Xu Hướng 12/2023 # Quỹ Giáo Dục Việt Nam Vef: Chất Xúc Tác Cho Quá Trình Đổi Mới Tại Việt Nam # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Quỹ Giáo Dục Việt Nam Vef: Chất Xúc Tác Cho Quá Trình Đổi Mới Tại Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trung tuần tháng 9 vừa qua, Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation – VEF) đánh dấu chặng đường lịch sử 18 năm bằng lễ tổng kết những thành tựu trong trao đổi giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh.

Bà đánh giá thế nào về chất lượng của lực lượng ứng viên VEF nhiều năm qua?

Được làm việc ở Trưởng đại diện của VEF là một may mắn của tôi, vì đây là cơ hội để tôi được tiếp xúc, làm việc với rất nhiều ứng viên tài năng từ các trường. Và tôi hạnh phúc khi thấy rất nhiều sinh viên Việt Nam tài giỏi.

Theo thống kê trên cả nước Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh là hai đơn vị ứng viên hàng đầu cho Quỹ Giáo dục VEF, cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt là hai trường có số lượng ứng viên nhận học bổng VEF nhiều nhất trên cả nước. Điều đó cho thấy chất lượng sinh viên tại các trường ĐHQG cũng như các trường thành viên đều rất tốt. Nhiều giáo sư Hoa Kỳ sang giảng dạy tại Việt Nam cho biết họ rất ấn tượng với sinh viên ở các trường ĐHQG.

Không ít ứng viên sau khi được học tập với học bổng VEF đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế. Mặc dù cơ hội làm việc ở nước ngoài luôn rộng mở sau khi tốt nghiệp, họ vẫn quyết tâm trở về để góp phần phát triển quê hương. Hầu hết sinh viên nhận học bổng VEF đều tài năng, ham học mà lại vui vẻ, thân thiện. Điều này đã trở thành một ấn tượng đẹp khiến cho nhiều giáo sư Hoa Kỳ phải quay trở lại Việt Nam nhiều lần sau khi hết khóa học.

Có một lưu ý từ các giáo sư Hoa Kỳ là chúng ta cần quan tâm hơn đến các ngành khoa học cơ bản. Báo cáo của VEF về giáo dục đại học Việt Nam có đoạn viết: “Không nên bỏ các môn cơ bản của các ngành khoa học kỹ thuật dù có thể chưa có ứng dụng ngay tại thời điểm học, bởi kiến thức nền tảng của những môn này rất quan trọng với sinh viên khi học lên cao trong các ngành khoa học kỹ thuật”…

Cá nhân bà nhận định thế nào về vấn đề này?

Những ngành khoa học cơ bản đang chịu nhiều “thiệt thòi”, vì cơ hội nghề nghiệp không nhiều, lại khó có thu nhập cao. Chẳng hạn như ngành toán học, là ngành đã giúp giáo sư Ngô Bảo Châu được thế giới biết đến, nhưng lượng sinh viên theo học rất ít, vì sau khi tốt nghiệp chỉ có thể đi dạy hoặc làm nghiên cứu. Thực tế, ngành này lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo dựng nền tảng tạo tri thức mới cho nhân loại.

Các cựu thành viên VEF chụp ảnh lưu niệm trong sự kiện họp mặt chính thức lần cuối tại chúng tôi

Theo đánh giá của các chuyên gia Hoa Kỳ, chương trình đào tạo của Việt Nam còn khá nặng về nghề, cần phải được thiết kế lại. Nhưng dù thay đổi, cải tiến thế nào, chúng ta vẫn phải duy trì các ngành khoa học cơ bản, vì nó là kiến thức quan trọng cho các ngành khoa học ứng dụng khác. Là đơn vị đầu ngành, ĐHQG nói chung và Đại học Khoa học Tự nhiên nói riêng đã luôn duy trì và tạo điều kiện phát triển những con người xuất sắc trong các ngành khoa học cơ bản. Trường luôn có những chương trình học bổng, ưu tiên dành cho sinh viên các ngành này. Đây là động lực lớn cho sinh viên giỏi và đam mê các ngành khoa học cơ bản. Bên cạnh đó, các quỹ nước ngoài cũng thường có các phần học bổng ưu tiên cho ngành STEM, trong đó có quỹ VEF.

Theo tôi, ban lãnh đạo ở các trường ĐHQG đã có sự quan tâm một cách rõ ràng với các chương trình của VEF. Các trường còn chủ động ứng ngân sách của trường để hỗ trợ nhiều ứng viên được tham gia chương trình của VEF. Điều này thể hiện tầm nhìn của ban giám đốc trong việc đào tạo giảng viên và sẵn sàng có những sáng kiến, đầu tư khi cần thiết.

Tôi còn nhớ có lần một phái đoàn giáo sư Hoa Kỳ sang Việt Nam để phỏng vấn các ứng viên nhận học bổng VEF. Thầy hiệu trưởng đã ngỏ lời mời phái đoàn này tham vấn cho ĐHQG Hà Nội về một số vấn đề giáo dục. Buổi trò chuyện, tham vấn đã diễn ra trong một không gian ấm áp, chân tình ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Phía các giáo sư Hoa Kỳ khá nhiệt tình, cởi mở chia sẻ kinh nghiệm còn phía các thầy cô ĐHQG Hà Nội thể hiện rõ tinh thần cầu tiến, ham học hỏi.

Qua đó có thể thấy được ước muốn nâng cao chất lượng giáo dục của ban giám đốc xuất phát từ mong mỏi bên trong chứ hoàn toàn không phải là do áp lực từ bên ngoài. Và đây là yếu tố quan trọng để hướng đến một trường đại học tinh hoa. Tôi mới được nghe một thông tin tuyệt vời là ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh được xếp thứ hạng khoảng 800 trên thế giới, kết quả này hoàn toàn xứng đáng với những nỗ lực mà hai trường đã đạt được trong thời gian qua.

Giao lưu giữa các thế hệ nghiên cứu sinh của chương trình VEF Quỹ VEF đã kết thúc 18 năm hoạt động tại Việt Nam, quả là đáng tiếc…

Đúng là đáng tiếc, nhưng hầu hết những người tham gia VEF như tôi đều đã biết trước điều này. Nên chúng tôi đã cố gắng làm tốt tất cả các hoạt động trước khi nói lời chia tay VEF. Có thể nói, Quỹ Giáo dục Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh của mình, đó là thắt chặt mối quan hệ hai nước thông qua giáo dục.

Hiện nay, mạng lưới hơn 600 anh chị nghiên cứu sinh ngành STEM, khoảng 200 các thầy cô theo học chương trình học giả, hàng trăm giáo viên Việt Nam được đào tạo theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lan tỏa văn hóa giữa hai nước. Chiếc cầu nối giữa hai quốc gia sẽ tiếp tục rộng mở về kinh tế, giáo dục cũng như các lĩnh vực khác. Chính vì vậy, với những người đã đồng hành với VEF trong nhiều năm qua, chúng tôi quan niệm rằng VEF đã hoàn thành sứ mệnh của mình nhưng không kết thúc. Các cựu sinh viên VEF sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng to lớn và chất xúc tác cho quá trình đổi mới tại Việt Nam trong tương lai. Cảm ơn bà về những chia sẻ trên.

Nguồn bài viết: http://doanhnhanplus.vn/giao-duc/quy-giao-duc-viet-nam-vef-chat-xuc-tac-cho-qua-trinh-doi-moi-tai-viet-nam.html

Vef – Quỹ Giáo Dục Việt Nam Lấy Tiền Từ Đâu?

11-29-2010 http://markashwill.com/2010/11/25/vef-from-vietnam-with-money/

VEF: Tiền đến từ Việt Nam

Trong tháng 4 năm 1997, sau chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam, Bộ trưởng Tài chính Robert Rubin đã tuyên bố rằng Chính phủ Việt Nam đã đồng ý trả lại 146 triệu USD nợ chiến tranh của Chính phủ miền Nam Việt Nam. Bốn năm trước đó, Việt Nam đã đồng ý về nguyên tắc việc đảm nhận món nợ từ bên đối đầu trước đây của mình như một phần của một thỏa thuận lớn nhằm dọn đường cho việc làm mới lại thỏa thuận vay mượn quốc tế của Hà Nội, việc mà trước đó đã bị Washington ngăn chặn.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hòa, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính đã lưu ý: “Chúng tôi đã phải đồng ý về những khoản nợ cũ để có những giao dịch mới, ví dụ như khoản vay mới và các thỏa thuận hợp tác”. Nói cách khác, Chính phủ Hoa Kỳ đã tạo sức ép lên phía Việt Nam, khiến cho phía Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài nuốt lòng tự tôn, đặt tôn chỉ sang một bên để hướng đến điều tốt đẹp lớn hơn nhằm tiếp tục cải thiện mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, đạt đỉnh cao ở thỏa thuận thương mại đôi bên 4 năm tiếp theo. (trích từ Moving Vietnam Forward, một bài báo của tôi về VEF năm 2005)

Website của VEF giới thiệu về Quỹ như một tổ chức độc lập của liên bang được thành lập bởi Quốc hội Hoa Kỳ và được gây quỹ hàng năm bởi Chính phủ Hoa Kỳ. Điều này đúng, nhưng cũng không đúng. Cần lưu ý, VEF là một chương trình học bổng- cho-nợ mà ép buộc Chính phủ Việt Nam phải chuyển hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm cho Chính phủ Mỹ, cung cấp một khoản hàng năm được phân phối cho Quỹ VEF (5 triệu đô la Mỹ) tới các học bổng (80%) và cho việc quản lý (20%). (Phần dư còn lại rơi vào cái hố không đáy của Ngân khố Hoa Kỳ). Đây là một ví dụ tiêu biểu cho chính sách quyền lực, khi mà Chính phủ Mỹ “thuyết phục” (hãy nghĩ đến việc dùng sức ép trong tối hậu thư) Việt Nam gánh hết toàn bộ món nợ của kẻ thù cũ của đất nước này, hay là sẽ chịu hậu quả khác.

Theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ, 76 triệu đô la Mỹ nợ chiến tranh là từ khoản vay cho nông nghiệp và cho phát triển. Phần còn lại 70 triệu USD là những khoản trả lãi sau thương lượng. Hầu hết những khoản vay quá hạn từ cuối những năm 1960, khi Hoa Kỳ chuyển hàng trăm triệu USD để hỗ trợ Nam Việt Nam nhằm theo đuổi một chiến lược thất bại – Việt Nam hóa chiến tranh – việc đã dẫn tới “Hòa bình trong danh dự”(tức việc Mỹ rút quân) vào năm 1973, và những ngày cuối cùng chìm trong điên cuồng và tuyệt vọng vào cuối tháng 4 năm 1975 khi Cộng sản toàn thắng, khi độc lập và hòa bình quốc gia của một Việt Nam thống nhất chuyển từ một giấc mơ xa vời trở thành hiện thực trước thời điểm dự kiến.

Như thế, Chính phủ Hoa Kỳ chỉ đơn giản là đường dẫn tiền từ Việt Nam, số tiền mà cuối cùng lại được cho là một sự đầu tư vào giáo dục cho chính người dân ở đó, một đóng góp có giá trị cho mối quan hệ và trao đổi giáo dục Việt Nam – Hoa Kỳ. Điều mà quá ít người được biết về những sự vụ xung quanh nguồn gốc của Quỹ VEF, theo tôi, là lỗi cố ý che giấu. Thay vì chơi trò chính trị bằng đổi chác trong giáo dục, tại sao không đưa số tiền về nơi thích đáng của nó.

Dịch bởi Nguyễn Mai từ: 11-29-2010 http://markashwill.com/2010/11/25/vef-from-vietnam-with-money/

Chia sẻ:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Tập Đoàn Giáo Dục Việt Nam Hiếu Học

Du học từ bậc trung học là cơ hội giúp học sinh khai thác tối đa tiềm năng của bản thân, tích lũy kiến thức sâu rộng, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy sáng tạo, và định hướng ngành học nghề nghiệp. Tuy nhiên, không ít phụ huynh có nguyện vọng cho con du học lo lắng nhiều vì chi phí mỗi năm rất cao nếu đi du học tự túc – khoảng 1-1,5 tỷ đồng. Đối với nhiều gia đình, đây là một vấn đề được cân nhắc kỹ lưỡng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và giảm bớt những lo lắng của phụ huynh, trường trung học Mỹ cấp học bổng 80%-100% học phí cho những học sinh có thành tích học tập và năng lực tiếng Anh tốt, nhằm giúp các em hiện thực hóa giấc mơ du học Mỹ của mình.

Ngôi trường có bề dày lịch sử về giáo dục, nổi tiếng với chất lượng giảng dạy tốt và thừa hưởng một hệ thống giáo dục đã thành thương hiệu của nước Mỹ, một nền giáo dục đa văn hóa, đa tôn giáo, thân thiện nổi bật giúp các học sinh phát triển toàn diện về cả tri thức, tinh thần và thể chất. Nhà trường áp dụng phương pháp giáo dục toàn diện, giảng dạy học sinh đạt được học lực xuất sắc, tạo cơ hội để các em phát triển năng lực cá nhân một cách tốt nhất để trở thành những công dân toàn cầu.

Ngoài việc phát triển năng lực về học thuật, các kỹ năng mềm (ví dụ như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo, v.v.), học sinh có cơ hội tham gia nhiều hoạt động thể thao, tham gia các câu lạc bộ của trường cũng như các chuyến tham quan dã ngoại nhằm phát triển về mặt thể chất và tinh thần.

Quỹ Học Bổng “Lửa Việt” Cho Sinh Viên Việt Nam

Thứ tư – 22/05/2013 09:19-Đã xem: 1173

Quỹ Đầu tư Viasa (Hong Kong) và Đại học Bristol (California) vừa thiết lập một quỹ học bổng tên Lửa Việt (Viet Flame) trị giá 500.000 USD trong tài khoá 2013 dành cho sinh viên Việt Nam khắp thế giới muốn theo đuổi hậu đại học dưới chương trình MBA tại ĐH Bristol ở California. Sinh viên có thể theo học tại cơ sở ở California hay học online tại bất cứ nơi nào trên thế giới.

Quỹ Học bổng “Lửa Việt” cho sinh viên Việt Nam

  Quỹ Đầu tư Viasa (Hong Kong) và Đại học Bristol (California) vừa thiết lập một quỹ học bổng tên Lửa Việt (Viet Flame) trị giá 500.000 USD trong tài khoá 2013 dành cho sinh viên Việt Nam khắp thế giới muốn theo đuổi hậu đại học dưới chương trình MBA tại ĐH Bristol ở California. Sinh viên có thể theo học tại cơ sở ở California hay học online tại bất cứ nơi nào trên thế giới.   Các điều kiện chính yếu gồm có:   1.  Có quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch khác nhưng sinh đẻ tại Việt Nam hay cha mẹ gốc gác từ Việt Nam.   2.  Đủ tiêu chuẩn để được ĐH Bristol nhận làm ứng viên MBA (hai tiêu chuẩn cơ bản là phải tốt nghiệp đại học và trình độ Anh ngữ).   3.  Viết 1 đề luận ít nhất là 500 chữ bằng Anh ngữ nói rõ lý do muốn theo đuổi tốt nghiệp MBA.   Năm 2013, Quỹ Lửa Việt sẽ có 40 suất học bổng toàn phần và bán phần trị giá từ 5.000 USD đến 25.000 USD mỗi suất theo sự lựa chọn của Ban Tuyển khảo.   Thành phần Ban Tuyển khảo gồm có:   – Giáo sư TS Robert Dalton, Chairman of Board of Trustees, ĐH Bristol.   – Giáo sư TS Linda Martinez, Phó Hiệu trưởng kiêm Giám đốc Học vụ, ĐH Bristol.   – Tiến sĩ Alan Phan, đại diện Quỹ Viasa.   Thời hạn nộp đơn xin học bổng: trước ngày 31-8-2013   Gởi về:   Email: [email protected]; hay [email protected]     Qua bưu điện: Bristol University, 2390 E Orangewood Ave (Suite 485), Anaheim, CA, 92806 USA, Attention: Scholarship For Vietnamese Students   Hỏi thông tin: liên lạc Mrs Joan Oanh DT Việt 0908 593 539 hay email: [email protected]; hoặc điện thoại qua Mỹ số 1 – 714 – 542 8086   Về Quỹ Đầu tư Viasa: Được thành lập và góp vốn tại Hong Kong vào năm 2002 bởi 3 gia đình, quỹ chuyên đầu tư về các dự án IT tại Trung Quốc. Quỹ nhỏ của tư nhân, không nhận cổ đông ngoài, hiện quản lý tài sản khoảng 90 triệu USD, với mức độ hoàn trái trung bình 11.6% mỗi năm. Web site: (www.viasafund.com)   Về Đại học Bristol: Được thành lập từ năm 1991 dưới tên Kensington College và đổi thành trường Đại học Bristol từ năm 2011. Đại học Bristol là một đại học hoàn chỉnh, đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng của một đại học chính thống Mỹ:   a. Kiểm định bởi ACICS, là cơ quan kiểm định lớn nhất Hoa Kỳ (gồm 1.000 trường thành viên) và là cơ quan kiểm định đầu tiên của Mỹ (thành lập từ 1912). ACICS là thành viên của CHEA, Hội đồng kiểm định toàn quốc bao gồm các đại học danh tiếng như Harvard, Yale…   b. Được Bộ Giáo dục Liên bang Hoa Kỳ cấp quy chế Title IV như các trường công lập… Sinh viên được trợ cấp tài chính theo chương trình Pell Grants hay Student Loan (Student Loan & Aid program by US Department of Education and Veteran Admiistration). Hằng năm, chính phủ Mỹ dành ngân sách 150 tỉ USD để giúp 15 triệu sinh viên.     d. Đại học BU đang mở rộng chương trình liên kết với các nước, theo đó các sinh viên các nước có thể chuyển tín chỉ và tiếp tục theo học vói BU. Sinh viên của BU cũng được chuyển tín chỉ để theo học các trường quốc tế khác.   Các chi tiết khác về thông báo này xin liên hệ về các địa chỉ trên hay [email protected]  

  Nguồn: gocnhinalan

Học Bổng Tiếng Hoa Của Bộ Giáo Dục Đài Loan Tại Việt Nam

I.Số lượng học bổng:

20 suất

II.Thời gian nhận học bổng:

1. Thời gian nhận học bổng: Mỗi ứng viên có thể xin học tiếng Hoa tại Đài Loan tối đa 12 tháng, tuy nhiên dựa theo nhu cầu của từng người có thể xin học 9 tháng, 6 tháng, 3 tháng, 2 tháng lớp hè (tháng 6-7 hoặc tháng 7-8).

2. Thời gian nhận học bổng trong năm: từ ngày 1 tháng 9 năm 2023 đến ngày 31 tháng 8 năm 2023, lớp Hè thời gian nhận học bổng từ 1 tháng 6 đến 31 tháng 8 năm 2023. Người nhận học bổng phải tuân thủ theo thời gian nhận học bổng đến Đài Loan đăng ký đúng hạn quy định. Trong thời gian đó người nhận học bổng không đến Đài Loan du học, đồng nghĩa với việc từ bỏ tư cách nhận học bổng, không được bảo lưu cho năm sau. Người nhận học bổng bắt đầu đăng ký học từ học kỳ (mùa) nào, thì trường sẽ căn cứ từ tháng đó phát tiền học bổng cho ứng viên.

III. Chế độ học bổng:

Tiền học bổng mỗi người có thể nhận mỗi tháng là 25,000 Đài tệ (khoảng 840 USD), người nhận học bổng phải xin học tại những Trung tâm tiếng Hoa được thành lập trong các trường Đại học theo quy định của Bộ Giáo dục Đài Loan (file đính kèm 1: Danh sách các Trung tâm tiếng Hoa của các trường Đại học Đài Loan). Trước ngày 10 hàng tháng, các Trung tâm tiếng Hoa sẽ dựa thời gian lên lớp cũng như thành tích học tập của sinh viên để phát tiền học bổng.

IV. Thời gian nộp hồ sơ xin học bổng:

Từ ngày 1 tháng 2 đến hết ngày 10 tháng 4 năm 2023.

V. Điều kiện xin học bổng:

Người xin học bổng phải là công dân Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam, đồng thời phải đáp ứng những điều kiện sau:

1. Đủ 18 tuổi, tốt nghiệp THPT trở lên, thành tích học tập khá, phẩm chất đạo đức tốt.

2. Chưa mang quốc tịch Trung Hoa Dân Quốc, và không phải là kiều bào của Trung Hoa Dân Quốc tại nước ngoài.

3. Chưa từng theo học học vị tại Đài Loan, hoặc chưa đăng ký học tiếng Hoa tại Đài Loan.

4. Trong thời gian nhận học bổng không được nằm trong diện trao đổi sinh viên giữa các trường Đại học Đài Loan và các trường nước ngoài.

5. Chưa từng nhận học bổng này hoặc học bổng Đài Loan

VI. Các giấy tờ cần thiết khi xin học bổng:

Người xin học bổng cần chuẩn bị những giấy tờ sau, gửi qua đường bưu điện hoặc trực tiếp mang đến nơi tiếp nhận hồ sơ theo đúng thời gian quy định:

1. Điền đầy đủ thông tin vào đơn xin “Học bổng tiếng Hoa Bộ giáo dục” ( dán kèm 1 ảnh 4×6 chụp trong 3 tháng gần nhất)

2. 1 bản photo giấy CMND hoặc hộ chiếu.

3. 1 bản photo bằng tốt nghiệp cao nhất và bảng điểm.

4. Chứng minh năng lực tiếng Hoa hoặc tiếng Anh (Bảng điểm Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ (TOCFL) cấp 1 trở lên hoặc bảng điểm tiếng Anh quốc tế).

5. 1 bản photo giấy thông báo nhập học của trung tâm tiếng Hoa của trường Đại học Đài Loan (hiện có 40 Trung tâm tiếng Hoa), (hoặc bản photo mẫu đơn xin nhập học của trung tâm tiếng Hoa).

6. Hai thư giới thiệu của giáo viên hoặc lãnh đạo nơi đang công tác.

VII. Nơi nộp hồ sơ:

Căn cứ vào hộ khẩu thường trú của người xin học bổng, gửi đến 1 trong 2 nơi sau đây:

1. Đối với những người có hộ khẩu từ Đà Nẵng trở ra Bắc (không bao gồm Đà Nẵng): Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam Địa chỉ: Lầu 5 tòa nhà HITC, số 239, đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04-38335501 Fax: 04-38335508

2. Đối với những người có hộ khẩu từ Đà Nẵng trở vào Nam (bao gồm Đà Nẵng) Nơi nộp hồ sơ:Trung tâm Dữ liệu Giáo dục Đài Loan, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Thành phố HCM Địa chỉ: Tầng 19 tòa nhà Flemington, 182 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11, TPHCM Điện thoại: 08-39651562 Fax: 08-39651563

VIII. Tiêu chí đánh giá:

Chủ yếu dựa vào

(1) Kế hoạch học tập

(2) Thành tích học tập

(3) Năng lực ngoại ngữ

(4) Thư giới thiệu

(5) Khả năng thể hiện khi phỏng vấn I

X. Tiến độ xét duyệt:

Thời gian nhận hồ sơ từ 1 tháng 2 đến ngày 10 tháng 4 năm 2023;

Tháng 4 đến tháng 5 tiến hành xét duyệt hồ sơ hoặc phỏng vấn;

Trước cuối tháng 5 công bố kết quả danh sách sơ tuyển;

Trước ngày 20 tháng 6, những sinh viên nằm trong danh sách sơ tuyển cần nộp giấy thông báo nhập học của trung tâm tiếng Hoa (nếu sinh viên nằm trong danh sách sơ tuyển không nộp giấy báo nhập học, sẽ không được tham gia xét tuyển) và các giấy tờ công chứng cần thiết (bằng tốt nghiệp và bảng điểm);

Trước cuối tháng 6 thông báo danh sách trúng tuyển chính thức đồng thời cấp giấy Chứng nhận học bổng tiếng Hoa Bộ giáo dục (Những ứng viên xin học bổng Hè 2 tháng, sẽ thông báo danh sách trúng tuyển sớm và phát giấy Chứng nhận học bổng). Trước cuối tháng 7 thông báo tham gia buổi tọa đàm về du học Đài Loan; tháng 8 làm visa, tự mua vé máy bay và chuẩn bị sang Đài Loan du học.

X. Những điều người nhận học bổng phải tuân thủ:

1. Người nhận học bổng phải tự xin vào học tiếng Hoa tại các trung tâm tiếng Hoa được thành lập trong trường Đại học theo quy định của Bộ giáo dục Đài Loan.

2. Mỗi tuần phải học ít nhất 15 giờ những môn bắt buộc, không bao gồm thăm các điểm văn hóa, diễn thuyết chuyên đề và những hoạt động tự học khác. Trong 1 tháng người học vắng học 12 giờ đối với những môn bắt buộc, sẽ bị ngưng cấp học bổng 1 tháng. Trong hai kỳ liên tiếp điểm trung bình thấp hơn 80 sẽ bị hủy tư cách nhận học bổng.

3. Đối với những người nhận học bổng trong thời gian 1 năm, người học phải học ít nhất trên một học kỳ (mùa) trong đợt nhập học đầu tiên, có thể dựa theo quy định của các trung tâm tiếng Hoa, sau khi xin được giấy báo nhập học có thể làm thủ tục chuyển trường. Trong thời gian nhận học bổng, chỉ được chuyển trường 1 lần. Đối với những người nhận học bổng dưới 1 năm, không được xin chuyển trường.

4. Phẩm chấm đạo đức, thành tích học tập và thời gian lên lớp của người nhận học bổng không phù hợp với quy định, sẽ ngừng cấp và hủy bỏ học bổng này. Tháng cuối cùng trong thời gian nhận học bổng nếu về nước sớm mà tháng đó giờ lên lớp thiếu vượt quá 12 giờ, thì người nhận học bổng phải trả lại tiền học bổng của tháng đó.

5. Đối với những người nhận học bổng với thời hạn trên 6 tháng, đều phải tham gia bảo hiểm y tế quốc gia. Trước khi tham gia loại bảo hiểm này, nên mua các loại bảo hiểm khác hoặc bảo hiểm tai nạn sinh viên, phí bảo hiểm Trung tâm ngoại ngữ sẽ trừ từ tiền học bổng.

6. Đối với ứng viên nhận học bổng từ 6 tháng trở lên, phải chuẩn bị giấy khám sức khỏe. Chi phí làm visa do ứng viên nhận học bổng tự chi trả.

7. Những ứng viên nhận học bổng 9 tháng trở lên, sau khi đến Đài Loan du học, phải tham gia Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ (TOCFL) từ cấp 3 (Cấp Tiến cấp) trở lên (lệ phí thi do người nhận học bổng tự chi trả), đồng thời trước khi kết thúc thời gian nhận học bổng 1 tháng phải nộp giấy chứng nhận đạt yêu cầu hoặc bảng điểm; người không nộp sẽ bị ngừng phát học bổng 1 tháng. Giấy chứng nhận hoặc bảng điểm này nếu nộp ngay tại thời điểm nộp hồ sơ xin học bổng, sau khi đến Đài Loan du học không cần tham gia lại kỳ thi này.

Ngày Hội Giáo Dục Canada Lần Thứ 11 Năm 2023 Tại Việt Nam

NGÀY HỘI GIÁO DỤC CANADA LẦN THỨ 11 NĂM 2023 TẠI VIỆT NAM NGÀY HỘI GIÁO DỤC CANADA 2023

Thành phố: Đà Nẵng, Việt NamThời gian: 16/10/2023, 16:00 – 20:00Địa điểm: Khách sạn Novotel, 36 Bạch Đằng

Thành phố: Hà Nội, Việt NamThời gian: 19/10/2023, 09:00 – 15:00Địa điểm: Khách sạn Melia Hà Nội, 44B Lý Thường Kiệt

Thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Thời gian: 20/10/2023, 09:00 – 16:00Địa điểm: Trung tâm hội nghị Gem Center, 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1

Đối tượng: Học sinh ở mọi cấp bậc, phụ huynh, giáo viên

Vào cửa tự do

120 cơ sở giáo dục trên khắp Canada sẽ tham dự Ngày Hội Giáo Dục Canada lần thứ 11, năm 2023 được tổ chức bởi Tổng Lãnh Sự Quán Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đại Sứ Quán Canada tại Hà Nội. Đại diện cho các bậc học khác nhau từ mẫu giáo đến lớp 12, cao đẳng và đại học, và chương trình ngôn ngữ, đây là các cơ sở giáo dục Canada với những chương trình hàng đầu thế giới, đáp ứng nhu cầu học tập của các học sinh, sinh viên ưu tú nhất.

Các ngày hội giáo dục được mở cửa rộng rãi cho công chúng tại khách sạn Novotel Đà Nẵng vào ngày 16/10 từ 16:00 đến 20:00, tại khách sạn Melia Hà Nội vào ngày 19/10 từ 9:00 đến 15:00, và tại trung tâm hội nghị Gem Center thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/10 từ 9:00 đến 16:00.

Các ngày hội giáo dục mở cửa tự do cho công chúng vào tham quan.

Học sinh, sinh viên và quý phụ huynh quan tâm đến giáo dục Canada sẽ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với đại diện các trường Canada, tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về hệ thống giáo dục Canada, các cơ hội học bổng và quy trình nộp hồ sơ xin visa du học thông qua các buổi hội thảo được trình bày bởi đại diện Tổng Lãnh Sự Quán Canada.  

Ban tổ chức thân mời các giáo viên, đơn vị tư vấn du học, học sinh, sinh viên và quý phụ huynh đến tham dự các ngày hội giáo dục và tìm hiểu về các cơ hội học tập phong phú tại Canada. Để biết thêm thông tin chi tiết về sự kiện bằng tiếng Việt, vui lòng truy cập website http://www.giaoduccanada.org/.

Chương Trình Đà Nẵng – Thứ Tư, 16/10/2023Khách sạn Novotel – 36 Bạch Đằng

16:00 – 20:00: Ngày hội giáo dục mở cửa cho công chúng vào tham quan:

Gặp gỡ đại diện của 50 cơ sở giáo dục Canada

Tham dự các buổi hội thảo thông tin

Tìm thông tin học bổng

Giao lưu với cựu du học sinh

Chương trình hội thảo17:30 – 18:30:  Hội thảo Visa du họcBộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada trình bày

Hà Nội – Thứ Bảy, 19/10/2023 Khách sạn Melia Hanoi – 44B Lý Thường Kiệt

09:00 – 15:00: Ngày hội giáo dục mở cửa cho công chúng vào tham quan:

Gặp gỡ đại diện của hơn 90 cơ sở giáo dục Canada

Tham dự các buổi hội thảo thông tin

Tìm thông tin học bổng

Giao lưu với cựu du học sinh

Chương trình hội thảo

10:00 – 11:00:  Hội thảo Visa du họcBộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada trình bày

11:00 – 11:30:  Hội thảo giới thiệu “Học tập tại Canada”Bộ Phận Thương Vụ – Tổng Lãnh Sự Quán Canada trình bày

13:00 – 14:00:  Hội thảo Visa du họcBộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada trình bày

Thành phố Hồ Chí Minh – Chủ Nhật, 20/10/2023Trung tâm hội nghị GEM Center, 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1

09:00 – 16:00: Ngày hội giáo dục mở cửa cho công chúng vào tham quan:

Gặp gỡ đại diện của hơn 110 cơ sở giáo dục Canada

Tham dự các buổi hội thảo thông tin

Tìm thông tin học bổng

Giao lưu với cựu du học sinh

Chương trình hội thảo

10:00 – 11:00:  Hội thảo Visa du họcBộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada trình bày

11:00 – 11:30:  Hội thảo giới thiệu “Học tập tại Canada”Bộ Phận Thương Vụ – Tổng Lãnh Sự Quán Canada trình bày

13:00 – 14:00:  Hội thảo Visa du họcBộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada trình bày

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG THAM DỰ

Trường Trung Học

Abbotsford School District (British Columbia)

Alexander Academy (British Columbia)

Amberson High School (Ontario)

Battle River School Division (Alberta)

Birmingham International Collegiate of Canada (Ontario)

Bodwell High School (British Columbia)

Braemar College (Ontario)

Brookes Westshore (British Columbia)

Burnaby School District (British Columbia)

Calgary Board of Education (Alberta)

Central Québec School Board (Québec)

Columbia International College (Ontario)

Coquitlam School District (British Columbia)

Delta School District (British Columbia)

Glenlyon Norfolk School (British Columbia)

Great Lakes College of Toronto (Ontario)

Greater Victoria School District (British Columbia)

J. Addison School (Ontario)

Langley School District (British Columbia)

London International Academy (Ontario)

Maple Ridge-Pitt Meadows SD42 (British Columbia)

Nanaimo Ladysmith Public Schools (British Columbia)

Newfoundland and Labrador English School District (Newfoundland and Labrador)

Nova Scotia International Student Program (Nova Scotia)

Pembina Trails School Division (Manitoba)

Queen Margaret’s School (British Columbia)

Richmond School District (British Columbia)

Southern Ontario Collegiate (Ontario)

St. George Academy (Ontario)

St. John’s Academy (British Columbia)

Surrey Schools in Metropolitan Vancouver (British Columbia)

Thames Valley District School Board (Ontario)

The University of Winnipeg Collegiate (Manitoba)

Urban International School (Ontario)

Vancouver School Board (British Columbia)

West Vancouver Schools (British Columbia)

York Region District School Board (Ontario)

Cao Đẳng/Học Viện/Cégeps

Alexander College (British Columbia)

Algonquin College (Ontario)

Bow Valley College (Alberta)

British Columbia Institute of Technology (BCIT) (British Columbia)

Canadian College (British Columbia)

Canadore College (Ontario)

CDI College (British Columbia)

Centennial College of Applied Arts and Technology (Ontario)

Coast Mountain College (British Columbia)

College of New Caledonia (British Columbia)

Columbia College (British Columbia)

Confederation College (Ontario)

Douglas College (British Columbia)

Fanshawe College (Ontario)

Fleming College (Ontario)

George Brown College (Ontario)

Georgian College (Ontario)

Hanson International Academy (Ontario)

Holland College (Prince Edward Island)

Humber College Institute of Technology and Advanced Learning (Ontario)

ILAC International College (Ontario)

Lambton College (Ontario)

Langara College (British Columbia)

LaSalle College (Québec)

Manitoba Institute of Trades and Technology (MITT) (Manitoba)

Mohawk College (Ontario)

New Brunswick Community College (New Brunswick)

Niagara College Canada (Ontario)

North Island College (British Columbia)

Northern Lights College (British Columbia)

Saskatchewan Polytechnic (Saskatchewan)

Sault College (Ontario)

Seneca College (Ontario)

Sheridan College Institute of Technology and Advanced Learning (Ontario)

Southern Alberta Institute of Technology (Alberta)

Sprott Shaw College (British Columbia)

St. Lawrence College (Ontario)

Vancouver Community College (British Columbia)

Vancouver Film School (VFS) (British Columbia)

Đại Học

Algoma University (Ontario)

Brock University (Ontario)

Cape Breton University/International Centre for EAP – Nova Scotia (Nova Scotia)

Concordia University (Québec)

Dalhousie University (Nova Scotia)

Fairleigh Dickinson University Vancouver Campus (British Columbia)

Fraser International College (British Columbia)

Kwantlen Polytechnic University (British Columbia)

Lakehead University (Ontario)

Laurentian University (Ontario)

MacEwan University (Alberta)

Mount Allison University (New Brunswick)

Mount Saint Vincent University (Nova Scotia)

New York Institute of Technology-Vancouver Campus (British Columbia)

Nova Scotia College of Art and Design (Nova Scotia)

Ontario Tech University (Ontario)

Queen’s University (Ontario)

Ryerson University (Ontario)

Saint Mary’s University (Nova Scotia)

St. Francis Xavier University (Nova Scotia)

St. Thomas University (New Brunswick)

 The University of British Columbia (British Columbia)

Trent University (Ontario)

 University of Alberta (Alberta)

University of Calgary (Alberta)

University of Guelph (Ontario)

University of Lethbridge (Alberta)

University of Manitoba (Manitoba)

University of Manitoba & ICM (Manitoba)

University of New Brunswick (New Brunswick)

University of Prince Edward Island (UPEI) (Prince Edward Island)

University of Saskatchewan (Saskatchewan)

University of the Fraser Valley (British Columbia)

University of Victoria (British Columbia)

University of Windsor (Ontario)

University of Winnipeg (Manitoba)

Vancouver Island University (British Columbia)

York University/ YUELI (Ontario)

Yorkville University/ Toronto Film School (Ontario)

Học Viện Ngôn Ngữ

Académie Linguistique Internationale (Québec)

East Coast Language College (Nova Scotia)

Halifax Language Institute of Canada (Nova Scotia)

Chính Quyền Tỉnh Bang/Hiệp Hội

Canadian Accredited Independent Schools (CAIS)

 EduNova (Nova Scotia)

Cập nhật thông tin chi tiết về Quỹ Giáo Dục Việt Nam Vef: Chất Xúc Tác Cho Quá Trình Đổi Mới Tại Việt Nam trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!