Xu Hướng 10/2023 # Những Thủ Tục Chuyển Tiền Dành Cho Du Học Sinh Mỹ # Top 12 Xem Nhiều | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Những Thủ Tục Chuyển Tiền Dành Cho Du Học Sinh Mỹ # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Thủ Tục Chuyển Tiền Dành Cho Du Học Sinh Mỹ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo quy định thì mỗi cá nhân khi xuất nhập cảnh vẫn chỉ được phép mang ngoại tệ tiền mặt gồm tiền giấy, tiền kim loại… ở mức dưới 5.000 USD. Nếu vượt quá mức quy định này cần phải khai báo hải quan ở cửa khẩu và xin giấy phép của ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối.

Vậy có những trường hợp nào thì được làm thủ tục xin cấp giấy phép mang ngoại tệ.

Du học sinh tự mình mang ngoại tệ

Trường hợp này cần cung cấp những loại giấy tờ sau:

Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ

Giấy báo học phí của trường hoặc cơ sở đào tạo ở nước ngoài gửi về cho người chuẩn bị du học. Đặc biệt nếu thông báo không có tên cụ thể của du học sinh Việt Nam, thì cần phải kèm thư chấp nhận học của trường tại Mỹ hoặc giấy tờ khác chứng minh bạn đang học tập tại Mỹ.

Bản sao hộ chiếu.

Như vậy, mức học phí sẽ được mang ra nước ngoài tương ứng với số tiền được thông báo trong giấy báo học phí của trường tại Mỹ. Ngoài ra, với tiền sinh hoạt và các khoản phí khác thì du học sinh Việt Nam được đem theo mỗi năm học không quá 5000 USD/người.

Chuyển tiền khi đi du học Mỹ Người nhà có nhu cầu chuyển, mang ngoại tệ cho du học sinh Việt Nam đang học tập tại Mỹ

Đối với trường hợp này, những thủ tục chuyển tiền dành cho du học sinh Mỹ đã liệt kê cụ thể, ở trường hợp đầu tiên thì cần bổ sung thêm:

Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân như sổ hộ khẩu…

Bản sao chứng minh nhân dân (dành cho trường hợp xin chuyển ngoại tệ), đối với trường hợp mang ngoại tệ thì cần phải có bản sao hộ chiều.

Người được người nhà du sinh học Việt Nam ủy quyền mang ngoại tệ cho thân nhân đang học tại Mỹ

Ngoài đơn xin chuyển mang ngoại tệ và giấy báo học phí của trường học tại Mỹ gửi cho du học sinh Việt Nam, người nhận ủy quyền cần bổ sung thêm những thủ tục sau:

Giấy chứng minh quan hệ thân nhân của người ủy quyền.

Giấy ủy quyền

Hộ chiếu bản sao của người được ủy quyền

Thủ tục chuyển tiền cho du học sinh tại ngân hàng Người nhà du học sinh Việt Nam ủy quyền cho trung tâm tư vấn du học liên hệ với ngân hàng để xin chuyển ngoại tệ

Mọi thủ tục chi tiết trong trường hợp này gồm có:

Văn bản của trung tâm xin chuyển ngoại tệ, bao gồm: danh sách người du học, số lượng ngoại tệ xin chuyển cho từng người, nơi chuyển ngoại tệ đến từng người, ví dụ như: Mỹ, Úc…

Giấy báo học phí cho từng du học sinh học tập tại trường đó. Nếu giấy báo học phí không đề cập rõ tên của du học sinh, doanh nghiệp phải gửi kèm theo thư nhận học của trường đào tạo tại Mỹ, hoặc giấy tờ khác chứng minh đang học tập ở nước Mỹ.

Bản sao hộ chiếu (dành riêng cho những đối tượng chưa bắt đầu học).

Giấy ủy quyền giữa công dân Việt Nam và trung tâm dịch vụ tư vấn mà công dân Việt Nam ủy quyền cho trung tâm đó chuyển ngoại tệ.

Bản sao công chứng giấy chứng nhận kinh doanh của trung tâm nếu đó là lần chuyển đầu tiên.

Với những thủ tục trên cho mỗi trường hợp nộp cho ngân hàng đầy đủ, hợp lệ. Ngân hàng sau khi xem xét sẽ cấp giấy phép mang ngoại tệ ra nước ngoài ứng với số tiền mà người có nhu cầu đã khai báo. Các bạn nên nắm rõ những thủ tục chuyển tiền dành cho du học sinh Mỹ để có kinh nghiệm cho bản thân mình và người thân.

Thủ Tục Chuyển Tiền Ra Nước Ngoài Cho Du Học Sinh

“Mức học phí được chuyển, mang ra nước ngoài căn cứ vào mức chi phí theo giấy thông báo chi phí của cơ sở đào tạo nước ngoài. Nếu không có, công dân Việt Nam được chuyển, mang thêm cho mỗi năm học tối đa không quá 5.000 USD/người”. Theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh ngoại hối thì “Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp”. Điều 8 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối thì công dân Việt Nam được phép mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để phục vụ cho mục đích du học – học tập.

Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền

Hiện nay, cá nhân khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam vẫn chỉ được phép mang theo người lượng ngoại tệ tiền mặt (bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, séc du lịch) ở mức 7.000 USD; trường hợp vượt quá mức quy định trên thì phải khai báo hải quan cửa khẩu và xin giấy phép của Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối (gọi tắt là Ngân hàng).

Giấy phép của Ngân hàng là giấy xác nhận việc mang ngoại tệ vượt quá số lượng quy định ra nước ngoài của cá nhân. Theo quy định trước đây, chỉ Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp phép đối với trường hợp này. Tuy nhiên, hiện nay thẩm quyền cấp giấy phép mang ngoại tệ đã được mở rộng đến các Ngân hàng thương mại được phép hoạt động ngoại hối, cụ thể theo hướng dẫn tại Mục 5 Công văn số 497/NHNN-QLNH ngày 25/01/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “Đối với trường hợp công Nam có nhu cầu mang ngoại tệ cho các mục đích … với số lượng vượt mức phải khai báo Hải quan cửa khẩu, Ngân hàng được phép xác nhận việc mang ngoại tệ ra nước ngoài trên cơ sở giấy đề nghị của người có nhu cầu ghi rõ số tiền, mục đích sử dụng để làm căn cứ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh”.

Thủ tục xin cấp phép tại các Ngân hàng hiện vẫn được thực hiện trên cơ sở các quy định tại Điều 5 Quyết định số 1437/2001/QĐ-NHNN ngày 19/11/2001. Theo đó, người có nhu cầu mang ngoại tệ xuất cảnh quá số lượng không phải khai báo (7.000 USD) cần đến Ngân hàng làm thủ tục xin cấp giấy phép xác nhận việc mang tiền mặt quá số lượng quy định ra nước ngoài chi trả cho việc học tập. Thủ tục xin cấp Giấy phép mang ngoại tệ được chia ra mấy trường hợp sau đây:

1. Người đi học tập tự mình mang ngoại tệ: Trong trường hợp này cần cung cấp các giấy tờ sau để làm thủ tục xin giấy phép: – Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ; – Giấy thông báo chi phí của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo (sau đây gọi là cơ sở đào tạo) nước ngoài gửi cho người đi học. Trường hợp thông báo không gửi đích danh cho người đi học, công Nam phải gửi kèm Thư chấp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài đó hoặc giấy tờ chứng minh đang học tập ở nước ngoài; – Bản sao hộ chiếu. Mức học phí được chuyển, mang ra nước ngoài căn cứ vào mức chi phí theo giấy thông báo chi phí của cơ sở đào tạo nước ngoài. Trường hợp cơ sở đào tạo không thông báo về tiền ăn ở, tiền sinh hoạt và các chi phí khác thì ngoài số tiền học phí đã được thông báo, công Nam được chuyển, mang thêm cho mỗi năm học tối đa không quá 5.000 USD/người.

2. Công dân Việt Nam có nhu cầu chuyển, mang ngoại tệ cho thân nhân đang học tập ở nước ngoài: Trong trường hợp này, ngoài các giấy tờ quy định nói trên, phải nộp thêm các giấy tờ sau: a. Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân; b. Bản sao giấy chứng minh nhân dâ (đối với trường hợp xin chuyển ngoại tệ) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp xin mang ngoại tệ).

3. Người được công dân Việt Nam uỷ quyền mang ngoại tệ cho thân nhân đang học tập ở nước ngoài: Trong trường hợp này, ngoài Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ và Giấy thông báo chi phí của cơ sở đào tạo nước ngoài gửi cho người đi học, người nhận ủy quyền còn phải nộp thêm các giấy tờ sau: a. Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân của người uỷ quyền; b. Giấy uỷ quyền; c. Bản sao hộ chiếu của người được uỷ quyền.

4. Công dân Việt Nam uỷ quyền cho doanh nghiệp có chức năng tư vấn, dịch vụ du học liên hệ với Ngân hàng để xin chuyển ngoại tệ. Hồ sơ xin chuyển ngoại tệ trong trường hợp này gồm có: a. Văn bản của doanh nghiệp xin chuyển ngoại tệ. Văn bản phải bao gồm những nội dung sau: Danh sách người đi học; Số lượng ngoại tệ xin chuyển cho từng người đi học; Nơi chuyển ngoại tệ đến của từng người đi học. b. Giấy thông báo của cơ sở đào tạo nước ngoài về chi phí của từng người đi học. Trường hợp thông báo không ghi rõ chi phí của từng người đi học, doanh nghiệp phải gửi kèm Thư chấp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài đó hoặc giấy tờ chứng minh đang học tập ở nước ngoài; c. Bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp chưa đi học); d. Hợp đồng uỷ quyền giữa Công dân Việt Nam và doanh nghiệp về việc Công dân Việt Nam uỷ quyền cho doanh nghiệp làm các thủ tục chuyển ngoại tệ. đ. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với các trường hợp xin phép lần đầu). Sau khi nhận được đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, Ngân hàng sẽ xem xét, cấp Giấy phép mang ngoại tệ ra nước ngoài theo đề nghị của người có nhu cầu mang ngoại tệ.

(Theo giaoduc)

Thủ Tục Chuyển Tiền Sang Nhật Đối Với Du Học Sinh

Thủ tục xin cấp phép tại các Ngân hàng được thực hiện trên cơ sở các quy định tại Điều 5 Quyết định số 1437/2001/QĐ-NHNN ngày 19/11/2001. Theo đó, người có nhu cầu mang ngoại tệ xuất cảnh quá số lượng không phải khai báo (7.000 USD) cần đến Ngân hàng làm thủ tục xin cấp giấy phép xác nhận việc mang tiền mặt quá số lượng quy định ra nước ngoài chi trả cho việc học tập. Để giúp các em học sinh và gia đình hiểu rõ các bước chuyển tiền, phục vụ mục đích đi du họcNhật Bản, Daystar đã tổng hợp một số trường hợp như sau:

1. Người đi học tập tự mình mang ngoại tệ:

Trong trường hợp này cần cung cấp các giấy tờ sau để làm thủ tục xin giấy phép:

– Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ;

– Giấy thông báo chi phí của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo (sau đây gọi là cơ sở đào tạo) nước ngoài gửi cho người đi học. Trường hợp thông báo không gửi đích danh cho người đi học, công dân Việt Nam phải gửi kèm Thư chấp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài đó hoặc giấy tờ chứng minh đang học tập ở nước ngoài;

– Bản sao hộ chiếu.

Mức học phí được chuyển, mang ra nước ngoài căn cứ vào mức chi phí theo giấy thông báo chi phí của cơ sở đào tạo nước ngoài. Trường hợp cơ sở đào tạo không thông báo về tiền ăn ở, tiền sinh hoạt và các chi phí khác thì ngoài số tiền học phí đã được thông báo, công dân Việt Nam được chuyển, mang thêm cho mỗi năm học tối đa không quá 5.000 USD/người.

a. Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân;

b. Bản sao giấy chứng minh nhân dâ (đối với trường hợp xin chuyển ngoại tệ) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp xin mang ngoại tệ).

3. Người được công dân Việt Nam uỷ quyền mang ngoại tệ cho thân nhân đang học tập ở nước ngoài:

Trong trường hợp này, ngoài Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ và Giấy thông báo chi phí của cơ sở đào tạo nước ngoài gửi cho người đi học, người nhận ủy quyền còn phải nộp thêm các giấy tờ sau:

a. Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân của người uỷ quyền;

b. Giấy uỷ quyền;

c. Bản sao hộ chiếu của người được uỷ quyền.

a. Văn bản của doanh nghiệp xin chuyển ngoại tệ. Văn bản phải bao gồm những nội dung sau: Danh sách người đi học; Số lượng ngoại tệ xin chuyển cho từng người đi học; Nơi chuyển ngoại tệ đến của từng người đi học.

b. Giấy thông báo của cơ sở đào tạo nước ngoài về chi phí của từng người đi học. Trường hợp thông báo không ghi rõ chi phí của từng người đi học, doanh nghiệp phải gửi kèm Thư chấp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài đó hoặc giấy tờ chứng minh đang học tập ở nước ngoài;

c. Bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp chưa đi học);

d. Hợp đồng uỷ quyền giữa Công dân Việt Nam và doanh nghiệp về việc Công dân Việt Nam uỷ quyền cho doanh nghiệp làm các thủ tục chuyển ngoại tệ.

đ. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với các trường hợp xin phép lần đầu).

Sau khi nhận được đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, Ngân hàng sẽ xem xét, cấp Giấy phép mang ngoại tệ ra nước ngoài theo đề nghị của người có nhu cầu mang ngoại tệ.

DAYSTAR EDUCATION

Chuyển Tiền Sinh Hoạt Phí Cho Du Học Sinh

Khi chuyển tiền ra nước ngoài, theo quy định của từng dịch vụ nhưng hầu hết khi chuyển tiền với mục đích nào, người gửi tiền đều phải cung cấp lý do, mục đích chuyển tiền cụ thể. Do vậy, khi chuyển tiền sinh hoạt phí cho du học sinh, các phụ huynh cần chứng minh mục đích gửi tiền cho con cái du học.

Giấy tờ cần thiết đó là giấy thông báo nhập học của trường đào tạo ở nước ngoài. Theo thông báo, các trường đều có gửi kèm phiếu học phí và sinh hoạt phí. Căn cứ theo những thông tin này, mức tiền chuyển sinh hoạt phí cho du học sinh sẽ tương đương với thông báo kèm theo. Nếu trường đào tạo không thông báo cụ thể về mức sinh hoạt phí cho du học sinh thì số tiền chuyển sẽ căn cứ vào thị trường du học của nước đó.

Người gửi cần chuẩn bị các giấy tờ như: hộ chiếu, visa còn hiệu lực của du học sinh, chứng từ chứng minh giấy nộp học phí, sinh hoạt phí, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người gửi tiền và người nhận tiền…

Chuyển tiền sinh hoạt phí cho du học sinh thông qua dịch vụ của ngân hàng

Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ chuyển tiền sinh hoạt phí cho du học sinh. Người gửi có thể đến điểm giao dịch của các ngân hàng như BIDV, Vietcombank, Sacombank… để thực hiện giao dịch chuyển tiền sinh hoạt phí cho du học sinh.

Dịch vụ chuyển tiền tại ngân hàng khá đảm bảo. Người gửi không phải lo ngại nguồn tiền thất lạc, không đến tay người nhận. Phí chuyển tiền không quá cao.

Chuyển tiền sinh hoạt phí cho du học sinh qua Western Union

Western Union là dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh, phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ cần đất nước du học sinh đang học có đại lý của Western Union, người gửi, người nhận tiền có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền học phí cho du học sinh thông qua dịch vụ này.

Người gửi cần đến trực tiếp điểm giao dịch của Western Union để thực hiện giao dịch. Cung cấp giấy tờ, hồ sơ và thực hiện các thao tác theo hướng dẫn.

Hạn chế của dịch vụ này là phí dịch vụ khá cao. Điều này dễ hiểu vì đây là dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh, uy tín, quy mô. Hơn nữa, Western Union cũng khá chặt chẽ về khâu thủ tục.

Chuyển tiền sinh hoạt phí cho du học sinh thông qua dịch vụ của chuyentiennhanh.org

Đối với nhu cầu chuyển tiền thường xuyên như chuyển tiền sinh hoạt phí cho du học sinh, người gửi tiền cần tìm kiếm dịch vụ chuyển tiền tiết kiệm, phí dịch vụ không quá cao, đơn giản về thủ tục. chúng tôi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này.

Chúng tôi là đơn vị chuyển tiền quốc tế độc lập, nhận chuyển tiền quốc tế trong nhiều trường hợp, nhận chuyển tiền sinh hoạt phí cho du học sinh đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Một ưu điểm đáng chú ý của dịch vụ chuyển tiền tại chúng tôi đó là dịch vụ của chúng tôi có hợp đồng chuyển tiền theo thời hạn, rất phù hợp cho nhu cầu chuyển tiền sinh hoạt phí cho du học sinh. Hợp đồng này có thời hạn 2 năm, khi có hợp đồng, người gửi sẽ được ưu đãi về cước phí mỗi lần thực hiện giao dịch chuyển tiền, tiết kiệm thời gian, không phải khai báo thông tin, yêu cầu cho các lần chuyển sau.

Có thể, dịch vụ của chúng tôi không phổ biến rộng rãi như dịch vụ tại ngân hàng hay các dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh. Tuy nhiên, bằng uy tín trong nhiều năm hoạt động, khách hàng có thể yên tâm tin tưởng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Cam kết chuyển tiền đến tận tay người nhận, có biên lai, phiếu thu và các thủ tục pháp lý đầy đủ.

Liên hệ để được tư vấn chi tiết hơn khi có nhu cầu chuyển tiền sinh hoạt phí cho du học sinh.

Hotline: 0902.884.336

Văn phòng HCM:

Địa chỉ: Số 34 Nguyễn Trọng Lội, Phường 4, Tân Bình, Hồ Chí Minh

Những Lưu Ý Khi Chuyển Tiền Du Học Sang Úc Cho Con

Nhiều người chọn chuyển tiền sang Australia qua môi giới vô tình dính vào đường dây tội phạm mà không hề hay biết.

Trung tâm Phân tích và Báo cáo Giao dịch Úc (AUSTRAC) đã đưa ra một khái niệm gọi là “cuckoo smurfing” để mô tả hoạt động mà các tổ chức tội phạm đưa tiền vào hệ thống ngân hàng bằng cách tráo đổi các khoản tiền hợp pháp của nạn nhân mà không bị nghi ngờ. Cách thức hoạt động của đường dây tội phạm này như sau:

Đầu tiên, một khách hàng ở Việt Nam gửi tiền hợp pháp cho một dịch vụ chuyển tiền không chính thống, nhờ chuyển vào tài khoản ngân hàng của con đang du học ở Úc . Tuy nhiên, khách hàng đó không hề biết rằng, dịch vụ chuyển tiền đó là thành viên của một tổ chức tội phạm có phạm vi hoạt động giữa 2 nước.

Sau đó, tên tội phạm ở Úc nộp những khoản tiền mặt có nguồn gốc từ các tổ chức tội phạm vào tài khoản ngân hàng của người con. Tiền mặt thường được nộp bằng số tiền nhỏ dưới ngưỡng phải báo cáo giao dịch (dưới 10.000 USD) để tránh bị phát hiện. Sau khi kiểm tra số dư tài khoản, khách hàng tin rằng việc chuyển tiền ra nước ngoài đã được hoàn thành hợp pháp.

Tuy nhiên, tên tội phạm ở Úc đi du lịch ra nước ngoài và sử dụng số tiền hợp pháp được người khách hàng Việt Nam gửi cho dịch vụ chuyển tiền đen. Số tiền bất hợp pháp bây giờ đã được rửa sạch thành công – người phạm tội không mất gì ngoài một khoản tiền hoa hồng nhỏ cho người rửa tiền giúp họ.

Hậu quả khi dính líu đến các tổ chức tội phạm Ủy viên cảnh sát liên bang có thể áp dụng lệnh cấm đối với tài sản mà họ nghi ngờ rằng nó là tài sản thu được của một “hành vi phạm tội có thể bị truy tố” (có hay không nhận dạng của người đã phạm tội). Trường hợp tài sản bị tịch thu cho Nhà nước, nó sẽ không bồi thường cho chủ sở hữu tài sản. Nếu dính líu đến đường dây tội phạm tùy mức độ, Visa của bạn có thể bị ảnh hưởng.

Những điều cần lưu ý khi chuyển tiền sang Úc Đảm bảo rằng đơn vị chuyển tiền được cấp phép ở nước ngoài để tham gia vào các dịch vụ chuyển tiền

– Yêu cầu biên nhận, giấy tờ từ đơn vị chuyển tiền bởi vì, kinh nghiệm cho thấy, đơn vị chuyển tiền có vấn đề thường rất ngại cung cấp biên lai và hợp đồng trao đổi

– Yêu cầu đơn vị chuyển tiền ở nước ngoài cho biết cách thức nộp tiền vào tài khoản ngân hàng Úc (chuyển khoản (EFT) hoặc tiền mặt)

– Tìm kiếm, nếu có thể, để tiền gửi vào tài khoản Úc theo cách chuyển khoản

– Yêu cầu mỗi khoản tiền gửi (cho dù là EFT hoặc tiền mặt) phải tối thiểu là 10.000 USD, để đảm bảo rằng không có giao dịch là dưới ngưỡng

– Rà soát các bản sao kê ngân hàng của các tài khoản ở Úc khi nhận tiền để xác định cách thức gửi tiền và đảm bảo rằng không có “cơ cấu”

– Rút tiền từ tài khoản ngân hàng mà tiền gửi đã được nộp vào thường xuyên và đặt các khoản tiền đó vào một tài khoản lưu giữ khác – có thể là một tài khoản lãi suất cao hơn

Các Thủ Tục Và Giấy Tờ Dành Cho Bé Mới Sinh Ở Nhật ( Osaka)

Trong trường hợp bố hoặc mẹ có một người là người Nhật, khi sinh con, con sẽ được mang quốc tịch Nhật nên không cần thiết phải làm thủ tục xin visa lưu trú cho bé . Tuy nhiên, nếu cả bố và mẹ là người nước ngoài thì em bé không thể mang quốc tịch Nhật vì vậy cần phải thực hiện thủ tục đăng ký lưu trú cho bé khi muốn cho bé sống tại Nhật (tuy thế, nếu trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh ra mà bé rời khỏi nước Nhật thì không cần thiết phải tiến hành thủ tục lấy visa cho bé, bé có thể lưu trú hợp pháp trong vòng 60 ngày đó tại Nhật Bản).

■ Qui trình thủ tục xin tư các lưu trú khi sinh con

1. Giấy chứng sinh (birth certificate, shussei-shomeisho, 出生証明書), do bệnh viện cấp. Đây là giấy tờ rất quan trọng cho các thủ tục của bé tại City Hall (市役所) sau này. Bác sĩ điền hết các thông tin, chỉ chừa phần tên, gia đình sau khi quyết định tên của bé có thể viết vào.

II. Các thủ tục, giấy tờ cần tiến hành tại City Hall (市役所)

1. Đăng kí khai sinh (birth registration, shussei todokei, 出生届). Tờ khai này nằm chung với giấy chứng sinh được cấp từ bệnh viện nằm ở phía bên trái phần ghi của bệnh viện. Phần này bố hoặc mẹ bé phải tự điền dựa trên những thông tin tương tự như phía bệnh viên đã điền kết hợp với một số thông tin trong Boshi kenko techo (母子健康手帳) – là sổ theo dõi quá trình của bé từ khi hình thành cho tới lúc trào đời. Nộp bản khai này cho phía City Hall. Thời hạn tiến hành thủ tục này trong vòng 14 ngày , tính ngày sinh là ngày thứ nhất.

2. Đăng ký thêm tên con vào phiếu công dân chung của gia đình (住民票) Sau khi đăng ký khai sinh của bé, CityHall sẽ hướng dẫn bạn đăng ký phiếu công dân cho bé. Kể từ thời điểm đó ngoài vợ chồng, tên bé của bạn cũng sẽ xuất hiện trong thẻ công dân của gia đình(住民票).

3. Certificate of Birth Registration Acceptance (出生届受理証明書, shussho todoke juri shomei sho) . Đây là giấy chứng nhận phía City Hall đã tiếp nhận và đăng ký thông tin khai sinh cho bé. Xin giấy này 2 bản, một bản dùng khi xin giấy khai sinh tiếng việt và xin cấp hộ chiếu ở lãnh sự, một bản dùng khi xin tư cách lưu trú cho bé tại cục xuất nhập cảnh mà bạn trực thuộc. Giấy này mất phí ( tại thời điểm hiện tại 300 yen/1 bản)

4. Đăng ký bảo hiểm quốc dân (国民保険) : City Hall sẽ hướng dẫn bạn đăng ký cho bé tham gia vào chế đố bảo hiểm quốc dân (国民保険). Thành viên đại diện làm chủ gia đình (bố hoặc mẹ) sẽ có trách nhiệm nộp tiền bảo hiểm cho cả gia đình bao gồm phần của bé.

5. Medical subsides for children (kodomo iryohi josei seido 子ども医療費助成制度): Khi sinh con ở Nhật Bản, em bé khi đi khám bệnh hoặc nhập viện sẽ được hưởng theo chế độ hỗ trợ ý tế với trẻ em. Để được hưởng chế độ này, cần phải đăng kí để người ta cấp cho một cái thẻ (iryoken, 医療券). Đăng ký xong có thể nhận ngay ở City Hall.

6. Child allowance (kodomo teate, 子ども手当): Mỗi em bé sẽ được trợ cấp hàng tháng một khoản tiền (có thể thay đổi từng năm tùy theo chính sách). Khoản tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản đăng kí của Bố Mẹ 3 tháng một lần.

III. Các giấy tờ thủ tục làm tại đại sứ quán ( Tokyo) hoặc tại các lãnh sự

Sau khi hoàn thành thủ tục tại City Hall (市役所) bạn cần lên đại sứ quán hoặc lãnh sự quán để xin khai sinh tiếng việt và hộ chiếu cho bé.

Thông tin cần mang :

・ Hộ chiếu của bố và mẹ

・Bản copy giấy đăng ký kết hôn (cẩn thận hơn mang bản gốc đề đối chiếu)

・ Giấy chứng nhận đã tiếp nhận xử lý thông tin khai sinh cho bé của City Hall (Certificate of Birth Registration Acceptance (出生届受理証明書, shussho todoke juri shomei sho) 

・2 ảnh 4×6 chụp thẳng mặt bé, không đội mũ, trạng thái mắt mở to.

・Lệ phí tuy nơi, tuỳ người từ 15000 yen ~

・ Điền mẫu Form khai sinh và xin cấp hộ chiếu có sẵn ở trên đại sứ hoặc lãnh sự

・Buối sáng xin , buổi chiều có thể lấy. Hoặc có thể nhờ bên đại sứ quán hoặc lãnh sự gửi qua đường bưu điện nếu bạn phải về ngay.

IV. Gia cục xuất nhập cảnh xin tư cách lưu trú cho bé.

1. Trong trường hợp chưa hoàn tất thủ tục passport thì ghi chú là đang trong quá trình xin hoặc dự định xin passport cho bé.

2. Thời gian xin tư cách lưu trú: 30 ngày sau sinh

3. Nơi nộp đơn: Cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương đang sinh sống

◆ Các giấy tờ cần chuẩn bị mang đi :

・Hộ chiếu của bố , mẹ , bé (nếu có) 

・Thẻ cư trú của bố và mẹ (在留カード) 

・Phiếu công dân (住民票) có ghi tên bé xin ở City Hall. 

・ Giấy chứng nhận đã tiếp nhận xử lý thông tin khai sinh cho bé của City Hall (Certificate of Birth Registration Acceptance (出生届受理証明書, shussho todoke juri shomei sho) : Cái này cũng xin ở City Hall (市役所)

・ Chứng minh thu nhập : bản copy sổ tiết kiệm, hoặc chứng nhận có thu nhập từ công ty, học bổng.

・Chứng minh đang làm việc, hoặc học tập của bố, mẹ ( ví dụ : Chứng nhận đang học tại trường (在学証明書等)

◆ Những giấy tờ cần điền có sẵn trên cục xuất nhập cảnh:

・Đơn xin lấy tư cách lưu trú (在留資格取得許可申請書)

・Bản câu hỏi thẩm vấn (質問書) : Thông tin chủ yếu về bố và mẹ 

・Giấy bảo lãnh (身元保証書) : Bố hoặc mẹ sẽ đứng tên. 

Mặt khác, trong trường hợp xin tư cách vĩnh trú đặc biệt (con của người mang visa vĩnh trú đặc biệt) thì thủ tục có thể khác. 

BM.KHUONG

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Thủ Tục Chuyển Tiền Dành Cho Du Học Sinh Mỹ trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!