Xu Hướng 3/2023 # Nước Mỹ Phiêu Lưu Ký: Hồi Ức Du Học Mỹ Qua Lời Một Du Học Sinh # Top 6 View | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nước Mỹ Phiêu Lưu Ký: Hồi Ức Du Học Mỹ Qua Lời Một Du Học Sinh # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Nước Mỹ Phiêu Lưu Ký: Hồi Ức Du Học Mỹ Qua Lời Một Du Học Sinh được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chương 2: Bước chuẩn bị đầu tiên: tìm trường và tìm ngành

Cái lần đầu tiên chủ thớt thật sự nghĩ đến ngành mình học không phải là lúc chủ thớt qua Mỹ, cũng không phải là lúc đón tân sinh viên mới. Chủ thớt chỉ thật sự nghĩ về ngành mình học vào… năm 3 khi mà chủ thớt bị ăn những con điểm C, D liên tục và bị môn kinh tế đút hành thay cơm. Lúc đó chủ thớt đã tự hỏi: rốt cục mình học ngành này làm gì ?

Cho đến tận ngày nay, chủ thớt vẫn không biết tại sao mình lại lựa chọn ngành kinh tế. Và chủ thớt không biết làm sao mình sống sót và tốt nghiệp với bằng kinh tế và xác suất thống kê sau năm nay trầy trật. Nhưng có một điều chủ thớt biết rõ: rất nhiều người không có khái niệm ra trường học ngành gì. Nhiều người chủ thớt gặp đi theo những ngành như kinh tế, kinh doanh, kỹ thuật, hay kỹ sư đơn giản vì “ai cũng đi ngành này” hay “ba mẹ bảo nên đi”. Kết quả họ ra đời với một tấm bằng trên tay và không biết mình sẽ làm gì với tấm bằng này.

Quyết định ngành là vô cùng quan trọng, và cũng không hề dễ đặc biệt với du học sinh quốc tế. Trong khi học sinh Mỹ từ những năm cấp 3 hay thậm chí là cấp 1 đã được định hướng nghề nghiệp với những buổi tiếp xúc với những người đi trước do trường tổ chức hay những ngày “đem con bạn đến chỗ làm” do các công ty tổ chức thì học sinh Việt Nam không được ai hướng dẫn mình nên làm ngành gì. Mà nếu có những buổi hướng nghiệp thì chủ thớt e là những người hướng nghiệp cũng không biết họ đang nói cái gì. Đơn cử khi chủ thớt đi một buổi hướng nghiệp của một trường đại học ở thành phố HCM, họ không thể phân biệt cho chủ thớt đâu là kế toán đâu là kiểm toán và còn hồn nhiên bảo chủ thớt hai ngành đó tương tự nhau. Chính vì vậy khi học sinh Việt Nam sang Mỹ du học, nhiều bạn chỉ biết đi theo số đông, không hề biết thật sự mình muốn gì và mình giỏi gì. Chủ thớt đã gặp nhiều sinh viên chân ướt chân ráo qua không biết mình muốn đi ngành gì, hay đi ngành nhất định vì những lựa chọn rất ngu ngơ, viễn vông. Lấy ba ví dụ:

-Khi chủ thớt lên đại học, nhà trường cử một sinh viên năm 4 đến nói chuyện với tân sinh viên. Sinh viên này, một cách tự hào , tuyên bố là mình đã đi học năm 4 và vẫn chưa biết học ngành gì và vẫn đang lấy các lớp khác nhau để xem mình đam mê gì. Và vị tiền nhiệm đáng kính này còn có gan bảo các tân sinh viên “hãy thoải mái và tự do lựa chọn, theo đuổi đam mê”.

-Một con bé sinh viên khóa dưới của chủ thớt đi ngành Economics (kinh tế), vì nhỏ nghĩ là ngành này sẽ dạy nhỏ cách mở cửa hiệu làm ăn và kiếm được tiền.

-Một con bé khác đi học ngành tiền Luật (pre-Law) với hi vọng làm luật sư ở Mỹ, một điều vô cùng khó nếu như bạn không phải a/Người Mỹ b/ Vô cùng giỏi và c/Quen biết người trong đoàn luật sư (còn gọi là Bar)

Một điều mà chủ thớt hay nghe mọi người nói chính là “Cứ qua Mỹ trải đời, cứ học từ từ rồi kiếm được cái gì thích thì theo đuổi”. Xin thưa đó là lý do tại sao vô số học sinh bị văng khỏi Mỹ: họ phung phí quá nhiều tiền, thời gian để đi tìm cái mình thích để rồi khi phải đối diện với quá nhiều lựa chọn thì họ không biết mình thích cái gì và không thể chọn được. Họ mắc kẹt nhiều năm trời để rồi đốt hết tiền bạc, sức lực, tuổi trẻ. Những học sinh du học (hay ngay cả học sinh đại học Mỹ) thành công luôn biết rõ họ muốn cái gì trước khi nhảy vào đại học và kiên trì theo đuổi đến cùng. Dĩ nhiên, việc lựa chọn ngành không hề dễ do nhiều ngành ở nước ngoài không có khái niệm rõ rệt như ở Việt Nam. Vậy bạn có thể làm gì để chuẩn bị ?

1- Đọc nhiều sách. Ở nước ngoài có bán rất nhiều sách về hướng dẫn chọn ngành. Không phải cuốn nào cũng tốt, nhưng một số cuốn như của Princeton Review có thể tạm gọi là uy tín. Nếu đã thấy một ngành nào đó khá hợp thì hãy tìm thử một cuốn giáo trình thuộc chuyên ngành đó và đọc. Nếu bạn thấy mình hiểu và thích thú thì xin chúc mừng đó có thể là chuyên ngành bạn muốn. Nếu không thì cứ tìm thử chuyên ngành khác. Nhưng dù thích thú hay không thích thú thì bạn vẫn phải điều tra bước thứ hai đó là.

3-Tìm người đi trước. Người đi trước luôn là nguồn kinh nghiệm rất tốt cho bạn do họ đã từng trải và biết những thứ đen tối mà không ai đem in vào sách. Hỏi họ kinh nghiệm, hỏi họ đường đi nước bước, và họ sẽ cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Dĩ nhiên bạn không nên tin hết vào họ mà phải ra quyết định cho riêng mình.

Một khi đã xác định ngành nghề, điều thứ hai bạn phải làm, đó chính là chọn trường. Điều quan trọng nhất là đừng chọn trường hùa theo người khác. Tìm nhiều sách đọc vào, xem thử các trường có các yếu tố gì hay. Đừng dựa vào bảng xếp hạng chung chung mà hãy dựa vào bảng xếp hạng các trường theo ngành. Thí dụ Harvard có thể là cái tên vô cùng nổi, nhưng bạn có biết học sinh học kế toán ở Harvard bị cho là kém hơn học sinh học kế toán từ đại học Illinois Urbana Champaign ? Hay bạn có thể nghe nhiều về trường UCLA mà bạn không biết rằng trường này thua mọi mặt so với University of Michigan tại Ann Arbor ? Để lựa chọn trường, bạn phải xem các yếu tố như:

1/Ngành học của bạn trường có dạy hay không ? Và trường có mạnh ngành này hay không ? Trường có cơ hội cho bạn thực tập không ? Ví dụ, nếu bạn học ngành kỹ thuật thì trường có nhiều phòng thí nghiệm và các đề án để bạn xin vào làm hay không ? Nếu bạn học kinh tế – thương mại thì trường có các start up, các quỹ hỗ trợ học sinh, các case study cho bạn thử tài không ? Nếu như ngành bạn cần phải học lên cao, thí dụ như nếu bạn chọn đi khoa học kỹ thuật, thì hãy xem thử trường bạn nộp đơn có trường cao học không ? Và nếu có thì trường cao học đó có mạnh không ? Thông thường học sinh nộp từ đại học lên cao học trong cùng một hệ thống sẽ có cơ hội cao hơn nhiều nếu nộp bên ngoài hệ thống.

2/Trường có hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ giảng dạy tốt để hỗ trợ học sinh hay không ? Tỉ lệ giáo viên trên học sinh bao nhiêu ? Đây là yếu tố nhiều người bỏ qua nhưng thực tế vô cùng quan trọng: tỷ lệ học sinh trên giáo viên thấp đồng nghĩa là bạn có nhiều cơ hội để tìm kiếm giáo sư và xin giúp đỡ trong việc học hành. Nhiều du học sinh cứ nghĩ mình là nhất không cần giáo viên, đến khi học lên các lớp năm cuối thì ăn hành ngập mồm, bị đuối mà không có ai chỉ dạy nên bị rớt và nợ môn. Hơn nữa, tỷ lệ sinh viên/ giáo sư thấp cũng cho phép bạn có cơ hội tiếp cận, làm quen với giáo sư. Thông qua các giáo sư bạn có thể sẽ được tiến cử làm trợ giảng hay làm đề án dưới sự chỉ đạo của các giáo sư. Đối với những người học các ngành khoa học thì đây là một danh dự rất lớn và sẽ làm hồ sơ bạn rất mạnh khi xin việc hoặc xin học bổng. Nếu không giáo sư vẫn có thể viết thư giới thiệu cho bạn, một lợi thế rất lớn khi đi xin việc. Sau này chủ thớt sẽ kể sâu hơn trong một chuyên mục riêng về vấn đề giáo sư và trợ giảng.

3/Mạng lưới cựu học sinh trường có mạnh không ? Trường có quen biết các công ty lớn hay gần các thành phố lớn để giúp học sinh tăng khả năng tìm được việc hay không ?

4/Trường có an toàn hay không, vị trí trường thế nào ? Chi phí học tập, sinh hoạt ra sao ? Điều kiện thời tiết thế nào ? Chủ thớt từng khinh thường những yếu tố đó và kết quả mém sml, còn sml ra sao thì trong chuyên mục sau chủ thớt sẽ giải thích.

Để giúp đỡ bạn trong việc chọn trường, bạn có thể dùng các nguồn trên mạng. Hiện tại có rất nhiều nguồn khác nhau, nhưng những trang thường được dùng nhất bởi học sinh là:

US Newshttps://www.usnews.com/best-colleges…l-universities

QS Top Universitieshttps://www.topuniversities.com/university-rankings

Times Higher Educationhttps://www.timeshighereducation.com…asc/cols/stats

Nếu các bạn đã ngốn hết đống chữ này thì có lẽ giờ các bạn đã phát ngấy với viễn cảnh du học bên Mỹ. Để giúp các bạn túm cái váy lại, chủ thớt sẽ giới thiệu tên của một số trường mà chủ thớt nghĩ các bạn nên để tâm khi nộp đơn. Theo kinh nghiệm xương máu của chủ thớt, đây là những trường lớn, có thể coi là lựa chọn an toàn cho những ai có ý định du học. Dĩ nhiên các anh em giàu kinh nghiệm hơn có thể có ý kiến riêng của mình. Lưu ý đây là các University, không phải là Liberal Art college. Vấn đề liberal art college rất là nhập nhằng và khi nào đủ tư liệu về nó chủ thớt sẽ viết cho các anh em có nhu cầu

Dành cho những người siêu giỏi: University of Chicago, University of Pennsylvania, Columbia University, UC Berkeley (chỉ chọn trường chính ở Berkeley), Stanford, Caltech, MIT, Northwestern University

Dành cho những người giỏi: University of Washington, University of Illinois at Urbana Champaign, University of Michigan (chỉ chọn trường Ann Arbor, bỏ qua hai trường ở Flint và Dearborn), University of Texas Austin, Boston University, Boston College, University of Minnesota, University of Virginia, University of North Carolina (chỉ chọn trường Chapel Hill)

Dành cho người có học lực khá: UC Davis, UC San Diego, UC Irvine, Northeastern University, Indiana University (chọn trường ở Bloomington)

Dành cho những người cần tìm trường an toàn, bao đậu: San Jose State university, Ohio State University, Michigan State university

Trong kỳ kế tiếp, chủ thớt sẽ dẫn dắt mọi người qua mớ hầm bà lằng thứ hai, đó chính là quá trình nộp đơn và những gì cần chuẩn bị. Và chủ thớt cũng sẽ giới thiệu với các bạn những mẹo khốn nạn và vô số các bất công mà chủ thớt đã gặp phải trong quá trình đi kiếm trường của mình.

Originally Posted by minhthuan793

Không được bác ơi, lộ info chết. Cái chủ thớt kể cũng nhiều chuyện kín, bí mật, nói ra bị phát hiện thì chỉ có tiêu chủ thớt. Thế giới này nhỏ lắm, sorry

Một Nước Nga Tươi Đẹp, Nồng Hậu Trong Ký Ức Du Học Sinh Việt

Trong những buổi gặp mặt, mọi người cùng uống rượu vodka Nga, ăn những món ăn Nga, nghe và hát những bài dân ca Nga quen thuộc.

Họ đều có điểm chung là rất yêu mến nước Nga, con người Nga và quý trọng những gì mà nước Nga đã cho họ.

Tình yêu không vơi cạn

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Mai, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Vinh, từng du học ở Liên Xô 6 năm (giai đoạn 1968-1974). Sau khi về nước, ông còn tiếp tục tham gia nhiều khóa học khác, đi nhiều nước nữa trên thế giới nhưng để lại trong ông dấu ấn sâu đậm nhất vẫn là thời gian sống và học tập ở nước Nga.

Thời gian qua đi nhưng tình yêu của ông với nước Nga, với những người Nga có tình cảm nồng ấm, đôn hậu vẫn mãi còn vẹn nguyên như thủa ban đầu.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Mai, cũng như nhiều thanh niên khác, khi đặt chân đến nước Nga không khỏi choáng ngợp trước Quảng trường Đỏ, điện Kremlin, trường Đại học Lomonosov và nhìn thấy bầu trời mùa Thu Nga cao xanh với sắc vàng rực rỡ.

Lắng đọng trong trái tim những người Việt Nam đã từng sống, học tập ở Nga còn là tính cách của người dân Nga với sự gần gũi, ấm áp và rất chân tình.

Lưu học sinh Việt Nam thời đó không chỉ được học tiếng Nga, công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến mà còn hiểu sâu sắc về nền văn hóa, lịch sử về đất nước và con người Nga với biết bao chiến công oai hùng trong lịch sử. Bởi thế, dù chỉ một lần đến với nước Nga, thật khó có ai cầm lòng được khi rời xa nơi đó.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Mai bồi hồi, ngày đó đất nước đang chiến tranh ở cả hai miền, ông cùng nhiều thanh niên khác được đi du học để sau này khi đất nước thống nhất trở về xây dựng quê hương. Vì thế, khi sang nước bạn, việc học tập được ông cùng mọi người đặt lên hàng đầu.

Ngoài việc học thật tốt, thì trong tâm niệm của những du học sinh thời bấy giờ là dù ở đâu, làm bất cứ việc gì trên đất bạn cũng phải thể hiện là những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam anh hùng, dân tộc kiên cường, bất khuất và yêu chuộng hòa bình.

Ở Liên Xô thời bấy giờ, dù có hàng vạn sinh viên của hàng chục nước trên thế giới đến du học, nhưng những sinh viên Việt Nam bao giờ cũng được yêu mến, bao bọc đặc biệt. Sự quý mến của người Nga được thể hiện theo nhiều hình thức và họ luôn dành sự chân thành, bao dung và lòng quý trọng vói các du học sinh Việt Nam.

Ấn tượng nhất đối với tiến sỹ Mai lúc bấy giờ là thường xuyên được các bạn sinh viên người Nga mời đến các cơ sở để nói về cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Đi đến đâu, ông đến đâu cũng được bạn tiếp đón niềm nở, kính trọng như thể các du học sinh vừa đánh Mỹ chiến thắng trở về.

Ở Nga có phong tục đón khách quý bằng bánh mì và muối. Những lần du học sinh Việt Nam đến thăm, người Nga không chỉ đón với nghi thức bánh mì và muối mà họ còn xếp hàng, tay cầm cờ Việt Nam, cờ Liên Xô và hô vang “Việt Nam anh hùng!”

Thời gian đó, hầu như ở bất kỳ thành phố nào của Liên bang Xô Viết, nơi có du học sinh Việt Nam học tập, sinh sống, đều có những bà mẹ Nga tự nhận mình là mẹ của sinh viên Việt Nam. Những bà mẹ Nga luôn chăm sóc tận tình các du học sinh Việt Nam.

Những du học sinh Việt Nam hiểu rằng tình cảm, sự yêu thương và kính trọng mà du học sinh Việt Nam nhận được ngoài sự cố gắng của bản thân các du học sinh thì trong đó còn chứa cả máu, nước mắt và sự hy sinh của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất.

Các du học sinh đã cố gắng hết sức để học tập, gương mẫu trong cuộc sống, đúng mực trong cư xử để bạn hiểu về Việt Nam, xây đắp tình hữu nghị chân thành, quý trọng giữa con người với con người, giữa hai dân tộc dù có khác về màu da và ở cách xa nhau nửa vòng Trái Đất.

Tình yêu của tiến sỹ Nguyễn Xuân Mai đối với nước Nga còn có điểm đặc biệt bởi chính trong thời gian học tập ở nước bạn, ông đã có mối tình đầu và sau đó là gia đình nhỏ hạnh phúc. Cô con gái đầu lòng của vợ chồng ông chào đời đúng vào ngày 7/11 đã được ông đặt tên là Phương Nga.

Luôn mong ngày gặp lại

Năm 1983, mới “chân ướt chân ráo “gia nhập vào Xí nghiệp Thủy lợi 24 (Bộ Thủy lợi), anh Lưu Đức Hạnh, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) được Bộ Thủy lợi cử sang làm công nhân sản xuất của Nhà máy sản xuất máy kéo ở vùng Antai thuộc Siberia.

Thời điểm đó, có khoảng gần 700 người Việt Nam cũng đang làm việc tại Nhà máy.

Đến Liên Xô lúc đó, Lưu Đức Hạnh chăm chỉ, cần cù học tập và làm việc. Khi sang nước bạn, anh Hạnh cùng một số đồng nghiệp khác được nước bạn bố trí chỗ ăn, nghỉ, sau đó được học tiếng, học nghề và bố trí làm việc.

Khoảng thời gian 6 năm ở nước Nga đầy ắp những kỷ niệm khó quên bởi ở đó, anh Hạnh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật, học cách làm việc chuyên nghiệp và đặc biệt là ấn tượng sâu đậm với tính cách con người Nga nồng hậu, hiếu khách.

Qua các thông tin, các đồng nghiệp ở Nga đã biết và hiểu về cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Việt Nam và những hy sinh mà nhân dân Việt Nam phải chịu đựng.

Các đồng nghiệp người Nga đã tạo điều kiện tốt nhất để những người công nhân như anh Hạnh học tập và rèn luyện tốt, tiếp thu những kiến thức khoa học, kỹ thuật để sau này về phục vụ cho Tổ quốc.

Sau này, khi trở về Việt Nam, do công nghiệp chưa phát triển, những kiến thức mà Lưu Đức Hạnh học tập và làm việc ở Nhà máy sản xuất máy kéo ở nước bạn chưa được áp dụng.

Anh Hạnh cùng vợ (cũng từng là công nhân Nhà máy sợi ở Maskva) đã quyết định mở Công ty hoa hiếu hỷ tổng hợp làm để làm kế sinh nhai.

Thế nhưng, anh Hạnh khẳng định, vốn liếng và kiến thức trong những năm học tập, làm việc ở nước bạn là nền tảng, bước đệm để vợ chồng anh nỗ lực vươn lên lập nghiệp.

Học hỏi được từ những người bạn Nga về nguyên tắc làm việc có kỷ luật, lao động nghiêm túc, làm ra làm, chơi ra chơi, vợ chồng anh chị Hạnh đã áp dụng vào cuộc sống và công việc kinh doanh hiện tại.

Anh Hạnh tâm sự: “Suốt cả tuổi thanh xuân, vợ chồng tôi đã từng ở nước Nga. Hy vọng trong một ngày không xa, gia đình nhỏ của chúng tôi sẽ trở lại nước Nga, thăm lại những người bạn giàu lòng nhân ái, những địa danh đầy ắp kỷ niệm của chúng tôi.”/.

Bích Huệ (TTXVN/Vietnam+)

Sự Thật Nghiệt Ngã Về Nước Mỹ Qua Lời Kể Của Du Học Sinh Trung Quốc

Tôi đã ở Mỹ rất lâu rồi, và tôi thật sự lấy làm hối hận vì đã đến đây. Người Trung Quốc chúng ta đã bị giới truyền thông phương Tây biến thành những kẻ ngốc khi tin rằng Mỹ là một quốc gia phát triển. Tôi đã ôm ấp niềm hy vọng được học tập nền khoa học hiện đại của người Mỹ để trở về phục vụ quê hương, vì thế tôi đã đi đến cùng trời cuối đất chỉ để được đặt chân lên cái xứ sở “siêu cường” này. Nhưng hỡi ôi, kết quả thật đáng thất vọng!

1. Công nghiệp

Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê nông nghiệp khổng lồ chậm phát triển. Hồi trung học, thầy cô dạy chúng ta rằng nền công nghiệp càng phát triển thì môi trường tự nhiên càng bị hủy hoại. Ví như ở các thành phố công nghiệp bạn sẽ thấy không đâu là không có ống khói, các nhà máy lớn, và bụi bặm thì ở khắp mọi nơi. Đó mới thực là biểu tượng của công nghiệp hóa!

Nhưng còn Mỹ? Bạn sẽ chẳng thể tìm đâu ra cái ống khói nào, thậm chí nếu bạn có nhìn thấy một vài cái tí ti thì đó chỉ là trang hoàng cho nhà cửa mà thôi. Thay vào đó là các dòng sông và hồ nước trong vắt, cũng không hề có nhà máy giấy hay lò luyện gang thép đóng ở bờ sông. Không khí trong lành là biểu tượng của xã hội nguyên thủy. Vậy mà nước Mỹ thậm chí còn không có lấy một dấu vết của nền công nghiệp hóa!

2. Kinh tế

Người Mỹ mờ tịt về kinh tế. Các xa lộ vươn ra tất cả mọi hướng, cứ như là đến tận cùng các làng mạc xa xôi, vậy mà hầu như chẳng có lấy một trạm thu phí nào! Thật là lãng phí một cơ hội kinh doanh béo bở! Ước gì tôi có thể xây vài cái trạm thu phí, và chỉ trong dăm bữa nửa tháng là kiếm đủ tiền để mua cả một biệt thự nhìn ra Đại Tây Dương. Không những thế, bên lề đường cao tốc bạn sẽ thấy các hồ nước yên ả. Chính phủ còn để mặc cho các loài chim tự do vẫy vùng và “giải quyết nỗi buồn” ở bất cứ chỗ nào chúng muốn, vậy mà lại bỏ qua cơ hội kinh doanh vườn cảnh để kiếm thêm thu nhập. Rõ ràng là người Mỹ không có tí đầu óc kinh doanh nào cả.

3. Xây dựng

Trình độ xây dựng ở nước Mỹ thật quá thô sơ. Ngoài những gì bạn thấy ở vài thành phố lớn, không hề có khối bê tông cốt thép bệ vệ hay các tòa nhà chọc trời nào cả… Khó có thể tin rằng nước Mỹ không có tòa nhà bê tông nào. Hầu hết tất cả đều làm bằng gỗ và một vài vật liệu kỳ lạ khác. Thử nghĩ xem, đến giờ mà vẫn còn dùng gỗ để xây nhà thì trình độ kiến trúc của những người ngoại quốc này còn thua xa thời trước Đại Thanh. Mà đó là thời phong kiến!

4. Văn hóa

Tư duy của người dân Mỹ thật ngây thơ và lạc hậu. Ngay khi vừa đến Mỹ, tôi thuê một chiếc xe đẩy hành lý có giá 3 Đô-la. Bởi tôi không có tiền lẻ, một người Mỹ đã trả tiền thay tôi, và vì thấy tôi lỉnh kỉnh hành lý nên họ đã giúp tôi chất đồ lên xe. Người này còn mở cửa cho tôi và hỏi xem tôi cần giúp đỡ gì không. Ở Trung Quốc cũng từng có tấm gương Lôi Phong hồi thập kỷ 50, 60, giờ thì chúng ta cho rằng cái việc đó thật là lạc hậu! Hồi đó con người sống giả nhân giả nghĩa, nhưng giờ thì chúng ta không còn như thế nữa. Chúng ta làm mọi việc mà không thèm giấu giếm, đó mới là hiện đại chứ! Vì thế, suy nghĩ của người Mỹ tụt hậu so với chúng ta biết bao nhiêu là thập kỷ, và cũng chẳng có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ đuổi kịp chúng ta.

5. Ẩm thực

Người Mỹ không biết cách thưởng thức thịt thú rừng. Một buổi tối khi tôi đang lái xe cùng hội bạn tới một thành phố nọ, bỗng ở đâu vài con hươu sao đột nhiên nhảy ra. Đứa bạn tôi ngay lập tức thắng phanh và quẹo xe để tránh tai nạn. Hiển nhiên là những việc như thế này vẫn xảy ra thường xuyên, bởi đụng độ với một con hươu thì cũng đủ mất toi một cái xe. Thế mà chính quyền không biết làm cách nào để xử lý cơ đấy… Người Mỹ thật sự không biết ăn thịt thú rừng, họ thậm chí còn không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng nữa là nói đến chuyện được nếm miếng thịt hươu thơm ngon và bán sừng hươu để kiếm hời! Người Mỹ vẫn chung sống với lũ động vật hoang dã ấy hàng ngày, thậm chí còn đề ra các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã. Thật đúng là cái xã hội nguyên thủy hết chỗ nói!

6. Phong cách

Người Mỹ không hiểu thế nào là tự trọng. Các giáo sư đại học Mỹ không có dáng vẻ gì cả; họ còn không có tí phong thái nào để được phân biệt là bậc học giả. Mọi người nói rằng Giáo sư D cực kỳ nổi tiếng về môn tâm lý học, thế mà trong lúc nghỉ giữa giờ ông chỉ ăn bánh quy cùng với các sinh viên trong văn phòng của mình, nói chuyện phiếm về bộ phim “21” và về diễn viên Chương Tử Di. Ông ấy không có bất kỳ cái vẻ học giả nào khiến tôi thật sự thất vọng ê chề. Còn nữa, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ không bao giờ đề học vị “Tiến sĩ” lên danh thiếp của họ. Họ còn không biết làm thế nào để khoe khoang địa vị của mình. Những ai được giáo sư này dạy dỗ hẳn sẽ không biết cách tạo dáng nếu như họ làm quan chức chính phủ… Có vẻ như chỉ có quan chức Trung Quốc mới biết làm cách nào để khiến người ta nể sợ, ngay cả một ông chủ nhỏ ở quê tôi thì vẫn còn bệ vệ hơn cả Tổng thống Mỹ. Chẳng trách vì sao người ta nói rằng giới thượng lưu ở Trung Quốc lại trở thành công dân hạng ba khi ở Mỹ.

7. Giáo dục

Học sinh tiểu học Mỹ không có lý tưởng cao đẹp gì cả. Ngay từ đầu, chúng đã không có ý định sẽ trở thành quan chức… Cũng không có lớp học chủ tịch, lớp học thư ký, hay ủy ban giống như tôi vẫn từng thấy hồi còn bé xíu. Sau khi tan học, tụi nhỏ cứ như thể không phải làm bài tập về nhà ấy. Bạn cũng không cách nào so sánh với bài tập về nhà của học sinh tiểu học ở Trung Quốc. Các trường học Mỹ nhấn mạnh quá nhiều vào việc giáo dục đạo đức, khiến lũ trẻ trước hết trở thành các công dân có đủ phẩm cách, sau đó mới bàn tới các lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có phẩm cách ư? Thật là một khái niệm cổ lỗ sĩ.

8. Y tế

Người Mỹ cứ nhặng xị lên mỗi khi họ mắc phải một chứng bệnh vặt vãnh. Đầu tiên, họ phải đặt lịch hẹn với bác sĩ, sau đó bác sĩ mới kê đơn, rồi cầm đơn thuốc đi mua, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn. Thế đấy, mọi việc chẳng thể nhanh gọn như của chúng ta… Tôi không hiểu tại sao người Mỹ cần phải tách biệt việc khám bệnh với việc mua thuốc… mà lẽ ra nên tách biệt lợi ích với trách nhiệm. Rõ là các bệnh viện Mỹ không biết kiếm tiền mà! Vì sao cần phải cho bệnh nhân biết tên thuốc làm gì? Như thế làm sao có thể độc quyền bán thuốc với giá cao gấp 8 hay 10 lần? Có quá nhiều cơ hội kinh doanh béo bở mà họ bỏ qua, rõ ràng là nền kinh tế thị trường tư bản đang giãy chết.

9. Truyền thông

10. Tâm linh

Tinh thần của người Mỹ đúng là rỗng tuếch. Điều mà tôi không thể chịu được là: Đa số người Mỹ đều cầu nguyện trước mỗi bữa ăn, và ngây thơ nói rằng “Cầu Chúa ban phước lành cho nước Mỹ”. Thật nực cười! Nếu Chúa ban phước lành cho nước Mỹ thật thì làm sao mà họ lại thành ra tụt hậu thế, làm sao mà người Mỹ lại giản đơn và ngờ nghệch thế? Vậy thì ngợi ca Chúa để làm gì cơ chứ? Thà dành thời gian ca ngợi ông chủ của bạn còn hơn! Đó mới là cách thức của những con người hiện đại!

11. Lối sống

Người Mỹ không có tí khái niệm gì về thời gian. Cho dù làm cái gì, họ luôn luôn đợi theo hàng… Bạn biết đấy, những người Trung Quốc chúng ta mới thật thông minh. Dù có đông đúc chật chội thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng để chen chân vào một góc nào đó, như thế mới tiết kiệm nhiều thời gian và bạn mới không bị mệt mỏi khi cứ phải đứng hoài! Nếu ai đó biết cách mở cửa sau thì còn tiết kiệm nhiều thời gian hơn nữa. Những người Mỹ cổ hủ chỉ đơn giản là không hiểu điều này.

12. Kinh doanh

Các cửa hàng Mỹ chẳng có ý nghĩa gì: Bạn có thể trả lại đồ sau vài tuần mua nó mà không cần phải đưa ra lý do. Làm sao bạn có thể cho phép tôi trả lại hàng hóa mà không thèm quát tháo ra trò cơ chứ?

13. An toàn

Nước Mỹ không an toàn. 95% các căn hộ đều quên lắp đặt mạng lưới/cửa chống trộm; và còn một điều kỳ quặc khác là, tất cả kẻ móc túi đều lặn tăm đi đâu hết cả!

14. Giao thông

Người Mỹ kỳ thực rất hèn nhát. 95% tài xế lái xe không dám vượt đèn đỏ… Mặc dù 99% người Mỹ trưởng thành đều có xe hơi, nhưng cách lái xe của họ rất kỳ cục: Có rất nhiều ô tô trên đường, nhưng bạn lại không nghe thấy tiếng còi xe nào, đường phố quá yên tĩnh đến nỗi cứ như thể đó không phải là đường, cũng chẳng có tí năng lượng nào như của một thành phố cấp tỉnh ở Trung Quốc.

15. Tình cảm

16. Nhạy bén

Người Mỹ rất không lý trí. 99% người Mỹ đều qua trường lớp, tìm việc, được thăng tiến, và làm việc mà không hiểu về “thủ tục đầu tiên” để mở cánh cửa sau…

17. Chính quyền

Bạn còn nhớ bức ảnh ông Obama và Bin Laden? Đó là đủ lý do để chúng ta xem thường người Mỹ! Trong khi săn lùng Bin Laden, Tổng thống Obama và các nhân viên chỉ nhìn chằm chằm vào màn hình vệ tinh trực tiếp trong Phòng Tình huống ở Nhà Trắng (White House Situation Room-WHSR). Cảm nhận của tôi là:

– Một: Các nhân viên cấp dưới ở Mỹ không tôn trọng lãnh đạo của họ, thậm chí còn để ngài tổng thống trang nghiêm phải ngồi lép trong một góc. Thật đáng thương cho ngài Obama, thậm chí còn không sánh được với một trưởng thôn có uy ở Thiên Triều (Trung Quốc).

– Hai: Phòng Tình huống trang trọng của Nhà Trắng thật là… chán ngán. Nó nhỏ xíu, chẳng có trang hoàng gì, thật sự không phù hợp với phong cách của một cường quốc. Một phòng ban cấp thị ở Trung Quốc có lẽ còn to lớn hơn thế, và chắc chắn là xa hoa sang trọng hơn nhiều.

– Ba: Không có đĩa hoa quả hay nước giải khát, cũng không có những bao xì gà đắt tiền… và đây là nền kinh tế số một của thế giới, thật nực cười làm sao!

Theo The AtlanticHồng Liên biên dịch

Du Học Ngành Dược Tại Mỹ Qua Lời Kể Của 1 Dược Sĩ

[Du học ngành Dược tại Mỹ]

Có nhiều bạn nhắn tin hỏi mình chuyện học dược ra sao, làm sao để vô trường dược, hỏi đủ thứ. Mà mình thấy ngành dược ngày càng bão hoà, trong khi học phí ngày càng tăng, nên mình không biết trả lời các bạn đó ra sao. Hôm nay nhân một lý do đặc biệt, nên mình viết tạm, nhớ gì viết nấy, cũng có nhiều chuyện mình quên mất rồi. Mong là giải đáp được thắc mắc của mọi người.

Nhiều người thường lầm tưởng công việc tương lai của các dược sĩ chỉ là bán thuốc. Bệnh nhân mình còn tưởng mình bán khoai tây chiên ở McDonald’s nữa cơ, có mỗi việc đếm thuốc bỏ vô lọ mắc mớ gì bắt người ta chờ lâu vậy, chiên khoai tốn có 5 phút thôi mà.

Thực ra ngoài làm việc trong các nhà thuốc retail, dược sĩ có thể quyết định rẽ theo nhiều hướng khác nhau như bào chế thuốc, giảng viên đại học, nghiên cứu và làm việc tại các công ty dược phẩm, hoặc trở thành dược sĩ lâm sàng (clinical pharmacist) làm việc trong các bệnh viện. Thật sự có rất nhiều lựa chọn cho các bạn khi trở thành dược sĩ.

– Prerequisites: Đa số các trường dược cung cấp chương trình pharmD 4 năm. Trước đó bạn phải hoàn tất các lớp prerequisites (dự bị) trước khi có thể apply vào trường dược. Các lớp dự bị này mỗi trường yêu cầu có khác nhau chút đỉnh, nhưng đa số là giống nhau những môn khoa học chính, như toán, lý, hoá, sinh và vi sinh vật. Ngoài ra còn có các môn xã hội và Anh văn. Học mấy lớp này tốn khoảng 2-3 năm. Tuy trường dược không yêu cầu phải có bằng cử nhân BA hay BS khi apply, nhưng đa số đều lấy bằng cử nhân rồi mới vô trường dược, nâng tổng thời gian học lên thành 8 năm.

* Các bạn còn trẻ, còn nhiều thời gian phía trước thì cứ thong thả lấy prereq trong 2-3 năm, không đi đâu mà vội vàng. Chứ mình hồi đó già rồi, đâu còn thời gian mà thong thả, nên mình cứ gom lại lấy thật nhiều lớp, vì mình chỉ ngóng vô trường dược cho thiệt nhanh để còn ra làm nữa. Thế là prereq của mình mất 1.5 năm. Mà hậu quả là học chưa tới đâu tóc bạc mọc đầy đầu rồi.

Ngoại lệ khác, có một số ít trường dược có chương trình pharmD 3 năm, là accelerated program, thay vì 4 năm. Học cách này sẽ rút ngắn được 1 năm, đỡ được một mớ tiền, và sẽ tối tăm mặt mũi trong suốt thời gian học. Mình chọn học chương trình này. Quanh năm không có ngày nào nghỉ, không có summer break, túm lại là không có break gì hết. Chỉ có cắm đầu cắm cổ học và học. Đúng nghĩa là “mỗi năm đến hè là ta thấy rầu”, vì dòm bạn bè tung tăng lên lịch đi chơi hè, còn ta chỉ có học chứ không có chơi. Mỗi năm được nghỉ đúng 1 tuần từ Christmas tới New Year mà thôi.

Nếu bạn thấy sinh viên nào mà mặt mày hớt hơ hớt hãi, lúc nào miệng cũng lẩm bẩm exam, exam, và exam. Mặt mũi mụn nhọt tùm lum, răng vàng khè cứ như con nghiện thuốc lá lâu năm, chính là hậu quả của thiếu ngủ và cà phê. Mắt lờ đờ suốt ngày tụng tên thuốc và tác dụng phụ của nó, thậm chí một số thuốc còn bị bắt học thuộc lòng cả hình dạng và màu sắc của từng strength, thì đích thị hắn là sinh viên trường dược chứ không chạy đi đâu được. Hồi đó mình học bài nguyên đêm không ngủ là chuyện bình thường. Cà phê nó quen mặt mình tới nỗi, nửa đêm uống một ly thiệt đậm đặc để chuẩn bị thức học bài tới sáng, thì uống như uống thuốc ngủ, xong lên giường làm một giấc thẳng cẳng tới sáng luôn.

Nếu rớt một môn thì coi như cầm chắc ở lại lớp. Trong chương trình dược không có chuyện rớt một môn thì vẫn học tới rồi lấy lại lớp đó sau, mà phải ở nhà ngồi chơi xơi nước, chờ khoá sau lên, học tới lớp đó thì mình chui vô học chung. Tiền học phí thì vẫn phải đóng từ thiện đầy đủ cho trường. Còn rớt thêm lần nữa là coi như xong, vĩnh biệt mùa hè luôn. Muốn học dược tiếp thì quay lại apply từ đầu, tiếp tục vô interview như mới. Mà mình chưa thấy ai quay lại, đa số đi giao pizza hoặc flip hambuger hết trơn. Mỗi năm lên một lớp mình thấy có khoảng 15-20% gương mặt mới (từ khoá trước rớt lại) và cũng khoảng đó gương mặt cũ trong lớp mình biến mất (được nghỉ dài hạn chờ sang năm học chung với khoá sau).

Ngoài ra, sinh viên muốn vào trường dược phải cần có GPA tốt, thường là trên 3.8; thi kỳ thi đầu vào PCAT, có một quá trình làm việc thiện nguyện, có thành tích cùng kinh nghiệm về ngành dược, và bắt buộc phải có ít nhất một thư giới thiệu của dược sĩ, thì mới mong đủ điều kiện apply.

Mới vô năm đầu là phải đi thực tập rồi. Và phải thực tập liên tục không ngừng nghỉ cho tới ngày cuối cùng trước khi ra trường luôn. Năm cuối cùng chỉ có thực tập mà thôi. Năm này tụi mình hay gọi nó là “đóng tiền để được đi làm”.

Ngày đầu tiên mình bước vô Walgreens thực tập lúc học năm hai, gọi là P2 student, đúng hôm cái con robot ở tiệm bị hư. Cả tiệm chạy nháo nhào để làm thay con robot đó. Mà vẫn không kịp thở, mình thấy khói xì ra lỗ tai. Tối về tới nhà thì chân đi không vững, run lẩy bẩy vì chạy quá nhiều, chắc nhiều hơn đi tập gym. Hôm sau mình vô hỏi preceptor, bộ ngày nào cũng khủng khiếp như vậy hay sao, vậy thì làm sao mà sống nổi… cả tiệm cười rần rần. Họ nói đúng là do tiệm đông, nhưng hôm nay con robot được sửa rồi, không xì khói ra lỗ tai nữa, đừng lo.

Năm cuối sẽ đi thực tập 6 chỗ, mỗi chỗ 6 tuần, đủ 1500 giờ mới được đi thi license.

Tổng thời gian học của mình là 4.5 năm (1.5 năm prereq, 3 năm pharmD), mà không thấy cuộc đời đâu hết. Nên mình khuyên mọi người cứ từ từ mà học, không việc gì phải chạy như mình.

(Còn tiếp)

Theo: chị Hoàng Yến

Cập nhật thông tin chi tiết về Nước Mỹ Phiêu Lưu Ký: Hồi Ức Du Học Mỹ Qua Lời Một Du Học Sinh trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!