ là điểm đến an toàn. Họ đang đổi hướng sang Úc hoặc Singapore”, ông Choudaha nói rõ.
Theo chuyên trang Chaminade Silversword, khi ông Trump lên làm tổng thống, chính quyền của ông có thể hạn chế việc cấp H-1B, thị thực cho phép các công ty Mỹ thuê SV tốt nghiệp đến Mỹ làm việc. Khi phát biểu tại bang Ohio hồi tháng 10, ông Trump nhấn mạnh: “Các công ty đang nhập khẩu lao động lương thấp dựa trên thị thực H-1B để lấy những công việc từ thanh niên Mỹ có tay nghề. Chúng tôi sẽ bảo vệ những công việc này cho tất cả người Mỹ, hãy tin tôi”.
Cũng theo Chaminade Silversword, một loại thị thực khác có thể bị ảnh hưởng khi ông Trump lên làm tổng thống là OPT (Optional Practical Training – giấy phép cho SV tốt nghiệp tại Mỹ được làm việc tối đa trong vòng 12 tháng).
Nỗi sợ “không có cơ sở”
Trong khi đó, Giám đốc phát triển tại Công ty tư vấn giáo dục quốc tế WholeRen ở TP.Pittsburgh (Mỹ) Andrew Chen khẳng định với tờ The New York Times rằng nhiều trường ĐH ở nước khác đang lợi dụng nỗi sợ về việc ông Trump làm tổng thống.
“Nhiều tổ chức và chương trình đang bắt đầu tận dụng tình trạng này để xúc tiến giáo dục ở Anh, Úc và Singapore. Những người cạnh tranh gán cho Mỹ không an toàn”, ông Chen nói rõ và cho rằng những nỗi sợ của SV quốc tế là không có cơ sở. Ông lập luận dù tổng thống đắc cử Mỹ không thích người Hồi giáo và những người đến từ Mexico nhưng điều đó không có nghĩa là ông ấy không thích những SV quốc tế đóng học phí để được học ở Mỹ. Trong năm nay, số SV quốc tế học ở Mỹ lần đầu tiên vượt con số 1 triệu, trong đó có hơn 29.000 người VN, mang về 32 tỉ USD/năm cho nền kinh tế nước này và bơm một lượng tiền đáng kể vào những trường gặp khó khăn tài chính, theo The New York Times.
Được nhận vào một trường đại học danh tiếng và định cư ở Mỹ là ước mơ của nhiều bạn trẻ. Trong đó, quá trình làm hồ sơ ứng tuyển rất quan trọng. Để tăng khả năng trúng tuyển, các bạn trẻ cần tránh một số sai lầm hay gặp.
Bên cạnh đó, Phó chủ tịch Viện Nghiên cứu giáo dục quốc tế (IIE) của Mỹ Rajika Bhandari khẳng định rằng dòng chảy SV bị ảnh hưởng chỉ khi có “sự thay đổi thật sự về chính sách” hoặc “những yếu tố cụ thể khác”. Bà Bhandari chỉ ra việc thắt chặt thủ tục kiểm tra thị thực ở Mỹ sau vụ khủng bố ngày 11.9.2001 là một ví dụ về việc thay đổi chính sách. Bà Bhandari xác nhận sự thay đổi lần đó đã tạo ra “mức giảm nhỏ” về số lượng SV quốc tế, nhưng nhấn mạnh “con số đã tăng trở lại nhanh chóng”.
Còn Chủ tịch IIE Allan Goodman nhận định với University World News: “Nhiều SV chọn giáo dục Mỹ làm kênh đầu tư cho tương lai vì chất lượng giáo dục và tính đa dạng của cơ hội ở nước này nên chúng tôi tin rằng họ sẽ tiếp tục làm thế”. Một công dân Trung Quốc tên Phó Trác Thụy, đã lấy một bằng ĐH ở Mỹ, chia sẻ với Đài CNBC rằng việc ông Trump thắng cử không thay đổi ý định của cô tiếp tục học lên cao ở Mỹ. “Tôi sẽ học ở Mỹ vì những gì đang diễn ra chỉ mang tính nhất thời”.
Danh Sách Trường Quân Đội Thông Báo Tuyển Sinh Bổ Sung 2023
Theo đó, ở trình độ đại học, có 2 trường tuyển bổ sung là Học viện Phòng không – không quân và Trường Sĩ quan phòng hóa với tổng số chỉ tiêu là 25, cụ thể như sau:
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung quy định đối với học sinh phổ thông ở khu vực 3, không có điểm liệt.
Ở trình độ cao đẳng, Trường sĩ quan Lục quân 1 và Trường sĩ quan Lục quân 2 là hai đơn vị tuyển bổ sung tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) với 230 chỉ tiêu ngành quân sự cơ sở.
Cụ thể, Trường sĩ quan Lục quân 1 tuyển 199 chỉ tiêu, đối tượng là thí sinh nam đủ tiêu chuẩn đào tạo ngành quân sự sơ sở tại các quân khu 1, 2, 3, 4 và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
Trường sĩ quan Lục quân 2 tuyển 31 chỉ tiêu, đối tượng là thí sinh nam đủ tiêu chuẩn đào tạo ngành quân sự sơ sở tại các quân khu 7, 9.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung là 10 điểm/3 môn đối với học sinh phổ thông khu vực 3, không có điểm liệt.
Để được xét tuyển bổ sung, thí sinh phải nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả Kỳ thi THPT quốc gia năm 2023 về trường đăng ký dự tuyển. Trong trường hợp không trúng tuyển, nhà trường sẽ gửi lại giấy chứng nhận kết quả kỳ thi THPT quốc gia cho thí sinh. Thời hạn nộp hồ sơ là đến hết ngày 19/8/2023.
Đối với TS không trúng tuyển đợt 1: TS cần theo dõi thông tin xét tuyển bổ sung của các trường còn thiếu chỉ tiêu, thường là sau khi công bố điểm chuẩn nhiều trường đã bắt đầu tuyển sinh bổ sung.
Đối với TS trúng tuyển đợt 1: TS cần xem kỹ danh sách trúng tuyển để biết chắc chắn mình đã có tên trong danh sách trúng tuyển của trường hay chưa.
Xác nhận nhập học: TS nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia 2023 theo quy định của nhà trường qua 2 hình thức: Gửi bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trường. Những TS không nộp sẽ coi như không có nguyện vọng học và trường sẽ không gọi TS đó vào nhập học. Để lấy giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh lưu ý đăng ký dự thi tại đâu, phiếu báo điểm sẽ được chuyển về địa điểm đó.
Nhận giấy báo nhập học: Khi nhận, TS cần xem kỹ các thông tin về giấy tờ cần nộp khi nhập học và thời gian cụ thể nhập học cũng như địa điểm nhập học.
Chuẩn bị hồ sơ nhập học: Sơ yếu lý lịch, CMND, học bạ,… theo quy định của trường trước khi đến trường nhập học.
Trước đó, từ hôm qua đến hôm nay nhiều trường ĐH đã công bố điểm chuẩn ĐH năm 2023, sơ bộ điểm chuẩn năm nay nhiều trường tăng mạnh.
“Bật Mí” Quy Trình Tuyển Sinh Của Trường Đại Học Vinuni
– Tính đến thời điểm này, tuyển sinh khóa đầu tiên của VinUni đã bước vào giai đoạn nước rút. Với triết lý đánh giá ‘tuyển sinh đa chiều’, VinUni tập trung khám phá mọi góc cạnh tài năng tiềm ẩn độc đáo nhất từ sinh viên, khát vọng tạo ra đột phá trong chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam, hướng tới mô hình đại học nghiên cứu tinh hoa đẳng cấp thế giới.
Hành trình tìm kiếm “ngọc thô”
Mùa tuyển sinh 2023 -2023, VinUni lên chiến lược bắt đầu tuyển 300 sinh viên đầu tiên. Giống như các trường đại học danh tiếng trên thế giới,VinUni xét tuyển đa chiều và đánh giá toàn diện dựa trên hồ sơ. Trường đánh giá ứng viên dựa trên 4 tiêu chí AACC (Tố chất học thuật vượt trội, Đam mê mãnh liệt, Tư duy sáng tạo, Bản lĩnh kiên cường).
Giao tiếp tốt bằng tiếng Việt thôi chưa đủ. Điều kiện bắt buộc là thí sinh phải có khả năng hoặc tiềm năng học tập bằng tiếng Anh do môi trường học thuật được quốc tế hóa theo hướng năng động, tương tác, khơi nguồn, và hướng nghiệp.
Học giỏi thôi chưa đủ, thí sinh sẽ có lợi thế nếu tham gia các hoạt động ngoại khóa, các dự án cộng đồng hay có các tố chất về nghệ thuật, thể thảo… do các kỹ năng này sẽ giúp sinh viên thành công và phát triển trong tương lai.
Nói về phương thức tuyển sinh khá mới mẻ và khác biệt này, Hiệu trưởng VinUni, GS Rohit Verma chia sẻ: VinUni đánh giá con người toàn diện, không tuyển chọn dựa trên một đặc điểm riêng lẻ nào. Đây là cách tiếp cận tiên tiến nhất đã được cập nhật ở đa số các trường đại học tốt nhất tại Mỹ, nhưng vẫn là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Điểm đặc biệt nhất của VinUni là ngoài không chỉ đánh giá hồ sơ mà từng em đều có thêm vòng phỏng vấn trực tiếp với các giảng viên.
GS Rohit Verma, Hiệu trưởng trường ĐH VinUni nhấn mạnh, phương thức tuyển sinh của VinUni là cách tiếp cận tiên tiến nhất đã được cập nhật ở đa số các trường đại học tốt nhất tại Mỹ
Hầu hết các giảng viên, các giáo sư đến từ các đại học nổi tiếng như Cornell, Penn, Cambridge, ĐH Tây Úc (UWA)… đều rất ngạc nhiên với những điều mà ứng viên của mình đã và đang làm ở độ tuổi rất trẻ như khởi nghiệp, làm kênh youtube, viết truyện và làm việc tình nguyện theo sở thích của họ. Một số ứng viên còn “thách thức” cả Hội đồng phỏng vấn bằng việc đưa ra những câu hỏi, những gợi ý về tương lai của VinUni, những trao đổi về nhiều khía cạnh trong xã hội. Trong quá trình phỏng vấn, ứng viên sẽ được đánh giá sự sáng tạo, tư duy logic, tư duy phản biện thông qua các câu hỏi tình huống.
“Việc có thêm vòng phỏng vấn sẽ giúp cho việc đánh giá ứng viên được chính xác và toàn diện hơn. Ví dụ, có ứng viên ghi trong hồ sơ được giải nhất 1 cuộc thi quốc tế, tuy nhiên khi được hỏi đóng góp của ứng viên trong nhóm đạt giải cũng như hỏi sâu thêm về sản phẩm thì lại không trả lời được. Chứng tỏ ứng viên không có nhiều đóng góp vào giải thưởng đó. Nếu chỉ duyệt hồ sơ thì ứng viên đã có thể được chấp nhận vào VinUni nhưng qua phỏng vấn thì kết quả hoàn toàn ngược lại” – chúng tôi Phạm Ngọc Nam – Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính nhấn mạnh. Theo ông, muốn có được “ngọc thô” ta không thể chỉ nhìn vào giấy tờ, mà phải được gặp ứng viên bằng xương thịt. Phải cảm nhận được những tài năng , khát vọng thực sự. Đó là sức hấp dẫn của việc tìm kiếm “ngọc thô”.
Sinh viên VinUni phải trở thành người thành công, có ích cho xã hội
Bên cạnh các phẩm chất chung mà VinUni hướng tới như tiềm năng lãnh đạo hay tư duy sáng tạo, những câu hỏi trong cuộc phỏng vấn trực tiếp giúp các thầy cô tìm hiểu nhiều khía cạnh khác đặc thù từ năng lực thấu cảm, năng lực tư duy trước các vấn đề đạo đức tới những đặc điểm tưởng chừng như ít được quan tâm như sự bình tĩnh, cẩn trọng, hay tính kiên nhẫn. Ứng viên sẽ được đặt vào những tình huống phải ra quyết định, phải phân định đúng sai, thậm chí phải phản bác lại ý kiến của người phỏng vấn. Tất cả đều nhằm giúp các giáo sư có cái nhìn toàn diện nhất về sinh viên tương lai của mình.
Ngoài ra, đam mê với nghề nghiệp là yếu tố bắt buộc. Điển hình như với ngành Khoa học sức khỏe, nhiều ứng viên khẳng định sự đam mê với nghề qua hiểu biết hàm lâm và quan tâm thực tế khi thảo luân các vấn đề nóng trong ngành từ công nghệ quản lý đến khủng hoảng dịch tễ. Với tâm thái hào hứng và cách biểu đạt tự tin, các bạn là minh chứng về thành công trong tương lai.
Một buổi phỏng vấn ứng viên cho ngành Khoa học sức khỏe của đại học VinUni
Như vậy, sự khác biệt lớn nhất là VinUni không chỉ tìm kiếm ứng viên có thể học giỏi, mà tìm kiếm các ứng viên thực sự phù hợp và đam mê với nghề cũng như có khả năng thành công trong quá trình học tập và quan trọng nhất là thành công trong tương lai để đóng góp cho xã hội.
Sau hơn 2 năm gia nhập lĩnh vực giáo dục đại học, VinUni đã sẵn sàng cho năm học đầu tiên vào mùa thu năm 2023. Sự đầu tư tài chính mạnh mẽ và quyết liệt của Vingroup là nền tảng để VinUni tìm được đối tác tốt nhất, tuyển dụng giảng viên tài năng và xây dựng một cơ sở vật chất hiện đại. Và một trụ cột không kém phần quan trọng chính là tuyển chọn sinh viên tài năng cũng đã được VinUni triển khai thành công.
GS Rohit Verma đã tổng kết: chất lượng sinh viên đầu ra là kết quả của đầu vào. VinUni đang có 5 đầu vào tốt nhất: Đó là quy trình nghiêm ngặt khi tuyển chọn giảng viên tài năng từ khắp nơi trên thế giới, hợp tác chặt chẽ với các trường đại học tốt nhất trên thế giới như Cornell và Pennsylvania; là chương trình giảng dạy đạt tiêu chuẩn quốc tế và được định hướng theo các tiêu chuẩn kiểm định; được đảm bảo hỗ trợ tài chính từ Vingroup; là cơ sở vật chất nghiên cứu tiếp cận quy chuẩn toàn cầu QS 5 Sao, khuôn viên được thiết kế giàu cảm hứng; là quy trình tuyển sinh đa chiều toàn diện hướng tới những sinh viên tài năng nhất. “Như vậy, chúng tôi đang có được nguyên liệu thô, hay còn gọi là đầu vào tốt nhất có thể dẫn đến một đầu ra thành công” – GS Verma nhấn mạnh
Bên cạnh đó, quy trình xử lý các đầu vào bao gồm: phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm để đảm bảo kết quả học tập tốt nhất; là nhiều cơ hội nghiên cứu giúp sinh viên có thêm động lực tìm tòi, học hỏi; là các kì thực tập tại những Tập đoàn lớn, cơ hội học kỳ ở nước ngoài; hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo để giảng viên có thể tiếp tục phát triển trong cả giảng dạy và nghiên cứu; giảng dạy bằng ngôn ngữ tiếng Anh để chuẩn bị cho sinh viên bước vào sân chơi thế giới; và là trải nghiệm sống trong hành trình trưởng thành cùng những người bạn đồng điệu về chí hướng và tri thức, tạo ra những kỷ niệm ý nghĩa suốt đời.
Đặc biệt, VinUni giống như những trường tinh hoa trên thế giới, sẽ hoạt động theo mô hình không vì lợi nhuận, tái đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. Chính vì vậy, khát vọng xây dựng một đại học tinh hoa, được xếp hạng trong top 50 trường đại học trẻ thế giới là đích đến vô cùng rõ ràng của VinUni trong tương lai không xa.
Đặng Linh
“Bật Mí” Quy Trình Tuyển Sinh Của Trường Đại Học Vinuni
Với triết lý đánh giá ‘tuyển sinh đa chiều’, VinUni tập trung khám phá mọi góc cạnh tài năng tiềm ẩn độc đáo nhất từ sinh viên, khát vọng tạo ra đột phá trong chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam, hướng tới mô hình đại học nghiên cứu tinh hoa đẳng cấp thế giới.
Hành trình tìm kiếm “ngọc thô”
Mùa tuyển sinh 2023 -2023, VinUni lên chiến lược bắt đầu tuyển 300 sinh viên đầu tiên. Giống như các trường đại học danh tiếng trên thế giới,VinUni xét tuyển đa chiều và đánh giá toàn diện dựa trên hồ sơ. Trường đánh giá ứng viên dựa trên 4 tiêu chí AACC (Tố chất học thuật vượt trội, Đam mê mãnh liệt, Tư duy sáng tạo, Bản lĩnh kiên cường).
Giao tiếp tốt bằng tiếng Việt thôi chưa đủ. Điều kiện bắt buộc là thí sinh phải có khả năng hoặc tiềm năng học tập bằng tiếng Anh do môi trường học thuật được quốc tế hóa theo hướng năng động, tương tác, khơi nguồn, và hướng nghiệp.
Học giỏi thôi chưa đủ, thí sinh sẽ có lợi thế nếu tham gia các hoạt động ngoại khóa, các dự án cộng đồng hay có các tố chất về nghệ thuật, thể thảo… do các kỹ năng này sẽ giúp sinh viên thành công và phát triển trong tương lai.
Nói về phương thức tuyển sinh khá mới mẻ và khác biệt này, Hiệu trưởng VinUni, GS Rohit Verma chia sẻ: VinUni đánh giá con người toàn diện, không tuyển chọn dựa trên một đặc điểm riêng lẻ nào. Đây là cách tiếp cận tiên tiến nhất đã được cập nhật ở đa số các trường đại học tốt nhất tại Mỹ, nhưng vẫn là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Điểm đặc biệt nhất của VinUni là ngoài không chỉ đánh giá hồ sơ mà từng em đều có thêm vòng phỏng vấn trực tiếp với các giảng viên.
Hầu hết các giảng viên, các giáo sư đến từ các đại học nổi tiếng như Cornell, Penn, Cambridge, ĐH Tây Úc (UWA)… đều rất ngạc nhiên với những điều mà ứng viên của mình đã và đang làm ở độ tuổi rất trẻ như khởi nghiệp, làm kênh youtube, viết truyện và làm việc tình nguyện theo sở thích của họ. Một số ứng viên còn “thách thức” cả Hội đồng phỏng vấn bằng việc đưa ra những câu hỏi, những gợi ý về tương lai của VinUni, những trao đổi về nhiều khía cạnh trong xã hội. Trong quá trình phỏng vấn, ứng viên sẽ được đánh giá sự sáng tạo, tư duy logic, tư duy phản biện thông qua các câu hỏi tình huống.
“Việc có thêm vòng phỏng vấn sẽ giúp cho việc đánh giá ứng viên được chính xác và toàn diện hơn. Ví dụ, có ứng viên ghi trong hồ sơ được giải nhất 1 cuộc thi quốc tế, tuy nhiên khi được hỏi đóng góp của ứng viên trong nhóm đạt giải cũng như hỏi sâu thêm về sản phẩm thì lại không trả lời được. Chứng tỏ ứng viên không có nhiều đóng góp vào giải thưởng đó. Nếu chỉ duyệt hồ sơ thì ứng viên đã có thể được chấp nhận vào VinUni nhưng qua phỏng vấn thì kết quả hoàn toàn ngược lại” – chúng tôi Phạm Ngọc Nam – Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính nhấn mạnh. Theo ông, muốn có được “ngọc thô” ta không thể chỉ nhìn vào giấy tờ, mà phải được gặp ứng viên bằng xương thịt. Phải cảm nhận được những tài năng , khát vọng thực sự. Đó là sức hấp dẫn của việc tìm kiếm “ngọc thô”.
Sinh viên VinUni phải trở thành người thành công, có ích cho xã hội
Bên cạnh các phẩm chất chung mà VinUni hướng tới như tiềm năng lãnh đạo hay tư duy sáng tạo, những câu hỏi trong cuộc phỏng vấn trực tiếp giúp các thầy cô tìm hiểu nhiều khía cạnh khác đặc thù từ năng lực thấu cảm, năng lực tư duy trước các vấn đề đạo đức tới những đặc điểm tưởng chừng như ít được quan tâm như sự bình tĩnh, cẩn trọng, hay tính kiên nhẫn. Ứng viên sẽ được đặt vào những tình huống phải ra quyết định, phải phân định đúng sai, thậm chí phải phản bác lại ý kiến của người phỏng vấn. Tất cả đều nhằm giúp các giáo sư có cái nhìn toàn diện nhất về sinh viên tương lai của mình.
Ngoài ra, đam mê với nghề nghiệp là yếu tố bắt buộc. Điển hình như với ngành Khoa học sức khỏe, nhiều ứng viên khẳng định sự đam mê với nghề qua hiểu biết hàm lâm và quan tâm thực tế khi thảo luân các vấn đề nóng trong ngành từ công nghệ quản lý đến khủng hoảng dịch tễ. Với tâm thái hào hứng và cách biểu đạt tự tin, các bạn là minh chứng về thành công trong tương lai.
Một buổi phỏng vấn ứng viên cho ngành Khoa học sức khỏe của đại học VinUni.Như vậy, sự khác biệt lớn nhất là VinUni không chỉ tìm kiếm ứng viên có thể học giỏi, mà tìm kiếm các ứng viên thực sự phù hợp và đam mê với nghề cũng như có khả năng thành công trong quá trình học tập và quan trọng nhất là thành công trong tương lai để đóng góp cho xã hội.
Sau hơn 2 năm gia nhập lĩnh vực giáo dục đại học, VinUni đã sẵn sàng cho năm học đầu tiên vào mùa thu năm 2023. Sự đầu tư tài chính mạnh mẽ và quyết liệt của Vingroup là nền tảng để VinUni tìm được đối tác tốt nhất, tuyển dụng giảng viên tài năng và xây dựng một cơ sở vật chất hiện đại. Và một trụ cột không kém phần quan trọng chính là tuyển chọn sinh viên tài năng cũng đã được VinUni triển khai thành công.
GS Rohit Verma đã tổng kết: chất lượng sinh viên đầu ra là kết quả của đầu vào. VinUni đang có 5 đầu vào tốt nhất: Đó là quy trình nghiêm ngặt khi tuyển chọn giảng viên tài năng từ khắp nơi trên thế giới, hợp tác chặt chẽ với các trường đại học tốt nhất trên thế giới như Cornell và Pennsylvania; là chương trình giảng dạy đạt tiêu chuẩn quốc tế và được định hướng theo các tiêu chuẩn kiểm định; được đảm bảo hỗ trợ tài chính từ Vingroup; là cơ sở vật chất nghiên cứu tiếp cận quy chuẩn toàn cầu QS 5 Sao, khuôn viên được thiết kế giàu cảm hứng; là quy trình tuyển sinh đa chiều toàn diện hướng tới những sinh viên tài năng nhất. “Như vậy, chúng tôi đang có được nguyên liệu thô, hay còn gọi là đầu vào tốt nhất có thể dẫn đến một đầu ra thành công” – GS Verma nhấn mạnh
Bên cạnh đó, quy trình xử lý các đầu vào bao gồm: phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm để đảm bảo kết quả học tập tốt nhất; là nhiều cơ hội nghiên cứu giúp sinh viên có thêm động lực tìm tòi, học hỏi; là các kì thực tập tại những Tập đoàn lớn, cơ hội học kỳ ở nước ngoài; hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo để giảng viên có thể tiếp tục phát triển trong cả giảng dạy và nghiên cứu; giảng dạy bằng ngôn ngữ tiếng Anh để chuẩn bị cho sinh viên bước vào sân chơi thế giới; và là trải nghiệm sống trong hành trình trưởng thành cùng những người bạn đồng điệu về chí hướng và tri thức, tạo ra những kỷ niệm ý nghĩa suốt đời.
Đặc biệt, VinUni giống như những trường tinh hoa trên thế giới, sẽ hoạt động theo mô hình không vì lợi nhuận, tái đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. Chính vì vậy, khát vọng xây dựng một đại học tinh hoa, được xếp hạng trong top 50 trường đại học trẻ thế giới là đích đến vô cùng rõ ràng của VinUni trong tương lai không xa.
Theo chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Bổ Nhiệm Chức Danh Của “Fellowship” trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!