Bạn đang xem bài viết Những Du Học Sinh Tuổi Tí Học Giỏi, Đa Tài, Giành Học Bổng Danh Giá được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lã Hồ Minh Khuê, Lê Hương Thảo, Chử Xuân Thắng, Nguyễn Quỳnh Anh là bốn bạn trẻ sinh năm 1996 không những học giỏi mà còn có nhiều tài lẻ và hoạt động ngoại khóa tích cực.
Lã Hồ Minh Khuê – cô nàng nhận học bổng toàn phần ĐH Harvard
Năm 2014, Lã Hồ Minh Khuê (1996), học sinh chuyên Toán trường THPT Hà Nội – Amsterdam khiến không ít người trầm trồ khi được Đại học Harvard đồng ý cấp học bổng 320.000 USD cho 4 năm (tương đương 7 tỷ đồng).
Lã Hồ Minh Khuê (giữa).
Trước đó Minh Khuê sở hữu những thành tích đáng nể. Là học sinh chuyên Toán nhưng Khuê học giỏi đều tất cả môn từ Toán, Lý, Hóa đến Văn, Sử, Địa…
Ngoài ra, em còn có thành tích đặc biệt về hội họa, âm nhạc với giải thưởng Festival piano Hà Nội năm 2005-2006; 2 giải hội họa quốc tế năm 2006; giải bạc cuộc thi piano quốc tế tại Hàn Quốc năm 2010.
Năm 2013, Khuê thực hiện thành công 2 dự án nghệ thuật lớn, là đêm hòa nhạc “Giai điệu mùa hạ” cùng dàn nhạc giao hưởng Nhà hát nhạc vũ kịch và triển lãm nghệ thuật cá nhân “Tình yêu của tôi” trưng bày 22 tác phẩm hội họa do Khuê sáng tác. Em cũng thu quỹ gây dựng 22 tủ sách cho dự án “Sách hóa nông thôn”.
Trao đổi với PV Dân trí thời điểm nhận học bổng vào ĐH Harvard danh giá, Khuê chia sẻ, mẹ là người định hướng và khơi gợi tiềm năng của em một cách toàn diện.
“Mẹ chọn lựa 6 môn học trụ cột cho em theo triết lí của giáo dục Mỹ. Mẹ nói, mẹ không quan tâm em có chỉ số IQ cao hay thấp, gia đình mình có ai là nghệ sĩ dương cầm, là họa sĩ hay không. Đây cũng chính là quan điểm giáo dục của Harvard “Chúng ta phát triển tố chất, chứ không phải vì có tố chất chúng ta mới học”. Mẹ đã cho em học để sự học hạnh phúc, thoải mái chứ không kì vọng vào tương lai em trở thành ai cả”. Khuê cho hay.
Lê Hương Thảo – Á khôi 1 du học sinh Việt toàn thế giới 2023
Không chỉ xinh xắn gây ấn tượng với nhan sắc ngọt ngào, Lê Hương Thảo còn có thể chơi đàn piano, đàn nhị, làm ảo thuật, võ Aikido… Cô nàng tuổi Tí này du học tại Đại học Ritsumeikan Asia Pacific – Beppu, Nhật Bản. Với sự xinh đẹp, thông minh, Thảo giành ngôi Á khôi 1 của cuộc thi Miss du học sinh Việt toàn thế giới năm 2023.
Lê Hương Thảo.
Hương Thảo sở hữu nét ngọt ngào, nữ tính rất dễ tạo thiện cảm ở người đối diện. Những tấm hình của cô bạn cũng luôn gây thu hút bởi vẻ đáng yêu, trong sáng.
Khi còn là học sinh ở Việt Nam, Thảo đã là một gương mặt quen thuộc khi thường xuyên làm mẫu chụp ảnh cho một số tờ báo tuổi teen, tạp chí thời trang, cửa hàng. Không chỉ xinh xắn, cô bạn này còn khá đa tài khi có thể chơi đàn piano, đàn nhị, làm ảo thuật, võ Aikido…
Năm 2023 Hương Thảo xuất sắc được trường đại học tại Nhật cấp học bổng sang ĐH Yonsei, Hàn Quốc du học diện trao đổi. Đây là ngôi trường lớn thứ 3 Hàn Quốc.
Bên cạnh việc học, cô bạn còn rất năng động và tích cực tham gia các hoạt động xã hội: Đảm nhiệm vị trí tổng điều hành tuần lễ Việt Nam tại Nhật, thành viên BTC các chương trình giao lưu văn hoá Nhật-Việt, dạy tiếng Anh cho trẻ em Nhật thông qua việc giới thiệu văn hoá Việt Nam.
Tại Việt Nam, Hương Thảo là thành viên BTC và đại sứ của chương trình thiện nguyện “Xây trường – dựng ước mơ” – xây các điểm trường mầm non và tiểu học cho trẻ em nghèo tại Điện Biên các năm 2023, 2023. Câu nói yêu thích của Hương Thảo là: “Bạn không bao giờ biết mình có thể đi xa đến đâu, nếu không bắt tay vào làm ngay khi cơ hội đến”.
Chử Xuân Thắng – chàng trai nhận “mưa” học bổng
Chử Xuân Thắng từng cùng lúc nhận “mưa” học bổng từ các trường ĐH đất Mỹ như: University of Wisconsin Madison, University of California San Diego, University of Californin Berkeley, Clark University, Texas Christian University, University of Miami Oxford…
Anh chàng sinh năm 1996 là cựu học sinh lớp chuyên Toán, trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam. Cấp 2, Thắng học tại trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Niềm say mê nghiên cứu các công thức, con số, hình học đã mang về cho Thắng nhiều giải thưởng Toán học các cấp: Giải Nhất Olympics Quận, giải Ba Toán cấp Thành phố và giải Nhì Toán cấp Quận năm lớp 9; giải Nhì Toán “Olympics Ams”, giải 3 Toán cấp Thành phố lớp 12…
Xuất sắc giành học bổng từ 7 trường ĐH nước Mỹ, sau cùng, Thắng chọn theo học trường University of Wisconsin – Madison (#41 NU).
Xuân Thắng cũng từng nhận giải thưởng vinh danh trong đêm Chung kết “Ivy President 2nd”. Thắng từng đạt giải 3 trong một cuộc thi ý tưởng dự án của Đại sứ quán Hoa Kỳ khi hoạt động ở Water Wise (CLB Tình nguyện về môi trường dành cho học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội)…
Chử Xuân Thắng (trái).
Nguyễn Quỳnh Anh, nữ sinh xứ Thanh nhận học bổng Mỹ 3,5 tỷ đồng
Nguyễn Quỳnh Anh (sinh năm 1996, quê Thanh Hóa) từng đỗ vào khoa Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương Hà Nội. Thế nhưng, mùa thu năm 2023, cô chọn sang Mỹ du học.
Vốn là cô gái cá tính và năng động, từ nhỏ Quỳnh Anh đã mong muốn được đi xa để học hỏi và khám phá thế giới. Tuy vậy, cô nghĩ rằng, đi du học là ước mơ ngoài tầm với vì chỉ dành cho những bạn nhà siêu giàu hoặc có huy chương quốc tế. Để chạm tay vào giấc mơ du học, Quỳnh Anh chỉ còn cách duy nhất là xin học bổng.
Thế nhưng, ở Thanh Hóa không có các trung tâm tiếng Anh lớn dành cho các học sinh muốn đi du học nên cô gần như phải tự học hoàn toàn. Dù từng là bí thư chi đoàn, thường vụ BCH Đoàn trường THPT Chuyên Lam Sơn và tham gia một số câu lạc bộ trong trường, Quỳnh Anh vẫn thừa nhận rằng, ở đây không nhiều các hoạt động ngoại khóa như các thành phố lớn.
Nguyễn Quỳnh Anh.
Gặp khá khó khăn trong hành trình săn học bổng du học, cô gái tài năng và bản lĩnh cũng hoàn thành được mục tiêu của mình. Đối với Quỳnh Anh, suất học bổng 3,5 tỷ đồng của ĐH Earlham (Mỹ) giống như giấc mơ nhưng cũng là phần thưởng xứng đáng.
9X Điển Trai, Đa Tài Giành Học Bổng Chevening Danh Giá
Thông tin cá nhân
Họ và tên: Nguyễn Trọng Đạt
Năm sinh: 1991
Hoạt động và thành tích nổi bật:
– Giải nhất cuộc thi BSNEU Case Analysis Competition 2012 – Cuộc thi phân tích tình huống kinh doanh tổ chức bởi Viện Quản trị kinh doanh – ĐH KTQD cho các bạn sinh viên tại Hà Nội.
– Giải nhì cuộc thi hùng biện, phản biện bằng tiếng Anh – BeePro 2012.
– Giải ba cuộc thi Sinh viên thanh lịch – “Tài hoa Kinh tế” của ĐH KTQD.
– Giải nhì cuộc thi Nielsen Case Competition 2012.
– Một số giải thưởng về tài năng ở công ty.
– Giành được học bổng Chevening – chương trình Quản trị chiến lược tại trường đại học Warwick – top 6 đại học ở Anh và đứng Top 2 trong lĩnh vưc quản trị.
– Giành được học bổng Irish Aid.
“Nhất quán” để giành học bổng cao học Chevening danh giá
Sau khi theo học khoa Quản trị Kinh doanh bằng tiếng Anh – EBBA, Viện Quản trị Kinh doanh trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Đạt đã đảm trách vị trí chuyên viên cấp cao, thuộc phòng nghiên cứu định tính của một công ty nghiên cứu thị trường trong TP. Hồ Chí Minh hơn 3 năm.
Trong thời gian đó, Đạt chuẩn bị mọi thứ cho việc “săn” học bổng, và mới đây, cậu đã giành được học bổng Chevening toàn phần – chương trình danh giá của Bộ Ngoại giao Anh với quy mô toàn cầu, dành cho những nhà lãnh đạo trong tương lai.
Với học bổng này, Đạt theo học ngành Quản trị chiến lược tại trường đại học Warwick – top 6 đại học ở Anh và đứng Top 2 trong lĩnh vực quản trị. Theo Đạt, ngoài những kinh nghiệm về lãnh đạo và tạo dựng mối quan hệ – hai trọng tâm lớn của học bổng Chevening, điều lớn nhất giúp chàng trai này nhận được học bổng là “sự nhất quán”.
Đạt cho rằng, thuyết phục một hội đồng khắt khe và cạnh tranh với hàng ngàn nhà lãnh đạo tương lai từ khắp nơi, mỗi người phải đem tới một câu chuyện có sức nặng, có tính thuyết phục cao.
Và Đạt cũng tiết lộ rằng, thời gian đi làm đã giúp thực hiện được điều đó, nhờ sự mài giũa kỹ năng phân tích và kỹ năng kể chuyện (cách viết báo cáo). “Ngoài ra, khi bước vào vòng phỏng vấn, “luôn là chính mình” cũng là chiếc chìa khoá để giúp mình thành công.
Khi kể câu chuyện của bản thân, mình lấy chính những trải nghiệm thực tế để chứng minh trước những người phỏng vấn đầy kinh nghiệm, chứ không phải trong sách vở, hoặc “bịa đặt” ra những thứ không phải của mình. Bởi vì những người phỏng vấn có đủ “vũ khí” để biết bạn nói thật hay nói dối.
Tâm lý bạn đi phỏng vấn để giải quyết cái hồi hộp, sợ hãi đã đủ mệt rồi, giờ phải căng não để cố gắng bảo vệ những cái mình nói không đúng, thì chắc chắn kết quả sẽ không thể nào tốt”.
Tích cực trong suy nghĩ
Tự nhận mình là người tích cực trong suy nghĩ, thái độ, Đạt luôn nhìn mọi thứ bằng con mắt lạc quan, vui vẻ. Chính điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cách cảm nhận về hạnh phúc trong cuộc sống của Đạt.
Đạt cho biết, cậu cũng từng thất bại và gặp nhiều điều tiêu cực. “Nhưng mỗi lần như thế, mình lại tự điều chỉnh bản thân để chuyển suy nghĩ theo một hướng khác: Thất bại là cơ hội để học hỏi – Tìm ra lý do thất bại, nhược điểm của bản thân và cách khắc phục. Con người chỉ có thể đi lên sau khi thất bại chứ khó mà đi xuống, vì mình đã có kinh nghiệm rồi. Và từ đó mình nghĩ: Gặp thất bại là cơ hội để bản thân đi lên”.
Sếp cũ thỉnh thoảng gặp mình còn trêu: Khách hàng mắng, sếp mắng, mà mặt mình vẫn tỉnh bơ, vẫn cứ cười. Chắc tại mình tập quen cái suy nghĩ đó nên đã “trơ” với những lời nói, suy nghĩ của người khác”.
Lựa chọn đi học sau một thời gian đi làm
Ý định du học nước ngoài của Đạt được ấp ủ từ những năm cuối đại học nhưng không đăng ký học bổng luôn, mà đi làm một thời gian, để tìm ra con đường thực sự muốn gắn bó, phát triển.
Trong thời gian ấy, Đạt đã xác định được đam mê của bản thân là tạo cảm hứng cho người khác. “Mình dự định sau khi trở về nước sẽ có cơ hội làm việc tại công ty hàng đầu về tư vấn quản trị và chiến lược, nhằm thỏa mãn đam mê tạo cảm hứng cho khách hàng bằng những hiểu biết, thông tin quan trọng, phục vụ cho mục đích hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam”.
Đạt cho rằng, lựa chọn của mình tốt hơn việc bắt đầu luôn chương trình cao học, ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Theo Đạt, hạn chế của giáo dục của Việt Nam là còn nặng về lý thuyết và chưa có tính thực hành cao, mới chỉ cho người ta ở đâu có cá chứ chưa cho người ta biết cách làm thể nào để câu cá thực sự.
“Do đó, nhiều sinh viên còn thiếu định hướng, ra trường phân vân chưa biết làm gì hoặc tưởng rằng những môn mình thích trên trường cũng chính là công việc bản thân muốn làm sau này. Song khi đi làm, mình mới biết bản thân phù hợp và đam mê với công việc gì, từ đó có học lên, cũng sẽ là đầu tư đúng đắn”, Đạt bày tỏ.
“Bởi không ai muốn thuê một người học cao (đa số sẽ hi vọng được mức lương sẽ cao hơn những người học cử nhân) nhưng kinh nghiệm làm việc lại không có. Vậy nên mình nghĩ, hãy tìm đam mê đích thực trước rồi mới nên đầu tư cho đam mê đó”, Đạt chia sẻ.
Theo chúng tôi
Cách Giành Học Bổng Danh Giá Châu Âu
Chuyển từ ngôn ngữ sang giáo dục bền vững, thiếu kinh nghiệm làm việc, Bảo Nhi vẫn giành học bổng toàn phần của châu Âu nhờ chiến lược thông minh.
Nguyễn Châu Bảo Nhi, 23 tuổi, là thủ khoa đầu ra ngành Ngôn ngữ Anh, Đại học Ngoại ngữ Huế, Đại học Huế. Tháng 5 vừa qua, Nhi giành học bổng toàn phần Erasmus Mundus của châu Âu; chương trình Adult Education for Social Change; (Giáo dục người lớn để thay đổi xã hội, IMAESC); trị giá gần 1,4 tỷ đồng cho hai năm tại ba nước Anh, Malta và Estonia. Từ trải nghiệm cá nhân, Bảo Nhi chia sẻ cách giành học bổng toàn phần dù trái ngành và thiếu kinh nghiệm làm việc.
Bảo Nhi chụp ảnh trong lễ tốt nghiệp đại học năm 2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Tất cả học phí
Chi phí sinh hoạt (1.000 euro/tháng)
Và hỗ trợ du lịch 3.000 euro một năm.
Vì là học bổng của Liên minh châu Âu, những người trúng tuyển Erasmus Mundus sẽ được học tập, nghiên cứu tại ít nhất 2 quốc gia trong 2 năm. Đem đến cơ hội trải nghiệm nhiều nền văn hóa. Ngoài ra, học bổng này không ràng buộc sau tốt nghiệp. Nên du học sinh có thể chủ động quyết định về Việt Nam hoặc tìm kiếm cơ hội làm việc tại châu Âu. Chính vì nhiều ưu điểm, Erasmus Mundus là học bổng cạnh tranh toàn cầu chứ không chỉ ứng viên Việt Nam.
Trước khi giành học bổng, mình sở hữu một số thành tích về học thuật như:
Thủ khoa xuất sắc ngành Ngôn ngữ Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Giành học bổng toàn phần SHARE cho một kỳ trao đổi tại Đại học Groningen (Hà Lan)
Sau thời gian trao đổi sinh viên theo học bổng SHARE ở Hà Lan năm 2023, mình luôn khao khát quay trở lại châu Âu. Vì thấy đây là nơi phù hợp để học hỏi, phát triển bản thân và muốn gặp lại nhiều người bạn tốt. Khi ở Hà Lan, mình là sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học. Nhưng đồng thời trải nghiệm trong 6 tháng tại 11 nước châu Âu làm mình quan tâm hơn về lĩnh vực phát triển.
Mình bắt đầu tự hỏi tại sao Việt Nam được xếp là “developing” (đang phát triển)? Còn những nước châu Âu mình đi qua là “developed” (phát triển)? Hoặc nếu đã phát triển thì cần gì nữa để phát triển bền vững? Sau khi đã tự tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực này, mình muốn theo đuổi nó.
Những lý do trên đã trở thành mục tiêu của mình từ trước khi tốt nghiệp đại học: Trở lại châu Âu để học thạc sĩ ngành Phát triển bền vững. Bên cạnh đó, mình muốn đạt học bổng toàn phần để tập trung học.
Đánh giá lợi thế – bất lợi của bản thân để tìm học bổng phù hợpMình có thành tích học tập tốt. Nhưng không có thế mạnh về hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm lãnh đạo. Vì là sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm làm việc của mình cũng không dày dặn. Với tất cả lý do trên, mình thấy bản thân phù hợp với merit-based; loại học bổng tài năng, chú trọng vào thành tích học thuật.
Ngoài ra, mình không muốn có bất kỳ ràng buộc nào sau tốt nghiệp. Nên không tìm đến các học bổng liên kết trường hoặc bắt buộc phải quay về nước sau khi học xong. Mình đặt mục tiêu tìm học bổng toàn phần, cho càng nhiều tiền càng tốt và phải là học bổng châu Âu.
Mình loại trừ các học bổng như Chevening (học bổng lãnh đạo); DAAD hay IDEAS (yêu cầu kinh nghiệm làm việc). Vì biết không nằm trong đối tượng họ yên cầu. Sau khi cân nhắc thì Erasmus Mundus là học bổng phù hợp về lợi thế cạnh tranh, nhu cầu cũng như định hướng của bản thân nên quyết định nộp đơn.
Khi tìm hiểu, mình nhận thấy đa số học bổng loại merit-based đều chú trọng vào bốn yếu tố chính.
1. Một là tính tương thích (relevance) giữa ngành học và thành tích học thuật đã có.Việc chuyển từ ngôn ngữ sang phát triển bền vững khiến mức độ tương thích của mình rất thấp; kinh nghiệm làm việc để bù cho lượng kiến thức thiếu hụt mình cũng không có gì.
Mình đã khắc phục việc này bằng cách tự trang bị kiến thức của ngành mới; đăng ký các khóa học online hoặc ngắn hạn để nhận chứng chỉ, làm dày thành tích. Với khóa học ngắn hạn Development studies, ngoài tiếp thu kiến thức, mình còn được cấp 30 tín chỉ theo chuẩn châu Âu. Đây là cách để ban xét duyệt hồ sơ nhận ra rằng bạn nghiêm túc theo đuổi ngành mới; và đã chuẩn bị sẵn sàng, kỹ càng để thành công với ngành này. Bên cạnh đó, những khóa học này giúp mình dần định hướng mảng sẽ theo đuổi trong lĩnh vực phát triển. Mình chọn giáo dục vì tin giáo dục con người là nền tảng cho mọi sự phát triển.
2. Yếu tố thứ hai là kỹ năng nghiên cứu.Tại thời điểm nộp hồ sơ, mình chưa có công bố khoa học nào cả; chỉ sở hữu khóa luận tốt nghiệp ngành ngôn ngữ đạt điểm khá cao. Nhờ mấy khóa học ngắn hạn, mình có thêm kinh nghiệm khi tham gia vài dự án nghiên cứu cộng đồng về các vấn đề phát triển.
3. Ba là mức độ học thuật của người giới thiệu.Từ kinh nghiệm cá nhân, mình cho rằng khi xin thư giới thiệu, các bạn nên chọn thầy cô biết và hiểu mình, có học hàm càng cao càng tốt. Nếu xin được thầy cô đến từ các trường hoặc viện nghiên cứu uy tín của nước ngoài thì càng thêm điểm cộng.
Vì chương trình của mình yêu cầu hai thư giới thiệu. Nên mình đã xin giảng viên dạy các môn chuyên ngành ở đại học để cô đánh giá thái độ học tập và khẳng định thành tích của mình trên trường. Ngoài ra mình xin một thầy người Na Uy, làm về lĩnh vực phát triển và dạy mình ở khóa Development Studies. Thư này sẽ giúp mình thể hiện bản thân có mạng lưới mối quan hệ với chuyên gia trong lĩnh vực; đồng thời tăng tính quốc tế cho hồ sơ.
4. Tính quốc tế của hồ sơ là yếu tố cuối cùng.Mình nhận thấy đây là điểm mạnh của bản thân khi đã có trải nghiệm ở châu Âu; học trong môi trường quốc tế; và sở hữu mối quan hệ với các học giả nước ngoài nhờ các chương trình ngắn hạn.
Tuy nhiên bạn có gì là một chuyện. Bạn chứng minh cho người khác thấy những điều đó và có tiềm năng gì mới quan trọng. Do chương trình mình nộp không có vòng phỏng vấn. Nên bộ hồ sơ là cơ hội duy nhất của mình để đạt học bổng.
Nguyễn Châu Bảo Nhi. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hồ sơ và bài luận chínhHồ sơ cơ bản khi apply học bổng thường gồm:
CV cá nhân
Bài luận chính (SOP)
Thư giới thiệu (LOR)
Chứng chỉ ngoại ngữ
Các giấy tờ khác như bằng tốt nghiệp; bảng điểm; hộ chiếu; giấy chứng nhận giải thưởng đã đạt…
Mình cho rằng bài luận chính là linh hồn của bộ hồ sơ. Chương trình của mình nêu rõ các tiêu chí lựa chọn. Trong đó bài luận chính chiếm đến 40%. Do đó phần này các bạn phải rất đầu tư và chăm chút.
Mình tìm đến các bài luận, phần chia sẻ kinh nghiệm của các anh chị đi trước để học hỏi; rút ra điểm chung của những bài này và xem xét điều chỉnh phần nào để phù hợp với câu chuyện cá nhân.
Mình chia bố cục bài luận thành ba phần.Về lý do theo đuổi chương trình
Mình không bắt đầu câu chuyện bằng cách quen thuộc “tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê” vì mình không như vậy. Mình kể lại những trải nghiệm đã khơi gợi sự tò mò về các vấn đề phát triển, niềm tin rằng giáo dục là cốt lõi của xóa đói giảm nghèo và củng cố bình đẳng xã hội. Với cách này, mình đã chứng minh bản thân có trải nghiệm phong phú và có cách nhìn thấu đáo về những gì đã trải qua.
Ở phần nêu lý do tại sao chương trình nên chọn mình để cấp học bổng.
Mình trích câu nói của giám đốc quỹ học bổng mình từng đạt được: “Our scholarships for you are not gifts but our investment” (Học bổng chúng tôi cho bạn không phải món quà mà là sự đầu tư). Mình tự tin khẳng định bản thân xứng đáng với sự đầu tư của Erasmus Mundus.
♦♦ Bảng xếp hạng các trường Đại học hàng đầu thế giới 2023 ◊◊ Những câu hỏi bạn nên đặt cho chuyên gia tư vấn du học ♦♦ Chi tiết về ngành Quản trị khách sạn nhà hàng và Marketing tại Thụy Sĩ ◊◊ Lỗi ngữ pháp cần tránh khi viết bài luận tiếng Anh ♦♦ Du học châu Âu 2023 – Khám phá các ngành đào tạo thế mạnh
Hay gửi đến email: [email protected]; hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến 0975 950 259 – 0901 32 21 32 – 0909 88 44 87 để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
TAD cung cấp DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC MIỄN PHÍ về: khóa học, trường, xin học bổng; giúp hoàn thiện thủ tục và hồ sơ xin Visa ÚC, CANADA, MỸ, THỤY SỸ, SÍP, PHILIPPINES.
TAD sẽ giúp bạn nhận được THÔNG TIN HỮU ÍCH và GIẢI PHÁP DU HỌC HIỆU QUẢ.
Nguyễn Châu Bảo Nhi, 23 tuổi, là thủ khoa đầu ra ngành Ngôn ngữ Anh, Đại học Ngoại ngữ Huế, Đại học Huế. Tháng 5 vừa qua, Nhi giành học bổng toàn phần Erasmus Mundus của châu Âu; chương trình Adult Education for Social Change; (Giáo dục người lớn để thay đổi xã hội, IMAESC); trị giá gần 1,4 tỷ đồng cho hai năm tại ba nước Anh, Malta và Estonia. Từ trải nghiệm cá nhân, Bảo Nhi chia sẻ cách giành học bổng toàn phần dù trái ngành và thiếu kinh nghiệm làm việc.
Bảo Nhi chụp ảnh trong lễ tốt nghiệp đại học năm 2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Tất cả học phí
Chi phí sinh hoạt (1.000 euro/tháng)
Và hỗ trợ du lịch 3.000 euro một năm.
Vì là học bổng của Liên minh châu Âu, những người trúng tuyển Erasmus Mundus sẽ được học tập, nghiên cứu tại ít nhất 2 quốc gia trong 2 năm. Đem đến cơ hội trải nghiệm nhiều nền văn hóa. Ngoài ra, học bổng này không ràng buộc sau tốt nghiệp. Nên du học sinh có thể chủ động quyết định về Việt Nam hoặc tìm kiếm cơ hội làm việc tại châu Âu. Chính vì nhiều ưu điểm, Erasmus Mundus là học bổng cạnh tranh toàn cầu chứ không chỉ ứng viên Việt Nam.
Trước khi giành học bổng, mình sở hữu một số thành tích về học thuật như:
Thủ khoa xuất sắc ngành Ngôn ngữ Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Giành học bổng toàn phần SHARE cho một kỳ trao đổi tại Đại học Groningen (Hà Lan)
Sau thời gian trao đổi sinh viên theo học bổng SHARE ở Hà Lan năm 2023, mình luôn khao khát quay trở lại châu Âu. Vì thấy đây là nơi phù hợp để học hỏi, phát triển bản thân và muốn gặp lại nhiều người bạn tốt. Khi ở Hà Lan, mình là sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học. Nhưng đồng thời trải nghiệm trong 6 tháng tại 11 nước châu Âu làm mình quan tâm hơn về lĩnh vực phát triển.
Mình bắt đầu tự hỏi tại sao Việt Nam được xếp là “developing” (đang phát triển)? Còn những nước châu Âu mình đi qua là “developed” (phát triển)? Hoặc nếu đã phát triển thì cần gì nữa để phát triển bền vững? Sau khi đã tự tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực này, mình muốn theo đuổi nó.
Những lý do trên đã trở thành mục tiêu của mình từ trước khi tốt nghiệp đại học: Trở lại châu Âu để học thạc sĩ ngành Phát triển bền vững. Bên cạnh đó, mình muốn đạt học bổng toàn phần để tập trung học.
Đánh giá lợi thế – bất lợi của bản thân để tìm học bổng phù hợpMình có thành tích học tập tốt. Nhưng không có thế mạnh về hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm lãnh đạo. Vì là sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm làm việc của mình cũng không dày dặn. Với tất cả lý do trên, mình thấy bản thân phù hợp với merit-based; loại học bổng tài năng, chú trọng vào thành tích học thuật.
Ngoài ra, mình không muốn có bất kỳ ràng buộc nào sau tốt nghiệp. Nên không tìm đến các học bổng liên kết trường hoặc bắt buộc phải quay về nước sau khi học xong. Mình đặt mục tiêu tìm học bổng toàn phần, cho càng nhiều tiền càng tốt và phải là học bổng châu Âu.
Mình loại trừ các học bổng như Chevening (học bổng lãnh đạo); DAAD hay IDEAS (yêu cầu kinh nghiệm làm việc). Vì biết không nằm trong đối tượng họ yên cầu. Sau khi cân nhắc thì Erasmus Mundus là học bổng phù hợp về lợi thế cạnh tranh, nhu cầu cũng như định hướng của bản thân nên quyết định nộp đơn.
Khi tìm hiểu, mình nhận thấy đa số học bổng loại merit-based đều chú trọng vào bốn yếu tố chính.
1. Một là tính tương thích (relevance) giữa ngành học và thành tích học thuật đã có.Việc chuyển từ ngôn ngữ sang phát triển bền vững khiến mức độ tương thích của mình rất thấp; kinh nghiệm làm việc để bù cho lượng kiến thức thiếu hụt mình cũng không có gì.
Mình đã khắc phục việc này bằng cách tự trang bị kiến thức của ngành mới; đăng ký các khóa học online hoặc ngắn hạn để nhận chứng chỉ, làm dày thành tích. Với khóa học ngắn hạn Development studies, ngoài tiếp thu kiến thức, mình còn được cấp 30 tín chỉ theo chuẩn châu Âu. Đây là cách để ban xét duyệt hồ sơ nhận ra rằng bạn nghiêm túc theo đuổi ngành mới; và đã chuẩn bị sẵn sàng, kỹ càng để thành công với ngành này. Bên cạnh đó, những khóa học này giúp mình dần định hướng mảng sẽ theo đuổi trong lĩnh vực phát triển. Mình chọn giáo dục vì tin giáo dục con người là nền tảng cho mọi sự phát triển.
2. Yếu tố thứ hai là kỹ năng nghiên cứu.Tại thời điểm nộp hồ sơ, mình chưa có công bố khoa học nào cả; chỉ sở hữu khóa luận tốt nghiệp ngành ngôn ngữ đạt điểm khá cao. Nhờ mấy khóa học ngắn hạn, mình có thêm kinh nghiệm khi tham gia vài dự án nghiên cứu cộng đồng về các vấn đề phát triển.
3. Ba là mức độ học thuật của người giới thiệu.Từ kinh nghiệm cá nhân, mình cho rằng khi xin thư giới thiệu, các bạn nên chọn thầy cô biết và hiểu mình, có học hàm càng cao càng tốt. Nếu xin được thầy cô đến từ các trường hoặc viện nghiên cứu uy tín của nước ngoài thì càng thêm điểm cộng.
Vì chương trình của mình yêu cầu hai thư giới thiệu. Nên mình đã xin giảng viên dạy các môn chuyên ngành ở đại học để cô đánh giá thái độ học tập và khẳng định thành tích của mình trên trường. Ngoài ra mình xin một thầy người Na Uy, làm về lĩnh vực phát triển và dạy mình ở khóa Development Studies. Thư này sẽ giúp mình thể hiện bản thân có mạng lưới mối quan hệ với chuyên gia trong lĩnh vực; đồng thời tăng tính quốc tế cho hồ sơ.
4. Tính quốc tế của hồ sơ là yếu tố cuối cùng.Mình nhận thấy đây là điểm mạnh của bản thân khi đã có trải nghiệm ở châu Âu; học trong môi trường quốc tế; và sở hữu mối quan hệ với các học giả nước ngoài nhờ các chương trình ngắn hạn.
Tuy nhiên bạn có gì là một chuyện. Bạn chứng minh cho người khác thấy những điều đó và có tiềm năng gì mới quan trọng. Do chương trình mình nộp không có vòng phỏng vấn. Nên bộ hồ sơ là cơ hội duy nhất của mình để đạt học bổng.
Nguyễn Châu Bảo Nhi. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hồ sơ và bài luận chínhHồ sơ cơ bản khi apply học bổng thường gồm:
CV cá nhân
Bài luận chính (SOP)
Thư giới thiệu (LOR)
Chứng chỉ ngoại ngữ
Các giấy tờ khác như bằng tốt nghiệp; bảng điểm; hộ chiếu; giấy chứng nhận giải thưởng đã đạt…
Mình cho rằng bài luận chính là linh hồn của bộ hồ sơ. Chương trình của mình nêu rõ các tiêu chí lựa chọn. Trong đó bài luận chính chiếm đến 40%. Do đó phần này các bạn phải rất đầu tư và chăm chút.
Mình tìm đến các bài luận, phần chia sẻ kinh nghiệm của các anh chị đi trước để học hỏi; rút ra điểm chung của những bài này và xem xét điều chỉnh phần nào để phù hợp với câu chuyện cá nhân.
Mình chia bố cục bài luận thành ba phần.Mình không bắt đầu câu chuyện bằng cách quen thuộc “tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê” vì mình không như vậy. Mình kể lại những trải nghiệm đã khơi gợi sự tò mò về các vấn đề phát triển, niềm tin rằng giáo dục là cốt lõi của xóa đói giảm nghèo và củng cố bình đẳng xã hội. Với cách này, mình đã chứng minh bản thân có trải nghiệm phong phú và có cách nhìn thấu đáo về những gì đã trải qua.
Ở phần nêu lý do tại sao chương trình nên chọn mình để cấp học bổng.
Mình trích câu nói của giám đốc quỹ học bổng mình từng đạt được: “Our scholarships for you are not gifts but our investment” (Học bổng chúng tôi cho bạn không phải món quà mà là sự đầu tư). Mình tự tin khẳng định bản thân xứng đáng với sự đầu tư của Erasmus Mundus.
Hay gửi đến email: [email protected]; hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến 0975 950 259 – 0901 32 21 32 – 0909 88 44 87 để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
TAD cung cấp DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC MIỄN PHÍ về: khóa học, trường, xin học bổng; giúp hoàn thiện thủ tục và hồ sơ xin Visa ÚC, CANADA, MỸ, THỤY SỸ, SÍP, PHILIPPINES.
TAD sẽ giúp bạn nhận được THÔNG TIN HỮU ÍCH và GIẢI PHÁP DU HỌC HIỆU QUẢ.
Cựu Học Sinh Cnn Chia Sẻ Kinh Nghiệm Giành Học Bổng Mext Danh Giá
[vnexpress.net] Trải qua bốn vòng thi tuyển, Phùng Thị Huyền Trang (19 tuổi, ở Hà Nội), cựu học sinh D47 – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – đã xuất sắc giành học bổng MEXT của Chính phủ Nhật Bản vào năm 2023.
Học bổng du học MEXT hay còn gọi là Monbukagakusho do chính phủ Nhật cung cấp, du học sinh sẽ được miễn phí vé máy bay, sinh hoạt phí và học phí cho toàn bộ quá trình học tập tại Nhật Bản.
Phùng Thị Huyền Trang, cựu học sinh THPT Chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) giành được học bổng đại học vào năm 2023, hiện học dự bị năm nhất tại Đại học Osaka. Học bổng MEXT bậc đại học của Trang kéo dài năm năm, gồm một năm dự bị và bốn năm đại học.
Sinh năm 2000, từ khi học lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Trang đã biết đến MEXT và ấp ủ giấc mơ giành học bổng. Suốt ba năm THPT, em là học sinh giỏi, điểm GPA trên 9.0, IELTS 7.0 và có chứng chỉ JLPT N2 tiếng Nhật. Nữ sinh cũng tích cực tham gia dự án tình nguyện, hai cuộc thi hùng biện tiếng Nhật và các hoạt động của câu lạc bộ trường, lớp.
“Để ứng tuyển học bổng MEXT, học bạ THPT phải thật đẹp và điểm số sẽ là yếu tố quyết định”, Trang giải thích cho nỗ lực suốt ba năm THPT.
Đến năm lớp 12, khi biết đang có kỳ thi xét tuyển học bổng, Trang nộp hồ sơ thử sức. Trong bộ hồ sơ cần có bài luận, chủ yếu hỏi về bản thân và kế hoạch tương lai của người ứng tuyển nên theo Trang, tốt nhất cần hiểu rõ bản thân, biết mình muốn làm gì. “Bài luận không cần dùng nhiều từ vựng cao sang quá, em thấy chỉ cần viết đủ và dễ hiểu là được”, Trang chia sẻ.
Với thành tích học tập xuất sắc, trình bày hồ sơ gọn gàng, sạch đẹp, bài luận đạt yêu cầu, Trang vượt qua được vòng nộp hồ sơ, cùng 40 bạn khác tham gia vòng thi viết tại Đại sứ quán Nhật Bản.
Vòng thi viết sẽ chia làm 2 khối tự nhiên và xã hội. Trang thuộc khối xã hội nên làm ba bài thi: Tiếng Anh, tiếng Nhật và Toán. Bài tiếng Anh dễ hơn thi đại học một chút, bài tiếng Nhật nếu trình độ N1 sẽ làm tốt, còn Toán thì chỉ cần nắm chắc kiến thức học suốt THPT sẽ làm được, Trang cho biết.
Phạm Huyền Trang, sinh năm 2000, chụp ảnh tại Nhật Bản. Ảnh: Nhân vận cung cấp.
Với phần thi viết, Trang tham khảo các mẫu đề trên mạng, tham gia nhóm “Học bổng toàn phần chính phủ Nhật Bản MEXT” trên Facebook để hỏi xin đề từ các “senpai” (tiền bối) đi trước. “Ngoài ra, các bạn có thể theo dõi trang Scholarships for Vietnamese Students, cũng khá hữu ích”, Trang đưa ra lời khuyên.
Nữ sinh Hà Nội đã làm bài thi viết từ 10h sáng đến 12h trưa thì được nghỉ giải lao và 1h chiều thi tiếp đến 4h chiều mới xong. Vì khoảng thời gian thi tương đối dài nên ứng viên có thể mang theo đồ ăn trưa, hoặc ra các quán ăn ở gần Đại sứ quán Nhật Bản để nạp năng lượng.
Đến vòng phỏng vấn cuối cùng, mỗi ứng viên được một giáo sư đại học và một chuyên viên Đại sứ quán, đều là người Nhật, phỏng vấn. Câu hỏi thường là yêu cầu giới thiệu về bản thân, học vấn, điểm mạnh, điểm yếu, lý do chọn ngành học, vì sao muốn du học Nhật…
“Nếu bị hỏi trúng câu không biết, bạn hãy thẳng thắn nói xin lỗi thay vì trả lời quanh co. Người Nhật đánh giá rất cao sự trung thực”, Trang chia sẻ và cho rằng ứng viên nên tập dượt phỏng vấn trước, tạo các tỉnh huống giả định để luyện dần và bớt run. Về trang phục, tốt nhất nên mặc vest, còn không thì chọn quần áo lịch sự là được.
Sau khi qua vòng phỏng vấn, hồ sơ ứng viên sẽ được gửi sang Nhật để xét duyệt. Sau thời gian chờ đợi căng thẳng, Trang đã trúng tuyển học bổng MEXT. Hiện nữ sinh mới học dự bị, chưa chọn chuyên ngành. Nguyện vọng của em là sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận.
Thanh Hương Nguồn:https://vnexpress.net/giao-duc/nu-sinh-ha-noi-chia-se-kinh-nghiem-gianh-hoc-bong-mext-danh-gia-3962546.html?fbclid=IwAR3UhHXDsy9Dz_b2ImtFc0gcHDKiAYSK_gK8xTpxBCuWSbf2ESoifRqWMcA
Những Du Học Sinh Việt Học Giỏi Nổi Danh Toàn Thế Giới
Những du học sinh Việt Nam đã làm rạng danh đất nước với bảng thành tích học tập rất đáng ngưỡng mộ.
Trần Tuấn An – sinh viên giỏi nhất học viện Lincoln
Ngày 20.11.2013, chàng du học sinh Việt Nam Trần Tuấn An được vinh danh là sinh viên xuất sắc nhất của Học viện Lincoln (Mỹ) lần thứ 39. Giải thưởng này mỗi năm chỉ được trao cho một sinh viên năm cuối có kết quả học tập nhiều năm xuất sắc, có các hoạt động cộng đồng nổi bật và có tầm ảnh hưởng trong tiểu bang.
Thành tích đáng nể của Tuấn An.
Trần Tuấn An sinh năm 1992 tại Hà Nội và là một tài năng âm nhạc. Tốt nghiệp tại Học viện Âm nhạc Việt Nam và tiếp tục con đường học tập tại Mỹ, Trần Tuấn An từng được vinh danh là du học sinh Việt Nam xuất sắc nhất năm 2010. Chàng trai người Hà Nội này cũng từng đạt danh hiệu Tài năng trẻ guitar Việt Nam năm 2004, giải nhất cuộc thi âm nhạc tại North Park University năm 2013, giải nhất cuộc thi âm nhạc do hội nhạc sĩ Mỹ tổ chức (SAM)…
Bùi Hữu Hậu – sinh viên nước ngoài giỏi nhất Bulgaria
Với một bảng thành tích học tập ấn tượng trong những năm trung học, Bùi Hữu Hậu sang Bulgaria học theo học bổng được Bộ Giáo dục – Đào tạo xét thẳng. Hậu theo học tại trường ĐH Công nghệ Hóa – Luyện kim Sofia (Bulgaria). Và trong những năm học tập tại xứ sở hoa hồng, chàng trai này tiếp tục gặt hái được những thành công đáng mơ ước.
Chàng trai quê Nghệ An từng giành được danh hiệu sinh viên nước ngoài xuất sắc nhất Bulgaria do chính Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Thanh niên và Khoa học Bulgaria trao tặng. Ngoài ra, Hậu còn nhiều lần được biểu dương trong các chuyến thăm của đoàn đại biểu nước ta do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu; cùng với đó, Hậu đã 2 lần giành HCB Olympic Toán sinh viên tại Bulgaria vào các năm 2011 và 2012.
Huỳnh Minh Việt – chàng trai quê Quảng Nam là sinh viên Việt Nam đầu tiên vinh dự được tham dự chương trình Lãnh đạo toàn cầu 2005 và là một trong 50 sinh viên suất sắc nhất thế giới.
Huỳnh Minh Việt – một trong 50 sinh viên xuất sắc nhất thế giới
Con đường du học của chàng trai xứ Quảng được bắt đầu bằng học bổng ASEAN do chính phủ Singapore trao tặng dành cho 4 năm học khi đang là học sinh lớp 10 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng). Sau khi kết thúc chương trình học phổ thông với 7 điểm A, Minh Việt tiếp tục được cấp học bổng trị giá 42.000 USD/năm để theo học tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh thuộc ĐH Stanford (Mỹ).
Để được chọn là một trong số 50 sinh viên xuất sắc nhất thế giới để tham dự chương trình Lãnh đạo toàn cầu, Minh Việt phải đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí: thành tích học tập xuất sắc, khả năng lãnh đạo và kĩ năng giao tiếp tốt.
Vượt qua hàng ngàn sinh viên quốc tế tại trường ĐH Công nghệ Sydney và nhiều trường ĐH khác của Australia, Lý Lệ Quân đã lọt vào danh sách 3 thí sinh trong vòng chung kết cho giải thưởng sinh viên ĐH và sau ĐH xuất sắc nhất năm 2014.
Lý Lệ Quân – sinh viên Việt xuất sắc tại Australia
Bắt đầu học tập tại Australia từ năm 2011, Lệ Quân hiện đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành kĩ thuật y – sinh tại ĐH Công nghệ Sydney (UTS). Ngoài công việc học tập, cô còn đảm nhiệm vai trò đại sứ du học sinh quốc tế của TP Sydney, đại sức sinh viên kết nối cộng đồng UTS…
Sinh năm 1984, cái tên Nguyễn Chí Hiếu đã trở thành một “thương hiệu” và được cộng đồng du học sinh Việt ngưỡng mộ với một bảng thành tích học tập đáng nể.
Lý Lệ Quân (đứng giữa)
Bắt đầu hành trình du học khi vừa tròn 17 tuổi với học bổng toàn phần A – level của trường Cambridge Tutors College (Anh), đến năm 2004, chàng trai quê Bình Định đã giành danh hiệu Sinh viên xuất sắc nhất nước Anh.
Nguyễn Chí Hiếu – thầy giáo 8x từng lọt top sinh viên xuất sắc nhất thế giới
Không dừng lại ở đó, chàng trai quê Bình Định còn giành được học bổng toàn phần của Học viện Kinh tế và Chính trị London (LES), thủ khoa của khoa Kinh tế trong tất cả các năm học khóa 2004 – 2007 và lọt vào top 100 sinh viên giỏi nhất thế giới năm 2006.
Một bảng thành tích đáng ngưỡng mộ và được mọi người yêu mến gọi với cái tên “vua săn học bổng” nhưng anh lại quyết định bỏ công việc nghìn đô để về nước với nghề gõ đầu trẻ.
Giảng viên Chí Hiếu Văn phòng Hỗ trợ Du học VIET FUTURE / Sưu tầm
Nữ Sinh Hà Nội Chia Sẻ Kinh Nghiệm Giành Học Bổng Mext Danh Giá
Học bổng du học MEXT hay còn gọi là Monbukagakusho do chính phủ Nhật cung cấp, du học sinh sẽ được miễn phí vé máy bay, sinh hoạt phí và học phí cho toàn bộ quá trình học tập tại Nhật Bản.
Phùng Huyền Trang, cựu học sinh THPT Chuyên Ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) giành được học bổng đại học vào năm 2023, hiện học dự bị năm nhất tại Đại học Osaka. Học bổng MEXT bậc đại học của Trang kéo dài năm năm, gồm một năm dự bị và bốn năm đại học.
Sinh năm 2000, từ khi học lớp 10 tiếng Nhật trường THPT Chuyên ngữ, Trang đã biết đến MEXT và ấp ủ giấc mơ giành học bổng. Suốt ba năm THPT, em là học sinh giỏi, điểm GPA trên 9.0, IELTS 7.0 và có chứng chỉ JLPT N2 tiếng Nhật. Nữ sinh cũng tích cực tham gia dự án tình nguyện, hai cuộc thi hùng biện tiếng Nhật và các hoạt động của câu lạc bộ trường, lớp.
“Để ứng tuyển học bổng MEXT, học bạ THPT phải thật đẹp và điểm số sẽ là yếu tố quyết định”, Trang giải thích cho nỗ lực suốt ba năm THPT.
Đến năm lớp 12, khi biết đang có kỳ thi xét tuyển học bổng, Trang nộp hồ sơ thử sức. Trong bộ hồ sơ cần có bài luận, chủ yếu hỏi về bản thân và kế hoạch tương lai của người ứng tuyển nên theo Trang, tốt nhất cần hiểu rõ bản thân, biết mình muốn làm gì. “Bài luận không cần dùng nhiều từ vựng cao sang quá, em thấy chỉ cần viết đủ và dễ hiểu là được”, Trang chia sẻ.
Với thành tích học tập xuất sắc, trình bày hồ sơ gọn gàng, sạch đẹp, bài luận đạt yêu cầu, Trang vượt qua được vòng nộp hồ sơ, cùng 40 bạn khác tham gia vòng thi viết tại Đại sứ quán Nhật Bản.
Vòng thi viết sẽ chia làm 2 khối tự nhiên và xã hội. Trang thuộc khối xã hội nên làm ba bài thi: Tiếng Anh, tiếng Nhật và Toán. Bài tiếng Anh dễ hơn thi đại học một chút, bài tiếng Nhật nếu trình độ N1 sẽ làm tốt, còn Toán thì chỉ cần nắm chắc kiến thức học suốt THPT sẽ làm được, Trang cho biết.
Với phần thi viết, Trang tham khảo các mẫu đề trên mạng, tham gia nhóm “Học bổng toàn phần chính phủ Nhật Bản MEXT” trên Facebook để hỏi xin đề từ các “senpai” (tiền bối) đi trước. “Ngoài ra, các bạn có thể theo dõi trang Scholarships for Vietnamese Students, cũng khá hữu ích”, Trang đưa ra lời khuyên.
Nữ sinh Hà Nội đã làm bài thi viết từ 10h sáng đến 12h trưa thì được nghỉ giải lao và 1h chiều thi tiếp đến 4h chiều mới xong. Vì khoảng thời gian thi tương đối dài nên ứng viên có thể mang theo đồ ăn trưa, hoặc ra các quán ăn ở gần Đại sứ quán Nhật Bản để nạp năng lượng.
Đến vòng phỏng vấn cuối cùng, mỗi ứng viên được một giáo sư đại học và một chuyên viên Đại sứ quán, đều là người Nhật, hỏi. Câu hỏi thường là yêu cầu giới thiệu về bản thân, học vấn, điểm mạnh, điểm yếu, lý do chọn ngành học, vì sao muốn du học Nhật…
“Nếu bị hỏi trúng câu không biết, bạn hãy thẳng thắn nói xin lỗi thay vì trả lời quanh co. Người Nhật đánh giá rất cao sự trung thực”, Trang chia sẻ và cho rằng ứng viên nên tập dượt phỏng vấn trước, tạo các tỉnh huống giả định để luyện dần và bớt run. Về trang phục, tốt nhất nên mặc vest, còn không thì chọn quần áo lịch sự là được.
Sau khi qua vòng phỏng vấn, hồ sơ ứng viên sẽ được gửi sang Nhật để xét duyệt. Sau thời gian chờ đợi căng thẳng, Trang đã trúng tuyển học bổng MEXT. Hiện nữ sinh mới học dự bị, chưa chọn chuyên ngành. Nguyện vọng của em là sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận.
Thanh Hương
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Du Học Sinh Tuổi Tí Học Giỏi, Đa Tài, Giành Học Bổng Danh Giá trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!